1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi sauthamdam, 13/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411
    1. Vo quoc tuan có thể cụ thể hơn được không, phía Mỹ chấp nhận lộ trình rút quân cho ta đưa ra khi nào ? Và có chính xác là phía ta đề nghị rằng Mỹ rút quân 60 ngày sau khi kí hay không ? Mình nhớ là phía ta đề nghị kí nội trong tháng 10, Mỹ rút hết quân trước 1973, nhưng Mỹ lần lữa không chịu vì phía VNCH phản đối. Chuyện sau đó rõ ràng là ta dưới cơ phải chơi trò cù nhây kéo dài hòng tìm lại thế mạnh trên bàn đàm phán, kết quả là vụ ĐBP trên không đấy thôi.
    2. Đồng ý là hoà
    3. Ngay từ tháng 4 thì Mỹ đã xuống thang đề nghị LX truyền đạt lại cho VN là Mỹ sẽ không đòi hỏi ta phải rút quân rồi, vụ cố thủ Quảng Trị thì liên quan gì.
    Phần cuối cùng thì mình xin chịu, mình không quen hỏi Nếu với lịch sử.
  2. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    1. Ta không đưa ra một lộ trình rút quân để bắt họ phải theo. Cái ta cần là họ chịu đưa ra thời hạn rút quân và thực hiện điều đó mà thôi.
    Mỹ lần lữa không chịu chủ yếu là do VNCH phản đối nên họ "trở mặt" với những gì đã đạt được tại các vòng mật đàm tháng 10 (vòng mật đàm sau 16/9) rồi đề ra chủ trương "cả hai cùng sửa" để tiếp tục đàm phán lại gần như từ đầu. VNCH đưa ra đề nghị sửa đổi với ... 69 điểm (ta thấy ngay từ con số này cũng đã thể hiện quan điểm chủ trương không đối thoại). Vụ này thì theo em Mỹ và VNCH cù nhầy hơn.
    2. Xong.
    3. Thực ra Mỹ cũng không đợi đến tháng 6 năm 1972 mà từ tháng 10 năm 1971 Hoa Kỳ đã gửi cho ta đề nghị Tám điểm, trong đó lần đầu tiên không nêu vấn đề quân miền bắc (chứ không phải là đã đồng ý ta được ở lại, trên pháp lý, tất nhiên). Họ vẫn níu kéo bằng nhiều cách, ví dụ như "số quân đã giảm phải trở về nguyên quán" hay cố phân tách đối phương thành kiểu NVA và VC như ta hay thấy trên báo đài phương Tây. Đến tháng 10 năm 1972, họ không còn nêu những vấn đề này ra nữa và chấp nhận một giải pháp nửa vời khác nhưng lần này là có lợi cho ta và bất lợi cho họ và VNCH. Đó là chấp nhận "vấn đề lực lượng vũ trang Việt Nam ở miền nam Việt Nam sẽ do hai bên miền nam giải quyết".
    Phần cuối: thực ra em không đề nghị bác trả lời. Với phần đó, em chỉ muốn nói rằng: nhìn nhận theo "cách nhìn của ta" thì vấn đề và các sự kiện dễ lý giải và hợp logic hơn nhiều. Còn giải thích theo cách khác, sẽ vấp phải những vấn đề có lẽ là không thể vượt qua được.
    được vo_quoc_tuan_new sửa chữa / chuyển vào 03:27 ngày 19/07/2007
  3. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Do đó mình kết luận rằng phòng thủ Quảng Trị có giá trị quan trọng trong đàm phán Paris là đúng, nhưng do ta thua nên vị thế đàm phán của ta ở Paris bị giảm đáng kể. Như vậy chiến dịch phòng thủ quảng trị thất bại trong việc tạo thế trên bàn đàm phán.
    ----------------------------------------------------------------------------------
    He...he, bác "kết luận" thế thì hết chuyện để nói rồi! Như tớ đã nói ở phần trước thì cả 2 bên VNDCCH và Mỹ đều có nhượng bộ nhưng quan trọng nhất là ta đã đạt được nhưng thứ mà Mỹ và VNCH không muốn nhất, sợ nhất! Ví dụ: Ngày 8/10/1972 ta đưa ra "Dự thảo hiệp định về vấn đề chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam" thì trong Dự thảo này ta đã nhượng bộ không nhắc đến việc gạt Thiệu mà chỉ nêu các nguyên tắc lớn về bầu cử , lập hội đồng tổ chức bầu cử, hiệp thương...nhưng đổi lại Mỹ đã phải chịu một nhượng bộ lớn hơn nhiều đó là: Mỹ chấm dứt chiến tranh, rút hết quân...công nhận thực tế miền Nam có hai chính quyền, hai vùng kiểm sóat...tuy vậy, Mỹ còn đòi mấy điều rất quan trọng như:
    - Các đơn vị miền Bắc tham gia chiến dịch Xuân-Hè từ 25/3/1972 (tức là có mặt tại QT đấy) phải rút hết.
    - Tách vấn đề tù chính trị để 2 bên ở miền Nam tự giải quyết.
    Ấy thế mà cả mấy điều trên sau khi cãi nhau Mỹ đều không đạt được:
    - Quân ta chả rút đơn vị nào cả, tỉnh QT ta vẫn giữ để sau này lấy làm chỗ đứng chân cho QĐ2 mới thành lập.
    - Mỹ và VNCH phải trao trả hết tù chính trị cho ta.
    He...he, thế mà bác bảo "vị thế tại bàn đàm phán" của ta giảm ư?
    Bác thử so sánh Hiệp định đã kỹ kết với đề nghị 9 điểm, đề nghị 7 điểm của ta xem những điều quan trọng nhất thì bên nào nhượng bộ nhé!
  4. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411
    Báo cáo bác dongadoan, tất cả các nhượng bộ của hiệp định Paris em đã ghi hết công lao cho vụ "Điện Biên Phủ trên không" rồi ạ, bây giờ ghi thêm công lao cho vụ cố thủ Quảng trị e sẽ làm giảm tầm vóc của chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không" mất ạ .
    Do đó em đề nghị bác tách đàm phán Paris là nhiều phần, trong đó có phần từ đầu năm 1972 đến hết tháng 10/1972, đàm phán chịu nhiều chi phối từ chiến trường Quảng Trị. Và phần từ tháng 11/1972 cho đến khi kí đầu 1973, đàm phán bị chi phối do bầu cử và chiến thắng Điện Biên Phủ trên không ạ.
    Theo đề nghị trên em đề nghị bác cụ thể và chính xác hoá các nhượng bộ của 2 bên cho đến hết tháng 10 để em có thể nhận ra được ảnh hưởng của chiến trường Quảng Trị lên bàn đàm phán là tốt hay xấu ạ.
    ---------------------------------------
    Về đoạn này:
    "tuy vậy, Mỹ còn đòi mấy điều rất quan trọng như:
    - Các đơn vị miền Bắc tham gia chiến dịch Xuân-Hè từ 25/3/1972 (tức là có mặt tại QT đấy) phải rút hết.
    - Tách vấn đề tù chính trị để 2 bên ở miền Nam tự giải quyết.
    Ấy thế mà cả mấy điều trên sau khi cãi nhau Mỹ đều không đạt được:
    - Quân ta chả rút đơn vị nào cả, tỉnh QT ta vẫn giữ để sau này lấy làm chỗ đứng chân cho QĐ2 mới thành lập.
    - Mỹ và VNCH phải trao trả hết tù chính trị cho ta."

    Theo sách vở của bọn học thuật thân phương tây thì cho đến tháng 10/1972 Mỹ vẫn chưa chấp nhận trao hết tù chính trị cho ta. Cũng theo bọn xạo sự ấy thì Mỹ đã chấp nhận với ta về việc không đề cập đến QĐND ở miền Nam trong hiệp định từ hồi tháng 4/1972 lận kìa. Đánh nhau chí choé để bắt nó đồng ý điều nó đã đồng ý từ trước thì em vẫn chưa thông được.
  5. muvlc

    muvlc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2005
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    2
    @Mr_Hoang: Mỹ mở cuộc tập kích 12 ngày đêm, ngoài các yếu tố tại cuộc đàm phán ở Paris, theo tớ nghĩ còn có cả yếu tố chiến cuộc 1972 ở miền Nam nữa, đặc biệt là trận Quảng Trị. Cuộc chiến tranh đường không của Mỹ vào miền Bắc phụ thuộc vào diễn biến xung đột ở miền Nam, cứ VNCH bị kém thế trên chiến trường là Mỹ lại ném bom mạnh miền Bắc Nếu ở QT mà quân VNCH ngon lành thì Mỹ đẩy mạnh đánh phá miền Bắc làm gì cho mất công
  6. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Bác không đọc kỹ bài của em rồi. Các nhượng bố đó đều thể hiện trong bản thoả thuận (chưa được ký) vào tháng 10 năm 1972 rồi bác à. Vấn đề "quân miền bắc" cũng đã đạt được. Trước và sau các vòng mật đàm tháng 10, có sự khác biệt về lập trường của phía Mỹ chứ lập trường của họ về vấn đề này không phải bê nguyên si từ tháng 4 năm 1972 hay sớm hơn là từ tháng 10 năm 1971 vào. Hiệp định Paris (sau cuộc ném bom Giáng sinh) cơ bản là giống bản thoả thuận này.
    Như em đã nói, các hoạt động năm 1972 đánh bại ý chí của người Mỹ, dẫn đến họ phải xuống thang vào tháng 10. Còn ĐBP trên không làm cho những lăn tăn của VNCH và một bộ phận chính giới Mỹ về các thoả thuận tháng 10 trên trở thành vô nghĩa.
  7. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Mấy tấm ảnh về Quảng trị (thấy ở nơi tôi save nói năm 72):
    [​IMG]
    [​IMG]
  8. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Thì bạn cứ nói là TQLC VNCH tái chiếm thành cổ QT đi, lịch sử mà.
    Ăn thua là cái nhìn về sự kiện đó như thế nào thôi.
    Thân.
  9. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Toàn cảnh Thành cổ QT trước khi bị hủy diệt
    [​IMG]
  10. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Thị xã Quảng Trị xác xơ sắp sửa bị hủy diệt hoàn toàn
    [​IMG]

Chia sẻ trang này