1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi sauthamdam, 13/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    @lonesome: em hoàn thành 50% nhiệm vụ được giao, còn cái vụ chuyển hàng vào thì em không ghé qua chỗ bác Đoành kịp. Alô thì em bị mất roài nên mất luôn số của bác và bác Đoành. Hix...
    ------------------------------------------------------------------------
    Khỉ, làm cả ngày mùng 4 anh chả dám đi đâu, ngồi chờ chai hết cả...mông! Phải phạt chú mới được, phạt thế nào thì giao cho chú lonesome nhé!
    Được dongadoan sửa chữa / chuyển vào 21:57 ngày 14/02/2008
  2. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    Nhầm to đấy, xem lại đi! Bà con đang gồng gánh chạy ngược lại hướng của đoàn xe kìa! Chắc bị xua chạy ngược lại để phá mìn mở đường cho "đoàn quân ứng cứu" từ phía Nam đây mà !
  3. a2p2t

    a2p2t Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2006
    Bài viết:
    925
    Đã được thích:
    2
    Cái đấy nhà em dựa vào ống quần, quân ta ngày xưa đi rừng nhiều, ống quần buộc túm tránh vắt.
  4. a2p2t

    a2p2t Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2006
    Bài viết:
    925
    Đã được thích:
    2
    Thứ nhất, thông thường người dân thường có xu hướng yên thân, chạy ngược lại mấy ảnh áo vằn vu cho là thân + thì đi đời, ít nhất cũng ăn một trận đòn, hehe.
    Thứ 2. Cái kiểu suy luận như thế nên trong hàng ngũ VNCH đầy VC nằm vùng.
    Thứ 3. Gặp một số người mà như thế như thế rất hay treo một câu trích dẫn ở đâu đó kiểu như "Cụ Vonte: ....", nghe cũng hay phết, mà lại rất hợp với những người như thế như thế.
  5. kuseplev

    kuseplev Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/02/2008
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    những trận đánh bên trong và ngoài thị xã Đông Hà tháng 4/72
    [​IMG]
    đại bác 130mm của QĐBV yểm trợ cho chiến dịch Nguyễn Huê 1972 ngoại ô thị xã Đông Hà
    [​IMG]
    [​IMG]
    thiết giáp QĐBV chuẩn bị xuất quân
    [​IMG]
    [​IMG]
    một số căn cứ hoả lực VNCH phía nam vĩ tuyến 17 bị thất thủ trong những tuần lễ đầu tháng 4/72
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    thương binh VNCH di tản khỏi thị xã Đông Hà
    [​IMG]
    giao tranh ác liệt giữa QĐBV và BĐQ-VNCH bên trong thị xã Đông Hà
    Được kuseplev sửa chữa / chuyển vào 03:30 ngày 15/02/2008
    Được kuseplev sửa chữa / chuyển vào 04:08 ngày 15/02/2008
  6. kuseplev

    kuseplev Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/02/2008
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    những mẩu chuyện có liên quan đến chiến dịch Nguyễn Huệ - mùa hè đỏ lửa đầu tháng 5/72
    Những ngày đầu ở Tiểu Đoàn 5 Thủy Quân Lục Chiến
    (Viết cho Trần Ba, người đã nằm xuống nhưng tinh thần vẫn vươn lên mãi mãi... )
    MX Trần Vệ
    Sau đợt rút quân khỏi Quảng Trị, các đơn vị của Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến được lện tái phối trí dọc bên phía Nam sông Mỹ Chánh, từ quốc lộ 1 cho đến bờ biển phía Đông hương lộ 555.
    Riêng tiểu đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến được về dưỡng quân ở Huế để chỉnh trang đơn vị, chuẩn bị thay thế cho đơn vị bạn. Chúng tôi đang quây quần bên bàn rượu, cụng ly chí chóe, gồm có: Trần Xuân Quang tiểu đoàn trưởng, Nguyễn Đăng Hòa tiểu đoàn phó, Trần Vệ trưởng ban 3, Từ Đức Thọ đại đội trưởng đại đội 3, Trịnh Hữu Phước đại đội trưởng đại đội 2, Lê Hữu Đức đại đội 4, thì âm thoại viên chạy vào báo:
    - Trình Đại Bàng, có Đại Bàng Lạng Sơn muốn gặp.
    Trần Xuân Quang vội đứng dậy, chặc lưỡi:
    - Chà ! chắc có chuyện gì rồi đây. Anh em cứ tiếp tục đi.
    Đại Bàng Quang đi rồi, Bạch Yến (danh hiệu của tiểu đoàn phó Nguyễn Đăng Hòa) gật gật đầu:
    - Tao nghe nói thằng Hắc Long đang đụng mạnh với tụi nó ở phía Tây Mỹ Chánh, có lẽ Lạng Sơn muốn chơi xả láng. Tao cũng đang ngứa chân, cho tụi nó (*********) biết tiếng Kình Ngư.
    Từ Đức Thọ và Trịnh Hữu Phước đứng lên, đưa cao ly bia 33:
    - Tụi tui xin theo chân cánh B của Bạch Yến ngay phút đầu.
    Hòa Râu nốc cạn ly rượu, cười ha hả:
    - Cánh B mút mùa lệ thủy, ha ha...
    Tiếng cười nói đang rộn ràng, lao xao thì chợt Đại Bàng Quang bước vào với vẻ mặt nghiêm trang. Mọi người ngưng nói, một thoáng im lặng bao trùm. Trần Xuân Quang chậm rãi lên tiếng:
    - Tiểu đoàn 5 đang đụng mạnh với 1 trung đoàn của sư đoàn 325 B ********* ở phía Tây Mỹ Chánh. Ta thu được 1 súng cối 82 ly không giật, 2 đại liên, 8 CKC và hạ 18 ********* tại chỗ. Ta đang giáp chiến với địch, nhưng...
    Đến đây, Trần Xuân Quang ngưng lại và quay nhìn tôi:
    - Tiểu đoàn phó Trần Ba đã hy sinh khi cùng đại đội 1 tấn công chiếm mục tiêu, và...
    Tôi giật mình cảm thấy ánh mắt Đại Bàng Quang khác lạ! Quang tiếp
    - Và Đại Bàng Lạng Sơn muốn Vũng Tàu sang thay cho Trần Ba.
    Vũng Tàu là danh hiệu của Trần Vệ, trưởng ban 3 tiểu đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến. Tôi cảm thấy xôn xao nên hỏi:
    - Bao giờ, Đại Bàng ?
    - Ngay bây giờ, 15 phút nữa trực thăng sẽ đến đón và thả anh xuống Bộ chỉ huy tiểu đoàn 5 ở tọa độ XY...
    Cuộc đời nhà binh là như vậy, đi, ở chỉ trong chốc lát, lệnh trên hết ! Tôi rời tiểu đoàn 4 như thế đấy, trong chớp mắt, không kịp chuẩn bị. Tiểu đoàn 4 là đơn vị tôi đã phục vụ từ ngày ra trường về Thủy Quân Lục Chiến cho đến nay đã 9 năm liên tục. Biết bao kỷ niệm thân thương và tình cảm chứa chan... Đại Bàng Quang nâng ly:
    - Thôi chúc Vũng Tàu thượng lộ bình an và thành công.
    Hòa Râu, Thọ, Phước, Đức cùng đưa ly:
    - Chúc Vũng Tàu gặp nhiều may mắn.
    Tôi vừa cạn ly thì nghe tiếng phành phạch của cánh quạt trực thăng. Tôi vội bắt tay mọi người và chạy về chỗ ngủ để lấy đồ. Hai thằng đệ tử của tôi đã sẵn sàng tại chỗ, tay đưa ba lô cho tôi mà mắt đứa nào cũng đỏ hoe. Tôi cũng ứa nước mắt. Tình huynh đệ chi binh sao mà thắm thiết. Kế và Tư là 2 đệ tử ruột của tôi suốt 6 năm nay, tụi nó thương và lo cho tôi còn hơn bản thân mình. Tôi xót xa trong lòng nhưng giả vờ mạnh dạn:
    - Này, tụi mày làm gì thế, chúc mừng tao chứ. Khi nào tiểu đoàn về nghỉ quân tao sẽ ghé thăm tụi mày.
    Tôi bắt tay hai đứa và chạy vội ra máy bay. Nguyễn Đăng Hòa bịn rịn cầm tay tôi ở chân máy bay:
    - Tao định xin Lạng Sơn cho mày sang với tao nhưng mày đi sớm càng tốt. (Nguyễn Đăng Hòa nghe tin sẽ qua làm tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 1 tháng tới cho nên mấy ngày nay thường tâm sự với tôi).
    Trần Xuân Quang bắt tay tôi nói:
    - Thằng Hòa đi thì Vũng Tàu phụ tá cho tôi nhưng không kịp, nhưng thằng Lịch cũng đang cần Vũng Tàu. Thôi, may mắn nhé !
    Tôi nhảy lên trực thăng, đưa tay chào mọi người mà lòng xôn xao khôn tả. Lệnh ra đi quá bất ngờ, đến nỗi tôi không kịp chia tay tiểu đoàn cũ. Giờ đây ngồi trên máy bay đến đơn vị mới tôi mới nghĩ đến nơi tôi sẽ đến. Hồ Quang Lịch tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 5 Thủy Quân Lục Chiến, trước đây ở cùng Tiểu đoàn 4 và cùng đại đội với tôi. Lúc ấy Lịch là đại đội phó và tôi là trung đội trưởng trung đội vũ khí nặng. Chúng tôi sát cánh bên nhau mấy năm trời cho đến khi Hồ Quang Lịch đi du học Mỹ, về làm tiểu đoàn phó và sau đó tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 5. Và Lịch thường nhắn tôi: ?oThế nào tao cũng lôi mày về với tao?.
    Máy bay đang quần chuẩn bị đáp tôi đã thấy Hồ Quang Lịch cùng thằng mang máy đưa tay quơ quơ chào tôi. Tôi nhảy vội xuống máy bay, ù chạy về phía Lịch. Quang Dũng (danh hiệu của Lịch ngày còn ở tiểu đoàn 4 và giữ luôn ở tiểu đoàn 5) đưa tay ôm chầm lấy tôi:
    - Tao bắt được mày rồi - Thấy không ? Thế nào rồi mày cũng về với tao.
    - Thôi ông ơi ! Về như thế này tôi cũng chả ham.
    Lịch cười ha hả, lôi tôi vào hầm chỉ huy và dỡ bản đồ chỉ cho tôi
    - Đây cánh B của Trần Ba đụng chỗ này, hiện nay thằng Hữu đại đội trưởng đại đội 1 tạm thế. Sáng nay đại đội 2 của thằng Giao chạm địch ở đồi 5O2, mình thu được 2 thượng liên và hiện đang tiến quân. Bộ chỉ huy tiểu đoàn ở điểm này... Bỗng có tiếng âm thoại viên đàng sau:
    - Thưa Đại Bàng có Lạng Sơn muốn nói chuyện.
    Lịch cầm ống liên hợp:
    - Chào Đại Bàng, có Quang Dũng nghe.
    - Tôi gởi cho ông Vệ Tinh, ông đã nhận được chưa ?
    - Thưa Đại Bàng, Vệ Tinh vừa đáp xuống, tôi đang briefing cho nó.
    - O.K cho Vệ Tinh lên giàn phóng và chiếm mục tiêu 5O4 và 5O5 trước khi trời tối.
    - Tuân lệnh Đại Bàng.
    Hồ Quang Lịch quay lại tôi:
    - Mày nghe chưa ? Tao cho 1 trung đội dẫn mày lên chỗ thằng Hữu. Tội nghiệp cho Trần Ba, ngày hôm qua nó đánh rất đẹp. Tao vừa yểm trợ Pháo binh cho nó, thì nó dẫn đại đội 1 của thằng Hữu lên chiếm mục tiêu ngay. ********* chạy không kịp cho nên mình thu được 1 cối 82 ly, 2 đại liên và 8 CKC. Bắt sống được 2 tên, 16 tên chết tại chỗ. Vừa chiếm xong thì một viên đạn trúng ngay ngực, Trần Ba chết liền tại chỗ. Hai tên bắt sống tao cho về theo Trần Ba thành thử tao báo chết 18 tại chỗ.
    Tôi biết tính Hồ Quang Lịch - Anh em của Lịch đều bị ********* giết ở quê cho nên Lịch có mối thù với chúng. Tên ********* nào lọt vô tay Hồ Quang Lịch là coi như xong, huống chi Trần Ba tiểu đoàn phó của Lịch vừa bị tử thương.
    Tôi bước ra khỏi hầm chỉ huy, thắt lại dây súng thì thấy trung đội dẫn đường đã sẵn sàng. Vừa lúc đó 2 tiếng ?otong, tong? vang lên. Hồ Quang Lịch la lớn:
    - Tất cả nằm xuống.
    Quả nhiên sau đó 2 tiếng nổ ầm ầm ngang phía bên trái Bộ chỉ huy tiểu đoàn. Đất đá và cây cối bay vương vãi tứ tung... Hồ Quang Lịch vỗ vai tôi cười ha hả:
    - Tụi nó chào mừng mày đó, Vũng Tàu.
    Tôi cười:
    - O.K Đại Bàng, tôi sẽ trả lễ tụi nó. Đại Bàng chờ tin vui.
    Trên đường đến cánh B, tôi nghĩ đến Trần Ba. Tôi gặp anh một vài lần hồi tiểu đoàn 5 về huấn luyện ở Vạn Kiếp. Anh ra Vũng Tàu chơi và chúng tôi có dịp đi nhậu. Dáng người anh cao, rắn rỏi, rất vui tính và dễ mến nên được lòng cả binh sĩ lẫn cấp chỉ huy. Khi hành quân anh rất cứng rắn và gan dạ. Tôi nhủ thầm: ?oTrần Ba, anh hãy yên nghỉ, tôi sẽ thay anh tiếp tục những gì anh đã làm và vừa làm, để cho kẻ địch thấy những người lính Thủy Quân Lục Chiến như thế nào?.
    Ngô Thành Hữu đón tôi vào ban chỉ huy cánh B, lại một người bạn thân khác, Hữu và tôi đã có lần học chung ở cấp Đại đội trưởng trường Bộ binh Thủ Đức. Sau khi thảo luận về tình hình mặt trận, chúng tôi dàn quân tiến chiếm mục tiêu 5O4. Sau đợt Pháo binh yểm trợ, tôi bảo Hữu cho 2 trung đội đánh thốc vào chính diện đồi 5O4 trong khi Giao bọc hậu phía sau. Tiếng xung phong của binh sĩ vang dội theo tiếng súng nổ dòn. Hình ảnh Trần Ba vẫn còn đâu đây, xin anh chứng kiến những người bạn đồng đội đang đòi lại cái giá rất đắt của anh.
    Hữu báo cho tôi 2 trung đội đã chiếm hẳn mục tiêu và đang kiểm tra chiến lợi phẩm. Tôi cùng cánh B chạy lên mục tiêu, lòng rộn ràng sung sướng khi thấy quân ta đang làm chủ chiến trường, thu nhặt vũ khí địch gồm: đại liên, trung liên, CKC.
    Từ 504 nhìn qua mục tiêu 505 rất dễ vì đồi 505 thấp hơn. Tôi cho đại đội 4 của Giao băng qua đại đội 1, tiến lên 505. Tôi cũng bảo Hữu chỉ để lại 1 trung đội giữ mục tiêu 504 và gom chiến lợi phẩm. Lần này, tôi không xữ dụng Pháo binh vì quá cận, chỉ xin tiểu đoàn bắn 81 ly và bảo Hữu với Giao xử dụng súng cối 61 yểm trợ trước khi tiến quân vào mục tiêu 505.
    Đúng theo lệnh của Mặt trời Lạng Sơn, cánh B của tiểu đoàn 5 Thủy Quân Lục Chiến đã chiếm xong 5O4 và 5O5 trước trời tối. Khi Bộ chỉ huy tiểu đoàn ùn ùn kéo lên, Hồ Quang Lịch vui vẽ bắt tay tôi
    - Chào mừng Vũng Tàu - Chiến thắng này để tặng Trần Ba, tao nghe nó đang cười đâu đây.
    Đêm đó, tiểu đoàn đóng quân yên ổn mặc dù địch cố pháo 13O ly nhưng không hề hấn gì. Tôi nằm ngủ, mơ màng thấy Trần Ba đến bắt tay tôi, bịn rịn không thốt nên lời...

    [​IMG]
    thuỷ quân lục chiến VNCH phòng thủ dọc sông Mỹ Chánh, phía nam thành phố Quảng Trị tháng 5/72
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  7. sauthamdam

    sauthamdam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.110
    Đã được thích:
    1

    Phóng viên Đoàn Công Tính cùng các chiến sĩ bảo vệ Thành cổ Quảng Trị 15-8-1972
    [​IMG]
    Thành cổ lúc bị đánh phá (16-8-1972)
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Dũng sĩ bảo vệ Thị xã Quảng Trị Trần Minh Khảm, 19 tuổi chiến đấu dũng cảm, được thưởng Huân chương chiến công
    [​IMG]
    Một góc thị xã Quảng Trị những ngày đầu chiến đấu
    [​IMG]
    Giành lại từng căn nhà trong thị xã Quảng Trị
    [​IMG]
    Dưới sức công phá dữ dội của các loại vũ khí cực mạnh của Mỹ, thị xã và thành cổ Quảng Trị bị phá huỷ...
    [​IMG]
    nụ cười của một dũng sĩ
    [​IMG]
    Làm đẹp ngay trong chiến trận (Người được cắt tóc là tiểu đoàn trưởng Cao Xuân Khuông, hiện nay là Thiếu tướng Phó tư lệnh QK4)
    [​IMG]
    Bái phục Những người chiến thắng nụ cười vẫn nở bom đạn
    [​IMG]
    Các chiến sĩ nuôi quân dũng cảm, thường xuyên phải vượt qua bom lửa dày đặc trong thành cổ Quảng Trị để phân phát khẩu phần ăn tới các chiến sĩ
    [​IMG]
  8. altus

    altus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.503
    Đã được thích:
    1
    Đợt trước trong topic có bàn về vụ ông Phạm Văn Đính ra hàng năm 72, đội Hắc Báo và tường thuật của tay cố vấn Mỹ. Hôm nay đọc được cái này, có thêm một số thông tin:
    http://thoiluan.com/chuyenhainguoilinh.htm
  9. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    [​IMG]
    Đây là cái mà phía VNCH gọi là "các hầm ngâm kiên cố", nơi mà "CQ chui xuống tránh phi pháo của Mỹ "
  10. kuseplev

    kuseplev Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/02/2008
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    [/QUOTE]
    vụ ông Đính ra hàng là có thật, không có gì để tranh cãi . đám lính do ỗng chỉ huy là đám lính mới ra lò rồi trong lúc đang chuyển quân đến căn cứ Tân Lâm (hay Carrol,tên của căn cứ mỹ lúc bàn giao lại cho VNCH) địa thế chung quanh căn cứ tương đối bằng phẳng nằm ở phía nam vĩ tuyến 17 nên lúc bị tấn công quá bất ngờ và quá nhanh, ông Đính không còn cách nào khác là kéo đám lính ra hàng .
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    tôi có gặp ông Đoàn Công Tĩnh năm ngoái và được ỗng tặng cho quyển sách hình thời chiến của ỗng . trong quyển sách có nhiều hình chụp lúc ông Đính và đám lính ra hàng . mấy bác để ý khẩu đại bác có chữ "vua chiến trường" phía sau lưng ông Tĩnh ..hiên giờ nó đang nằm ở bảo tàng quân đội Hà Nội
    bài này có liên quan đến căn cứ Tân Lâm
    Lữ Đoàn 147 TQLC Mở Đường Máu
    Phá Vòng Vây Rút Về Quảng Trị
    Vương Hồng Anh tổng hợp
    * Lữ đoàn 147 Thủy quân Lục chiến tại mặt trận Tây Bắc Quảng Trị:
    Như đã trình bày, trước ngày CSBV khởi động cuộc tổng tấn công cường tập các cụm phòng tuyến của lực lượng VNCH tại Tây Bắc Quảng Trị vào 30/3/1972, lữ đoàn 147 Thủy quân Lục chiến (TQLC) được phối trí hoạt động tại 4 căn cứ trọng điểm: núi Bá Hô, Sarge, Holcomb và Mai Lộc.
    Chiều ngày 30 tháng 3/1972, pháo binh CQ đã hỏa tập vào các vị trí của tiểu đoàn 4 TQLC tại Bá Hô và Sarge. Tiếp đó, vào 10 giờ 45 đêm 30/4/1972, CQ điều động 1 trung đoàn bộ binh tấn công biển người tràn ngập căn cứ Sarge. Rạng sáng ngày 1 tháng 4/1972, tiểu đoàn 4 TQLC đã mở đường máu để rút về tuyến sau.
    Ngày 2 tháng 4/1972, dưới áp lực nặng của CQ, đơn vị thống thuộc lữ đoàn 147 phòng thủ căn cứ Holcomb đã triệt thoái, rút về gần Mai Lộc. Cũng trong ngày này, căn cứ Tân Lâm (Carroll) do trung đoàn 56 trách nhiệm phòng ngự bị CQ tràn ngập. Sau khi căn cứ Tân Lâm thất thủ, căn cứ Mai Lộc đã trở thành tuyến đầu, liên tục bị CQ pháo kích, vòng đai căn cứ bị bao vây. Để bảo toàn quân số, bộ chỉ huy lữ đoàn 147 Thủy quân Lục chiến quyết định cho triệt thoái toàn bộ lực lượng lữ đoàn về tuyến sau để tái phối trí trên phòng tuyến mới. Đây là một cuộc triệt thoái đầy bi tráng, đã được một số cố vấn Hoa Kỳ ghi lại trong hồi ký của mình.
    Theo tài liệu của cựu Đại Tá Geralh H.Turley, nguyên cố vấn Thủy quân Lục chiến VNCH, đối chiếu với tài liệu của cựu Trung Tá Trần Văn Hiển, nguyên trưởng phòng 3 Sư đoàn Thủy quân Lục chiến và một số bài viết đăng trong tạp chí KBC, diễn tiến về cuộc triệt thoái này được ghi nhận như sau:
    * Trước giờ H của cuộc triệt thoái:
    Vài giờ trước khi Carroll thất thủ, lữ đoàn trưởng 147 Thủy quân Lục chiến là trung tá Nguyễn Năng Bảo (1 tháng sau thăng đại tá) đã cùng với thiếu tá Jim Joy, cố vấn lữ đoàn, đã họp bàn xem có nên di tản khỏi căn cứ Mai Lộc hay không. Hai vị sĩ quan này đồng ý một điểm rằng căn cứ Carroll mất thì căn cứ Mai Lộc khó tồn tại. Nhưng lữ đoàn trưởng Bảo không có quyết định gì lúc đó. Mãi đến khi đạn pháo binh gần cạn, đạn vũ khí cá nhân cũng không còn bao nhiêu và việc tiếp tế đạn dược rất khó khăn vì căn cứ hỏa lực Carroll mất, thời tiết lại quá xấu nên trung tá Bảo muốn có quyết định dứt khoát.
    Lữ đoàn trưởng Bảo đã họp với các sĩ quan tham mưu để nhận định và duyệt xét tình hình, sau đó, ông bàn với cố vấn Joy là nên di tản thế nào để nào để ít tổn thất trên đường rút quân. Cuối cùng, phương cách được đưa ra: tiểu đoàn 7 Thủy quân Lục chiến có nhiệm vụ chận khu vực ở bên ngoài cổng phía Tây, không cho CQ tiến gần để các đơn vị khác của lữ đoàn rút quân theo phía Đông. Cả trung tá Bảo và cố vấn Joy đồng ý là nên rút khi vào trời tối, pháo binh CQ sẽ bắn không chính xác.
    Về lộ trình, trung tá Bảo và các cố vấn cùng nghiên cứu bản đồ để chọn con đường rút an toàn nhất về Quảng Trị ở hướng Đông. Sau đó, cố vấn Joy đề nghị con đường di tản ở phía Tây Bắc đến làng Mai Lộc để lữ đoàn 147 có thể bắt tay với tiểu đoàn 4 Thủy quân Lục chiến đang đóng quân tại làng này. Tiểu đoàn 7 có ba đại đội ở chu vi phòng thủ phía Nam và phía Đông sẽ rút lui sau cùng. Trước khi cuộc họp kết thúc, cố vấn Joy yêu cầu trung tá Bảo cho biết giờ H của cuộc di tản để các cố vấn có đủ thời gian tiêu hủy mật mã và máy truyền tin. Trung tá Bảo đồng ý và ra lệnh mọi sự đặt trong tình trạng sẵn sàng trong trường hợp căn cứ Mai Lộc phải di tản trong ngày hôm đó.
    Trở về hầm truyền tin của cố vấn, thiếu tá Joy triệu tập các cố vấn lại để thông báo về quyết định triệt thoái mà cả lữ đoàn trưởng 147 và ông đồng ý. Toán cố vấn bắt đầu tiêu hủy mật mã và những gì không mang theo, trong khi đó, thiếu tá Joy gọi máy cho cố vấn tiểu đoàn 4 và tiểu đoàn 7 để báo mật mã liên lạc mới giữa các cố vấn để không lầm lẫn với mật mã giữa cố vấn và các đơn vị Thủy quân Lục chiến VNCH. Khi gần đến giờ H, liên lạc truyền tin giữa căn cứ Mai Lộc và bộ Tư lệnh Sư đoàn 3 Bộ binh đã bị mất do trụ ăng ten truyền tin chót của căn cứ bị hư hại do CQ pháo kích. Ngay cả đến truyền tin nội bộ giữa cố vấn và các tiểu đoàn Thủy quân Lục chiến cũng bị mất.
    * Đoạn đường máu lửa từ căn cứ Mai Lộc về Quảng Trị:
    Đến 6 giờ 15 chiều cùng ngày, trung tá Bảo thông báo là ông đã quyết định cho tiến hành cuộc triệt thoái. Trước đó, ông đã liên lạc truyền tin với chuẩn tướng Vũ Văn Giai, tư lệnh chiến trường Quảng Trị, tướng Giai ra lệnh: Hãy ở lại cho đến khi tình hình không thể giữ được mới rút.
    Được thông báo của trung tá Bảo, thiếu tá Joy cùng vài binh sĩ Thủy quân Lục chiến xuống hầm phá hủy những gì cần phải phá hủy. Trong khi thiếu tá Joy đội nón sắt và mặc áo giáp, ông nghe trung tá Bảo nói với các sĩ quan thuộc cấp trong trung tâm hành quân rằng bộ chỉ huy lữ đoàn sẽ rút đi nhưng có trật tự theo kế hoạch đã đề ra. Vì cuộc rút quân bằng đường bộ nên các khẩu pháo binh phải bỏ lại sau khi đơn vị trú phòng đã phá hủy bằng cách ném lựu đạn vào nòng cho nổ. Một thành phần của bộ chỉ huy lữ đoàn rút trước tiên ra cửa phía Tây, các đơn vị còn lại di chuyển hàng hai, sẽ rút ra tiếp theo. Bóng đêm che phủ, mọi người lần mò đi, chỉ nghe tiếng chân đi và tiếng côn trùng kêu. Ai cũng hiểu rằng trên đoạn đường rút quân dài hơn 24 km, sự im lặng có thể bị phá vỡ bất cứ lúc nào bởi tiếng súng phục kích và đạn pháo kích của đối phương. Trong những cây số đầu, đoàn quân triệt thoái vẫn còn ở trong tầm pháo của CQ cho đến khi tới làng Mai Lộc. Khi đoàn quân đi qua ngôi làng và ra tới đầu làng bên kia thì lại bị pháo kích, tuy nhiên không có trái đạn nào gây thương vong cho các đơn vị. Điều đó, chứng tỏ pháo binh CQ đang loay hoay quay nóng súng để tìm tọa độ mà đoàn quân đang di chuyển qua. Một may mắn đến với đoàn quân là một trận mưa mù đã làm giới hạn tầm quan sát của địch quân.
    * Chặng cuối cùng của cuộc triệt thoái đầy bi tráng:
    Trở lại với tiểu đoàn 7 Thủy quân Lục chiến, đơn vị rút sau cùng, sau khi đại đội trong căn cứ ra khỏi cổng, 3 đại đội của tiểu đoàn này án ngữ ở bên ngoài căn cứ ở phía Tây để ngăn chận CQ chuẩn bị rút lui để làm nhiệm vụ bọc hậu. Thế nhưng khi đoàn quân đi ngang căn cứ thì đã đụng độ quyết liệt với CQ rải rác quanh trại. Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 7 đã gặp khó khăn khi xác định vị trí của các đại đội. Mãi đến 24 giờ sau các đại đội mới tìm lại đầy đủ. Con đường từ làng Mai Lộc đến một doanh trại gần nhất ở vòng đai tỉnh lỵ Quảng Trị dài khoảng 20 km, đây là con đường khó đi nhất trong số các sơn lộ, hương lộ của tỉnh này. Theo nhận xét của các cố vấn Hoa Kỳ, trung tá Nguyễn Năng Bảo đã có lý khi chọn con đường này rút quân.
    Sau khi qua khỏi làng Mai Lộc, đoàn quân rẽ qua hướng Đông, để tìm tiểu đoàn 7 đã mất liên lạc với bộ chỉ huy lữ đoàn. Lúc bấy giờ trời tối và mưa tầm tã. Thiếu tá Joy cũng mất liên lạc với cố vấn tiểu đoàn này. Trước tình hình đó, trung tá Bảo quyết định tiếp tục cuộc chuyển quân. Các đơn vị đi đầu của lữ đoàn tiến chậm nhưng rất chắc, đến 11 giờ đêm thì đoàn quân gặp 1 con suối có những bụi cây lớn, ngập nước ở giữa giòng, chính chướng ngại vật này đã làm trì hoãn tốc độ tiến quân. Cả đoàn quân bị khựng lại trong 3 giờ để từng người lội qua con suối lớn nước ngập tới bụng và hai bên bờ suối thì dốc cao. Trong thời gian bị khựng lại, thiếu tá Joy liên lạc được với bộ chỉ huy cố vấn Hoa Kỳ, ông báo cáo địa điểm và xin phi cơ thám thính. Thiếu tá Joy báo cáo là ông và ba cố vấn khác ở giữa đoàn quân, ba cố vấn ở đoạn đầu và một cố vấn ở đoạn hậu.
    Khi toán cố vấn đi với thiếu tá Joy qua suối thì họ thấy cách xa đoàn quân đi đầu một đoạn dài. Liên lạc với cố vấn và ban chỉ huy lữ đoàn bị mất, nhưng qua liên lạc với cố vấn tiểu đoàn 4, thiếu tá Joy đã tìm ra những toán đi đầu.
    Điều động cả lữ đoàn triệt thoái, tinh thần của trung tá Bảo căng thẳng vì các đơn vị ở giữa đoàn quân bị mất liên lạc. Các đơn vị mò mẫm, đi dưới những lùm cây đen như mực, trời mưa lớn, đường lầy lội. Khi đoàn quân gần tới Quốc lộ 1 thì nhiều người đã mệt lả nhưng vẫn tiếp tục lộ trình. Một cố vấn muốn dừng lại để nghỉ chân, nhưng ông nhận ra rằng nếu dừng sẽ bị bỏ lại, vì thế ông lấy giây tự cột mình với một cố vấn khác để vị này kéo đi, trong những phút giây này mới thấy được thế nào là tình đồng đội.
    Cánh quân của tiểu đoàn 7 đi bọc hậu, chiến binh của tiểu đoàn này tìm thấy nhiều đồng đội thuộc tiểu đoàn 4 bị thương, một số bị chết. Trong hoàn cảnh vô cùng nghiệt ngã, những người lính tiểu đoàn 7 cố cứu tất cả những anh em bị thương của tiểu đoàn bạn, họ dìu từng người lên đường, còn những anh em đã chết, họ đành bỏ lại sau khi chào vĩnh biệt. Hành động của những người lính tiểu đoàn 7 Thủy quân Lục chiến đã làm cho cố vấn Hoa Kỳ cảm phục người lính QL/VNCH là không bao giờ bỏ đồng đội của mình ở lại. Đến 12 giờ đêm, tiểu đoàn 7 mất dấu đoàn quân đi trước, quân sĩ của tiểu đoàn đã bơi qua bơi lại sông Song Định ba lần vẫn không tìm ra được dấu vết. Do quá mệt, nên tiểu đoàn 7 phải cho dừng quân để nghỉ dưỡng sức.
    Sau khi vượt qua bao chướng ngại vật trên lộ trình, cuối cùng, các đơn vị của lữ đoàn 147 và các cố vấn về đến Quảng Trị an toàn nhưng trước mắt họ tình hình chiến sự đã bước vào giai đoạn khốc liệt nhất.
    Được kuseplev sửa chữa / chuyển vào 15:00 ngày 17/02/2008

Chia sẻ trang này