1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi sauthamdam, 13/04/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. muvlc

    muvlc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2005
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    2
    Vấn đề là quân đội VNCH đã không bao giờ hồi phục lại được sau trận này, thế chiến lược ngày một kém, còn phía QGP thì sau năm 1973 đã khôi phục lai đẩy đủ sức mạnh, để năm 1974, chiếm luôn được tỉnh lỵ Phước Long (sát SG) và đánh knock-out đối phương trong năm 1975
  2. brucelee1306

    brucelee1306 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2006
    Bài viết:
    640
    Đã được thích:
    0
    Thực sự mà nói nếu như ko có Mỹ hỗ trợ( dù cho có trang bị vũ khí mạnh như Mỹ) thì VNCH cũng ko phải là đối thủ của quân GP.
  3. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Điều này chủ yếu rút ra từ Lam Sơn 719 và QT72.
  4. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Trang chủ Quốc phòng - An ninh Nghệ thuật quân sự
    thứ ba?y, 28/04/2007, 04:18 (GMT + 7)
    Dùng khói cứu xe
    Thị trấn Hải Lăng (Quảng Trị) ở vùng đồng bằng, nằm sâu trong hậu phương địch, sau khi đánh Quảng Trị ngày 1-5-1972, có khoảng 1 tiểu đoàn bộ binh, 12 xe bọc thép của địch từ thị xã Quảng Trị rút về trụ lại ở khu vực Hải Lăng. Tiểu đoàn 6 xe tăng có nhiệm vụ phối hợp chiến đấu cùng Sư đoàn bộ binh 7 diệt địch ở Hải Lăng và chốt giữ chặn địch ở Quảng Trị rút về Mỹ Chánh, tổ chức 7-9 xe chia thành hai mũi đánh chiếm Hải Lăng.
    Theo hiệp đồng, đúng 2 giờ sáng ngày 2-5-1972, hai mũi tiến công của ta đã cách bắc Hải Lăng 2km để cùng bộ binh chiến đấu. Nhưng do hiệp đồng chưa chặt chẽ, đến 6 giờ xe tăng mới đến Cổ Lũng và nhận được lệnh: ?oĐịch chuẩn bị rút, phải nhanh chóng vận động đến vị trí đã quy định?.
    8 giờ, một xe tăng ở mũi một qua sông Tân Định bị trúng đạn, nhưng không ảnh hưởng gì lớn, nên tiếp tục tiến theo đội hình chiến đấu. Khi vượt qua làng Cự Hoàn, thì bị địch phát hiện và tập trung hỏa lực bắn chặn đường. Trưởng xe nhanh trí điểm hỏa 3 hộp khói và cho xe chạy vòng vèo để lừa địch. Khi chúng chuyển hướng hỏa lực, anh em liền vứt hộp khói xuống đất, tăng tốc độ và thọc thẳng vào Hải Lăng, dùng súng trên xe để diệt địch.
    Ở mũi hai, quá trình phát triển chiến đấu được quãng một cây số thì sa lầy, lúc này trên không máy bay địch đang hoạt động mạnh. Trung đội trưởng liền lệnh cho lái xe thả khói để ngụy trang và chỉ huy bộ binh rời xe chiến đấu. Nhờ sử dụng đúng lúc các hộp khói ngụy trang, nên cả hai xe tăng đều được bảo vệ an toàn và đã cùng các xe khác chiến đấu rất hiệu quả.
    Trong trận này, ta tiêu diệt 150 tên địch, 1 máy bay, bắn cháy 17 xe tăng địch.
    NGUYỄN NGỌC TÙNG
    http://www.qdnd.vn/qdnd/baongay.quocphong.nghethuatquansu.15658.qdnd
  5. mabun

    mabun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2005
    Bài viết:
    1.036
    Đã được thích:
    1
    Giờ này trên kênh VTV3 đang truyền hình trực tiếp chương trình tưởng niệm các chiến sĩ GPQ hi sinh tại QT diễn ra tại bờ sông Thạch Hãn "Khúc tráng ca về 1 dòng sông".
    Có vẻ khá xúc động.
    Được mabun sửa chữa / chuyển vào 18:29 ngày 30/04/2007
  6. Mig1

    Mig1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    39
    Rất xúc động
    Hình ảnh 2 người lính mang 2 chiếc balo kỷ vật đi lên từ dưới bến sông, đi trước là lá cờ Tổ quốc - VTV xuất sắc
  7. brucelee1306

    brucelee1306 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2006
    Bài viết:
    640
    Đã được thích:
    0
    Buổi lễ rất hoành tráng, pháo bông bắn rất đẹp, ấn tượng nhất là đèn hoa thả sáng rực cả 1 khúc sông!
  8. brucelee1306

    brucelee1306 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2006
    Bài viết:
    640
    Đã được thích:
    0
    II. SÔNG THẠCH HÃN

    Xin bạn cùng tôi đi dọc sông Thạch Hãn
    Con sông nóng như luồng xích đạo
    Qua nghìn lần pháo kích bom rơi
    Có con sông nào trên đất Việt Nam tôi
    Nhiều thương tích chiến tranh đến thế
    Hẳn mai sau các nhà khảo cổ
    Sẽ gặp dưới lòng đất sâu dấu vết bây giờ
    Mảnh sắt, mảnh gang lẫn cùng sỏi đá
    Vỏ đạn đồng có giống mũi tên xưa...?

    Những người lính Sư đoàn năm 72
    Ai đã một lần vượt sông Thạch Hãn
    Quãng rộng không đò
    Đoạn xiết chẳng phao bơi
    Hai bàn tay giơ lên như kéo sập vòm trời

    Sư đoàn trưởng quẳng gậy đi và nói:
    ?oĐừng đợi chờ vô ích, phải bơi qua...?T?T
    Tuổi năm mwoi cắt ngang luồng nước xiết
    Không thể bám vào bọt bèo, củi mục
    Giữa sức người, sức nước giằng co
    Đôi bờ bên cách xa biền biệt
    Vành trăng mỏng manh đâu phải con thuyền
    Trận đánh đợi ở bên kia triền cát
    Ông là con thuyền rẽ nước cập bờ đêm

    Lính bộ binh vượt sông, vải nhựa gói dây mìn bộc phá
    Con nước xoáy, sông đỏ ngầu đạn nổ
    Chớp lửa loé ngang mặt nước, mặt người
    Nhưng giọng nói bồng bềnh sóng vỗ:
    -Bom toạ độ!
    - Cậu bám vào vai tớ
    - khẩu súng mày ở đâu?
    - Nước cuốn rồi...
    Sóng oà theo hòng nuốt lấy lời...

    Khi các trung đoàn vượt sông sang bờ cát
    Vâng trăng liềm cũng lặn xuống lòng đêm
    Mặt trời mở ra tờ lịch đỏ
    Những dải cát đêm qua chập chờn giấc ngủ
    Sáng nay nhấp nhô bóng sung, bóng người

    Sông chảy qua Cổ Thành, điểm tựa
    Chảy qua bao kỷ niệm vơi đầy
    Áo ta còn thấm ướt nước sông đây

    Dọc triền sông súng nổ đêm ngày
    Một Sư đoàn giấu mình dưới cát
    Những lớp tuổi áo xanh, áo bạc
    Sông đôi bờ gió nóng thổi sang nhau

    Rồi mùa mưa mở đường vận chuyển
    Những bao bì gạo đạn bập bềnh trôi
    Người đón hàng chặn dòng nước lũ
    Hạt gạo nuôi quân nhờ sông chuyển hộ
    Ăn bát cơm sóng vỗ rát lòng
    Viên đạn bắn thù nhờ sông chuyển hộ
    Trận đánh dồn sức lực dòng sông

    Chiếc xuồng đuôi tôm cập vào bãi cát
    Đón tử sĩ, thương binh về hậu cứ
    Mặt trận ta nằm sát triền sông
    Và đêm đêm bí mật
    Chiếc xuồng đuôi tôm rẽ nước âm thầm...

    Người đã khuất có nghe dòng sông hát
    Sông đưa người tới khoảng đất cỏ xanh
    Người bị thương có nghe sông hát
    Sông cho người gương mặt bình minh

    Bãi cát trắng ngổn ngang vỏ đạn
    Như bãi biển lô xô vỏ hến, vỏ hà
    Nhặt vỏ đạn mang về
    Sau trận đánh ta còn nghe tiếng nổ

    Khẩu đại liên trăm lần khạc lửa
    Đồng đội ta nhúng nước sông này
    Nòng thép bỏng xèo xèo bốc khói
    Súng cùng người khép tiếp vòng vây

    Cơn khát ta tìm đên nước sông này
    Người lính trườn qua cỏ gai, hốc đạn
    Làn môi khô áp xuống mặt sông đầy
    ***g ngực trẻ tràn trề Thạch Hãn

    Những trận đánh áo xanh đất lấm
    Vết thương ta rửa nước sôngn ày
    Sông gột sạch đất bùn, thuốc đạn
    Nước trong lành ta vốc đầy tay

    Dạy ta lối đánh thù gan góc
    Đây địa hình trơ trọi dọc triền sông
    Người lính sống cùng cây xương rồng
    Hoa cứ nở lúc ròng ròng nhựa xót...
  9. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.942
    Đã được thích:
    17.451
    có ai có bài "Đàn sếu" không ? up lên cho em đi
  10. Khikho007

    Khikho007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    1.810
    Đã được thích:
    3
    Bác ơi là bác, tụi tôi đang nói về trận Quảng Trị năm 1972, bác lại đem luôn 1974-1975 vào đây! Bác yên chí, tôi không cãi với bác theo kiểu "ta nhất định thắng, địch nhất định thua" đâu. Những gì xảy ra đã xảy ra rồi, tôi chỉ tranh luận với 1 số thành viên có kiến thức quân sự trong forum này để biết thêm thôi. Nếu họ đưa ra những phân tích đúng, thì tôi học, còn không, tôi đóng góp ý kiến. Còn nếu cả ý kiến của 2 bên không thuyết phục được nhau, thì tôi cũng thấy được những cái nhìn khác mình. Tiếc là những người tôi muốn tranh luận lại không có bác. Thế nhé.

Chia sẻ trang này