1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi sauthamdam, 13/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. sauthamdam

    sauthamdam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.110
    Đã được thích:
    1
    ặc nói vậy mình dội pháo vào đầu mình ah , Có mà quân VNCH vác cả 2 khẩu vua chiến trường ra dội vào đầu giải phóng quân thì có
    Được sauthamdam sửa chữa / chuyển vào 09:04 ngày 24/05/2007
  2. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Khi nói về hoả lực Mỹ tại Quảng Trị, không phải ta biện hộ đâu bác. Ta có dự liệu Mỹ sẽ can thiệp, nhưng không ngờ cường độ và qui mô lại lớn đến như vậy. Vào năm 72, tuy chưa chính thức rút quân, nhưng lực lượng Mỹ ở Việt Nam không còn nhiều như thời cao điểm (45.000 người), và phần lớn là các đơn vị tuyến sau. Từ 68 đến 72, quân Mỹ đã rút dần sự có mặt trực tiếp của mình trong những trận đánh với GGP. Đơn cử như trong chiến dịch Lam Sơn 719 của VNCH và Mỹ, tuy có thừa khả năng nhưng hoả lực Mỹ tham gia vào chiến dịch này chỉ ở mức rất bình thường. Kết quả là hai đơn vị cơ động chiến lược của VNCH là Sư dù và Sư TQLC (vẫn là hai đơn vị này) thiệt hại rất nặng. Chính vì vậy, ta mới có dự kiến (chứ không phải là chắc chắn) như sau: "Trường hợp quân nguỵ có nguy cơ tan rã, dự kiến Mỹ có thể trở lại tham chiến cứu nguy, chủ yếu bằng lực lượng không quân và hải quân ở mức độ cao. Bộ binh Mỹ có thể phiêu lưu mạo hiểm đổ bộ đánh sâu vào hậu phương ta" (trích nhận định về tình hình địch của Đảng uỷ và Bộ tư lệnh chiến dịch). Năm 72 ta cũng lần đầu đánh hiệp đồng binh chủng qui mô lớn tại đồng bằng, nên mức độ can thiệp của hoả lực Mỹ thế nào chắc chắn ta cũng phải tính toán rất kỹ trên cơ sở thực tiễn kinh nghiệm chiến trường trong thời kỳ cao điểm của Chiến tranh cục bộ. Tuy nhiên, thực sự là qui mô can thiệp Mỹ năm 72 đã vượt qua cả giai đoạn đó. Ví dụ, chưa tính đến hằng hà sa số các máy bay chiến thuật, riêng máy bay chiến lược B52 được sử dụng (theo con số chưa đầy đủ) đã lên đến 9723 lượt chiếc và thả 242575 tấn bom. Đây là điểm bất ngờ của ta.
    Để em lý sự tí về hai sư đoàn cơ động là Sư dù và Sư TQLC. Theo em hai sư này năm 75 không mạnh bằng năm 72 là chưa hẳn chính xác, trong chiến tranh, kỹ năng của người lính không phải là yếu tố quyết định. Em đồng ý là sau 72, hai sư này bị thiệt hại nặng về chất. Nhưng tổng quan hơn, nói một cách "chuyên nghiệp" thì những mất mát về lính tráng không là gì so với những kinh nghiệm chiến trường quý báu từ cấp tiểu đội, đại đội đến cấp Sư đoàn, Quân đoàn mà các cấp chỉ huy đã thu lượm được. Như năm 71 đã nói ở trên, hai sư này cũng bị thiệt hại nặng mà sang 72 lại đã đánh rất tốt. Cái gì đã tạo nên điều này?
    được vo_quoc_tuan_new sửa chữa / chuyển vào 15:00 ngày 23/05/2007
  3. laviola123

    laviola123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2006
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    Năm 1971 Sư đoàn dù cũng thiệt hại lớn nhưng không nặng nề bằng năm 1972 . Đặc biệt là năm 1972 sư đoàn dù của VNCH bị chết rất nhiều trung đội trưởng , đại đội phó , đại đội trưởng và các sĩ quan cấp tiểu đoàn . Còn sư đoàn thuỷ quân lục chiến thì năm 1971 thiệt hại không đáng kể , trong khi năm 1972 mất hơn nửa lực lượng chiến đấu .
    Mức độ hoả lực ác liệt hơn thì như bác dẫn chứng mình cũng đã tính rồi mà , nếu có nhiều hơn là dự tính thì cũng bù vào chỗ là lính thuỷ đánh bộ Mĩ đã k đổ bộ . Mình đã tính đến như thế cơ mà . Em thì nghĩ là do mình đã bị phản công bất ngờ trong khi chưa chuyển đc sang đội hình phòng ngự , cộng thêm VNCH đổ 1 số cụm quân sau lưng lực lượng của ta lúc đó nên QGP cứ bị đẩy lùi dần cho đến khi còn mỗi cổ thành Đinh Công Tráng thì rất khó phòng ngự . Lúc này chỉ giữ đc ngày nào hay ngày đó và phục vụ mục đính chính trị là chủ yếu .
  4. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Các bác còn quên một yếu tố nữa, đấy là....thời tiết!
  5. JeanValjean

    JeanValjean Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2007
    Bài viết:
    226
    Đã được thích:
    1
    Em nhất trí với bác về điều này
  6. Khikho007

    Khikho007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    1.810
    Đã được thích:
    3
    Bác Chiangsan, cái topic về năm 1972 đâu rồi? Tôi có một tài liệu về Liên Đoàn 3 BĐQ trong trận An Lộc nên không muốn post vào đây, loãng chủ đề Quảng Trị này, nhưng lại tìm không ra topic cũ, bác cho xin cái link. Thanh kiu bác.
  7. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Đây gửi bác Khỉ : http://www9.ttvnol.com/forum/f_533/136532/trang-23.ttvn
  8. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11

    Cái này em không có thông tin kiểm chứng, tuy nhiên, em nghĩ thiệt hai về chỉ huy các cấp của Sư dù và Sư TQLC ở Quảng Trị không cao do hình thái giao tranh của họ trong 72 khác chiến dịch năm 71.
    Năm 72, Sư dù và TQLC + hoả lực Mỹ mà đã gặp rất nhiều khó khăn, so sánh với sự tan rã của họ năm 75 khi không còn hoả lực Mỹ thì em thấy không có gì bất ngờ. Giả sử năm 72 không có hoả lực Mỹ, liệu họ cũng có tan ra như đã xảy ra năm 75.
    Bôi vàng, em thấy cũng đúng. Nhưng cũng lại thấy thế này, BTL chiến dịch có dự đoán địch (VNCH) có thể tăng cường 2 trung đoàn + hoả lực Mỹ + lính Mỹ có thể đổ bộ. Thực sự thì địch đã tăng cường đến hơn hai sư đoàn, những đơn vị sừng sỏ nhất. Xét ra, bù trừ cho nhau thì cũng quá bằng lính Mỹ đổ bộ do Sư dù hoặc Sư TQLC VNCH có chất lượng con người (và cả phương tiện chiến thuật) không hề thua kém bất cứ đơn vị tinh nhuệ nào của Mỹ. Vậy tính về con người thì cũng coi như đã được dự liệu trước. Vấn đề tồn tại ở đây vẫn là qui mô hoả lực Mỹ.
    Bôi vàng 2, em rất đồng ý. Chính xác nữa là ta lúc đó chỉ triển khai đội hình phản công chứ không triển khai đội hình phòng ngự. Dẫn đến khi địch dùng mũi nhọn dũi dần lần lượt thì ta bị thiệt hại nặng mà vẫn không giữ được.
    Vấn đề thời tiết mà anh Đoàn nhắc rất quan trọng. Lúc đó là mùa mưa.
    được vo_quoc_tuan_new sửa chữa / chuyển vào 15:23 ngày 24/05/2007
  9. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Ta thua do ta thôi, làm gì có viên tướng nguỵ nào đủ sức đánh đấm.
    Quan sát chất lượng cuộc chiến thấy rõ, ban đầu ta tiến kiểu hợp thành hoành tráng, tăng pháo rộn ràng. Nhưng đến cuối chiến dịch, ở thành cổ thì còn cái xe tăng nào đâu. Thành cổ phòng ngự khó khăn, mà bộ binh không thể phản kích được, nên mới bị bóp dần đến chết.
    Ở trong rừng còn luồn lách được, dưới bãi cát phải dùng xe tăng.
    Xe tăng chết do rất nhiều nguyên nhân. Chủ yế là ta chưa dùng quen, chưa lường hết được khó khăn. Các lý do thường được nói đến là Mỹ ném quá nhiều bom, mất hậu cần. Lỹ do nữa là thiếu cứu hộ, nhiều tăng mất oan.
  10. Khikho007

    Khikho007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    1.810
    Đã được thích:
    3
    Đôi lúc bớt nói hay hơn bác ạ. Có những lời nói tưởng chừng đâu vô hại, nhưng thực tế những lời nói đó làm giảm ý nghĩa của sự hi sinh của những người đã ngã xuống.

Chia sẻ trang này