1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thanh Hoá, những điều cần biết ( Thông tin về địa lý, hành chính, kinh tế, du lịch ...của tỉnh Thanh

Chủ đề trong 'Thanh Hoá' bởi caycothu, 07/09/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. caycothu

    caycothu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/01/2004
    Bài viết:
    592
    Đã được thích:
    0
    Nhữ Bá Sĩ (1787 - 1867): người làng Cát Xuyên (Hoằng Cát, Hoằng Hoá), đỗ cử nhân năm 1821, xin cáo quan về quê dạy học, sau đó ông mưu việc chống Pháp, việc chưa thành thì mất. Ông là người có học vấn uyên thâm, viết sách về giáo dục, văn hoá, lịch sử,... tiêu biểu nhất là các tác phẩm "Việt sử tam bách vịnh", "Thanh Hoá tỉnh chí".
    Nguyễn Thu (1799 - 1855): còn có tên là Nguyễn Bão, quê xã Nông Trường (Triệu Sơn), đậu cử nhân năm 1821, làm án sát và tham dự biên soạn Thực lục tiền biên, sau thăng Thị lang Bộ hộ. Ông để lại 17 tác phẩm lịch sử, triết học, văn thơ như: "Lê Quý ký sự", "Việt thi tục biên", v.v..
    Phạm Bành (1825 - 1887): quê ở làng Trương Xá, xã Hoà Lộc (Hậu Lộc), đỗ cử nhân năm 1864, cùng Ðinh Công Tráng xây dựng căn cứ và là một trong những lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Ba Ðình.
    Nguyễn Ðôn Tiết (1836 - ?): quê ở xã Hoằng Ðức (Hoằng Hoá), đậu Phó bảng năm 1879. Năm 1885, hưởng ứng chiếu Cần Vương, ông mộ quân, phối hợp với nghĩa quân Hoàng Bật Ðạt tấn công đồn pháp ở Bút Sơn. Ông bị bắt năm 1886, bị tù đầy tại Lao Bảo và hy sinh tại đây.
    Tống Duy Tân (1837 - 1892): quê ở Vĩnh Tân, Vĩnh Lộc. Ông đỗ tiến sĩ năm 1875, làm Tri huyện Vĩnh Tường, án sát Sơn Tây, Chánh sứ quan phòng Quảng Hoá. Năm 1886, Ông cùng con là Tống Nhữ Mai lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh. Ông cùng Phạm Bành, Hoàng Bật Ðạt, Trần Xuân Soạn,v.v.. lãnh đạo nghĩa quân Ba Ðình. Ông bị giặc Pháp bắt tại hang Niên Ký (Bá Thước) và hy sinh tại thị xã Thanh Hoá năm 1892.
    Trần Xuân Soạn (1849 - 1923): quê ở làng Thọ Hạc, thành phố Thanh Hoá. Ông được phái đi kháng chiến trong triều đình Huế giao chức Ðề đốc quân vụ (năm 1885), cùng Tôn Thất Thuyết tổ chức chống Pháp. Khi về Thanh Hoá, ông cùng các lãnh tụ nghĩa quân lập căn cứ Ba Ðình, Mã Cao và được giao nhiệm vụ đóng quân tại Thạch Thành hỗ trợ cho nghĩa quân Ba Ðình. Ông mất tại Long Châu (Trung Quốc).
    Cầm Bá Thước (1853 - 1895): quê ở Trịnh Vạn, Thường Xuân. Năm 1895, phong trào Cần Vương của nhân dân Thanh Hoá phát triển mạnh mẽ, ông lãnh đạo nhân dân lập căn cứ Trịnh Vạn tổ chức chống giặc Pháp. Ông được Tôn Thất Thuyết phong cho chức Tán tướng quân vụ và tiến hành các trận đánh đồn Pù Lẹ, đồn Cửa Ðặt, v.v. gây cho thực dân Pháp nhiều thiệt hại. Bị sa vào tay giặc, ông không khai nửa lời và hy sinh anh dũng.
    Cao Ðiển (1853 - 1896): quê ở làng Trinh Sơn, xã Hoằng Giang (Hoằng Hoá), được Tôn Thất Thuyết cử chỉ huy trận tấn công vào sứ quán và đồn binh Pháp ở Huế. Sau đó, ông về Thanh Hoá cùng Tống Duy Tân xây dựng căn cứ Hùng Lĩnh (Vĩnh Lộc) chống Pháp. Trên đường ra Bắc liên lạc với nghĩa quân Yên Thế của Hoàng Hoa Thám, ông bị Pháp bắt tại thị xã Bắc Giang và xử chém tại thị xã Thanh Hoá.
    Lê Quát: tự là Bá Ðạt, hiệu Mai Phong, người làng Phủ Lý (nay là xã Thiệu Trung, Thiệu Hoá). Ông làm quan đến chức Thượng thư hữu bật, Nhập nội hành khiển. Ông là người tài giỏi về văn học, chữ nghĩa, cho đến ngày nay vẫn còn được lưu truyền câu: văn chương Lê - Phạm (tức là Lê Quát và Phạm Sư Mạnh).
    Ðền thờ Cầm Bá Thước
  2. caycothu

    caycothu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/01/2004
    Bài viết:
    592
    Đã được thích:
    0
    PHẦN II: CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘIMẶT TRẬN TỔ QUỐC TỈNH THANH HOÁCầu nối vững chắc giữa Ðảng với nhân dân

     

    HÀ VĂN THƯƠNGChủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thanh Hoá

    Hơn 70 năm phấn đấu cho sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc, thực hiện thắng lợi đường lối cách mạng của Ðảng, Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thanh Hoá đã không ngừng phát huy giá trị truyền thống và phẩm chất cách mạng cao quý, nâng cao năng lực, làm tròn sứ mệnh lịch sử vẻ vang mà Ðảng bộ tỉnh và nhân dân giao phó.
    Dưới sự lãnh đạo của Ðảng bộ tỉnh, Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thanh Hoá đã kế thừa và phát huy cao độ truyền thống của cha anh, biến truyền thống đó trở thành chủ nghĩa anh hùng cách mạng, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây dựng Thanh Hoá giàu đẹp theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà Ðảng, Bác Hồ và nhân dân đã lựa chọn.
    Ðoàn kết các tầng lớp nhân dân đấu tranh giành chính quyền
    Ngày 18-11-1930, Hội Phản đế Ðồng Minh ra đời - tổ chức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam. Cùng thời gian đó, Ðảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức và lãnh đạo các phong trào quần chúng như Công hội Ðỏ "Phản đối đánh đập, cúp phạt", Nông hội Ðỏ (nổi bật là cuộc đấu tranh của Nông hội làng Long Linh Nội và Long Linh Ngoại chống lễ "Thượng điền", giải tán "Làng chức sự", chia lại ruộng đất công và cây lưu niên cho dân làng), kêu gọi hưởng ứng phong trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh.
    Năm 1936, tình hình thế giới diễn biến phức tạp, Chiến tranh thế giới lần thứ hai đang đến gần, tổ chức lực lượng cách mạng của quần chúng và công tác Mặt trận trở thành trọng điểm thảo luận tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Ðảng. Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận Dân chủ Ðông Dương. Dưới sự chỉ đạo của Trung ương Ðảng, Ðảng bộ tỉnh Thanh Hoá đã có nhiều hình thức tập hợp quần chúng, vừa công khai hợp pháp, vừa bí mật hoạt động. "Hội tương tế ái hữu" được thành lập ở khắp nơi, các hội quần chúng theo nghề nghiệp phát triển mạnh. Toàn tỉnh có trên 15 nghìn người tham gia các tổ chức ái hữu, trong đó có 900 hội viên phụ nữ dân chủ, 15 nhóm thanh niên và 18 uỷ ban vận động cách mạng. Phong trào Ðông Dương Ðại hội, đấu tranh nghị trường, vận động quần chúng đòi các quyền lợi thiết thực đã lôi kéo được cả giai cấp tư sản, một bộ phận tầng lớp địa chủ và kể cả những người Pháp tiến bộ tham gia. Ðó là cơ sở cho phong trào Mặt trận Dân chủ tỉnh Thanh Hoá hoạt động. Ngoài ra, Ðảng bộ tỉnh đã chú ý xây dựng lực lượng chính trị kết hợp với lực lượng vũ trang, tiến tới thành lập chiến khu Ngọc Trạo năm 1941. Phong trào Phản đế Cứu quốc và chiến khu Ngọc Trạo là một trong những cuộc đọ sức đầu tiên của Ðảng bộ và nhân dân tỉnh Thanh Hoá đối với bọn đế quốc.
    Tháng 5-1941, Trung ương Ðảng thành lập Việt Nam Ðộc lập Ðồng Minh, gọi tắt là Mặt trận *********. Trong thời gian này, do chưa bắt được liên lạc với Trung ương nên Ðảng bộ tỉnh Thanh Hoá vẫn tiếp tục củng cố tổ chức Mặt trận Phản đế Cứu quốc tỉnh Thanh Hoá. Tiếp đó, thành lập "Thanh Hoá ái quốc hội" (một hình thức mặt trận để tập hợp, đoàn kết các phần tử yêu nước trong mặt trận cứu nước, giải phóng dân tộc) là tiền thân của Mặt trận ********* Thanh Hoá.
    Dưới sự lãnh đạo của Ðảng bộ tỉnh, Mặt trận ********* Thanh Hoá đã tập hợp, đoàn kết các tầng lớp nhân dân, các dân tộc, các tôn giáo làm nên thành công của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, kết thúc 80 năm nô lệ, thành lập chính quyền nhân dân cách mạng từ tỉnh xuống cấp cơ sở, cùng nhân dân cả nước lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Trong thời gian này, vấn đề cấp bách đặt ra cho Mặt trận là phải tập trung giải quyết nạn đói, đẩy mạnh tăng gia sản xuất, trồng hoa màu ngắn ngày cứu đói. Cuối năm 1945, toàn tỉnh đã quyên góp được 1.076 tấn gạo cứu đói. Năm 1946, nhờ được mùa, nạn đói bị đẩy lùi, đời sống nhân dân dần ổn định. Cùng với chống đói, Mặt trận còn tích cực vận động phong trào chống giặc dốt, mở mang kiến thức cho nhân dân.
    Ðoàn kết toàn dân xây dựng, bảo vệ hậu phương kháng chiến chống thực dân Pháp
    Ngày 20-2-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Thanh Hoá. Trong chuyến thăm này, Người đã giao cho nhân dân xứ Thanh xây dựng Thanh Hoá thành một tỉnh kiểu mẫu, hậu phương vững mạnh toàn diện. Người dạy: "Thanh Hóa phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu... làm một người kiểu mẫu, một nhà kiểu mẫu, một làng kiểu mẫu". Thực hiện lời dạy của Bác, những chủ trương của Tỉnh uỷ, ********* và Hội Liên Việt đã tích cực vận động giáo dục tư tưởng cho quần chúng thông qua các tổ chức thành viên như Công hội, Nông hội, Phụ nữ, Thanh niên, Công giáo, Phụ lão, Ðảng Dân chủ phát động các phong trào thi đua yêu nước rộng khắp, trên mọi mặt trận: sản xuất, văn hoá - giáo dục, y tế, quốc phòng, v.v. tiếp tục động viên đoàn kết toàn dân củng cố hậu phương chi viện kháng chiến để giành thắng lợi.
    Qua 9 năm trường kỳ kháng chiến, Mặt trận Dân tộc Thống nhất tỉnh đã phấn đấu trở thành "một trong những trụ cột của Nhà nước Dân chủ Nhân dân, là sức mạnh vô biên của cuộc kháng chiến kiến quốc, là cơ sở quần chúng rộng rãi làm thành áo giáp vững bền của Ðảng để đánh thắng quân xâm lược và bọn tay sai". Lịch sử Mặt trận Dân tộc Thống nhất tỉnh Thanh Hoá tiếp tục chuyển sang giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội trên miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
    Ðộng viên toàn dân xây dựng chủ nghĩa xã hội, chống Mỹ cứu nước, thống nhất đất nước
    Bước vào thời kỳ mới, Ðảng bộ và nhân dân Thanh Hoá phải khắc phục hậu quả nặng nề của chiến tranh và thiên tai. Mặt trận Liên Việt tỉnh Thanh Hoá nay đã đổi tên thành Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thanh Hoá, đã động viên các tầng lớp nhân dân, các dân tộc trong tỉnh đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, thực hiện thắng lợi mục tiêu trên mọi lĩnh vực về kinh tế, văn hoá, xã hội và an ninh quốc phòng.
    Tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo sáng suốt của Ðảng và Hồ Chủ tịch, các tầng lớp nhân dân Thanh Hoá đoàn kết chặt chẽ trong Mặt trận Tổ quốc tỉnh, ra sức thực hiện thắng lợi các Nghị quyết của Tỉnh uỷ về xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân, xây dựng lực lượng chiến đấu, chuyển hướng phát triển kinh tế, văn hoá, giao thông vận tải trong thời chiến để đánh thắng đế quốc Mỹ. Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã động viên quân và dân thi đua thực hiện các nhiệm vụ của Tỉnh uỷ đề ra. Gắn các phong trào thi đua của đơn vị với phong trào thi đua "Ba giỏi", đánh thắng đế quốc Mỹ như: Hội Phụ nữ có phong trào "Ba đảm đang", Ðoàn Thanh niên có phong trào "Ba sẵn sàng", ngành giáo dục có phong trào "Hai tốt thắng Mỹ", ngành văn hoá có phong trào "Tiếng hát át tiếng bom", lực lượng vũ trang có phong trào thi đua "Ba nhất", các hợp tác xã nông nghiệp có phong trào "5 tấn 2 can thắng Mỹ", ngành sản xuất thủ công nghiệp có phong trào "lửa thành công",v.v..
    Tăng cường sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tiến hành sự nghiệp đổi mới
    Sau khi kết thúc chiến tranh, Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thanh Hoá đã phối hợp thống nhất hành động với các tổ chức thành viên, các tầng lớp nhân dân, nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh và thiên tai, đẩy lùi âm mưu đen tối của các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam, khôi phục và phát triển sản xuất, ổn định đời sống.
    Cùng với đổi mới kinh tế, Ðảng bộ và hệ thống chính trị tỉnh Thanh Hóa đã kiên quyết đổi mới, trước hết là tư duy kinh tế, đổi mới tổ chức, đổi mới phương thức lãnh đạo quản lý và phương thức công tác. Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thanh Hoá đã bám sát nhiệm vụ chính trị của Ðảng bộ tỉnh, mạnh dạn đổi mới tư tưởng nhận thức, tổ chức và phương thức hành động, nâng cao khả năng tập hợp đoàn kết các tầng lớp nhân dân xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. Trong 15 năm đầu thời kỳ đổi mới, Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thanh Hoá đã phát động một số phong trào nổi bật là cuộc vận động toàn dân tham gia cảm hoá giáo dục những người lầm lỗi trên địa bàn dân cư và cuộc vận động xây dựng gia đình, ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo. Tổ chức cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới trên địa bàn dân cư do Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động. Ðảng và Mặt trận đã góp phần tạo nên thành quả to lớn, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực xã hội, là tiền đề cần thiết đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, quê hương.
    Dưới ngọn cờ vẻ vang của Ðảng, Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thanh Hoá luôn được Ðảng bộ quan tâm lãnh đạo và bằng sự phấn đấu nỗ lực của chính mình, đã tạo ra nội lực to lớn tập hợp đoàn kết toàn dân thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ của Ðảng. Ðây là truyền thống vẻ vang, đồng thời là cơ sở cho chúng ta giữ vững niềm tin tất thắng vào tiền đồ tươi sáng của dân tộc, ra sức thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới đất nước vì mục tiêu: "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" theo định hướng xã hội chủ nghĩa, sớm xây dựng Thanh Hoá thành tỉnh kiểu mẫu như sinh thời Bác Hồ hằng mong muốn.
    Bí thư Tỉnh uỷ Trịnh Trọng Quyền cùng các đồng chí lãnh đạo Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thanh Hoá tới thăm đồng bào dân tộc
     
  3. caycothu

    caycothu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/01/2004
    Bài viết:
    592
    Đã được thích:
    0
    LIÊN ÐOÀN LAO ÐỘNG TỈNH THANH HOÁTrưởng thành cùng giai cấp công nhân
    Sau 57 năm kể từ khi thành lập (1946 - 2003), Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hoá luôn xứng đáng là tổ chức tin cậy của giai cấp công nhân, là lực lượng nòng cốt cùng nhân dân tỉnh Thanh Hoá thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của địa phương trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, cũng như trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
    Lực lượng xung kích trong kháng chiến
    Trong bối cảnh toàn quốc kháng chiến, Liên đoàn Lao động Thanh Hoá đã đổi tên thành Liên hiệp Công đoàn Thanh Hoá. Trong thời kỳ này, mặc dù lực lượng còn phân tán, nhưng đoàn viên và tổ chức công đoàn luôn là lực lượng xung kích trên mọi trận tuyến nóng bỏng nhất; tham gia tích cực vào tổ chức sản xuất vũ khí tại các công binh xưởng (xưởng Ðức Huấn, xưởng Phạm Hồng Thái,v.v.), phát động và duy trì rộng rãi phong trào thi đua "gây cơ sở, phá kỷ lục". Ngoài ra, Liên hiệp Công đoàn Thanh Hoá còn đảm nhận trước Uỷ ban Kháng chiến Hành chính tỉnh nhiệm vụ huy động công nhân tham gia vào các chiến dịch Trung du - Hoà Bình - Bình Trị Thiên - chiến dịch Tây Bắc - Thượng Lào, sát cánh cùng giai cấp nông dân thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ cách mạng. Với những thành tích xuất sắc trên tất cả các lĩnh vực, Công đoàn Thanh Hoá đã góp phần xứng đáng vào chiến công của dân tộc, làm nên chiến thắng Ðiện Biên Phủ chấn động địa cầu.
    Truyền thống vẻ vang đó càng được phát huy trong thời kỳ miền Bắc bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, cùng miền Nam quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Tại thời điểm này, sản xuất là nhiệm vụ trọng tâm số 1. Vì thế, cùng với chủ động đánh địch, Liên hiệp Công đoàn Thanh Hoá tập trung cao độ vào việc tổ chức các phong trào thi đua như: tổ đội sản xuất xã hội chủ nghĩa, "mỗi người làm việc bằng hai", cuộc vận động "đồng bào miền xuôi tham gia phát triển kinh tế, văn hoá miền núi" và các phong trào khác do Liên hiệp Công đoàn tỉnh phát động. Những phong trào này đã góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, chính trị của tỉnh. Ðặc biệt, Liên hiệp Công đoàn tỉnh đã chỉ đạo công đoàn các cấp tích cực cải tiến lề lối, tác phong làm việc, cử cán bộ xuống cơ sở trực tiếp tháo gỡ những khó khăn trong sản xuất, tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, kết hợp tốt quan hệ Ðảng - Ðoàn thanh niên - Công đoàn trong công tác chỉ đạo, đồng thời phát huy ý thức làm chủ tập thể của mỗi người.
    Với những thành tích mà phong trào công nhân viên chức và Công đoàn Thanh Hoá đạt được trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Quốc hội, Chính phủ và Hồ Chủ tịch đã trao tặng các danh hiệu cao quý:
    - 2 cờ thi đua phục vụ tiền tuyến khá nhất.
    - 1 cờ "Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược".
    - 57 huân chương các loại.
    - 8 đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang.
    - 10 anh hùng lao động, 26 anh hùng lực lượng vũ trang.
    - 2.063 lượt tổ đội đạt danh hiệu lao động xã hội chủ nghĩa.
    Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, Liên hiệp Công đoàn Thanh Hoá tập trung chỉ đạo tổ chức thi đua lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm, khai thác mọi tiềm năng về vật tư, thiết bị,v.v. phấn đấu thực hiện các mục tiêu lao động - xã hội, đồng thời giáo dục, động viên công nhân viên chức thực sự phát huy tinh thần làm chủ trong sản xuất.
    Vượt qua thách thức - vững tiến vào tương lai
    Trong sự nghiệp đổi mới, đội ngũ công nhân lao động Thanh Hoá vẫn giữ được truyền thống cách mạng, xứng đáng là lực lượng tiên phong trong các phong trào, là đội ngũ chủ lực đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của quá trình sắp xếp lại các doanh nhiệp nhà nước, cũng như sự phát triển vũ bão của khoa học - công nghệ, số lượng công nhân giảm đáng kể so với những năm 80 của thế kỷ XX (số lượng công nhân viên chức đã giảm từ 15 vạn người năm 1985 xuống còn 8,2 vạn người năm 2002). Số lượng lao động giảm, đòi hỏi chất lượng lao động phải tăng lên; nhưng nhìn chung, ở Thanh Hoá, tay nghề của đội ngũ công nhân còn thấp và không đồng đều, thợ lành nghề và thợ bậc cao chiếm tỷ lệ nhỏ.
    Nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân trở thành vấn đề bức thiết đối với Ðảng bộ và Công đoàn tỉnh, cũng như đối với chính bản thân người lao động. Ðảng bộ và Công đoàn tỉnh Thanh Hóa đã xác định: đây là yêu cầu cơ bản để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, công tác đào tạo lại cũng như các chính sách giải quyết việc làm, chăm lo đến đời sống vật chất - tinh thần của công nhân rất được chú trọng, nhằm giúp lực lượng công nhân xứng đáng là lực lượng nòng cốt, xung kích trong sự nghiệp đổi mới.
    Bên cạnh đó, xác định công tác tổ chức cũng là vấn đề cốt yếu dẫn đến thành công. Do vậy, Liên đoàn Lao động tỉnh đã chăm lo xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh để đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đổi mới công tác tổ chức cán bộ (giảm dần cán bộ chuyên trách) nhằm hướng tới mục tiêu thực hiện tốt chức năng là người đại diện bảo vệ cho quyền lợi của lực lượng công nhân viên chức. Ngoài ra, tổ chức Công đoàn còn đa dạng hoá các hình thức tập hợp quần chúng, tăng cường các hoạt động xã hội, phát triển công đoàn ngoài quốc doanh để tăng cường vai trò và sức mạnh của tổ chức công đoàn.
    Với những nỗ lực không biết mệt mỏi, trong những năm gần đây, Công đoàn tỉnh Thanh Hoá đã không ngừng phát triển cả về lượng và chất. Công nhân viên chức và tổ chức công đoàn luôn gương mẫu đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn (chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp, chuyển đổi giống cây trồng, thực hiện tốt chương trình xoá đói giảm nghèo của Chính phủ, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, v.v.) cũng như trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tham gia xây dựng đời sống văn hoá. Phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo được nhân rộng ở phần lớn các cơ sở; nhiều công trình, sản phẩm, đề tài khoa học và các hoạt động chuyên đề được xây dựng và thực hiện đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
    Thực hiện mục tiêu Ðại hội Ðảng toàn quốc lần thứ IX đề ra: "Tập trung đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh", Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hóa đã tích cực triển khai các chương trình hành động với các mục tiêu tổng quát: "Tích cực góp phần xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh, xứng đáng là một lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và vai trò lãnh đạo cách mạng trong thời đại mới. Ðẩy mạnh phát triển đoàn viên và tổ chức công đoàn trong các thành phần kinh tế, nâng cao trình độ cán bộ, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của tổ chức công đoàn. Xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, tham gia xây dựng Ðảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đề ra".

    Trước Cách mạng Tháng Tám (năm 1945), Thanh Hoá đã hình thành một đội ngũ công nhân đông đảo làm việc trong các lâm trường, công xưởng, nhà máy, hầm mỏ v.v.. Ðồng thời, Thanh Hóa cũng là một địa phương có phong trào công nhân phát triển khá mạnh mẽ, nhất là từ khi Ðảng bộ tỉnh được thành lập. Tháng 9-1931, đồng chí Nguyễn Văn Hoài - Ðảng viên đầu tiên của Nhà máy Diêm Hàm Rồng từ Nghệ An trở về Thanh Hoá, vận động thành lập Công hội Ðỏ (sau này được đổi tên thành Hội Công nhân Cứu quốc), tổ chức rải truyền đơn, kêu gọi công nhân đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm. Cuộc đấu tranh của công nhân Nhà máy Diêm Hàm Rồng đã đánh dấu một bước phát triển mới của lực lượng công nhân Thanh Hoá. Bởi đây là lần đầu tiên ở Thanh Hoá, dưới sự lãnh đạo của tổ chức Công hội, cuộc đấu tranh đã thu hút sự tham gia của công nhân toàn nhà máy và giành được thắng lợi.
    Sau này, phong trào đấu tranh dân chủ phát triển mạnh, dưới sự lãnh đạo của Ðảng, nhiều tổ chức hội đã được hình thành như: Hội Tương tế ái hữu, Hội tương thân tương ái, v.v. và đã trở thành nòng cốt của phong trào công nhân trong tỉnh. Thực hiện chủ trương của Ðảng, ngày 20-6-1946, Ðại hội Công nhân Cứu quốc nhóm họp, quyết định đổi tên Hội Công nhân Cứu quốc thành tổ chức Công đoàn và quyết định thành lập Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Theo đó, Hội Công nhân Cứu quốc Thanh Hóa được đổi tên thành Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hoá. Từ đó, giai cấp công nhân Thanh Hóa đã có tổ chức của riêng mình, xứng đáng là lực lượng tiên phong lãnh đạo cách mạng, là đội quân chủ lực đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội của tỉnh.
    Giai cấp công nhân Thanh Hoá - lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
  4. caycothu

    caycothu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/01/2004
    Bài viết:
    592
    Đã được thích:
    0
    ÐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN THANH HOÁ TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI
    Từ khi thành lập đến nay (tháng 3-1998), Ðoàn Thanh niên Thanh Hoá đã qua 7 lần đổi tên để phù hợp với tình hình phát triển của đất nước. Nhưng ở bất kỳ thời điểm lịch sử nào, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ðảng bộ tỉnh, Ðoàn Thanh niên Thanh Hoá đã góp phần viết nên những trang sử vẻ vang cho quê hương. Từ hào khí của các phong trào "Ba sẵn sàng", "Năm xung phong", "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước" với những cái tên: Tô Vĩnh Diện, Lê Công Khai, Lò Văn Bường, Lê Mã Lương, Nguyễn Bá Ngọc, Ngô Thị Tuyển, Lê Ðình Chính đã khắc sâu vào hàng triệu con tim, khối óc và trở thành biểu tượng sáng chói trong tâm hồn các thế hệ trẻ Việt Nam.
    Bước vào thời kỳ mới, thế hệ trẻ Xứ Thanh được hưởng những thành quả tốt đẹp của sự nghiệp đổi mới do Ðảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo. Là cháu con của một dân tộc anh hùng, một miền quê giàu truyền thống cách mạng, trọng đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", thế hệ trẻ luôn nhận thức rõ: để có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc như ngày hôm nay là do thành quả của cuộc trường chinh bền bỉ và quyết liệt, tình nguyện chiến đấu hy sinh của bao thế hệ thanh niên đi trước. Họ luôn trân trọng và coi đó là những tấm gương sáng, là niềm tự hào, là động lực cổ vũ lớp trẻ hôm nay và mai sau trên con đường mưu sinh, lập nghiệp và xây dựng đất nước.
    Từ công tác giáo dục tư tưởng
    Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của Ðoàn Thanh niên trong giai đoạn cách mạng mới, vấn đề rèn luyện phẩm chất, đạo đức, bồi dưỡng tinh thần yêu nước, nâng cao ý thức công dân, đặc biệt là định hướng lý tưởng, là điều cần thiết nhất đối với thế hệ trẻ. Câu hỏi: Sống thế nào? Sống để làm gì? Sống cho ai? Phải làm gì để cống hiến cho xã hội, cộng đồng? Làm sao gắn lợi ích của mình vào lợi ích của đất nước?... luôn thường trực và thôi thúc mỗi cán bộ, đoàn viên thanh niên xứ Thanh. Bởi vậy trong những năm qua, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đoàn viên thanh niên đã được các cấp bộ đoàn đặc biệt chú trọng. Các phong trào đã lôi cuốn hàng triệu lượt cán bộ đoàn viên thanh niên tham gia, nhất là việc quán triệt các chủ trương, Nghị quyết của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện chương trình giáo dục về Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục truyền thống, tham gia các hoạt động xã hội, nhân đạo từ thiện, nâng cao hiểu biết về dân số - sức khoẻ - môi trường, phòng chống các tệ nạn xã hội cho đoàn viên thanh niên. Nhiều hình thức sinh hoạt, hoạt động tuyên truyền được thực hiện. Nhiều cuộc thi tìm hiểu được tổ chức thường xuyên như cuộc thi tìm hiểu: "Ðảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, đất nước phồn vinh tiến vào thế kỷ XXI", "Truyền thống anh bộ đội *****", "Tuổi trẻ Việt Nam 65 năm dựng nước và giữ nước"... đã góp phần thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị - tư tưởng cho đoàn viên thanh niên.


    Lãnh đạo tỉnh và lãnh đạo Trung ương Ðoàn với các trí thức trẻ tình nguyện


    Những định hướng về tư tưởng đã mang lại kết quả khả quan: 100% cơ sở đoàn được trang bị kiến thức 5 bài học lý luận chính trị, với 80% số đoàn viên thanh niên tham gia. Ðồng thời, phát động quyên góp ủng hộ 1,5 tỷ đồng xây dựng phòng học cho học sinh vùng cao còn gặp nhiều khó khăn, 1,5 tỷ đồng xây dựng tượng đài Thanh niên xung phong chiến thắng, hơn 70 đợt tổ chức truyền thông, tạo dựng 142 câu lạc bộ thanh niên, 150 câu lạc bộ thanh niên phòng chống tệ nạn xã hội, hàng trăm triệu đồng "Quỹ vì bạn nghèo", "Quỹ khuyến học" và lập sổ tiết kiệm tặng các mẹ Việt Nam Anh hùng, ủng hộ đồng bào lũ lụt.
    Các hoạt động văn hoá - văn nghệ, thể dục - thể thao, các hoạt động nhân đạo từ thiện, uống nước nhớ nguồn và các hoạt động xã hội khác đã trở thành hoạt động thường xuyên, tạo thành phong trào sôi nổi trên địa bàn toàn tỉnh. Từ những phong trào hấp dẫn do Ðoàn phát động đã phát hiện những tài năng trẻ đem lại vinh quang cho quê hương và Tổ quốc. Ðó là Nguyễn Thị Nhung vô địch cờ vua thế giới lứa tuổi 12, đoàn viên Lưu Văn Hùng - giải nhì maraton quốc tế, 8 năm liền vô địch giải Việt giã báo Tiền phong, Ðào Xuân Thắng vô địch thế giới môn Pencatxilat nam, đoàn viên Trịnh Thị Mùi vô địch thế giới về pencatxilat và nhiều lần vô địch khu vực Ðông Nam á, cô còn là một trong 10 vận động viên tiêu biểu toàn quốc năm 1999, v.v..
    Sự chỉ đạo, tổ chức có hiệu quả các hình thức giáo dục chính trị - tư tưởng cho đoàn thanh niên của các cấp bộ đoàn đã cho thấy lý tưởng của đại bộ phận thanh niên đang phấn đấu vì độc lập, thực hiện "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Ðồng thời, trong những năm qua, các cấp bộ đoàn đã cụ thể hoá công tác giáo dục bằng nhiều nội dung và hình thức phù hợp, thu hút đông đảo đoàn viên thanh niên tham gia, qua đó vị trí, vai trò của tổ chức Ðoàn trong xã hội và trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội được khẳng định rõ nét.
    Ðến những thành quả lớn
    Trong lực lượng trẻ, đoàn viên thanh niên nông thôn là lực lượng đông đảo, luôn cần sự quan tâm của lãnh đạo Ðoàn các cấp để thực hiện tốt công cuộc xây dựng nông thôn mới, hình thành lớp thanh niên năng động, sáng tạo trong làm kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, xoá đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương. Trong thời gian qua, thanh niên nông thôn đã đảm nhận thực hiện và hoàn thành 679 công trình tình nguyện cấp huyện, hơn 22.000 công trình tình nguyện cấp cơ sở, đào đắp hàng triệu m3 đất đá, hàng trăm nghìn km đê điều, kè, đập, kênh mương, các công trình thuỷ lợi, công trình giao thông,v.v.. Ðảm nhận triển khai 3 tỷ đồng vốn vay hỗ trợ sản xuất cho đoàn viên thanh niên thuộc 4 huyện (Như Thanh, Như Xuân, Ðông Sơn, Ngọc Lặc) và chỉ đạo có kết quả 28 dự án hỗ trợ vốn theo chương trình 120 với tổng trị giá 1,2 tỷ đồng, góp phần giải quyết việc làm cho hàng vạn đoàn viên thanh niên, thành lập được 19 câu lạc bộ "Thanh niên nông thôn với kỹ thuật nghề nông", 75 điểm trình diễn, thu hút hơn 6.000 lượt đoàn viên thanh niên tham gia nhằm đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi... góp phần tăng sản lượng lương thực của tỉnh. Thanh niên khối công nhân viên chức và thành phố, thị xã đã có nhiều đóng góp cho quê hương bằng các công trình nghiên cứu khoa học, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề. Trong hơn 10 năm đổi mới, 175 sáng kiến, 110 đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, 130 đề tài cấp cơ sở, hơn 75 đề tài tham gia Hội thi "Tuổi trẻ sáng tạo" đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
    Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ song hành. Xác định rõ trách nhiệm to lớn của thế hệ trẻ trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc, thời gian qua, các cấp bộ Ðoàn đã quan tâm giáo dục đoàn viên thanh niên nêu cao ý thức cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, thực hiện nghiêm chỉnh luật nghĩa vụ quân sự. Hàng năm, số thanh niên lên đường nhập ngũ đều đảm bảo số lượng, chất lượng. Phong trào "Xứng danh anh bộ đội *****" trong thanh niên quân đội và thực hiện "6 điều Bác Hồ dạy" trong thanh niên ngành công an đã được triển khai và thực hiện có hiệu quả. Các hoạt động tuyên truyền nếp sống, lối sống mới, chống các hủ tục lạc hậu, thực hiện chương trình 3 mục tiêu: dân số - sức khoẻ - môi trường và phòng chống các tệ nạn xã hội được đẩy mạnh thông qua các hoạt động cảm hoá giáo dục những người lỗi lầm, tích cực đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội. Toàn tỉnh đã xây dựng được 180 đội tuyên truyền viên trẻ, 120 câu lạc bộ phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, v.v.. Xây dựng và tổ chức thi tìm hiểu về chương trình 138 của Chính phủ, các cuộc thi với hình thức sân khấu hoá "Tuổi trẻ với công tác phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội", cuộc thi "Tuổi trẻ với an toàn giao thông". Nhiều hoạt động xã hội như: hiến máu nhân đạo, chăm sóc người già, trẻ em tật nguyền, giúp đỡ đồng bào bị lũ lụt, v.v.. đã trở thành phong trào quần chúng sâu rộng trong lực lượng đoàn viên thanh niên. Cùng với phong trào "Thanh niên lập nghiệp" và "Tuổi trẻ giữ nước", phong trào "Thanh niên tình nguyện" với phương châm: "Tình nguyện tại chỗ, chung sức vì cộng đồng, tích cực chi viện cho vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn" đang ngày càng lớn mạnh. Trong phong trào này, toàn tỉnh có 56 trí thức và 28 y - bác sỹ trẻ tình nguyện đem tri thức, ánh sáng văn hoá tới đồng bào các dân tộc vùng cao.
    Trong 3 tháng hè "Thanh niên tình nguyện năm 2002", chiến dịch đã thu hút được 715.000 lượt đoàn viên thanh niên, học sinh - sinh viên tình nguyện tham gia, đảm nhận 2.147 công trình tình nguyện với tổng trị giá 5 tỷ đồng, thành lập 1.249 đội thanh niên tình nguyện, 336 đội tuyên truyền ca khúc cách mạng, 360 đội thanh niên tình nguyện phòng chống tệ nạn xã hội, v.v.. Ðoàn Thanh niên các cấp đã trao 5.904 suất quà, 1.428 suất học bổng trị giá 385.994 triệu đồng cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; mở được 45 lớp học tình thương, trao tặng 2.935 suất quà cho 15 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng và 2.920 gia đình chính sách neo đơn; khám chữa bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho 459 lượt người, trị giá 229 triệu đồng, v.v..
    Tự hào về những thành tích đạt được, tuổi trẻ tỉnh Thanh Hoá đã được Nhà nước khen thưởng 5 Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba; năm 1998 được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và nhiều bằng khen của các Bộ, ngành Trung ương. Liên tục từ năm 1996 đến nay, Ðoàn Thanh niên Thanh Hoá còn được Trung ương Ðoàn tặng cờ "Ðơn vị dẫn đầu phong trào thi đua toàn quốc"; Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên, Hội đồng đội Trung ương được tặng cờ đơn vị xuất sắc và nhiều bằng khen. Ðặc biệt, trong lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Ðoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26-3-1931 - 26-3-2001), tuổi trẻ các dân tộc tỉnh Thanh Hoá đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Ðộc lập hạng Ba.
    Phát huy truyền thống vẻ vang của quê hương, thế hệ trẻ xứ Thanh có quyền tự hào, hy vọng và tin tưởng vào thế hệ trẻ hôm nay đủ tài năng để gặt hái thêm những thành công. Học tập và rèn luyện để vươn lên làm chủ khoa học kỹ thuật - công nghệ, trau dồi lý tưởng độc lập, dân tộc và chủ nghĩa xã hội, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Ðại hội Ðoàn toàn quốc lần thứ VIII, góp sức trẻ thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
    Thanh niên tình nguyện Thanh Hoá trong buổi ra quân tình nguyện về vùng sâu, vùng xa


    Hiện nay, Ðoàn Thanh niên Thanh Hoá có 869.546 thanh niên, trong đó có 408.162 đoàn viên thanh niên. Qua quá trình hoạt động, tuổi trẻ Thanh Hoá được Ðảng quan tâm giáo dục và rèn luyện, tạo môi trường thuận lợi để tu dưỡng, phấn đấu và trưởng thành. Trong nhiệm kỳ (1997 - 2002), toàn tỉnh đã kết nạp được 105.000 đoàn viên mới, 14.626 đoàn viên ưu tú vinh dự được kết nạp Ðảng (tăng 2 lần so với nhiệm kỳ trước), tỷ lệ đảng viên mới trong độ tuổi thanh niên chiếm 61%. Tỷ lệ cơ sở Ðoàn vững mạnh, khá, tăng nhanh, số cơ sở Ðoàn vững mạnh là 925 (đạt 72,5%, tăng 15,5%), đã có 1.813 chi đoàn tái thành lập và thành lập mới. Ðến nay, toàn tỉnh đã thành lập 24 Uỷ ban Hội cấp huyện, 544 chi hội cơ sở với 408.162 hội viên.


    Trong phong trào thanh niên lập nghiệp "Xuất hiện hàng nghìn thanh niên sản xuất kinh doanh giỏi, các chủ trang trại, các doanh nghiệp trẻ, trong đó phải kể tới đoàn viên Nguyễn Hồng Phong - Giám đốc Xí nghiệp Phân bón Tiến Nông đoạt giải thưởng Sao đỏ năm 2001; Ngô Văn Tuấn - Giám đốc Công ty Xây dựng I, đoạt giải thưởng Sao đỏ năm 2002; đoàn viên Lương Văn Ky, dân tộc Thái (Sơn Lư - Quan Sơn) phát triển kinh tế đồi rừng, mỗi năm thu nhập 50 - 60 triệu đồng; đoàn viên Lê Ðình Ninh (Quảng Trung - Quảng Xương) nuôi trồng thuỷ sản, thu nhập 120 - 150 triệu đồng/năm, v.v..
     
     
  5. caycothu

    caycothu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/01/2004
    Bài viết:
    592
    Đã được thích:
    0
    HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ THANH HOÁNoi gương truyền thống bà Triệu anh hùng
    Với truyền thống anh hùng, bất khuất từ thời Bà Triệu, cùng truyền thống lao động cần cù, trung hậu đảm đang, phụ nữ Thanh Hóa đã góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong thời kỳ đổi mới, phụ nữ Thanh Hóa đã cống hiến tài năng, trí tuệ, thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội Ðảng các cấp, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp. Có được những thành tích ấy, có phần đóng góp không nhỏ của Hội Liên hiệp Phụ nữ Thanh Hoá.
    Hơn 70 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Ðảng bộ tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thanh Hoá đã không ngừng phát triển và trưởng thành. Mặc dù tồn tại dưới nhiều tên gọi khác nhau, song mục tiêu và những thành tích mà Hội Liên hiệp Phụ nữ Thanh Hoá đạt được vẫn là tập hợp, đoàn kết đông đảo phụ nữ các dân tộc trong tỉnh phát huy truyền thống yêu nước, lao động cần cù, trung hậu đảm đang, đem tài năng, trí tuệ góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
    Những trang sử hào hùng
    Từ khi thành lập (năm 1930) cho đến nay, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thanh Hoá luôn xứng đáng với vai trò, vị trí của mình. Thời kỳ 1930 - 1945, hội đã tuyên truyền, giác ngộ hàng vạn phụ nữ tham gia cách mạng, nuôi giấu, bảo vệ cán bộ, bảo vệ cơ sở đảng, làm giao thông liên lạc, tham gia lực lượng vũ trang, tham gia xây dựng và bảo vệ chiến khu Ngọc Trạo, góp phần xứng đáng vào thành công của Cách mạng Tháng Tám. Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, Hội Liên hiệp Phụ nữ đã phát động phụ nữ Thanh Hoá tham gia các phong trào thi đua yêu nước, đưa phụ nữ Thanh Hoá trở thành lực lượng cách mạng hùng hậu, dũng cảm, đảm đang xây dựng hậu phương vững mạnh, góp phần không nhỏ làm nên chiến thắng Ðiện Biên Phủ chấn động địa cầu.
    Trong 10 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thanh Hóa đã phát động chị em tham gia phong trào "Phụ nữ 5 tốt", "Ba đảm đang". Những cánh đồng "Bà Triệu 5 tấn thắng Mỹ" và hàng nghìn đội cấy Thanh Hoá - Quảng Nam, hàng nghìn nữ kiện tướng cấy, kiện tướng cày, kiện tướng chăn nuôi... đã xuất hiện khắp mọi vùng miền trong tỉnh. Trên các lĩnh vực công nghiệp, giao thông vận tải, giáo dục, y tế, thương nghiệp... chị em cũng kiên cường bám trụ sản xuất, công tác và chiến đấu, lập nên những chiến công to lớn, góp phần xây dựng hậu phương Thanh Hoá vững chắc, góp phần đánh thắng cuộc chiến tranh leo thang của giặc Mỹ. Không những thế, phụ nữ Thanh Hoá còn tham gia lực lượng dân quân, chiếm 49% lực lượng toàn tỉnh. Nhiều trung đội như: Trung đội dân quân nữ Hoa Lộc, Thanh Thuỷ, Hoằng Trường, Hà Phú... đã được Bác Hồ gửi thư khen và tặng huy hiệu của Người.
    Kế thừa phong trào "Ba đảm đang", từ năm 1978 đến năm 1988, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thanh Hoá đã phát động phong trào "Người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". Chị em đã thi đua lao động - sản xuất và công tác, phấn đấu nâng cao trình độ, thực hiện nam nữ bình đẳng, xây dựng gia đình hoà thuận, hạnh phúc. Thực tiễn phong trào đã xuất hiện 130 nghìn bà mẹ nuôi dạy con tốt, 10 vạn phụ nữ đạt danh hiệu "Người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" 10 năm liên tục.
    Ðổi mới cùng đất nước
    Trong thời kỳ đổi mới, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thanh Hoá không ngừng đổi mới nội dung, phương hướng hoạt động theo hướng chăm lo lợi ích thiết thực cho phụ nữ. Hội đã bám sát các mục tiêu kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của tỉnh, tuyên truyền vận động phụ nữ các dân tộc trong tỉnh hưởng ứng 2 phong trào thi đua lớn: "Phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình hạnh phúc" và "Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, cần kiệm xây dựng đất nước". Hội Phụ nữ đặc biệt quan tâm đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ vốn, tạo việc làm, tăng thu nhập cho phụ nữ, tranh thủ khai thác các nguồn vốn trong nước và quốc tế, góp phần hoàn thành thắng lợi mục tiêu trên 1 triệu tấn lương thực/năm, hạ tỷ lệ đói nghèo (theo tiêu chí cũ) từ 23,77% (năm 1995) xuống còn 14% (năm 2000).
    Trong các ngành kinh tế của tỉnh, lực lượng lao động nữ chiếm tỷ lệ cao. Chị em đã thi đua học tập, lao động sáng tạo, đẩy mạnh phong trào "Giỏi việc nước, đảm việc nhà". Trong hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật, nhiều người đã có những đề tài nghiên cứu được áp dụng vào thực tiễn mang lại hiệu quả kinh tế cao được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Bằng lao động sáng tạo. Tiêu biểu cho những tấm gương năng động, sáng tạo trong hoạt động ngành nghề là tập thể lao động nữ ở Công ty Mía đường Lam Sơn, Công ty Bia Thanh Hoá...
    Trong hoạt động xã hội, hội đã tăng cường phối hợp với các ngành chức năng chăm lo, bảo vệ sức khoẻ cho phụ nữ - trẻ em, thực hiện chương trình dân số - kế hoạch hoá gia đình, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình hạnh phúc, xây dựng và vận dụng thành công mô hình "Ngày hội hạnh phúc", "Tổ phụ nữ không sinh con thứ 3"... Kết quả đã có hàng vạn phụ nữ và trẻ em được khám bệnh định kỳ, 62% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng các biện pháp tránh thai, giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 từ 35% (năm 1995) xuống còn 20,4% (năm 1999), góp phần hạ tỷ lệ tăng trưởng dân số của tỉnh từ 1,98% (năm 1995) xuống còn 1,6% (năm 1999). Hội Liên hiệp Phụ nữ Thanh Hóa đã thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát thực hiện các chế độ, chính sách có liên quan đến phụ nữ - trẻ em và tham gia các hoạt động xã hội, nhân đạo từ thiện. Ðặc biệt, thực hiện tốt công tác hậu phương quân đội, tích cực tham gia phong trào đền ơn đáp nghĩa, phong trào đỡ đầu chăm sóc các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, các mẹ liệt sĩ không nơi nương tựa, thăm hỏi, tặng quà các chiến sĩ đồn biên phòng, các đơn vị lực lượng vũ trang, thanh niên nhập ngũ.
    Ðồng thời, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thanh Hoá còn thường xuyên tổ chức đoàn cán bộ khảo sát xuống tìm hiểu đời sống của đồng bào các dân tộc. Phối hợp với Ban Dân tộc - Tôn giáo Trung ương, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, ngân hàng người nghèo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thanh Hóa tập huấn chương trình xoá đói giảm nghèo cho cán bộ hội chủ chốt ở 9 huyện trong tỉnh thuộc các xã vùng II. Bên cạnh đó, hội cũng phối hợp với Ban Tôn giáo tỉnh Thanh Hóa tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ hội chuyên trách về các chính sách của Ðảng, Nhà nước về tôn giáo. Các cấp hội đã tham gia giải quyết những vấn đề bất bình thường ở một số địa bàn, tham gia các hoạt động thăm hỏi, chúc mừng các ngày lễ trọng đại của tôn giáo.
    Hoạt động đối ngoại, trong những năm vừa qua đã được các cấp hội từng bước triển khai dựa trên những điều kiện cụ thể của địa phương. Ðặc biệt, hội phụ nữ các huyện biên giới Thanh Hoá - Hủa Phăn (Lào) đã tích cực tổ chức tuyên truyền chính sách đối ngoại của Ðảng và Nhà nước, vận động chị em thực hiện chương trình hợp tác giữa 2 tỉnh và biên bản ghi nhớ của hội phụ nữ 2 tỉnh (ký năm 1998). Cuối năm 2002, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức đoàn cán bộ sang thăm hữu nghị và trao đổi kinh nghiêm công tác với Hội Phụ nữ tỉnh Hủa Phăn, góp phần tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa 2 tỉnh nói chung và hội phụ nữ nói riêng ngày càng tốt đẹp và bền vững.
    Ðể hội phát triển vững mạnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thanh Hóa coi xây dựng, phát triển tổ chức hội cơ sở là nhiệm vụ trọng tâm. Nhiều giải pháp được thực hiện nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức hội cơ sở đã đem lại hiệu quả thiết thực. Tỷ lệ hội viên tham gia sinh hoạt hội ngày càng cao, trong năm 2002 đã phát triển được 12.526 hội viên. Ngoài ra, các cấp hội còn quan tâm đến việc chăm lo đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hội. Ðến nay, 100% cán bộ hội được tập huấn về nghiệp vụ công tác hội, hơn 80% cán bộ chuyên trách cấp huyện có trình độ đại học chuyên môn, cao cấp lý luận chính trị, trung cấp; hơn 50% cán bộ hội chủ chốt cơ sở có trình độ trung, sơ cấp lý luận chính trị và quản lý nhà nước.
    Bước vào năm 2003, nhằm không ngừng nâng cao năng lực, trình độ và phẩm chất của các hội viên, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thanh Hoá đặt trọng tâm vào những công tác sau:
    1) Giáo dục phẩm chất đạo đức, nâng cao năng lực và trình độ mọi mặt của phụ nữ. Phối hợp với Sở Tư pháp và Hội đồng phổ biến giáo dục luật tỉnh Thanh Hóa, tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật có liên quan trực tiếp đến phụ nữ.
    2) Chỉ đạo các cấp hội tham gia chương trình xoá đói giảm nghèo và phát triển kinh tế gia đình, trong đó tập trung chỉ đạo các hoạt động hỗ trợ phụ nữ nghèo làm kinh tế, hoạt động dạy nghề mới, khôi phục nghề truyền thống...
    3) Chỉ đạo hội cơ sở xây dựng "gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc". Tập trung chỉ đạo xây dựng và phát triển tổ chức hội vững mạnh. Ðặc biệt quan tâm xây dựng và phát triển mô hình mới tập hợp, thu hút hội viên, đạt tỷ lệ từ 70% trở lên, giảm tỷ lệ cơ sở hội yếu kém, xoá đơn vị trắng không có tổ chức hội. Qua đó, hội xây dựng và triển khai kế hoạch khảo sát thực trạng đội ngũ cán bộ hội ở 3 cấp, tổ chức hội nghị chuyên đề và bồi dưỡng nghiệp vụ hội cho đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp huyện và tỉnh, tổ chức hội thi cán bộ hội giỏi là người dân tộc thiểu số.
    4) Phối hợp với Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Thanh Hóa tổ chức triển khai kế hoạch hành động "Vì sự tiến bộ của phụ nữ" đến năm 2005 trong toàn tỉnh để tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện chính sách bình đẳng nam - nữ.
    Hơn 70 năm phấn đấu và trưởng thành, đến nay, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thanh Hoá đã có hệ thống tổ chức từ tỉnh đến cơ sở với đội ngũ cán bộ hội chuyên trách cấp tỉnh và huyện là 150 người, trong đó số cán bộ có trình độ đại học là 37,5%, trung cấp là 58%. Ðội ngũ cán bộ hội cơ cở ở 633 xã, phường là 6.870 người, trong đó đội ngũ cán bộ hội chủ chốt có trình độ từ trung cấp trở lên chiếm 72%. Hội Liên hiệp Phụ nữ Thanh Hoá có gần 1 triệu hội viên tham gia sinh hoạt ở 6.092 tổ phụ nữ và 1.000 ban nữ công, tổ nữ công trực thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh. Ðây là lực lượng lao động to lớn góp phần cùng nhân dân các dân tộc trong tỉnh thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng nông thôn mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
    Lễ đón nhận đơn vị xuất sắc do Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trao tặng
  6. caycothu

    caycothu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/01/2004
    Bài viết:
    592
    Đã được thích:
    0
    HỘI CỰU CHIẾN BINH THANH HOÁNhững chiến công thầm lặng trong thời bình


    Ðồng chí Ðặng Văn Thư - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Thanh Hoá


    Trong chiến tranh, những người lính ra trận với một lòng yêu nước nồng nàn, với tinh thần quyết chiến, quyết thắng để giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Khi Tổ quốc đã sạch bóng quân thù, những người lính trở về quê hương vẫn mang trong mình bầu nhiệt huyết năm xưa, với ước muốn giản dị là được tiếp tục cống hiến sức lực của mình, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội và phát triển kinh tế địa phương. Sự ra đời của Hội Cựu chiến binh chính là nhằm đáp ứng tâm nguyện ấy của người lính.
    Từ khi Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Ðảng Cộng sản Việt Nam ra quyết định thành lập Hội Cựu chiến binh (06-2-1989), dưới sự chỉ đạo của các cấp uỷ Ðảng, chính quyền và sự hăng hái nhiệt tình của các quân nhân đã hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trở về địa phuơng, chỉ trong một thời gian ngắn Hội Cựu chiến binh tỉnh Thanh Hoá đã ra đời. Kể từ đó đến nay, Hội Cựu chiến binh Thanh Hoá đã từng bước đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đóng góp tích cực vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh - quốc phòng, giữ vững ổn định chính trị. Hội đã trải qua ba kỳ đại hội với tổng số 147.156 hội viên.
    Vẫn không lùi bước
    Thanh Hoá là một trong những tỉnh có số người góp sức vào hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đông đảo nhất. Vào đầu thập kỷ 90 (thế kỷ XX), toàn tỉnh có khoảng 430.000 quân nhân đã từng tham gia lực lượng vũ trang và bán vũ trang, trực tiếp chiến đấu và phục vụ chiến đấu trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và làm nghĩa vụ quốc tế. Trong chiến tranh, họ có mặt ở hầu khắp các chiến trường, nay trở về địa phương, họ cũng có mặt ở khắp các địa bàn dân cư, các cơ quan, doanh nghiệp, trường học. Hầu hết các cựu chiến binh đều có nguyện vọng được tiếp tục cống hiến sức lực, trí tuệ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mong muốn được tập hợp trong một tổ chức thống nhất để có điều kiện phát huy bản chất tốt đẹp của "bộ đội *****", giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Bên cạnh đó, trong bối cảnh phức tạp của địa bàn Thanh Hóa (là một trong những tỉnh có số dân đông nhất nước, trong đó có gần 1/3 dân số là đồng bào các dân tộc của 11 huyện miền núi, kết cấu hạ tầng còn rất thiếu thốn), trước những khó khăn bộn bề khi nền kinh tế Việt Nam chuyển từ cơ chế bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, sự ra đời của Hội Cựu chiến binh Thanh Hoá đã góp phần tích cực kiềm chế, ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực, những điểm nóng ở địa bàn dân cư, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội ở cơ sở, ổn định lòng dân.
    Trải qua gần 15 năm hoạt động với nhiều hình thức phong phú như tuyên truyền, vận động, tăng cường công tác giáo dục chính trị, Hội Cựu chiến binh Thanh Hóa đã góp phần nâng cao tinh thần cánh mạng cho cán bộ hội viên, kịp thời phát hiện và kiên quyết đấu tranh với những quan điểm sai trái, những biểu hiện tham nhũng, quan liêu ở cơ sở; bảo vệ chủ trương, đường lối, quan điểm của Ðảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia xây dựng Ðảng và chính quyền trong sạch, vững mạnh. Hội đã vận động và tổ chức hội viên thực hiện có kết quả chương trình giúp nhau phát triển sản xuất, xoá đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên, góp phần thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương. Nhận rõ ý nghĩa chiến lược về bồi dưỡng và đào tạo nguồn nhân lực, hội đã tích cực tham gia giáo dục truyền thống yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho thế hệ trẻ, góp phần củng cố tổ chức Ðoàn, Ðội ở cơ sở.
    Kết quả hoạt động cho thấy, hội đã thực sự trở thành tổ chức đại diện cho nguyện vọng, ý chí của cựu chiến binh, thành viên tích cực của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thanh Hoá; là chỗ dựa tin cậy của các cấp uỷ Ðảng, chính quyền trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh - quốc phòng ở địa phương. Tổ chức hội ngày càng được củng cố và phát triển; vai trò, vị trí, uy tín của hội trong hệ thống chính trị, trong xã hội không ngừng được nâng cao. Ðại đa số hội viên cựu chiến binh đã giữ vững và phát huy bản chất truyền thống "bộ đội *****", xứng đáng là lực lượng cách mạng trung thành của Ðảng, xứng đáng với sự tin yêu của nhân dân.
    Từng bước chiến thắng "nghèo, đói"
    Sau những năm tháng làm nhiệm vụ trên các chiến trường của Tổ quốc và nghĩa vụ quốc tế, trở về với đời thường trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn, với ý chí tự lực tự cường, tinh thần vượt khó của người lính *****, các hội viên Hội Cựu chiến binh đã giúp đỡ nhau về vốn, giống, kinh nghiệm, sức lao động để ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần.
    Hội đã tận dụng khai thác từ nhiều nguồn vốn khác nhau như: vốn từ quỹ hội, quỹ giải quyết việc làm, đồng thời làm đại diện vay từ ngân hàng nhà nước, ngân hàng hỗ trợ người nghèo... Ðặc biệt, với phương châm "lá lành đùm lá rách", hội đã huy động được 14.111 triệu đồng từ các cựu chiến binh có điều kiện kinh tế khá hơn để giúp các hội viên mở rộng sản xuất, xoá đói giảm nghèo. Tính đến cuối năm 2002, tổng số vốn huy động phục vụ sản xuất là 73.167 triệu đồng. Hiện nay, toàn tỉnh đã có 31.264 hộ gia đình cựu chiến binh được vay vốn sản xuất. Nhờ vậy, số lao động có việc làm là 57.538 người, tăng 37% so với năm 1997.
    Bằng ý chí và nghị lực được tôi luyện trong quân ngũ, cùng với lòng hăng say, đức tính cần cù, siêng năng, tinh thần dám nghĩ dám làm, các hội viên Hội Cựu chiến binh tỉnh Thanh Hoá đã vượt qua mọi khó khăn, góp sức làm giàu cho gia đình và quê hương. Năm 2002, 42.677 hội viên đạt danh hiệu lao động sản xuất giỏi, tăng 27% so với năm 1997. Số hộ giàu và khá chiếm 28,7%, tăng 12%, số hộ trung bình chiếm 61%, số hộ đói nghèo chỉ còn 10,3%, giảm 7,7% so với năm 1997. Ðặc biệt, hàng trăm hội viên cựu chiến binh đã gây dựng được những cơ sở sản xuất có quy mô lớn, đạt doanh thu hàng chục triệu đồng mỗi năm, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều cựu chiến binh khác. Ðiển hình là cơ sở sản xuất cót ép của chị Lê Thị Lan - một thương binh hạng 3 ở xã Xuân Thành (Thọ Xuân), doanh thu bình quân 150 - 200 triệu/năm, giải quyết việc làm cho gần 3.000 lao động (hầu hết là cựu chiến binh). Những kết quả này có được, ngoài sự trợ giúp tích cực của hội, phần lớn là nhờ vào bản lĩnh và nghị lực của những người lính.
    Ðể xứng đáng với danh hiệu "bộ đội *****"
    Trong giai đoạn kế tiếp (2005 - 2010), hội tiếp tục tiến hành vận động cựu chiến binh giữ gìn và phát huy bản chất "bộ đội *****"; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động và các hình thức sinh hoạt của hội; tiếp tục xây dựng hội trong sạch vững mạnh, phát huy vai trò tham mưu cho cấp uỷ Ðảng về công tác vận động cựu chiến binh; làm nòng cốt đoàn kết vận động cựu chiến binh tham gia xây dựng Ðảng, chính quyền trong sạch vững mạnh, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh lần thứ XV.
    Mục tiêu cơ bản trong xây dựng hoạt động của hội là: đoàn kết, tập hợp, vận động cựu chiến binh thành lực lượng cách mạng, gương mẫu thực hiện và bảo vệ các chủ trương, đường lối, nghị quyết của Ðảng. Phấn đấu để tổ chức hội xứng đáng là đoàn thể chính trị - xã hội, chỗ dựa tin cậy của cấp uỷ Ðảng, chính quyền, thành viên tích cực của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thanh Hoá, đại diện cho ý chí nguyện vọng của cựu chiến binh. Trên cơ sở đó, hội đề ra những nhiệm vụ trọng tâm sau:
    1) Tham gia xây dựng, bảo vệ Ðảng, chính quyền, tăng cường nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, đấu tranh chống âm mưu gây bạo loạn của các thế lực thù địch, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
    2) Tổ chức, động viên hội viên, cựu chiến binh, cựu quân nhân tham gia chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, giúp đỡ nhau nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của cựu chiến binh.
    3) Góp phần giáo dục truyền thống yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho thế hệ trẻ, phối hợp tham gia xây dựng củng cố và nâng cao chất lượng tổ chức đoàn, đội, hội ở cơ sở.
    4) Phối hợp với các tổ chức, các ngành chức năng tập hợp động viên lực lượng cựu quân nhân phát huy truyền thống quân đội nhân dân Việt Nam, thực hiện các phong trào, các cuộc vận động ở cơ sở.
    5) Xây dựng hội trong sạch, vững mạnh về chính trị - tư tưởng và tổ chức, tham gia các cuộc vận động, các phong trào của địa phương, làm chức năng tham mưu cho cấp uỷ Ðảng và đóng vai trò nòng cốt vận động cựu chiến binh trong giai đoạn cách mạng mới.
    Với những thành quả đạt được có thể khẳng định: Hội Cựu chiến binh Thanh Hoá đã góp một phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương. Với những bước đi vững chắc, hội sẽ mãi là tổ chức chính trị - xã hội, là lực lượng cách mạng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung và Thanh Hóa nói riêng.


    Mục tiêu chủ yếu trong giai đoạn 2002 -2010
    1) Tập hợp 90% cựu chiến binh trở lên vào tổ chức hội, tiếp tục phát triển hội trong khối cơ quan, doanh nghiệp và những nơi có đủ điều kiện.
    2) Hàng năm, 85% tổ chức hội đạt tiêu chuẩn "trong sạch vững mạnh", trong đó 35% đạt "trong sạch vững mạnh xuất sắc". "Hội viên gương mẫu" và "gia đình hội viên cựu chiến binh văn hoá" đạt từ 80% trở lên.
    3) Tạo nguồn vốn vay từ 15 đến 20 tỷ đồng, hỗ trợ giải quyết việc làm cho 10.000 lao động trở lên; cơ bản xoá hết hộ đói, giảm hộ nghèo xuống còn 5%, giúp đỡ nhau xoá hết nhà dột nát trong gia đình hội viên; 35% gia đình hội viên có mức sống khá và giàu; 100% hội cơ sở có quỹ hoạt động.
    Ðồng chí Phạm Minh Ðoan - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá tham dự lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba của Hội Cựu chiến binh tỉnh Thanh Hoá
  7. caycothu

    caycothu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/01/2004
    Bài viết:
    592
    Đã được thích:
    0
    HỘI NÔNG DÂN THANH HOÁLực lượng nòng cốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn



    Ðỗ Ðốc NghiệnUỷ viên Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt NamChủ tịch Hội Nông dân Thanh Hoá

    Hoà chung vào không khí đấu tranh sục sôi của cả nước trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, Nông hội Ðỏ Thanh Hoá - tiền thân của Hội Nông dân Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp nông dân Việt Nam đã chính thức được thành lập vào ngày 14-10-1930 với 200 hội viên của một số làng thuộc huyện Thọ Xuân, Thiệu Hoá, Ðông Sơn. Nông hội Ðỏ ra đời đã đưa phong trào nông dân Thanh Hóa lên một tầm cao mới. Tiếp bước truyền thống hào hùng ấy, Hội Nông dân Thanh Hóa đang phấn đấu không ngừng, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng quê hương, giàu mạnh.
    Tham gia tích cực phát triển kinh tế - xã hội
    Hàng năm, các cấp hội có nhiều chương trình kết hợp, liên kết với các đơn vị sự nghiệp, các đơn vị kinh doanh, các nhà khoa học, các trường dạy nghề, các trường đại học trong và ngoài tỉnh, đem lại các hiệu quả khá thiết thực cho bà con nông dân. Bên cạnh đó, hội còn tham gia mở hơn 2.000 lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hơn 100 nghìn lượt nông dân tham gia; mở hội thi kiến thức khoa học kỹ thuật nhà nông Thanh Hoá lần thứ nhất, thu hút được trên 1,1 triệu nông dân tham gia học tập và sinh hoạt.
    Ngoài ra, Hội Nông dân tỉnh còn thành lập 2 trung tâm hỗ trợ nông dân cấp huyện, tuy mới đi vào hoạt động, nhưng đã cho thấy xã hội hoá các hoạt động, giúp nông dân có được những kinh nghiệm quý báu là chủ trương đúng đắn. Lần đầu tiên, chủ trương của Ban Thường vụ tỉnh Hội đã dược cấp uỷ địa phương thảo luận và tiến hành thí điểm tại địa phương.
    Với sự trợ giúp tích cực của Hội Nông dân Thanh Hóa, nhiều địa phương đã hình thành một số vùng sản xuất cây công nghiệp tập trung, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ. Phong trào chuyển diện tích lúa nước, cói kém hiệu quả, ao hồ, đầm lầy sang nuôi trồng thuỷ sản phát triển khá mạnh. Công tác trồng rừng được triển khai hiệu quả, cơ bản đã phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. Các cơ sở vật chất phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp được tăng cường. Ðây là những tiền đề vật chất quan trọng cho sự phát triển nhanh và bền vững trong tương lai.
    Phong trào sản xuất - kinh doanh giỏi do Hội Nông dân Thanh Hoá phát động đã thu hút ngày càng nhiều nông dân các vùng miền trong tỉnh tham gia. Hàng năm, khoảng 35 đến 40 vạn hộ nông dân đăng ký phấn đấu trở thành gia đình nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi. Ðến cuối năm 2002, toàn tỉnh có gần 300 hộ đạt danh hiệu hộ sản xuất - kinh doanh giỏi cấp 3, tăng khoảng 30% so với năm 1998. Chất lượng và hiệu quả sản xuất - kinh doanh ngày càng cao, nhiều hộ đã có số vốn lên đến hàng tỷ đồng, thu nhập trên 100 triệu đồng/năm. Không chỉ vậy, phong trào sản xuất - kinh doanh giỏi còn đóng vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế; cơ cấu vụ mùa, cây trồng, vật nuôi; phát triển ngành nghề mới, sử dụng vốn có hiệu quả, ủng hộ hàng tỷ đồng vào việc xây dựng kết cấu hạ tầng (109 tỷ đồng xây dựng 3.006,6 km kênh mương, 11,5 tỷ đồng xây dựng 1.321 km đường giao thông nông thôn,...), thực hiện các chính sách xã hội, xoá đói giảm nghèo tại nông thôn.
    Với những hoạt động tích cực, năm 2002 là năm thành công của Hội Nông dân Thanh Hóa khi các cấp hội cùng bà con nông dân tích cực thực hiện việc đổi mới cơ cấu cây trồng, vụ mùa, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần tăng năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi lên cao nhất từ trước đến nay. Nhờ đó, tổng diện tích gieo trồng năm đạt 432.480 ha, tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái. Năng suất lúa bình quân đạt 48,7 tạ/ha/năm, tăng 2,2 tạ/ha so với cùng kỳ, đưa tổng sản lượng lương thực toàn tỉnh đạt trên 1,408 triệu tấn, tăng 5,8% so với cùng kỳ. Ngành chăn nuôi tiếp tục được chú trọng, sử dụng giống mới, thức ăn công nghiệp và phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá. Nhiều hộ nông dân trong tỉnh đã đầu tư trang trại chăn nuôi lợn ngoại hướng nạc, thịt lợn xuất khẩu, bò thịt, bò sữa. Năm 2002, đàn lợn có 1,29 triệu con, tăng 2,9% so cùng kỳ. Ðàn bò có 228.800 con, tăng 5,2% so cùng kỳ, trong đó 21.468 con bò lai sin và 350 bò sữa thuần.
    Ngành thuỷ sản đạt khá cả về đánh bắt và nuôi trồng, trong đó diện tích nuôi trồng đạt 11.135 ha, tăng 8,2% so với cùng kỳ. Tổng sản lượng thuỷ sản năm 2002 đạt khoảng 58.200 tấn, tăng 11% so với cùng kỳ. Nhiều hộ ngư dân nuôi tôm sú theo phương pháp công nghiệp, thâm canh, bán thâm canh; tổ chức cơ sở chế biến hải sản với quy mô lớn, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Ngoài ra, các hộ ngư dân còn tích cực đầu tư tăng thêm 16 tàu đánh bắt xa bờ, 60 tàu bán khơi, bán lộng. Nông dân các địa phương miền núi và vùng trung du còn tích cực tham gia trồng 5.800 ha rừng tập trung, tăng 5,4% kế hoạch và 9,5 triệu cây phân tán, tăng 18%, nâng độ che phủ rừng lên 38,2%. Ngoài việc tham gia phát triển kinh tế địa phương, các hộ nông dân còn tích cực xây dựng nếp sống văn hoá mới, giữ gìn thuần phong mỹ tục của làng xã, giữ vững an ninh - chính trị, trật tự an toàn xã hội, nên đã hạn chế được phần nào các tệ nạn xã hội, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn.
    Những khó khăn cần tháo gỡ
    Bên cạnh những thành tựu đạt được, thực trạng nông nghiệp và nông thôn Thanh Hóa vẫn còn tồn tại nhiều bất cập: sản xuất nông nghiệp phát triển chưa vững chắc; công tác chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá còn chậm; đầu vào cho sản xuất nông nghiệp của một số sản phẩm công nghiệp còn quá cao; chất lượng các giống lúa lai, đặc biệt là dòng nhị ưu 63 chất lượng còn kém, giá thành lại cao; công tác quản lý nhà nước đối với các mặt hàng phân bón, thuốc trừ sâu và một số loại giống cây trồng, vật nuôi còn nhiều lỏng lẻo; giá trị ngày công lao động nông nghiệp thấp; lực lượng lao động nông thôn thiếu việc làm ngày càng tăng. Bên cạnh đó, những cơ chế chính sách và nguồn lực bảo trợ rủi ro thiên tai, biến động thị trường đối với một số cây trồng, vật nuôi chính vẫn còn thiếu. Một số ngành nghề truyền thống chậm được khôi phục, nghề mới chưa được quan tâm phát triển. Vấn đề giao thông nông thôn, thuỷ lợi, nước sạch - vệ sinh môi trường ở một số vùng nông thôn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn. Một số bộ phận nông dân còn mang nặng tư tưởng cam chịu, bảo thủ, ngại tiếp thu cái mới, thiếu ý thức hợp tác để vươn lên trong sản xuất và đời sống. Ðội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ chủ chốt tại các cấp hội chưa thật ngang tầm với yêu cầu của thời kỳ mới. Một số bộ phận ngại khó, thiếu nhiệt tình với công tác hội. Vai trò chỉ đạo của các cấp hội chưa thật thường xuyên, chưa phát hiện và xử lý kịp thời những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn, chưa thật sự chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nông dân. Sự phối hợp giữa hội với các ngành liên quan chưa được nhuần nhuyễn.
    Những mặt tồn tại, yếu kém này đặt ra thử thách lớn đòi hỏi Hội Nông dân Thanh Hóa phải nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt dộng, sát cánh cùng bà con nông dân trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
    Tất cả còn đang ở phía trước
    Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XV đã đề ra mục tiêu: đẩy mạnh công cuộc đổi mới, tăng tốc độ phát triển và vượt chỉ tiêu các kế hoạch đề ra trên tất cả các lĩnh vực, phát huy nội lực, khai thác có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển, ưu tiên đầu tư các ngành nghề có tiềm năng lợi thế, đáp ứng yêu cầu của thị trường; tiếp tục chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
    Ðứng trước trọng trách lớn lao, Hội Nông dân Thanh Hóa đang cố gắng phát huy vai trò nòng cốt trong các phong trào thi đua của nông dân xây dựng kinh tế - xã hội; tổ chức tốt các dịch vụ hỗ trợ nhu cầu chính đáng của nông dân, tích cực tham gia phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp; mở rộng mô hình tổ chức dạy nghề, tạo lập nghề; tăng cường hoạt động của trung tâm hỗ trợ nông dân, trung tâm dịch vụ việc làm của hội; tham gia các chương trình cải tạo đàn bò, chăn nuôi bò sữa, nuôi lợn hướng nạc xuất khẩu, chăn nuôi gia cầm. Tiếp tục truyền bá kiến thức nhà nông bằng cuộc thi "Kiến thức nhà nông" từ cơ sở. Làm tốt công tác, chức năng của hội trong việc chăm lo đời sống vật chất cũng như tinh thần của các hội viên,... Xây dựng tổ chức hội vững mạnh, góp phần ổn định tình hình chính trị - xã hội nông thôn.
    Phấn đấu đến năm 2008, 75% số hộ nông dân trở lên là hội viên, 100% thôn, bản có nông dân có tổ chức hội, phát triển mạnh chi hội nghề nghiệp; 85% tổ chức cơ sở hội trở lên hoạt động khá, phấn đấu không còn hội xã, phường, thị trấn yếu kém; 86% số hộ nông dân trở lên đạt danh hiệu gia đình nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi; 50% số hộ nông dân đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá; 100% chi hội và xã, phường, thị trấn xây dựng được quỹ hội,...
    Với những thành tích đã đạt được và sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của các cấp lãnh đạo tỉnh cũng như lãnh đạo hội, phong trào nông dân Thanh Hoá sẽ ngày càng phát triển; góp phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng quê hương ngày một giàu mạnh, văn minh.

    Tính đến năm 20002, 619 xã, phường, thị trấn có nông dân đã có cơ sở hội; củng cố được 1.537 chi hội, thành lập mới 4 chi hội nghề nghiệp tại thành phố Thanh Hoá, Ðông Sơn; kết nạp thêm 20.291 hội viên, nâng tổng số hội viên trên toàn tỉnh lên 341.647 người, trong đó có 245.126 hội viên được cấp thẻ.

    Các cơ sở hội đã tích cực xây dựng quỹ hội góp phần giúp hội viên nghèo vượt khó. Trong đó, năm 2002, quỹ hội thu được 433 triệu đồng, đưa tổng quỹ hội toàn tỉnh lên 5,732 tỷ đồng. Tại nhiều huyện, hội có nguồn quỹ từ 100 đến 200 triệu đồng. Cùng với nguồn quỹ ấy, Hội Nông dân tỉnh đã tích cực phối hợp cùng với ngân hàng phục vụ người nghèo hướng dẫn nông dân thành lập 4.992 tổ tín chấp vay vốn, cho 109.623 hộ vay với tổng số tiền trên 207 tỷ đồng, tăng so với năm 2001 là 286 tổ với 86.775 hộ và 25,3 tỷ đồng. Ngoài ra, hội còn phối hợp với ngân hàng thương mại, ngân hàng nông nghiệp theo Nghị quyết liên tịch số 2308 trong việc xây dựng 2.242 tổ tín chấp quản lý với hơn 100 tỷ đồng, cho 24.000 hộ vay vốn, đặc biệt là trên 80% nông dân nghèo có vốn đầu tư phát triển sản xuất,...


    Những thành tích của Hội Nông dân Thanh Hoá
    1) Ðược Ðảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba.
    2) Liên tục trong các 1999 - 2002, được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tặng cờ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua của Hội Nông dân toàn quốc.
    3) Ba năm liên tiếp (1999 - 2001), được Chính phủ tặng cờ thi đua cho công tác hội và phong trào nông dân Thanh Hoá.
    Ðồng chí Trịnh Trọng Quyền - Uỷ viên Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hoá, được uỷ quyền của ************* trao tặng Huân chương Ðộc lập hạng Ba cho Hội Nông dân Thanh Hoá (21-4-2003)
  8. caycothu

    caycothu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/01/2004
    Bài viết:
    592
    Đã được thích:
    0
    PHẦN III: TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH KINH TẾ - XÃ HỘITHÀNH PHỐ THANH HOÁSức bật của một thành phố trẻ
    - Diện tích tự nhiên: 57,8 km2- Ðơn vị hành chính: 18 phường, xã- Tốc độ tăng GDP (1996 - 2000): 13,4%- GDP đầu ng­ời năm 2002: 766 USD/năm.



    Ông Bùi Tường HỷPhó Bí thư Thành uỷChủ tịch UBND thành phố Thanh Hoá


    Là một thành phố trẻ đầy tiềm năng của một tỉnh đất rộng người đông vào loại nhất nhì trong cả nước, trong những năm gần đây, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức song với lòng quyết tâm phấn đấu không ngừng của Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố, cộng thêm sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Thường vụ Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, sự giúp đỡ nhiệt thành của các ban, ngành Trung ương và địa phương, thành phố Thanh Hoá đã giành được nhiều thắng lợi lớn trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
    Bước đầu khẳng định vị thế của thành phố trẻ đầy tiểm năng
    Kể từ khi trở thành đô thị loại III, kinh tế thành phố Thanh Hoá đã có bước chuyển biến mạnh mẽ. Nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 1996 - 2000 đạt 13,4%, tăng hơn 3% so với thời kỳ 1995 - 1996. GDP bình quân đầu người năm 2000 đạt 633 USD. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, nhiều chỉ tiêu hoàn thành và vượt mức kế hoạch đề ra. Các hoạt động văn hoá - xã hội tiếp tục phát triển theo hướng xã hội hoá, quốc phòng - an ninh được củng cố, trật tự trị an xã hội được giữ vững, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện.
    Một số ngành kinh tế chủ yếu có mức tăng trưởng khá. Kết thúc năm 2002, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố đạt 643,86 tỷ đồng, tăng 11,5%, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh tăng 31,5%. Trong lĩnh vực nông nghiệp, do tác động của quá trình đô thị hoá, diện tích gieo trồng giảm 5%, nhưng giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn tăng 2,3%.
    Thu ngân sách trên địa bàn tăng 7,3%/năm, riêng ngân sách thành phố thu tăng bình quân giai đoạn 1996 - 2000 là 6%/năm. Năm 2000, nhờ giải quyết tốt hơn công tác giải phóng mặt bằng, tạo mọi điều kiện để các dự án của Trung ương và của tỉnh triển khai thuận lợi, gắn với huy động sức dân tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng nên vốn đầu tư trên địa bàn tăng đáng kể so với kế hoạch. Tổng thu, chi ngân sách năm 2002 tăng 5,2% so với dự toán tỉnh giao. Một số ngành sản xuất phát triển nhanh và có hiệu quả như: chế biến lương thực thực phẩm, vật liệu xây dựng, phân bón, v.v..
    Các khu công nghiệp tập trung đang được hình thành và phát triển. Trong đó, Khu công nghiệp Lệ Môn, mới triển khai giai đoạn đầu với hơn 60 ha, đã có 6 nhà doanh nghiệp đầu tư xây dựng và 16 dự án được cấp giấy phép (6 dự án đã đi vào hoạt động, 10 dự án đã và đang trong quá trình xây dựng). Khu công nghiệp Ðông Hương đã được quy hoạch lại. Khu công nghiệp Tây - Bắc Ga đang triển khai dự án đầu tư. Khu công nghiệp du lịch - văn hoá Hàm Rồng đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết, đang triển khai và kêu gọi đầu tư kết cấu hạ tầng và xây dựng một số hạng mục công trình...
    Văn hoá - xã hội cũng có sự chuyển biến tích cực. Sự nghiệp giáo dục phát triển mạnh. Toàn thành phố đã hoàn thành chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng tuổi, hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở và đang từng bước triển khai phổ cập trung học phổ thông. Ðặc biệt, những năm gần đây, ngành giáo dục - đào tạo đã quan tâm chỉ đạo, quản lý chất lượng dạy và học ở tất cả các cấp. Thành phố luôn là đơn vị dẫn đầu về giáo dục mũi nhọn, nhất là về số học sinh giỏi các cấp học hàng năm. Ðến nay, trên địa bàn có 10 trường tiểu học đạt tiêu chuẩn quốc gia và 3 trường cận chuẩn. Phong trào xây dựng phố, làng văn hoá, nếp sống văn minh phát triển sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân. Theo thống kê, đến năm 2002, toàn thành phố có 140 phố, làng văn hoá khai trương xây dựng, tinh thần và đời sống văn hoá ngày càng cao, nếp sống văn hoá đô thị có nhiều chuyển biến tích cực. Tỷ lệ sinh đẻ toàn thành phố giảm xuống còn 0,02%. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn 17%. Tỷ lệ hộ đói nghèo giảm từ 6,4% xuống còn 5,9%. Công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và phòng chống cháy nổ được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong quần chúng và được thực hiện tốt. Hàng năm, số vụ tai nạn lao động và mức thiệt hại về tài sản giảm mạnh.
    Những năm gần đây công tác chăm sóc sức khoẻ cộng đồng được đặc biệt chú trọng, từng bước nâng cao chất lượng khám và chữa bệnh, tăng cờng xây dựng mạng lới y tế cơ sở. Thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng 6 loại vắc xin, tiêm phòng chống bệnh sởi, uống Vitamin A đạt tỷ lệ cao. Do làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh, nên trong thời gian qua thành phố không có dịch bệnh lớn xảy ra, nhất là việc xử lý dịch bệnh SARS. Bên cạnh đó, công tác quản lý hành nghề y, dược tư nhân cũng được lãnh đạo thành phố quan tâm và chỉ đạo sát sao.
    Công tác xây dựng và phát triển đô thị có nhiều chuyển biến tích cực. Ðặc biệt, được sự quan tâm của tỉnh, sự lãnh đạo trực tiếp, sát sao của Thường vụ Thành uỷ, sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, đến nay, 8 quy hoạch chi tiết đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt và đã được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, tại các địa bàn dân cư như: Khu du lịch văn hoá Hàm Rồng, Nam cầu Hạc, Khu Trung tâm, Khu đô thị Ðông Hương, Khu đô thị Ðông Sơn,... Ðồng thời, thành phố cũng triển khai quy hoạch đô thị mới, quy hoạch khu nghĩa trang phía Bắc và nhiều khu tái định cư cho các dự án trên địa bàn. Từ việc xây dựng quy hoạch, tốc độ đầu tư phát triển đô thị ngày càng tăng nhanh. Tính đến nay, tổng vốn đầu tư giai đoạn 1996 - 2000 đạt 1.200 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với thời kỳ trước. Riêng năm 2002, vốn đầu tư xây dựng cơ bản đạt gần 400 tỷ đồng, trong đó vốn Trung ương là 110 tỷ đồng. Chính nhờ những nguồn vốn này, hầu hết các tuyến đường nội thành được đầu tư nâng cấp, trên 40% tuyến đường được rải thảm bêtông nhựa. Hệ thống thoát nước, vỉa hè, cây xanh đang từng bước được đầu tư, các trục đường chính trong thành phố đã có điện chiếu sáng vào ban đêm. Hệ thống điện đang được đầu tư nâng cấp đồng bộ theo các dự án. Hệ thống cấp nước đã được đầu tư và đang được đa vào khai thác sử dụng. Tốc độ đầu tư xây dựng nhà ở t nhân ngày càng tăng nhanh, đặc biệt nhiều khu đô thị mới được đầu tư kết cấu hạ tầng khang trang, hiện đại và đồng bộ như: khu dân cư Mai Xuân Dương, Ðồng Vệ, Nam đại lộ Lê Lợi...
    Ðịnh hướng phát triển và biện pháp đến năm 2005
    Phát huy truyền thống sẵn có, cộng thêm tiềm năng về vốn, lao động và khoa học kỹ thuật, Ðảng bộ, chính quyền thành phố đã vạch ra một số chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2005. Trong đó, phấn đấu xây dựng thành phố Thanh Hoá trở thành trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội văn minh, hiện đại có tác động tích cực đến sự phát triển của các vùng trong tỉnh và khu vực; tập trung mọi nguồn lực phấn đấu đến năm 2005 thành phố Thanh Hoá sẽ trở thành đô thị loại II.
    Ðể thực hiện thắng lợi các mục tiêu trên, lãnh đạo thành phố đã đề ra nhiều giải pháp có tính khả thi. Trong đó, thành phố xác định phải tập trung phát huy tối đa nội lực, kết hợp với đầu tư nước ngoài, tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lấy khoa học - công nghệ làm nền tảng. Ðặc biệt, thành phố sẽ tập trung phát triển công nghiệp hướng mạnh vào xuất khẩu. Thanh Hoá cũng xác định sẽ dành ưu đãi cho đầu tư sản xuất công nghiệp vào những vùng trọng điểm kinh tế như: Khu công nghiệp Lễ Môn, Khu công nghiệp Tây - Bắc Ga. Chú trọng đầu tư nước ngoài dưới tất cả các hình thức: liên doanh, 100% vốn nước ngoài, BOT, BTO, BT, v.v.. Bên cạnh đó, hình thành thêm một số khu công nghiệp có điều kiện thuận lợi cho phát triển thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống, tạo ra sản phẩm xuất khẩu. Thành phố sẽ củng cố phát triển kinh doanh xuất nhập khẩu, đầu tư xây dựng hệ thống thương mại không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước, mà còn đáp ứng nhu cầu xuất khẩu với các sản phẩm truyền thống như hàng nông sản, may mặc, da giày, hàng mỹ nghệ. Ðồng thời, thành phố cũng đặc biệt coi trọng việc xây dựng, phát triển mạnh mẽ lĩnh vực du lịch, dịch vụ, coi đây là ngành kinh tế mũi nhọn đóng góp đáng kể cho GDP thành phố.
    Một trong những nhiệm vụ trọng tâm để xây dựng thành phố Thanh Hoá thành đô thị loại II là khẩn trương xây dựng kết cấu hạ tầng. Ðiều đó có nghĩa là, từ nay đến năm 2005, thành phố sẽ tập trung khoảng 2.000 tỷ đồng cho đầu tư xây dựng cơ bản, trong đó đầu tư 800 tỷ đồng xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật. Các hướng đầu tư của thành phố sẽ tập trung vào giao thông, cấp thoát nước, lới điện. Cụ thể, các tuyến nội, ngoại thành sẽ tiếp tục được nâng cấp. Hệ thống giao thông vành đai và các trục đường giao thông hướng ngoại, các nút giao thông, bến tàu, bến xe,... sẽ dần được hoàn chỉnh. Dự án cấp nước thành phố Thanh Hoá, Sầm Sơn sẽ sớm được hoàn thành để đa tỷ lệ hộ dùng nước sạch đạt 100%, trong đó 80% dùng nước máy. Triển khai xây dựng hệ thống thoát nước đầu mối, khu nội thành, xây dựng cải tạo hồ chứa nước, xây dựng vỉa hè, cây xanh cho 100% đường phố nội thành. Cải tạo, xây dựng lới điện thành phố bao gồm lới điện hạ thế, các trạm biến áp, nâng cấp hệ thống điện chiếu sáng ở các trục đường chính, các khu dân cư đông đúc.
    Mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra đối với Ðảng bộ, Uỷ ban nhân dân và nhân dân thành phố Thanh Hoá là hết sức nặng nề. Trong quá trình thực hiện các mục tiêu trên, bên cạnh những thuận lợi sẽ gặp không ít khó khăn. Song vượt lên tất cả, Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Thanh Hoá cùng quyết tâm sẽ hoàn thành thắng lợi những nhiệm vụ, mục tiêu đã đề ra, đa thành phố Thanh Hoá trở thành đô thị loại II vào trớc năm 2005.
    Cầu Hoàng Long - Hàm Rồng (cầu sắt), hai cầu huyết mạch của thành phố Thanh Hoá
  9. caycothu

    caycothu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/01/2004
    Bài viết:
    592
    Đã được thích:
    0

    Vài nét khái quát về thành phố Thanh Hoá
    Hệ thống đô thị Thanh Hoá hình thành từ lâu đời và có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong đó, thành phố Thanh Hoá là đô thị trẻ, nằm bên bờ sông Mã, có vị trí, cảnh quan sinh thái rất thuận lợi, khí hậu khá ôn hoà: mùa đông ấm áp, mùa hè mát mẻ.
    Quốc lộ 1A xuyên Việt chạy qua trung tâm thành phố dài gần 10 km, Cảng Lệ Môn, Sầm Sơn ở phía Ðông, đường sắt Bắc - Nam chạy ở phía Tây, tạo thành một mạng lới giao thông đa dạng và thuận tiện. Nhờ đó, thành phố Thanh Hoá đã trở thành trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của tỉnh Thanh Hoá, đồng thời ở vào vị thế thuận lợi trong việc giao thương với tất cả các tỉnh trong nước.
    Ðể phát huy và nâng cao vai trò, vị thế của trung tâm tỉnh lỵ của một tỉnh thuộc hàng lớn nhất cả nước, ngày 1-5-1994, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định số 37/CP nâng cấp thị xã Thanh Hoá lên thành phố Thanh Hoá với 18 phường, xã, tổng diện tích tự nhiên 57,8 km2, dân số gần 20 vạn người.



    Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội đến năm 2005


    Các chỉ tiêu 

    Trị giá

    - Tốc độ tăng trưởng GDP 
    15 - 16%

    - GDP bình quân đầu người 
    1.000 USD

    - Thu ngân sách trên địa bàn 
    460 tỷ VND

    - Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn.
    870 tỷ VND

         Trong đó: 


              + Giá trị sản xuất công nghiệp thành phố 
    290 tỷ VND

    - Giá trị thương mại - dịch vụ.
    400 tỷ VND

         Trong đó: 


              + Giá trị thương mại - dịch vụ thành phố 
    180 tỷ VND

    - Cơ cấu kinh tế đến năm 2005


              + Công nghiệp
    38%

              + Thương mại - dịch vụ 
    57%

              + Nông nghiệp 
    5%

    - Tốc độ tăng trưởng bình quân


              + Công nghiệp 
    14 - 15%

              + Thương mại - dịch vụ 
    12 - 13%

              + Nông nghiệp
    5 - 6%
    Nguồn: Uỷ ban nhân dân thành phố Thanh Hoá


    Ðịa chỉ liên hệ:
    UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ THANH HOÁÐịa chỉ: 27 Trần Phú - thành phố Thanh HoáÐiện thoại: 037.852152 - 759426Chủ tịch: BÙI TƯỜNG HỶ
  10. caycothu

    caycothu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/01/2004
    Bài viết:
    592
    Đã được thích:
    0
    THỊ XÃ SẦM SƠNPhát huy thế mạnh kinh tế biển



    Nguyễn Văn PhùngChủ tịch Uỷ ban nhân dân thị xã Sầm Sơn

    Thiên nhiên đã ưu ái cho Sầm Sơn một bãi biển kỳ thú, nên thơ cùng với nhiều tích sử - một tài sản vô giá của Sầm Sơn từ ngàn xưa để lại. Trong lần về thăm và làm việc với tỉnh Thanh Hoá (ngày 17 - 19 tháng 7 năm 1960), khi nghỉ lại đền Cô Tiên - Sầm Sơn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: "Nếu nơi đây có một hệ thống dịch vụ khách sạn và có phương tiện đưa đón khách nghỉ mát để tới Hòn Mê thì sẽ thu được nhiều của cải từ đây...". Khắc ghi lời dạy của Người, Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân Sầm Sơn đã từng bước phát huy thế mạnh kinh tế biển, đưa ngành du lịch - thuỷ sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
    Nằm trên bờ Vịnh Bắc Bộ, địa hình Sầm Sơn tương đối bằng phẳng, là vùng sơn thuỷ hữu tình với khí hậu trong lành, dải bờ biển cát vàng thoai thoải, nước trong xanh soi bóng núi Trường Lệ với những di tích văn hoá đã được xếp hạng quốc gia (Ðền Ðộc Cước, Ðền Cô Tiên, Hòn Trống Mái...). Hơn nữa, biển Sầm Sơn bao la là nơi trực tiếp cung cấp nguồn hải sản phong phú như tôm, cá mực, cua, các loại hải sản quý khác... Mặt khác, Sầm Sơn có bề dày lịch sử, truyền thống văn hoá lâu đời, với các hoạt động văn hoá mang đậm bản sắc quê hương như lễ hội bánh chưng - bánh dày (ngày 12-5 âm lịch hàng năm). Với những lợi thế này, Sầm Sơn có nhiều ưu thế trong sự phát triển của ngành du lịch và thuỷ sản.
    Lấy ngành du lịch làm trọng tâm


    Ðồng chí Nguyễn Văn Hoà - Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thị xã Sầm Sơn phát biểu trong hội thảo xây dựng xa lộ thông tin của thị xã Sầm Sơn


    Sầm Sơn là một trong những địa danh nổi tiếng, là niềm tự hào của ngành du lịch Thanh Hoá và cũng là của ngành du lịch Việt Nam. Ngay từ thời Pháp thuộc, làng núi Sầm Sơn cùng bãi biển chân núi Sầm được coi là khu nghỉ mát cho các quan chức người Pháp, dần dần trở thành bãi tắm lý tưởng thu hút khách du lịch thập phương. Sau năm 1960 và nhất là từ 1980 đến nay, Sầm Sơn thực sự trở thành thị xã du lịch, nghỉ mát nổi tiếng.
    Thực hiện đường lối đổi mới của Ðảng và Nhà nước, chính quyền và nhân dân thị xã Sầm Sơn đã phát huy thế mạnh sẵn có, lấy du lịch làm ngành kinh tế trọng điểm trong phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy, kể từ năm 1996 trở lại đây, được sự hỗ trợ của Nhà nước, của tỉnh và sự đóng góp của nhân dân địa phương, Sầm Sơn đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng phát triển kết cấu hạ tầng như: khách sạn, giao thông, điện, nước và khu vui chơi giải trí,... Hầu hết các khách sạn đều được đầu tư xây dựng khang trang với những trang thiết bị hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Ðặc biệt, thị xã đã tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật, hoàn thiện và đưa vào sử dụng Khu du lịch văn hoá - vui chơi giải trí "Huyền thoại thần Ðộc Cước" và "Khu nhà luyện tập và thi đấu thể dục thể thao tổng hợp"; tiến hành quy hoạch: Khu sinh thái Quảng Cư, Khu du lịch văn hoá núi Trường Lệ. Vì vậy, số lượng khách đến với Sầm Sơn ngày một tăng. Nếu như năm 1996 là 506.740 khách/ngày thì đến năm 2002 tăng 60%, đạt 815.500 khách/ngày, dự kiến năm 2003 đạt 880.000 khách/ngày. Doanh thu từ ngành du lịch cũng liên tục tăng cao, từ 34 tỷ đồng (năm 1996) lên 77,058 tỷ đồng (năm 2002), đưa tỷ trọng ngành du lịch trong cơ cấu kinh tế từ 40% (năm 1996) tăng lên 46,33% (năm 2002).
    Kết quả nêu trên cho thấy, ngành du lịch ngày càng khẳng định vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế thị xã Sầm Sơn và phát triển theo hướng bền vững. Vai trò đó được khẳng định bằng tác động tích cực tới sự phát triển kinh tế - xã hội của Sầm Sơn như: thu hút hàng ngàn lao động tham gia kinh doanh dịch vụ du lịch; thay đổi tư duy, cách nghĩ cách làm của người dân trong cơ chế thị trường; góp phần nâng cao trình độ dân trí của người dân, đặc biệt là nhận thức về du lịch. Bên cạnh đó, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, nguồn thu từ du lịch được đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi như: trạm y tế, trường học, đường điện, giao thông; tôn tạo các danh lam thắng cảnh và khu di tích, góp phần làm thay đổi nhanh diện mạo của thị xã Sầm Sơn.
    Hướng tới công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành thuỷ sản
    Cùng với du lịch, trong những năm qua, ngành thuỷ sản cũng giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế của Sầm Sơn. Mặc dù đường bờ biển của thị xã chỉ dài 9 km, (trong đó khu vực dành cho du lịch là khá lớn), nhưng Sầm Sơn vẫn là nơi có nguồn lợi hải sản lớn của tỉnh Thanh Hoá. Biển Sầm Sơn được các chuyên gia trong ngành thuỷ sản đánh giá là có trữ lượng hải sản tương đối lớn, nhiều chủng loại. Ngay từ xa xưa, đánh bắt, chinh phục biển đã trở thành truyền thống của người dân Sầm Sơn.
    Phát huy truyền thống sẵn có, kết hợp với áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hoạt động khai thác hải sản trong giai đoạn vừa qua (1996 - 2002) đã có bước tăng trưởng nhảy vọt cả về lượng và chất. Trong đó, thị xã đã từng bước thực hiện chuyển đổi cơ cấu thuyền nghề theo hướng giảm áp lực khai thác ven bờ, loại bỏ dần các phương tiện nhỏ, lạc hậu, đầu tư trang thiết bị đánh bắt mới với công suất lớn, thiết bị máy móc hiện đại, công nghệ khai thác tiên tiến, góp phần nâng cao sản lượng khai thác, năng suất lao động, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thuỷ sản gần bờ, từng bước đưa nghề khai thác thủy sản phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Số lượng tàu thuyền gắn máy các loại tăng nhanh, nếu như năm 1996 tổng số tàu thuyền có 513 chiếc thì đến năm 2000 tăng lên 805 tàu gắn máy, 110 tàu đánh bắt xa bờ. Ðặc biệt, ngư dân Sầm Sơn đã được Nhà nước đầu tư 68 dự án gồm 79 tàu có công suất lớn từ 90CV đến 254CV phục vụ đánh bắt xa bờ. Nhờ vậy, sản lượng khai thác tăng đều qua các năm, từ 5.234 tấn (năm 1996) lên 8.500 tấn (năm 2002), dự kiến năm 2003 đạt 9.500 tấn. Trình độ chuyên môn kỹ thuật về đánh bắt hải sản và sử dụng thiết bị, máy móc của ngư dân dần được nâng cao. Sự có mặt của ngư dân ngoài khơi xa còn góp phần bảo vệ nguồn lợi hải sản, chống lại sự xâm nhập trái phép của tàu nước ngoài, bảo vệ vùng biển của Tổ quốc.
    Nuôi trồng thuỷ, hải sản cũng từng bước được chú ý và mở rộng về quy mô. Tận dụng những tiềm năng sẵn có, những năm gần đây, Sầm Sơn đã tiến hành cải tạo vùng triều sông Mã, đầu tư hàng chục tỷ đồng để cải tạo ao nuôi, đưa khoa học - công nghệ mới vào nuôi trồng thuỷ sản. Ðặc biệt, trong lĩnh vực nuôi tôm, thị xã đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích gieo trồng năng suất thấp sang nuôi trồng thuỷ sản, cho giá trị cao gấp 3 - 5 lần trồng lúa. Ðồng thời, Sầm Sơn đã từng bước xoá bỏ hình thức nuôi quảng canh, chuyển sang nuôi bán thâm canh. Ðến nay, tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản đạt 205 ha, tăng 46,4% so với năm 1996; tổng sản lượng nuôi trồng đạt 170 tấn, tăng 41,6% so với năm 1996. Nét đột phá trong sự phát triển của ngành thuỷ sản Sầm Sơn là đã xây dựng hai trại giống tôm sú, sản sinh được 21 triệu con, chủ động đáp ứng nhu cầu trên địa bàn. Hiện nay, thị xã đang phối hợp cùng với ban, ngành cấp tỉnh để lập dự án thi công khu nuôi tôm công nghiệp. Với tổng sản lượng bao gồm cả đánh bắt và nuôi trồng đạt 8.670 tấn, tổng trị giá 58,3 tỷ đồng, cùng với du lịch, ngành thuỷ sản đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của thị xã. Hàng năm, ngành đã giải quyết việc làm cho phần lớn lao động của thị xã.
    Sản lượng thuỷ sản tăng mạnh trong những năm qua là cơ sở quan trọng để công nghiệp chế biến thuỷ, hải sản, công nghiệp đóng, sửa tàu thuyền và các dịch vụ hậu cần nghề cá phát triển. Hiện nay, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn chủ yếu là chế biến thuỷ sản. Năm 2002, tổng giá trị công nghiệp chế biến đạt 5,2 tỷ đồng, dự kiến năm 2003 đạt 5,9 tỷ đồng. Trong thời gian vừa qua, Sầm Sơn đã triển khai nhiều dự án, điển hình là dự án chế biến hải sản Tân Hưng - xã Quảng Tiến với công suất 800 tấn/năm; dự án đầu tư xây dựng hai dây chuyền sản xuất bột cá và sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn nuôi tôm với công nghệ tiên tiến của Trung Quốc, tổng vốn đầu tư gần 6 tỷ đồng, mở ra triển vọng mới cho ngành thuỷ sản nói chung và lĩnh vực công nghiệp chế biến thuỷ sản nói riêng của thị xã Sầm Sơn.
    Xây dựng một Sầm Sơn hiện đại, văn minh
    Sự phát triển của các ngành kinh tế trọng yếu như du lịch, thuỷ sản đã tạo nên diện mạo mới cho Sầm Sơn: tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 11 - 12%/năm, thu nhập bình quân đầu người đạt 380 - 430 USD/năm; kết cấu hạ tầng được đầu tư khang trang, văn hoá - xã hội phát triển. Tuy nhiên, điểm hạn chế hiện nay của thị xã vẫn là du lịch mùa vụ, tốc độ phát triển nhanh gây mất cân đối giữa quy hoạch và tốc độ phát triển. Ðể đạt được mục tiêu đến năm 2005 trở thành đô thị loại IV và đến năm 2010 thành đô thị loại III, việc quy hoạch thị xã được phân thành các khu chức năng với bố cục như sau:
    1) Khu trung tâm bao gồm:
    - Trung tâm hành chính - chính trị như cơ bản hiện nay là phù hợp.
    - Trung tâm thương mại - dịch vụ: xây dựng tại các bãi tắm, khu du lịch, dọc hai bên bờ biển tại các vị trí thích hợp, khu trung tâm chính ở phía Nam đường Lê Lợi và phía Ðông đường Nguyễn Du.
    - Trung tâm văn hoá - thể thao: núi Trường Lệ, khu nhà hát nhân dân, phường Trung Sơn và Quảng Cư.
    - Trung tâm khu vực: tại mỗi phường, xã.
    2) Khu khách sạn - nhà nghỉ:
    - Cải tạo, nâng cấp các cơ sở hiện có tại các phường nội thị Bắc Sơn và Trường Sơn theo hướng hiện đại.
    - Xây dựng mới khách sạn, nhà nghỉ phục vụ du lịch, nghỉ mát, dưỡng sức tại dải đất ven biển thuộc xóm Vinh Sơn, phường Trung Sơn và khu hồ đầm Quảng Cư.
    - Phát triển về phía Nam Sầm Sơn các khách sạn, nhà nghỉ khi xã hội có nhu cầu.
    3) Khu du lịch - vui chơi giải trí - tắm biển: xây dựng ba khu vực chính phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí có nội dung hoạt động khác nhau:
    - Trên núi Trường Lệ: phục vụ cho du lịch văn hoá - vui chơi.
    - Khu du lịch sinh thái Quảng Cư: nét đặc trưng của khu vực này là du lịch sinh thái.
    - Tắm biển: tại các bãi tắm, tăng cường công tác vệ sinh môi trường, đảm bảo an toàn khi tắm biển.
    4) Khu công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp:
    - Xây dựng khu công nghiệp chế biến hải sản và dịch vụ cho chế biến hải sản, đóng, sửa tàu thuyền... tại khu vực Quảng Tiến, Quảng Cư.
    - Phát triển tiểu thủ công nghiệp phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu trong các hộ gia đình.
    - Xây dựng một số cơ sở chế biến lương thực, thực phẩm ở phường Trường Sơn phục vụ du lịch nghỉ mát.
    5) Kho - bến cảng: chủ yếu xây dựng 2 cảng ở Quảng Tiến và Quảng Cư.
    6) Khu dân dụng: quy hoạch lại các khu dân cư hoàn chỉnh, xây mới và kiên cố hoá các nhà dân, phần đất còn lại trồng cây xanh để tạo cảnh quan phục vụ cho du lịch.
    Quy hoạch tổng thể thị xã Sầm Sơn phải nhằm mục đích phát triển kinh tế - xã hội của thị xã trong mối quan hệ với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hoá và các tỉnh phía Bắc. Ðồng thời phải cố gắng phát huy hơn nữa thế mạnh kinh tế biển, đưa các ngành du lịch, thuỷ, hải sản và công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thị xã theo đúng lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, tạo nên sức bứt phá mạnh mẽ, đưa Sầm Sơn bắt kịp với xu thế phát triển chung của đất nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
    Bãi biểm Sầm Sơn - khu du lịch nổi tiếng của Thanh Hoá và cả nước

    Trước thế kỷ XX, địa danh Sầm Sơn chưa xuất hiện trên bản đồ địa lý Việt Nam, chỉ có dãy núi Gầm án ngữ phía Nam vùng đất này mà ngư dân đi biển quen gọi là Mũi Gầm, sau dần dần đổi thành núi Sầm - Sầm Sơn, địa danh này cũng còn được gọi là núi Trường Lệ (làng chân núi này cũng gọi là Làng Núi hay làng Trường Lệ). Xưa kia vùng đất này thuộc huyện Quảng Xương. Thị xã Sầm Sơn chính thức được thành lập ngày 18-12-1981 theo Quyết định số 157/QÐ/HÐBT. Sầm Sơn cách thành phố Thanh Hoá 16 km về phía Ðông. Diện tích tự nhiên khoảng 18 km2, phía Bắc giáp sông Mã, phía Ðông và Nam giáp biển Ðông, phía Tây giáp huyện Quảng Xương. Sầm Sơn có 3 phường và 2 xã. Dân số năm 2002 khoảng 56.595 người.


    Ðịa chỉ liên hệ:
    Uỷ ban nhân dân thị xã Sầm SơnChủ tịch: Nguyễn Văn PhùngÐiện thoại: 037. 821318 - 0913.293264
     

Chia sẻ trang này