1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thanh Hoá, những điều cần biết ( Thông tin về địa lý, hành chính, kinh tế, du lịch ...của tỉnh Thanh

Chủ đề trong 'Thanh Hoá' bởi caycothu, 07/09/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. caycothu

    caycothu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/01/2004
    Bài viết:
    592
    Đã được thích:
    0
    THỊ XÃ BỈM SƠNCửa ngõ phía Bắc của tỉnh Thanh Hoá


    Ông Lê Ðức Hạnh - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thị xã Bỉm Sơn


    Trong những năm gần đây, thị xã Bỉm Sơn phát triển khá nhanh và bền vững. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, từ công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ sang công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ và nông - lâm nghiệp. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 12%/năm; GDP đầu người đạt gần 600 USD/người/năm. Hiện nay, thị xã Bỉm Sơn đang dần hình thành các khu công nghiệp tập trung, khu đô thị mới, một số trung tâm thương mại, khách sạn lớn, điều đó cho thấy sức vươn lên mạnh mẽ của vùng đất được mệnh danh là "cửa ngõ phía Bắc" của tỉnh Thanh Hoá.
    Thị xã Bỉm Sơn được xác định là trung tâm kinh tế của vùng kinh tế động lực, đồng thời là cửa ngõ phía Bắc tỉnh Thanh Hoá, cách thủ đô Hà Nội 120 km về phía Nam, cách thành phố Thanh Hoá 34 km về phía Bắc. Với tổng diện tích đất tự nhiên là 66,88 km2, đồi núi ở khu vực này hàm chứa nhiều nguyên liệu rất phù hợp cho sự phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Ngoài ra, thị xã Bỉm Sơn còn nằm trên mạng lưới giao thông vận tải thuận lợi với tuyến đường sắt Bắc - Nam, quốc lộ 1A chạy qua, tạo nên mối giao thương rộng lớn với các tỉnh trong vùng và các trung tâm kinh tế lớn của cả nước. Không chỉ có vậy, nét độc đáo của thị xã Bỉm Sơn còn ở chỗ vừa là khu công nghiệp động lực, vừa có nhiều di tích lịch sử danh thắng được nhân dân cả nước biết đến (đặc biệt là "Ðền Sòng thiêng nhất xứ Thanh").
    Ưu đãi cho doanh nghiệp - động lực thúc đẩy kinh tế phát triển
    Sau hơn 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới (1991 - 2002), kinh tế thị xã ngày càng ổn định và phát triển theo hướng tích cực với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 12 %/năm, GDP bình quân đạt gần 600 USD/người/năm.
    Ðóng góp đáng kể vào thành tích ấy phải kể đến sự gia tăng cả về số lượng và chất lượng của các doanh nghiệp tham gia sản xuất - kinh doanh trên địa bàn thị xã, nhất là khu vực tư nhân. Tính đến ngày 31-12-2002, toàn thị xã có 10 doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng; 2 doanh nghiệp nhà nước thuộc lĩnh vực nông nghiệp; 13 đơn vị, doanh nghiệp, cửa hàng quốc doanh thuộc lĩch vực thương mại - dịch vụ, v.v.. Ðặc biệt, loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển mạnh nhất. Hiện nay, thị xã có 85 đơn vị, trong đó có 2 công ty cổ phần, 01 công ty có vốn đầu tư nước ngoài và hàng nghìn cơ sở sản xuất cá thể, góp phần phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống của người dân.
    Trong thời gian qua, điều đáng ghi nhận là nhiều doanh nghiệp luôn chú trọng tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất. Ðiển hình như: Công ty Xi măng Bỉm Sơn, Công ty Gốm xây dựng, Công ty Lắp máy và Xây dựng số 5, Công ty cổ phần Vật liệu xây dựng, Công ty cổ phần Bao bì Bỉm Sơn, v.v.. Ðể có được thành công này, trong những năm vừa qua, thị xã đã có những chính sách ưu đãi nhằm thu hút, khuyến khích đầu tư, đặc biệt là đầu tư vào các khu công nghiệp. Theo đó, ngoài những chính sách đầu tư của Trung ương và của tỉnh, thị xã còn có những chính sách riêng như hỗ trợ 30% kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng cho các doanh nghiệp thu hút trên 200 lao động; hỗ trợ một lần cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất thu hút trên 200 lao động với mức lương 300 nghìn đồng/lao động; cấp kinh phí để mở lớp bổ túc nghiệp vụ cho các đối tượng là giám đốc, kế toán trưởng của các doanh nghiệp.
    Sự tăng nhanh cả về số lượng, lẫn chất lượng các doanh nghiệp đã góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội thị xã Bỉm Sơn phát triển. Trong đó:
    Về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: năm 2002, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn, đạt 1.495 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 90,6% GDP, trong đó các doanh nghiệp địa phương đạt 105 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 12%/năm.
    Thương mại - dịch vụ: phát triển với tốc độ nhanh và ngày càng mở rộng diện phục vụ, đáp ứng nhu cầu cho sản xuất và tiêu dùng của nhân dân địa phương, trong đó năm 2002 đạt giá trị trên 120 tỷ đồng; tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế tăng từ 3,6% (năm 1991) lên 6,5% (năm 2002). Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt trên 10%/năm với gần 3 nghìn hộ đã đăng ký kinh doanh trên địa bàn. Ðây là những kết quả khả quan, khẳng định tính đúng đắn trong chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thị xã. Các loại hình dịch vụ như vận tải, sửa chữa cơ khí, điện, nước, bưu chính - viễn thông, khuyến nông, khuyến lâm ngày càng phát triển cả về chất và lượng. 100% số hộ được dùng điện sinh hoạt. Dịch vụ bưu chính - viễn thông phát triển tốc độ nhanh, tính đến ngày 31-12-2002 đạt 8 máy/100 dân. Hoạt động tín dụng - ngân hàng có nhiều đổi mới và ngày càng gắn với thị trường; 4 ngân hàng thương mại đã góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, xoá đói giảm nghèo, song vẫn bảo toàn được vốn đầu tư. Năm 2002, mức huy động đạt 431 tỷ đồng, dư nợ trên 600 tỷ đồng, trong đó số dư nợ cho hộ nghèo vay là 5,5 tỷ đồng.
    Nông - lâm nghiệp: phát triển tương đối toàn diện theo hướng sản xuất hàng hoá, tích cực chuyển đổi cơ cấu mùa vụ và giống cây - con, nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích, từng bước ổn định và cải thiện đời sống của nông dân, diện mạo nông thôn ngày một khang trang, sạch đẹp. Theo đó, năm 2002 giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp trên địa bàn đạt 54,8 tỷ đồng, trong đó doanh nghiệp địa phương đạt 40,7 tỷ đồng, tăng 18,5 lần so với năm 1991 (40,7/2,2 tỷ đồng). Diện tích gieo trồng tăng từ 1.017 ha (năm 1991) lên 2.445 ha (năm 2002). Sản lượng lương thực năm 2002 tăng gấp 3 lần so với năm 1991 (8.000/2.640 tấn)... Bên cạnh đó, thị xã Bỉm Sơn cũng đã quy hoạch lại các vùng chuyên canh, phát triển kinh tế vườn đồi, kinh tế trang trại, không những góp phần giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động, mà còn góp phần phủ xanh đất trống, đồi trọc...
    Nhằm đẩy mạnh sự phát triển đô thị, thị xã đã dành nhiều nguồn vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản. Năm 2002, tổng vốn đầu tư đạt 1.136 tỷ đồng, tốc độ đầu tư bình quân trên 15%/năm, tập trung chủ yếu vào đầu tư đổi mới công nghệ và xây dựng các công trình sản xuất vật liệu xây dựng, giao thông, điện, nước, bệnh viện, trường học và trụ sở làm việc của cơ quan Ðảng, chính quyền. Ðặc biệt trong 3 năm trở lại đây, hệ thống giao thông nội thị được xây dựng theo cơ chế 4+5+1 (ngân sách thị xã hỗ trợ 40%, nhân dân tự đóng góp 50%, ngân sách phường, xã 10%) được nhân dân tích cực tham gia, kết quả đã xây dựng được gần 17 km đường giao thông. Hiện nay, hệ thống điện nước đã được quy hoạch hoàn chỉnh, mạng lưới cung ứng nước đã đến với mọi hộ dân; mạng lưới điện không những thắp sáng trong tất cả các hộ gia đình, đường phố, mà còn vươn ra các khu công nghiệp.
    Tổng thu ngân sách thị xã trong nhiều năm liền đạt tỷ lệ cao, năm 2002 chiếm 1/6 tổng thu ngân sách toàn tỉnh (thậm chí có nhiều năm chiếm 1/2 tổng thu ngân sách toàn tỉnh). Chi ngân sách thị xã năm 2002 là 43.336 triệu đồng, tăng gấp 4,1 lần so với năm 1991, nguồn chi chủ yếu dành cho đầu tư phát triển, thực hành tiết kiệm chi hành chính.
    Giáo dục - văn hoá - xã hội - an ninh phát triển mạnh
    Phát triển nguồn nhân lực bền vững, nhận thức được ý nghĩa của việc phát triển nguồn nhân lực, Thị uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thị xã đã chỉ đạo phát triển công tác giáo dục cả về quy mô và chất lượng. Cùng với đó, để tạo không khí học tập tốt, cơ sở vật chất trường học được quan tâm đầu tư. Từ tiểu học đến phổ thông trung học đều được xây dựng kiên cố, khang trang, 2 trường mầm non được xây dựng hoàn chỉnh (Ngọc Trạo và Xi Măng). Tỷ lệ lớp học tăng dần qua các năm, nếu năm 1991 mới chỉ có 288 lớp học, với 10.240 học sinh, thì đến nay đã có gần 600 lớp học, với tổng số 18.771 học sinh (tăng gấp 1,8 lần so với năm 1991). Năm học 2001 - 2002, 100% xã, phường của thị xã đã hoàn thành phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, trong đó có 7/8 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia; 5/7 xã, phường hoàn thành phổ cập trung học cơ sở; 100% các trường khai trương trường văn hoá. Ðội ngũ giáo viên được tham gia các khoá học để nâng cao trình độ và chuẩn hoá theo các cấp học.


    Hội thảo xây dựng xa lộ thông tin thị xã Bỉm Sơn (28-3-2003)


    Về chất lượng, số học sinh giỏi tăng đều qua các năm. Số học sinh thi đỗ đại học đạt 38%/năm. Hiện tại, toàn thị xã có 3 trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, bao gồm: Trường trung học Ðịa chính Trung ương 2, Trường Công nhân kỹ thuật xây dựng và Trường Công nhân kỹ thuật lắp máy, đáp ứng nhu cầu học nghề trên địa bàn và khu vực, góp phần bổ sung nguồn lao động có tay nghề cho xã hội.
    Văn hoá - thông tin, thể dục - thể thao, phát thanh và phát lại truyền hình đã cơ bản đáp ứng được nhiệm vụ tuyên truyền chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ chính trị của địa phương. Cơ sở phát thanh, phát lại truyền hình của thị xã và hệ thống truyền thanh cơ sở được đầu tư nâng cấp đảm bảo chất lượng, phát huy hiệu quả tuyên truyền. Nhờ đó đến nay, trên 90% số dân thị xã được nghe sóng phát thanh và xem phát lại truyền hình. Ðồng thời, đến năm 2002, toàn thị xã đã có 57/61 làng, khu phố văn hoá, 33 doanh nghiệp, cơ quan và trường học đã khai trương đơn vị văn hoá; tỷ lệ gia đình văn hoá tăng từ 9% (năm 1991) lên 72,5% (năm 2002). Số người thường xuyên luyện tập thể thao tăng từ 19% (năm 1991) lên 36,5% (năm 2002). Số gia đình tham gia thể thao tăng từ 1,5% (năm 1991) lên 31,5% (năm 2002). Toàn thị xã hiện có 40 câu lạc bộ và 31 nhà văn hoá của khu phố, thôn, xóm, cơ quan, doanh nghiệp ra đời và đang hoạt động khá hiệu quả. Ðây là động lực phát triển thể dục - thể thao, văn hoá quần chúng, là cơ sở để lựa chọn hạt nhân, tập thể có thành tích cao tham gia trong các giải cấp thị xã, cấp tỉnh.
    Kinh tế thị xã tăng trưởng nhanh và ổn định đã góp phần cải thiện đời sống của người dân. Số hộ giàu tăng lên đáng kể, các chính sách xã hội được thực hiện nghiêm túc. Tỷ lệ hộ đói nghèo ngày một giảm, năm 2002 chỉ còn 7%. Phong trào đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo, từ thiện đã trở thành nét đẹp truyền thống của nhân dân thị xã Bỉm Sơn.
    Về y tế, công tác chăm sóc sức khoẻ của nhân dân được cấp uỷ Ðảng và chính quyền quan tâm đúng mức. Trong những năm qua, thị xã đã đầu tư xây dựng 01 trung tâm y tế với quy mô 100 giường bệnh. Các cơ sở y tế của thị xã đã khám, chữa bệnh cho hơn 20 nghìn lượt người/năm; riêng năm 2002 có 38.926 lượt người khám bệnh, trong đó khám tại bệnh viện đạt 26.120 lượt người. Ðối với công tác y tế dự phòng, thị xã luôn thực thi chiến lược "phòng bệnh hơn chữa bệnh". Do đó, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, vệ sinh công nghiệp được tuyên truyền và kiểm tra thường xuyên, không để xảy ra dịch bệnh lớn trên địa bàn. Năm 2002, tiêm chủng mở rộng đạt 100% cháu trong độ tuổi, đồng thời làm tốt công tác cứu trợ xã hội và phương án phòng, chống giảm nhẹ thiên tai,v.v..
    Về quốc phòng - an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tiếp tục được giữ vững và ổn định; an ninh chính trị trên địa bàn thị xã, trong các vùng giáo dân, vùng giáp danh, an ninh nội bộ, kinh tế, văn hoá, tư tưởng, an ninh nông thôn - đô thị tiếp tục ổn định và củng cố vững chắc. Trật tự an toàn xã hội được tăng cường, công tác đấu tranh phòng chống tội phạm được quan tâm đúng mức, đặc biệt là đấu tranh chống tội phạm ma tuý, giảm thiểu tai nạn và ùn tắc giao thông.
  2. caycothu

    caycothu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/01/2004
    Bài viết:
    592
    Đã được thích:
    0
    Quy hoạch và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010
    Trong những năm tới thị xã tiếp tục phát huy nội lực, khai thác tốt tiềm năng sẵn có về đất đai, kết cấu hạ tầng, nhân lực dồi dào, an ninh chính trị đảm bảo kết hợp với tăng cường thu hút đầu tư, sớm đưa thị xã từ đô thị loại IV lên đô thị loại III. Nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra, thì phát triển kinh tế trở thành mục tiêu hàng đầu. Hiện nay, thị xã đang xúc tiến san lấp mặt bằng thu hút đầu tư vào khu công nghiệp nhỏ và vừa ở phía Bắc, khu dịch vụ thương mại ở phía Nam; thông qua và đang trình tỉnh phê duyệt điều chỉnh quy hoạch giai đoạn 2010 - 2020, quy hoạch khu dịch vụ thương mại phía Nam (khu đô thị mới), khu công nghiệp lớn phía Bắc với quy mô hàng trăm hécta và một số quy hoạch chi tiết khác nhằm thúc đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn. Với việc đẩy mạnh công tác quản lý quy hoạch, quản lý đất đai, đặc biệt là công tác đền bù giải phóng mặt bằng đang và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế yên tâm bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất. Ðối với các công trình trọng điểm, trong những năm tới sẽ tập trung cho xây dựng mới nhà máy xi măng công suất 2 triệu tấn năm, công nghiệp dệt - may và một số cơ sở sản xuất, kinh doanh khác.
    Có thể nhận định rằng, trong những năm vừa qua thị xã Bỉm Sơn đã có bước phát triển vượt bậc trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, chính trị - xã hội, an ninh - quốc phòng. Những thành quả đó đã tạo tiền đề vững chắc để thị xã có thể trở thành đô thị loại III, xứng đáng là một trung tâm kinh tế động lực và cửa ngõ phía Bắc của tỉnh Thanh Hoá trong tương lai gần. Tuy nhiên, để Bỉm Sơn nhanh chóng trở thành thị xã công nghiệp, giàu về kinh tế, mạnh về an ninh - quốc phòng, đẹp về nếp sống văn hoá, ngoài sự nỗ lực phấn đấu của Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã, sự hỗ trợ, tạo điều kiện của các cấp, các ngành từ tỉnh đến Trung ương và vai trò thông tin, quảng bá của các cơ quan thông tin đại chúng là hết sức quan trọng và cần thiết.
    Công ty xi măng Bỉm Sơn - biểu tượng của ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng của Thanh Hoá và cả nước

    Vài nét về lịch sử hình thành thị xã Bỉm Sơn
    Ðể đáp ứng kịp thời công tác quản lý hành chính của khu công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, ngày 29-6-1977, Bộ trưởng Phủ Thủ tướng đã ký Quyết định số 140/BT-TTg thành lập thị trấn Bỉm Sơn trực thuộc tỉnh Thanh Hoá với nhiệm vụ bảo vệ và phục vụ tốt nhất cho việc xây dựng Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn - nhà máy sản xuất xi măng lớn nhất Việt Nam lúc bấy giờ. Vì thế, ngay từ khi mới thành lập, thị trấn Bỉm Sơn (nay là thị xã Bỉm Sơn) được Ðảng và Nhà nước xác định là khu công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, chủ yếu là sản xuất xi măng.
    Ngày 18-12-1981, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ký Quyết định số 157/HÐBT thành lập thị xã Bỉm Sơn gồm thị trấn Bỉm Sơn, thị trấn Nông trường Hà Trung và 2 xã Quang Trung, Hà Lan, thuộc huyện Trung Sơn (nay là huyện Hà Trung). Ðến nay, thị xã có 7 đơn vị hành chính trực thuộc (5 phường và 2 xã), bao gồm các phường: Ngọc Trạo, Ba Ðình, Bắc Sơn, Lam Sơn, Ðông Sơn và 2 xã Hà Lan, Quang Trung. Từ ngày thành lập đến nay, thị xã Bỉm Sơn đã qua 8 khoá Hội đồng nhân dân, chính quyền các cấp ngày càng được hoàn thiện, năng lực điều hành và quản lý nhà nước từng bước được nâng lên, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới.

    Ngày 07-11-1977, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thanh Hoá quyết định thành lập Ðảng bộ thị trấn Bỉm Sơn (nay là thị xã Bỉm Sơn) trực thuộc Ðảng bộ tỉnh. Qua hơn 25 năm xây dựng và trưởng thành, Ban Chấp hành Ðảng bộ thị xã Bỉm Sơn luôn đoàn kết nhất trí, lãnh đạo Ðảng bộ và nhân dân Bỉm Sơn vượt qua nhiều khó khăn, thách thức; khơi dậy tiềm năng sẵn có, kiên định và thực hiện có hiệu quả đường lối đổi mới của Ðảng, góp phần xây dựng thị xã Bỉm Sơn ngày càng giàu đẹp, văn minh, xứng đáng là vùng kinh tế động lực phía Bắc của tỉnh Thanh Hoá.
    Ðến nay, Ðảng bộ thị xã Bỉm Sơn đã qua 7 kỳ đại hội, điều đáng ghi nhận là tính định hướng đúng đắn của Ðảng bộ trong việc xác định chiến lược phát triển cho từng thời kỳ qua các kỳ đại hội đã thể hiện đúng quan điểm đổi mới của Ðảng, coi nhiệm vụ phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Ðảng là then chốt.

    Theo số liệu điều tra ngày 1-4-1999, dân số thị xã Bỉm Sơn là 54.319 người, trong đó nam giới chiếm 50,5%, nữ giới 49,5%. Số người trong độ tuổi lao động trên 27.000 người, trong đó số người có trình độ cao đẳng - đại học chiếm 15%. Số công nhân đã qua đào tạo nghề chiếm tỷ lệ lớn trong số lao động ở địa phương. Có thể nói, thị xã Bỉm Sơn có nhiều tiềm năng về nguồn nhân lực, vật lực, có khả năng phát triển mạnh ngành xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng.


    Thị xã Bỉm Sơn - những trang sử vàng
    Ghi nhận những đóng góp to lớn của Ðảng bộ và nhân dân thị xã, nhiều đơn vị, tập thể được Nhà nước và các cấp khen thưởng:
    - 1 đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.
    - 1 Huân chương Ðộc lập.
    - 3 Huân chương Lao động hạng Nhất.
    - 4 Huân chương Lao động hạng Nhì.
    - 10 Huân chương Lao động hạng Ba.
    - 2 Huân chương Chiến công.
    - 3 cờ thi đua của Chính phủ.
    - 9 bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
    - 60 bằng khen của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
    Về cá nhân: 07 Bà mẹ được tặng và truy tặng Danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, 03 Anh hùng Lực lượng Vũ trang; 2.168 người được Nhà nước khen thưởng có công trong kháng chiến.
    Ngoài ra, nhiều đơn vị, cá nhân được tặng thưởng cờ thi đua của tỉnh; nhiều bằng khen, giấy khen của Uỷ ban nhân dân các cấp.


    Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2002 - 2005
    Từ năm 2002 đến năm 2005, Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh tập trung lãnh đạo, điều hành hoàn thành thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ thị xã lần thứ VII, Nghị quyết Hội đồng nhân dân thị xã khoá VIII đề ra, theo cơ cấu: công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ và nông - lâm nghiệp. Các chỉ tiêu cụ thể như sau:
    1) Cơ cấu kinh tế:
    - Công nghiệp - xây dựng chiếm 91%
    - Thương mại - dịch vụ chiếm 5,9%
    - Nông - lâm nghiệp chiếm 3,1%
    2) Tốc độ tăng trưởng kinh tế: 11,3%/năm. Trong đó:
    + Công nghiệp - xây dựng: 11,4%/năm
    + Thương mại - dịch vụ: 9%/năm
    + Nông - lâm nghiệp: 13,5%/năm
    3) Giá trị sản xuất đạt 2.125 tỷ đồng. Trong đó:
    + Công nghiệp - xây dựng: 1.933 tỷ đồng
    + Thương mại - dịch vụ: 125 tỷ đồng
    + Nông - lâm nghiệp: 67 tỷ đồng
    4) Tốc độ tăng trưởng GDP: 5,9%/năm
    5) GDP bình quân đầu người: 660 USD/năm
    6) Giải quyết việc làm cho 400 lao động/năm
    7) Hộ đói nghèo còn 2%
    8) Số hộ được dùng nước sạch đạt 90%.


    Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010
    1. Cơ cấu kinh tế:
    - Công nghiệp - xây dựng chiếm 93%
    - Thương mại - dịch vụ chiếm 6,35%
    - Nông - lâm nghiệp chiếm 0,65 %
    2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế: 11%/năm. Trong đó:
    - Công nghiệp - xây dựng: 15%/năm
    - Thương mại - dịch vụ: 13%/năm
    - Nông - lâm nghiệp: 6%/năm
    3. Giá trị sản xuất đạt 3.829 tỷ đồng. Trong đó:
    - Công nghiệp - xây dựng: 3.439 tỷ đồng
    - Thương mại - dịch vụ: 303 tỷ đồng
    - Nông - lâm nghiệp: 87 tỷ đồng
    4. Tốc độ tăng trưởng GDP trên 7 %/năm
    5. Thu ngân sách tăng 18 - 20%/năm
    6. GDP bình quân đầu người: 1.000 USD/năm
    7. Giải quyết việc làm cho 500 lao động/năm
    8. Phấn đấu xoá hết hộ đói nghèo
    9. Số hộ được dùng nước sạch đạt 95%.
     
  3. caycothu

    caycothu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/01/2004
    Bài viết:
    592
    Đã được thích:
    0
    HUYỆN HOẰNG HÓATạo bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn



    Ông Nguyễn Ðình HiếuChủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Hoằng Hoá



    Ông Nguyễn Ðình Hiếu - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Hoằng Hoá


    Hoằng Hoá hiện được đánh giá là một trong những huyện đi đầu của Thanh Hoá về phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện dại hóa nông nghiệp, nông thôn. Trong giai đoạn 1991 - 2002, cơ cấu kinh tế của huyện đã chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng của nhóm hàng nông - lâm - ngư nghiệp trong GDP của huyện đã giảm từ 70,3% xuống 51%; nhóm ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng tăng từ 13,7% lên 29,7%; thương mại - dịch vụ từ 16% tăng lên 19,3%... Trên cơ sở phát huy những thành tựu đã đạt được, trong những năm tiếp theo, Hoằng Hoá tập trung phát triển nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi gia cầm theo phương pháp công nghiệp, khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tạo bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
    Hoằng Hóa là một huyện đồng bằng ven biển, phía Ðông giáp biển, phía Bắc giáp huyện Hậu Lộc, phía Tây giáp huyện Thiệu Hóa, Yên Ðịnh và Vĩnh Lộc, phía Nam giáp huyện Quảng Xương, thành phố Thanh Hóa và một phần huyện Ðông Sơn. Với ưu thế về vị trí địa lý cùng tiềm năng về đất đai, tài nguyên và con người, trong những năm đổi mới, Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Hoằng Hoá đã phát huy truyền thống anh hùng cách mạng, nỗ lực phấn đấu vươn lên, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, phát triển công nghiệp, ngành nghề.
    Tạo bước đột phá mới trong phát triển kinh tế
    Với số dân 249.594 người sinh sống trên diện tích 224.580 ha, huyện Hoằng Hoá được coi là một huyện đất rộng người đông, giàu tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, trong những năm qua, cùng với sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ (tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm là 9,8%), cơ cấu kinh tế huyện Hoằng Hoá nói chung, cơ cấu nông nghiệp nói riêng đã có những chuyển biến tích cực. Sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng toàn diện, đa dạng hoá sản phẩm và từng bước gắn với nhu cầu của thị trường. Trong trồng trọt, cơ cấu giống cây trồng được chuyển đổi mạnh mẽ. Các giống lúa cũ, thoái hoá, cho năng suất thấp được thay thế bằng các giống lúa mới cho chất lượng cao như: F1, F2, Bắc Ưu 903... Cơ cấu trà vụ cũng được bố trí hợp lý, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh được chú trọng. Do vậy, kết thúc niên vụ 2002, tổng sản lượng lương thực đạt 110.000 tấn vượt mức chỉ tiêu kế hoạch đề ra và đạt cao nhất từ trước tới nay. Các loại cây màu khác như: ngô lai, lạc giống mới, vừng, đậu tương... cũng tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Nhiều địa phương đã hình thành vùng sản xuất lúa giống và lúa hàng hoá như Hoằng Ðồng, Hoằng Minh, Hoằng Quỳ... Ngoài cây lúa, ở nhiều vùng đã đưa những cây có giá trị kinh tế cao vào sản xuất như: trồng dưa chuột xuất khẩu ở Hoằng Xuân, trồng lạc ở Hoằng Ðông, Hoằng Ðạo, trồng vừng ở Hoằng Kim, Hoằng Quỳ...
    Cùng với sự lớn mạnh của ngành trồng trọt, một hướng đi mới đang mở ra cơ hội làm giàu cho nhiều địa phương và các hộ gia đình, đó là phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại kết hợp với kinh tế vườn đồi, trong đó phát triển nhanh trang trại chăn nuôi bò, lợn hướng nạc và gà. Tập quán chăn nuôi sản xuất nhỏ, coi chăn nuôi là kinh tế phụ trong gia đình nay đã chuyển sang sản xuất hàng hoá, tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng, nâng giá trị thu nhập từ chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp lên 33%. Theo thống kê của Uỷ ban nhân dân huyện Hoằng Hoá, hiện nay, toàn huyện có 30 trang trại đang được đưa vào chăn nuôi (trong đó có 24 trang trại chăn nuôi gia cầm, 6 trang trại chăn nuôi lợn hướng nạc) và 9 trang trại đang tiếp tục đầu tư xây dựng. Bên cạnh đó, nhiều cơ sở chế biến thức ăn gia súc, chế biến thịt lợn xuất khẩu, sản xuất lợn giống tư nhân được hình thành, cải tạo, nâng cấp và đầu tư đổi mới thiết bị.
    Bên cạnh phát triển chăn nuôi, chính quyền và nhân dân huyện Hoằng Hoá còn biết tận dụng lợi thế và khai thác nguồn lợi từ biển để phát triển kinh tế thuỷ sản. Thực hiện Nghị quyết số 02 của Huyện uỷ và đề án của Uỷ ban nhân dân huyện, đến nay, toàn huyện đã phát triển gần 470 tàu thuyền khai thác đánh bắt hải sản, đưa 1.263 ha diện tích vùng nước mặn, lợ vào nuôi trồng thuỷ sản, trong đó có 950 ha được quy hoạch nuôi tôm sú (210 ha nuôi tôm sú bằng phương pháp bán thâm canh, 233,4 ha nuôi tôm sú bằng phương pháp quảng canh cải tiến cho năng suất bình quân 400kg/ha). Ðặc biệt, năm 2002 huyện đã tập trung chỉ đạo xây dựng mô hình nuôi tôm sú bằng phương pháp nuôi công nghiệp ở xã Hoằng Phụ với diện tích 106 ha. Do vậy, sản lượng đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản toàn huyện đạt hơn 7.800 tấn các loại (trong đó sản lượng khai thác đạt 5.000 tấn, nuôi trồng đạt 2.800 tấn), sản lượng tôm đạt 1.100 tấn cung cấp cho thị trường nội địa và xuất khẩu. Lĩnh vực khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản đã góp phần giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập cho trên 6.500 lao động.
    Không chỉ chú trọng phát triển nông nghiệp, Hoằng Hoá còn là địa phương đã tạo được bước đột phá trong phát triển công nghiệp, ngành nghề. Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 04-HU và Kế hoạch số 234 của Uỷ ban nhân dân huyện, công nghiệp, ngành nghề ở Hoằng Hoá đã có bước phát triển khá. Kinh tế nông nghiệp, nông thôn đã chuyển dần sang sản xuất hàng hoá, sản phẩm nông - lâm - thuỷ sản tăng nhanh. Thị trấn, thị tứ, cụm công nghiệp, làng nghề từng bước được hình thành. Giá trị sản xuất công nghiệp chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng giá trị sản xuất: từ 39,162 tỷ đồng, chiếm 7,5% (năm 1997) tăng lên 94,496 tỷ đồng, chiếm 10,8% vào năm 2002, tạo việc làm ổn định cho hàng nghìn lao động mỗi năm.
    Hoằng Hoá có nhiều tiềm năng để phát triển mạnh mẽ công nghiệp, ngành nghề: sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản rất phong phú, đa dạng; trữ lượng tài nguyên thiên nhiên tương đối lớn (cát xây dựng có khả năng khai thác 200.000 m3/năm, sản xuất gạch, ngói 50 triệu viên/năm); kết cấu hạ tầng thuận lợi (hệ thống lưới điện quốc gia với 94 trạm tiếp áp hạ thế, hệ thống trung thế có dung lượng gần 9.000 kVA phủ kín 100% số xã, thị trấn, đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất trên địa bàn). Nhiều ngành nghề có chiều hướng ổn định và phát triển. Theo thống kê của Uỷ ban nhân dân huyện Hoằng Hoá, ngành chế biến nông sản thực phẩm với quy mô sản xuất như hiện nay đã chiếm tỷ trọng 28,5% tổng giá trị sản xuất công nghiệp ngành nghề của huyện. Ngành chế biến lâm sản như mây tre đan, hàng mộc dân dụng được duy trì và ngày càng mở rộng. Nghề dệt may được khôi phục. Bên cạnh đó, huyện còn mở thêm nghề dệt thảm, chiếu cói vì mặt hàng này có thị trường tương đối ổn định, có khả năng chiếm tỷ trọng tới 10%. Ngành vật liệu xây dựng đã đáp ứng đủ nhu cầu xây dựng cơ bản. Nhiều xã đã tạo điều kiện thuận lợi để ngành nghề phát triển, từ việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, quy hoạch các điểm tập trung công thương, khôi phục nghề truyền thống, đến tìm kiếm thị trường tiêu thụ...


    Là một huyện đất rộng người đông, nên việc xây dựng nguồn thu ngân sách tại địa phương được các cấp uỷ, chính quyền huyện Hoằng Hoá rất quan tâm. Nếu như năm 1999 tổng thu ngân sách huyện đạt 10.052 triệu đồng và tổng thu ngân sách xã đạt 19.000 triệu đồng thì đến năm 2002 chỉ số trên là 11.500 triệu đồng và 32.000 triệu đồng, đạt và vượt kế hoạch giao, phản ánh đúng sự phát triển kinh tế - xã hội trên toàn địa bàn. Cấp uỷ, chính quyền các xã đã nhận thức đúng đắn về Luật ngân sách nhà nước cũng như vai trò, nhiệm vụ của địa phương mình.


    Nhà máy chế biến thức ăn gia súc, gia cầm Rồng Vàng - người bạn tin cậy của nhà nông
    Ngành giáo dục - đào tạo tiếp tục giữ vững danh hiệu đơn vị tiên tiến cấp tỉnh. Hoạt động y tế, chăm lo sức khoẻ cộng đồng được chú trọng cả về công tác khám, chữa bệnh và tăng cường phòng, chống dịch bệnh từ tuyến cơ sở đến huyện, tỷ lệ tăng dân số của huyện giảm 0,03% so với năm 2001. Quốc phòng - an ninh trên địa bàn huyện được tăng cường, trật tự trị an luôn giữ vững, tình hình chính trị luôn ổn định.
  4. caycothu

    caycothu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/01/2004
    Bài viết:
    592
    Đã được thích:
    0
    Ðịnh hướng và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2005 và năm 2010
    Trong kinh tế thị trường, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trở thành một trong những vấn đề cơ bản nhất, có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Ðể tạo được sự chuyển dịch cơ bản theo hướng tích cực, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện có gần 25 vạn dân như Hoằng Hoá, thì những kết quả đạt được trong hơn 10 năm qua mới chỉ được coi là giai đoạn đầu (giai đoạn khởi động) của sự phát triển.
    Thực hiện Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ huyện lần thứ XXIII, phát huy truyền thống đoàn kết giữa cấp uỷ, Uỷ ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, tranh thủ mọi thời cơ, vượt qua mọi thử thách, phát huy nội lực, khai thác các nguồn ngoại lực nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Huyện Hoằng Hoá tiếp tục tập trung phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ nhanh và bền vững. Tăng cường xây dựng kết cấu hạ tầng, từng bước chuyển sản xuất nông nghiệp thành sản xuất hàng hoá, với tốc độ tăng trưởng nhóm hàng nông - lâm - thuỷ sản đạt 5,8% thời kỳ 2001 - 2005 và 3,5% thời kỳ 2006 - 2010. Chỉ tiêu xuất khẩu hàng hoá đến năm 2005 đạt 10 triệu USD. Ðảm bảo an ninh lương thực, đồng thời hình thành vùng sản xuất lúa hàng hoá chất lượng cao, nâng giá trị sản xuất bình quân trên một hécta canh tác lên trên 28 triệu đồng và ứng dụng hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra bước phát triển nhanh trong sản xuất nông - công - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Gắn tăng trưởng kinh tế với củng cố quốc phòng - an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái. Giải quyết tốt những vấn đề xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng Ðảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
    Trên cơ sở xác định chăn nuôi là một trong những thế mạnh của Hoằng Hoá, Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện tập trung chỉ đạo phát triển chăn nuôi toàn diện, vững chắc cả đại gia súc và tiểu gia súc, trong đó trọng tâm là phát triển đàn bò, đàn lợn và đàn gia cầm. Chú trọng chăn nuôi hộ gia đình với quy mô vừa, khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp và trang trại (năm 2005, mỗi xã ít nhất phát triển được 7-10 trang trại và đến năm 2010 có khoảng 15 - 20 trang trại ở mỗi xã, thị trấn). Phấn đấu đưa ngành chăn nuôi thành ngành sản xuất chính, nâng tỷ trọng từ 33,8% (năm 2001) lên 40% (năm 2005) và đến năm 2010 đạt 50% trở lên trong giá trị sản xuất nông nghiệp. Phát triển đàn bò, đàn lợn, đàn gia cầm, trong đó đàn bò là 18.500 con năm 2005 và 24.000 con năm 2010; đàn lợn là 110.000 con năm 2005 và 160.000 con năm 2010, đàn gia cầm 1.150.000 con năm 2005 và 1.500.000 con năm 2010.
    Ðể phát huy lợi thế và tạo bước đột phá mới trong phát triển công nghiệp, ngành nghề, Uỷ ban nhân dân huyện cũng đã có kế hoạch cụ thể trong giai đoạn 2001 - 2005 và giai đoạn 2006 -2010. Theo đó, mục tiêu cụ thể là phấn đấu đến năm 2005 đạt giá trị sản xuất 225,813 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 26,4%/năm và chiếm tỷ trọng 37% trong cơ cấu kinh tế huyện; năm 2010 đạt 353,855 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 40 - 45%. Xây dựng một số cơ sở công nghiệp mới, một số làng nghề trọng điểm, xây dựng các khu tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề gắn với thương mại. Ðẩy mạnh phát triển thương mại - dịch vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu đưa tỷ trọng dịch vụ - thương mại trong cơ cấu kinh tế lên 23% năm 2005 và đến năm 2010 là 30%.
    Với những chủ trương và biện pháp thích hợp, mục tiêu hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn bằng chính nội lực và những bước đi hợp lý, chắc chắn kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ngành nghề ở Hoằng Hoá sẽ có bước phát triển mới, vững chắc và toàn diện, góp phần xứng đáng vào sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
    Nuôi trồng thủy sản nước lợ - hướng phát triển mang lại hiệu quả kinh tế cao

    Tên gọi Hoằng Hóa qua các thời kỳ lịch sử
    Thời Ðinh - Lê gọi là giáp Cổ Hoằng, thời Lý - Trần gọi là Cổ Ðằng, thời nhà Hồ đổi là huyện Cố Linh, thời thuộc Minh gọi là huyện Cố Ðằng. Ðến thời Lê Thánh Tông, niên hiệu Hồng Ðức thứ nhất (năm 1470) đổi thành huyện Hoằng Hoá. Dưới thời Minh Mạng (năm 1838), một số làng, tổng ở phía Bắc được cắt ra cùng với tổng Ðại Ly ở huyện Hậu Lộc lập nên huyện Mỹ Hoá do huyện Hoằng Hoá kiêm nhiệm.
    Ðầu thế kỷ XX, huyện Mỹ Hoá giải thể, các làng, tổng trên lại nhập về Hoằng Hoá. Từ đó địa giới Hoằng Hoá ổn định cho đến ngày nay. Ðịa hình tự nhiên và đất đai Hoằng Hoá được chia thành ba vùng rõ rệt: 17 xã phía Bắc huyện thuộc tả ngạn sông Tuần và sông Mã là vùng đất thích hợp với canh tác lúa nước hai vụ chính; 22 xã vùng giữa và phía Nam huyện thuộc hữu ngạn sông Tuần và tả ngạn sông Mã phần lớn đất cát pha, thích hợp thâm canh cây lúa và màu; 8 xã vùng biển ở phía Ðông sông Cung hầu hết là đất cát, vừa sản xuất nông nghiệp vừa làm nghề nuôi trồng, khai thác thuỷ, hải sản.


    Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2005 và năm 2010
    - Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân: 12,6%/năm. Trong đó:
    + Nông nghiệp - thuỷ sản - lâm nghiệp chiếm 45% GDP
    + Công nghiệp, thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản chiếm 35% GDP
    + Thương mại - dịch vụ chiếm: 20%
    - Thu nhập bình quân: 4,7 triệu đồng/người/năm trở lên
    - Tổng sản lượng lương thực (có hạt) đến năm 2005 đạt trên 120.000 tấn
    - Thu ngân sách nhà nước bình quân đạt 12,0 tỷ đồng/năm
    - Thu ngân sách xã bình quân đạt 22,0 tỷ đồng/năm
    - Ðến năm 2005, tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên là 0,75%
    - Xoá hộ đói, giảm hộ nghèo còn 3,6% vào năm 2005
    - 85% hộ dân được dùng nước sạch
    - 63% số làng khai trương xây dựng làng văn hoá và 56% được công nhận làng văn hoá từ cấp huyện trở lên; trên 75% số hộ đạt danh hiệu gia đình văn hoá.
  5. caycothu

    caycothu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/01/2004
    Bài viết:
    592
    Đã được thích:
    0
    MỘT SỐ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TIÊU BIỂU Ở HOẰNG HOÁ
    Nói đến Hoằng Hoá là nói về đức hiếu học, về những nghề truyền thống và sự khéo tay của người dân nơi đây. Nhiều nghề truyền thống đến nay vẫn được người dân trong huyện phát triển đi lên theo vòng quay của cuộc sống. Song bên cạnh đó, cũng có nghề đã mai một, hoặc không còn tồn tại cho đến ngày nay.
    1. Nghề thợ mộc ở Ðạt Tài, Hạ Vũ, Hà Thái
    Ba làng Ðạt Tài, Hạ Vũ, Hà Thái thuộc xã Hà Dương, tổng Bút Sơn (cũ). Theo lời kể của các cụ ở Hoằng Ðạt, Hoằng Hà, nghề mộc ở 3 làng này nổi tiếng cách đây đã ba, bốn trăm năm. Người truyền nghề cho dân vùng này quê gốc ở ý Yên, trấn Nam Sơn (cũ), nay là Hà Nam. Ông vốn là thợ cả của một đoàn thợ mộc, vào đây làm nhà, lấy vợ người Ðạt Tài, truyền nghề cho dân Ðạt Tài, sau đó lan sang Hạ Vũ, Hà Thái,...


    Thợ mộc ở ba làng này không chỉ làm nhà - đình - chùa - nghè - nhà thánh, cung điện mà còn kiêm cả nghề thợ khảm, chạm cửa võng hoàng phi, chạm long, ly, quy, phụng, chạm ngư tiều canh mục, chạm bát bửu và làm kiệu, hương án, khám thờ, tạc tượng phật, tượng thần.
    Giờ đây, sắt thép và xi măng đang dần thay thế đồ gỗ trong các công trình kiến trúc. Vì thế, những người thợ mộc ở Ðạt Tài, Hạ Vũ, Hà Thái tài năng đang phải đa dạng hoá sản phẩm, để phù hợp với điều kiện xã hội và tâm lý con người trong thời đại mới nhằm bảo tồn và phát huy nghề truyền thống của cha ông.


    Hươu và hoa (Thế Kỷ XVI) chạm gỗ ở nghè Nguyệt Viên - Hoằng Quang
    2. Nghề dệt vải tơ lụa ở Nghĩa Hưng
    Nghề dệt vải đã có từ rất lâu đời ở nhiều làng của huyện Hoằng Hoá. Vải của mỗi làng đều mang nét riêng độc đáo và gắn với tên tuổi của làng đó như: vải kẻ Ðầng (Phú Khê), vải kẻ Tổ (Quỳ Chử), vải kẻ Nhợm (Thanh Nga), vải kẻ Tào (Tào Xuyên), vải kẻ Ðằng (Ðằng Xá), vải làng Phùng (Phùng Dực), vải Ðại Ðồng (Hoằng Ðồng),...
    Song có lẽ nổi tiếng hơn cả là vải Nghĩa Hưng, hay còn gọi là vải vùng chợ Quăng. Bí quyết làm nên sự nổi tiếng của vải Nghĩa Hưng chính là ở đôi bàn tay khéo léo với tay nghề tinh sảo, kỹ thuật điêu luyện của những cô gái vùng chợ Quăng, nhờ đó hàng dệt ra đã đẹp lại bền. Vải nhuộm nâu hoặc nhuộm màu thì càng đẹp, càng bền, làm say lòng khách hàng thuộc mọi lứa tuổi.
    Người kẻ Quăng dệt vải quanh năm, hầu như nhà nào cũng có khung dệt. Tuy không hợp thành phường, nhưng họ vẫn thường xuyên trao đổi và truyền lại kinh nghiệm cho nhau. Thậm chí, người dân trong vùng còn thi dệt tốt, dệt đẹp, để vải dệt ra "có tiếng". Vải "có tiếng" mới được nhiều người tiêu thụ, mới giữ được phẩm giá cho cá nhân và cả gia đình. Do vậy có câu ca dao:
    Ai về Hoằng Nghĩa mà xem,Chợ Quăng một tháng bốn mươi hai phiêu điều (đều)Trai mỹ miều gắng công đèn sáchGái thanh tân chăm mạch cửi canhGái thì dệt cửi vừa nhanh vừa tài
    Phải "dệt cửi vừa nhanh vừa tài" và giữ tiếng thì "gái thanh tân" mới được các chàng thư sinh mến, mới được các nhà khoa bảng "nhăm nhe" cho con trai mình. Do vậy, đến phiên chợ Quăng, đình làng vải đông nghịt người. Người đi mua vải, mua tơ lụa đã đông mà các chàng trai đi ngắm nhìn các cô gái Hằng Nghĩa, Nguyệt Viên,... ngồi bán vải, bán tơ lụa cũng đông không kém.
    Ngày nay, bà con vùng kẻ Quăng dệt vải thước, vải màn bằng khung cải tiến, song chất lượng cũng không kém bất cứ nơi nào trong cả nước.
    3. Nghề đúc lưỡi cày ở Ðồng Lạc (Hoằng Trạch)
    Người dân Ðồng Lạc làm nghề đúc lưỡi cày đã gần 300 năm nay. Theo bà con trong làng kể lại: một người ở Thác Nghè (Thiệu Yên, Thanh Hoá) đã truyền nghề này cho họ Lê Thiệu.
    Lưỡi cày Ðồng Lạc bán khắp hạt Hoằng Hoá, sang cả Quảng Xương, Ðông Sơn, qua Hậu Lộc, Hà Trung. Lưỡi cày và diệp cày được đúc bằng gang, nên người đi bán lưỡi cày, diệp cày cũng chính là người đi đổi lưỡi cày và diệp cày cũ đã cùn hoặc bị gãy mang về làm nguyên liệu.
    Dụng cụ đúc lưỡi cày gồm một cái bễ, làm bằng cây gỗ lim chẻ đôi, lọng ruột, ốp lại rồi gắn bằng hồ đặc biệt gồm vôi, lá bới lời, bồ hóng giã kỹ trộn với mật. Ðường kính của bễ khoảng 30 - 40cm, thân dài khoảng 4m. Gương bễ hay lòng bễ (piston) được kết bằng lông cổ gà trống. Lúc kéo gương bễ phải dùng đến sức người để điều khiển lòng bễ. Quan trọng nhất là người cầm cái guốc của cán lòng bễ phải khoẻ và có kỹ thuật cao. Lòng bễ có một cái rãnh, lỗ hơi ra để phụt vào nồi gang nằm giữa ống bễ. Lúc đúc lưỡi cày, bễ phải để nghiêng khoảng 300. Nồi đúc bằng gang, mặt nồi có trát một lớp đất mỏng. Gang chảy theo một cái khe, từ đó đổ vào khuôn. Khuôn lằm bằng đất, cốt bằng gang. Gang đổ vào khuôn để nguội, dỡ khuôn ra, lấy lưỡi cày và diệp cày. Tất nhiên phải dùng dao, cái giũa,... kỳ cọ không nhiều để lưỡi cày và diệp cày được tinh tươm. Ngoài ra, muốn xem kỹ thuật cao hay thấp, lưỡi và diệp cày đẹp hay không còn phụ thuộc vào dòng chảy của gang, kỹ thuật đổ khuôn, và tay nghề của người thợ khi làm khuôn nữa.
    Có thể nói, nghề đúc lưỡi cày ở Ðồng Lạc khá vất vả. Song điều khiến nông dân huyện Hoằng Hoá luôn tự hào chính là ở danh tiếng của lưỡi cày Ðồng Lạc.
    4. Nghề làm nước mắm ở Khúc Phụ (Hoằng Phụ)
    Không phải làng nào có nghề đánh cá biển cũng làm được nước mắm. Trong số 5 xã biển huyện Hoằng Hoá chỉ có làng Khúc Phụ (giờ đây có thêm Hoằng Trường cũng ướp chượp và nấu nước mắm) làm nước mắm. Ðể làm nước mắm ngon, công đoạn đầu tiên là phải chọn cá. Cá nục hoặc cá thu ù, nhưng thường là cá nục (vì cá nục có nhiều đạm) là nguyên liệu được người dân Khúc Phụ "ưu tiên" lựa chọn.
    Nước mắm Khúc Phụ loại nỏ đầu, loại đặc biệt, để lâu là một "tài sản quý". Uống một chén nhỏ sẽ tăng sức chịu rét cho người đi biển vào mùa đông, tăng sức khoẻ cho người thợ lặn, chữa được bệnh đau bụng gió, đau bụng bão.
    5. Nghề nhuộm ở Trinh Hà (Hoằng Trung)
    Nghề nhuộm ở Trinh Hà đã có từ rất lâu đời và cũng do một người gốc Bắc truyền cho bí quyết làm nghề. Nghề nhuộm ở Trinh Hà cũng phân ra nhiều loại:
    Nhuộm chàm, nguyên liệu nhuộm được lấy từ cây chàm. Khi cây chàm đã tốt, bà con bứt lá bỏ vào những chiếc thùng đặt cạnh rệ bờ sông và đổ nước vào ngâm. Ngâm đến khi lá mục ra, lấy gậy quấy lên, vừa quấy vừa vớt xương lá ra, quấy đến khi nào mặt nước sóng sánh màu xanh rồi chờ tinh bột lắng xuống. Khi tinh bột đã lắng hết, người dân Trinh Hà tháo nỏ cho nước trong chảy ra và gạn lấy tinh bột. Sau đó, làm cho tinh bột đặc quánh lại rồi mới đem cô để bỏ vào chum. Khi nhuộm chàm, thợ nhuộm múc tinh bột chàm hoà với nước. Tạp chất này tạo ra một loại vi khuẩn tựa như dấm thanh, để tinh chàm cắn vào vải, màu sẽ bền.
    Nhuộm thâm, nguyên liệu chính để nhuộm thâm chính là bùn ao. Bùn càng dẻo càng đen thì vải nhuộm càng tốt. Ðể nhuộm thâm, vải, lụa khi mua về phải giặt cho hết hồ rồi nấu nước lá sòi, lá trâm, lá bàng cho thật đặc. Nếu là tơ, lụa thì lá sòi nhiều; nếu là vải thì lá trâm, lá bàng nhiều. Khi nhuộm thì phải nhuộm ba lần, mỗi lần nhuộm xong đem ra thổ lại cho hết bùn rồi lại nhuộm tiếp. Không chỉ có vậy, người thợ nhuộm Trinh Hà còn bỏ vải hoặc tơ lụa trên một hòn lăn nhẵn bóng, dùng vồ đập cho vải đều sợi, láng sợi rồi mới gấp lại đem bán.
    Nhuộm nâu, nguyên liệu chủ yếu bằng củ nâu và vỏ rà. Vỏ rà phải nấu sôi lên để thật lâu; củ nâu phải giã nhỏ, giã xong đổ nước vào quấy đều, để bã lắng xuống rồi múc lấy nước đổ vào một cái chậu đem vải hoặc tơ lụa bỏ vào nhuộm. Nhuộm xong đem phơi khô rồi lại nhuộm tiếp, cứ thế nhuộm đi, nhuộm lại nhiều lần. Bà con làng nghề thường nhuộm nâu trước, nhuộm vỏ rà sau. Nhuộm đến khi đạt yêu cầu rồi hồ với nước keo da trâu, da bò hoặc nước cháo gạo nếp. Trước khi đem bán, thợ dệt cũng để lên hòn đá lăn đập qua cho bải hoặc tơ lụa đều sợi, mướt màu như nhuộm thâm.
    Nghề nhuộm ở Trinh Hà nay không còn, nhưng nhân dân cả vùng Hoằng Hoá và Hậu Lộc vẫn còn nhắc đến những người thợ nhuộm ở Trinh Hà đã đem lại cho họ những tấm quần, tấm áo bền màu để dãi dầu cùng sương gió trong những ngày lao động vất vả.
    6. Nghề đục đá ở Xa Vệ (Hoằng Trung)
    Ông tổ họ Lê Văn tên là Du đã khai sinh ra nghề này cách đây khoảng 300 năm. Xa Vệ ở dưới chân núi Trán Voi trong dãy núi Son Trang. Tương truyền rằng: tại núi Tráng Voi có loại đá, người dân ở đây thường lấy về làm đá tảng kê cột nhà, làm đá ghép mép hè, đá bao quanh sân, xây cống... Cụ Lê Văn Du thấy những hòn đá ấy trước mềm sau cứng, nhặt về mấy hòn đẽo làm đá mài, trước làm để dùng, sau đem đi bán. Do học hỏi được kinh nghiệm ở nhiều nơi, cụ nảy ra sáng kiến, lên núi vác nhiều hòn đá về, hý hoáy ngồi đục: mấy cái chậu (như chậu sành) đựng nước, đục đá gác cửa, đá tai cửa, đá ghép mép hè, đá ghép quanh sân... cho phẳng và đẹp. Công việc ngày càng hấp dẫn, cụ đục đá máng, đá cột nhà, đá cột nanh, đá tảng... sau đó là cối xay bột, cối xay ngô.
    Lúc này, nhiều người ở Xa Vệ đã thấy được tác dụng của loại đá ở núi Trán Voi. Nhờ đó, nghề đục đá bắt đầu phát triển. Thợ đục đá ở Xa Vệ đã đục được cả cột hè, trếnh, rui mái hắt,... Nhưng có lẽ gay go nhất vẫn là việc tiêu thụ các sản phẩm này. Vì hàng đá nặng, cồng kềnh nên những ngày phiên chợ Già, họ phải đặt lên xe cút kít nào là đá mài, cối xay bột, cối xay ngô,... đẩy ra chợ bán. Còn máng, cột, đá tảng, đá ghép hè, ghép sân, trếnh,... phải có người đặt theo kích thước nhất định, họ mới làm. Nghĩa là, những loại hàng hoá ấy, những người thợ đục đá ở Xa Vệ đều làm theo các đơn đặt hàng của khách.
    7. Nghề đan ở Ðoan Vĩ, Thái Hoà
    Nghề đan lát ở Ðoan Vĩ và Thái Hoà (thuộc xã Hoằng Thịnh và Hoằng Thái bây giờ) có từ khi nào không ai nhớ, chỉ biết là đã từ rất lâu, cách đây hàng trăm năm, ở hai làng này, không chỉ đàn bà đan giỏi mà đàn ông làm nghề này cũng tài. Có một bài thơ trong đó có câu đã miêu tả về người thợ đan ở đây:
    Nhe răng xấu đá ngàm cái cạpThè lưỡi thờn bơn vuốt sợi mây
    Những dụng cụ phục vụ cho nghề này cũng khá đơn giản, như: mấy con dao dùng để chặt, chẻ nan, vót; vài cái dùi: dùi to nứt cạp nong, dùi nhỏ nứt cạp rổ rửa rau, một cái đòn kê, các loại rá; dùi vừa nứt cạp rổ gòng, rổ xảo,... cùng các loại nguyên liệu như: tre, mây, nứa, vầu, luồng,...
    Gần đây, người Ðoan Vĩ, Thái Hoà còn đan đồ mỹ nghệ như: hộp đựng đồ trang sức của phụ nữ, đồ chơi của thiếu nhi,.. Hàng đan của Ðoan Vĩ, Thái Hoà đã có mặt ở khắp các chợ trong huyện, sang các huyện bạn, lên chợ tỉnh và đã xuất khẩu sang các nước như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan.
    Hiện tại, người Ðoan Vĩ, Thái Hoà đang gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt của một số mặt hàng nhựa. Do vậy, họ cần phải nâng cao tay nghề để những mặt hàng đan thật đẹp, thật tinh sảo, thật bền, thật sáng tạo, để giữ gìn nghề truyền thống của cha ông, có thêm uy tín với các khách hàng trong huyện, trong nước và nước ngoài.
    8. Nghề ép dầu ở Ðại An và Tào Xuyên
    Người làng Ðại An (Hoằng Lương) và Tào Xuyên (Hoằng Lý) trước đây có nghề ép dầu bông, dầu lạc; đem dầu và khô dầu đi bán khắp vùng. Dầu bông, dầu lạc dùng để thắp đèn. Riêng dầu lạc còn dùng để thay mỡ, nấu thức ăn. Cũng như các làng nghề thủ công khác ở Hoằng Hoá dầu và khô dầu các loại của Ðại An và Tào Xuyên đã có mặt ở khắp các chợ trong vùng và được đông đảo người tiêu dùng ưa chuộng.
    Ðây chỉ là một số nghề tiêu biểu trong rất nhiều những làng nghề truyền thống ở Hoằng Hoá. Chính những người thợ này đã nâng cao nền văn hoá vật chất và tinh thần của Hoằng Hoá, làm cho nền văn hoá nơi đây không những có bề dày, mà còn có chiều cao tô thêm rạng rỡ cho mảnh đất Hoằng Hoá. Bởi nghề thủ công truyền thống xét cho cùng cũng là kỹ thuật và mỹ thuật.
    Hình phượng, chạm gỗ (năm 1827) ở nghè Nguyệt Viên - Hoằng Quang
  6. caycothu

    caycothu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/01/2004
    Bài viết:
    592
    Đã được thích:
    0
    HUYỆN HẬU LỘCHướng tới sự phát trển toàn diện và bền vững


    Phát huy tiềm năng, lợi thế, đồng thời thực hiện tốt các nghị quyết của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh và nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ huyện lần thứ XXIII, Hậu Lộc đã tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mở rộng thị trường, tăng cường đầu tư phát triển ngành nghề. Nhờ đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện khá cao (tăng 11% năm 2002), an ninh - quốc phòng và an toàn xã hội được đảm bảo, đời sống nhân dân ngày một nâng cao.


    Ông Trịnh Ngọc Giao - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Hậu Lộc
    Hậu Lộc là huyện đồng bằng ven biển, cách trung tâm thành phố Thanh Hoá 25 km về phía đông bắc. Phía bắc giáp huyện Nga Sơn, Hà Trung; phía nam và phía tây giáp huyện Hoằng Hoá; phía đông giáp biển Ðông nên khá thuận lợi cho phát triển kinh tế biển. Ðiều kiện tự nhiên rất đa dạng, giàu tiềm năng với 3 vùng: vùng đồi, vùng đồng bằng chủ yếu là phù sa và vùng ven biển. Hệ thống giao thông của Hậu Lộc khá phát triển do có Quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc - Nam và Quốc lộ 10 chạy qua. Những yếu tố này đã tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế Hậu Lộc phát triển trên các lĩnh vực nông - lâm nghiệp, thuỷ hải sản, công nghiệp, thủ công nghiệp và dịch vụ.
    Phát huy hiệu quả tiềm năng, thế mạnh sẵn có
    Hậu Lộc xưa kia sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt và đánh cá biển. Vùng đồng bằng luôn bị ngập úng chỉ sản xuất được 1 vụ lúa, vùng ven biển không có hệ thống tưới tiêu, cát trắng quanh năm khó canh tác. Trong lúc đó, nghề biển chủ yếu là khai thác thủ công, đánh bắt gần bờ, năng suất thấp, đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn. Song, bức tranh ấy đã dần thay đổi. Hiện nay Hậu Lộc đã có đồng ruộng luôn thay mùa đổi vụ, ngành nghề phát triển, đường rộng, nhà cao, đời sống của người dân đã no đủ hơn xưa. Thành quả đó có được là do Hậu Lộc đã và đang phát huy tiềm năng thế mạnh để hướng tới không ngừng nâng cao năng suất, sản lượng, tạo đà cho nền kinh tế phát triển toàn diện. Từ cơ cấu kinh tế truyền thống nông - lâm nghiệp, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - công nghiệp và dịch vụ đang dần thay đổi theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
    Trong nhiều năm qua, ngành nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế của huyện, vì thế chỉ có phát triển nông nghiệp mới đảm bảo sự ổn định để phát triển toàn diện. Từ những quan điểm phát triển trên, Hậu Lộc đã xác định: chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng mùa vụ; tăng cường chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật; đẩy mạnh công tác khuyến nông - khuyến lâm; tích cực ứng dụng các tiến bộ về sinh học, về giống; tăng hệ số sử dụng đất nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng các mặt hàng nông sản. Do đó, tổng sản lượng lương thực của Hậu Lộc trong những năm gần đây tăng nhanh: từ 37 nghìn tấn (năm 1990) lên 67.018 tấn (năm 2002), tăng 195% so với năm 1990.
    Với chủ trương đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính, Hậu Lộc đã và đang thực hiện chương trình sind hoá đàn bò; nuôi lợn ngoại theo quy trình công nghiệp để xuất khẩu. Theo số liệu thống kê của Uỷ ban nhân dân huyện Hậu Lộc, hiện nay, toàn huyện có 14 nghìn con trâu bò, 55 nghìn con lợn và hàng trăm nghìn gia cầm khác. Phong trào nuôi lợn hướng nạc được đẩy mạnh và phát triển rộng khắp, hàng chục gia đình nuôi lợn ngoại xuất khẩu, có quy mô 20 - 30 con. Chăn nuôi gia cầm theo hướng công nghiệp phát triển mạnh. Ðến nay, Hậu Lộc có 21 trại gà công nghiệp (quy mô 4.000 - 5.000 con/trại), nhiều gia đình có tổng đàn trên 1.000 con. Hướng phát triển của huyện trong thời gian tới là tiếp tục chỉ đạo thực hiện đề án nuôi lợn, gà theo quy trình công nghiệp bằng cách mở rộng liên doanh, liên kết, vận động nhân dân cùng góp vốn xây dựng các tổ hợp, các khu trang trại, từng bước tạo thành vùng sản xuất tập trung, tiện cho việc tiêu thụ sản phẩm.
    Với đường bờ biển dài 12 km, cùng 2 cửa lạch lớn (Lạch Trường và Lạch Sung), Ðại hội Ðảng bộ huyện lần thứ XXIII xác định: kinh tế biển là ngành kinh tế mũi nhọn, cần có sự tập trung chỉ đạo cả trong khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản. Từ kinh nghiệm được tích luỹ hàng nghìn năm nay, kết hợp với đầu tư đổi mới trang thiết bị, kỹ thuật đánh bắt, nuôi trồng và tập trung khai thác những loại hải sản có giá trị kinh tế cao, khai thác cả 3 vùng biển (vùng lộng, vùng trung và vùng khơi xa), tổng sản lượng và tổng giá trị hàng hoá năm sau cao hơn năm trước. Nếu năm 1990 sản lượng khai thác mới chỉ đạt 4.358 tấn thì đến năm 2000 đã là 8.700 tấn. Bình quân mỗi năm Hậu Lộc có trên 800 tàu thuyền đánh bắt hải sản, với tổng công suất trên 26.000 CV (30 tàu có công suất từ 75 đến 360 CV - thuộc chương trình đánh bắt xa bờ). Mấy năm gần đây phong trào nuôi trồng hải sản phát triển mạnh, toàn huyện đã đưa vào nuôi trồng trên diện tích hơn 400 ha vùng triều với các loại hải sản như: tôm sú, tôm càng xanh, cá rô phi đơn tính... Dọc theo bờ biển, nhân dân đã khoanh vùng nuôi ngao, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nhiều mô hình nuôi tôm sú bán thâm canh, nuôi tôm càng xanh xen lúa nước đã được thử nghiệm thành công. Dự án nuôi tôm trên cát và sản xuất tôm giống tại chỗ đang được triển khai thực hiện. Ðầu năm 2003, Hậu Lộc đã khởi công xây dựng khu nuôi tôm công nghiệp Ða Lộc với diện tích 193 ha, đồng thời triển khai phương án quai đê lấn biển. Ðây là một hướng đi mới để Hậu Lộc mở rộng diện tích nuôi trồng hải sản.
    Biển Hậu Lộc có độ mặn cao, kết hợp với khí hậu, nắng, gió tạo nên nghề muối truyền thống (có từ năm 1897). Những năm gần đây, Hậu Lộc cung cấp cho thị trường 10 - 12 nghìn tấn muối/năm. Ðể tăng sản lượng và chất lượng muối, Hậu Lộc đã và đang bê tông hoá kênh mương đồng muối, đưa công nghệ sản xuất muối sạch và tổ chức sản xuất muối iốt vào sản xuất, nhằm thu hút lao động và nâng cao đời sống cho diêm dân.
    Ðồng thời, để khai thác có hiệu quả vùng đồi, Hậu Lộc tiến hành thực hiện trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc (năm 2002 huyện có 1.298,58 ha rừng), trồng cây chắn sóng và lấn biển. Cải tạo vườn tạp thành vườn cây ăn quả, hình thành thêm nhiều trang trại vườn rừng, phát triển mô hình kinh tế VAC, tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp.


    Cùng với phát triển nông nghiệp, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đã không ngừng phát triển và tăng nhanh về tổng giá trị hàng hoá. Bình quân mỗi năm đạt giá trị từ 48 tỷ đồng trở lên. Các ngành nghề truyền thống như rèn, kim hoàn, sản xuất vật liệu xây dựng, đóng sửa tàu thuyền, sản xuất các sản phẩm từ nguyên liệu cói... vẫn được duy trì và phát triển. Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, Hậu Lộc đã du nhập thêm một số nghề mới như: thêu ren xuất khẩu, đan cót, sản xuất dâu tằm tơ, sản xuất các loại nấm thực phẩm, nấm nguyên liệu.


    Lễ động thổ công trình Nhà máy giấy và bột giấy Thanh Hoá
    Năm 2003, được sự đầu tư của Nhà nước, Hậu Lộc đã khởi công xây dựng Nhà máy sản xuất bột giấy tại Châu Lộc, công suất thiết kế 6 vạn tấn/năm. Nhà máy này ra đời là tiền đề để Hậu Lộc thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng Ðô thị Bà Triệu.
    Xây dựng kết cấu hạ tầng và văn hoá - xã hội
    Bằng nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, vốn tiết kiệm từ ngân sách huyện và huy động từ nội lực của nhân dân, bình quân mỗi năm Hậu Lộc đầu tư cho xây dựng cơ bản từ 110 đến 115 tỷ đồng (riêng năm 2002 là 126 tỷ đồng). Tính đến cuối năm 2002, toàn huyện đã có 19 km đường quốc lộ, 19 km đường nhựa tỉnh lộ, 30 km đường nhựa và bê tông liên xã và hàng trăm km đường bê tông liên thôn, 156 km mương bê tông, 46 trường học cao tầng, hệ thống cơ sở khám, chữa bệnh cơ bản đã được nâng cấp và cải tạo. 100% số xã có điểm bưu điện văn hóa, 90% số thôn, làng đã có nhà văn hóa thôn. Hệ thống lưới điện nông thôn được xây dựng tương đối hoàn chỉnh. Lưới điện quốc gia 35 KV chạy dọc theo chiều dài của huyện. Toàn huyện có 1 trạm biến áp trung gian công suất 8.000 KVA, 68 trạm hạ thế (công suất từ 75 đến 360 KVA). 100% khu dân cư đã có điện sinh hoạt, 99,6% số hộ dùng điện. Mạng lưới bưu chính viễn thông đã phủ khắp trên địa bàn huyện. Ðến nay, Hậu Lộc đã có 1.700 máy điện thoại (bình quân 100 người/máy).
    Là huyện có truyền thống hiếu học, sự nghiệp giáo dục của Hậu Lộc luôn phát triển cả chiều rộng và chiều sâu, đồng thời là huyện dẫn đầu Thanh Hóa về xã hội hoá giáo dục. Cơ sở vật chất trường lớp luôn được quan tâm đầu tư. Ðội ngũ giáo viên cơ bản đã được chuẩn hoá. Ngoài ra, Hậu Lộc là huyện đã hoàn thành phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và hoàn thành phổ cập trung học cơ sở. Toàn huyện đã xây dựng được 16 trường đạt chuẩn quốc gia.


    ************* Trần Ðức Lương thăm cán bộ và nhân dân huyện Hậu Lộc


    Công tác chăm sóc sức khoẻ cộng đồng luôn được các cấp chính quyền quan tâm chỉ đạo. Ðến nay, 100% số xã có trạm y tế và nhà truyền thông dân số đạt tiêu chuẩn theo quy định của ngành. Bệnh viện huyện có quy mô 120 giường bệnh, 1 phòng khám đa khoa khu vực, đã đảm bảo cơ bản công tác khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ nhân dân, nhiều năm liên tục không có dịch bệnh lớn xảy ra. Các hoạt động y tế dự phòng - vệ sinh môi trường được thực hiện tương đối tốt. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ổn định ở mức 1%.
    Hậu Lộc là một huyện có bề dày về lịch sử văn hóa với hàng chục di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng quốc gia và cấp tỉnh. Nhiều trò chơi, trò diễn dân gian mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc như: bơi thuyền, kéo co, đấu vật, thổi cơm thi... vẫn được lưu truyền cho đến ngày nay. Cùng với việc bảo vệ gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, Hậu Lộc đã tập trung thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa cơ sở". Ðiển hình là các phong trào xây dựng làng văn hóa, cơ quan, đơn vị, gia đình văn hóa. Ðến nay, toàn huyện đã có 104/216 làng và 6 cơ quan khai trương xây dựng đơn vị văn hóa, 165 nhà văn hóa huyện, xã, thôn, 63 thư viện, 25 câu lạc bộ thể thao. Trong đó, làng Duy Tinh (Văn Lộc) là một điển hình về xây dựng đơn vị văn hóa của cả nước. Hệ thống truyền thanh từ huyện đến cơ sở đã được nâng cấp, cải tạo, đáp ứng nhiệm vụ tuyên truyền chủ trương của Ðảng, pháp luật của Nhà nước và phục vụ các nhiệm vụ chính trị của địa phương.
    Trong nhiều năm liên tục, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của huyện Hậu Lộc được đảm bảo. Thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân luôn được phát huy, công tác tuần tra, bảo vệ an ninh tuyến biển được tổ chức thường xuyên. Các chỉ tiêu về tuyển quân và kế hoạch huấn luyện quân sự hàng năm đều hoàn thành.
  7. caycothu

    caycothu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/01/2004
    Bài viết:
    592
    Đã được thích:
    0
    Ðịnh hướng phát triển kinh tế -xã hội đến năm 2010
    Thực hiện Nghị quyết của Trung ương Ðảng và Tỉnh uỷ Thanh hóa về phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2000 - 2020, huyện Hậu Lộc đã xây dựng các định hướng về phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 như sau:
    Ðể hoàn thành thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ đã đề ra, huyện Hậu Lộc đã đề ra một số chủ trương, giải pháp cụ thể như:
    1) Chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, phát triển nền kinh tế toàn diện, vững chắc theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tập trung phát triển nông nghiệp, nông thôn một cách toàn diện trên cơ sở phát huy lợi thế của từng vùng, từng địa phương.
    2) Tiếp tục đầu tư phát triển thủy sản theo hướng khai thác các sản phẩm có giá trị xuất khẩu, mở rộng diện tích nuôi trồng hải sản, phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ và chế biến. Chỉ đạo xây dựng khu nuôi tôm công nghiệp Ða Lộc, chuyển đổi một số diện tích trồng lúa năng suất thấp sang nuôi trồng hải sản.
    3) Ðẩy mạnh phát triển công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ, coi đây là bước đột phá quan trọng để tăng thu nhập và giải quyết việc làm; sớm đưa nhà máy sản xuất giấy tại Châu Lộc vào hoạt động; tiếp tục phát triển các ngành nghề truyền thống, khuyến khích du nhập các ngành nghề mới. Xây dựng các thị tứ, các tụ điểm kinh tế, các cụm sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề, tạo điều kiện tập trung hàng hoá, tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm.
    4) Bằng nguồn vốn của Nhà nước, kết hợp sự huy động đóng góp của nhân dân để đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông nông thôn, trường học, cơ sở y tế, hệ thống đê, kè, cống, công trình thuỷ nông, hệ thống đường điện và các công trình phúc lợi tập thể.
    5) Tăng cường quản lý hoạt động tài chính, ngân hàng, thực hành tiết kiệm, đảm bảo nhu cầu phát triển sản xuất, văn hóa xã hội và hoạt động của bộ máy. Ðẩy mạnh phát triển nguồn thu, ưu tiên phần vượt thu để xây dựng kết cấu hạ tầng. Có kế hoạch huy động mọi nguồn vốn phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
    6) Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) đổi mới và đa dạng hoá các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao theo hướng xã hội hoá; nâng cao chất lượng hoạt động thông tin tuyên truyền; đẩy mạnh phong trào xã hội hoá giáo dục, nâng cao dân trí và đào tạo tay nghề cho nguồn nhân lực.
    7) Quan tâm chăm sóc sức khoẻ nhân dân, làm tốt công tác dân số, vệ sinh môi trường, vệ sinh thực phẩm. Ðảm bảo thực hiện tốt chính sách xã hội, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
    Phát huy những tiềm năng thế mạnh vốn có, Hậu Lộc đã và đang có những bước phát triển vững chắc trên các lĩnh vực, kinh tế tăng trưởng nhanh, an ninh chính trị được đảm bảo, văn hoá - xã hội không ngừng được nâng cao. Ðạt được những thành công đó là do sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh và sự chỉ đạo sát sao của Ðảng bộ, chính quyền các cấp, các ngành cùng những nỗ lực phấn đấu của 174.077 người dân trong huyện. Ðây sẽ là tiền đề quan trọng để Hậu Lộc tiến nhanh, tiến vững chắc, bước vào thế kỷ mới - thế kỷ của kinh tế tri thức và hội nhập

    Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến 2005 - 2010
    - Cơ cấu kinh tế năm 2005: nông, lâm nghiệp 35%, thuỷ, hải sản 18%; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản 16%; dịch vụ 30%. Từng bước giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và các ngành dịch vụ để đến năm 2010 tỷ trọng nông nghiệp chỉ còn 32%.
    - GDP đến năm 2010 đạt 948,5 tỷ đồng.
    - Tốc độ tăng trưởng kinh tế: 8,5%/năm.
    - Thu nhập bình quân đầu người: 4,962 triệu đồng/năm.
    - Hạ tỷ lệ đói nghèo xuống dưới 5%.
    - Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên dưới 1%.
     

    Các dự án kêu gọi đầu tư
    1) Vùng nuôi tôm công nghiệp Ða Lộc: diện tích 193 ha; vốn đầu tư 41,6 tỷ đồng; sản lượng tôm thương phẩm 637 tấn/năm.
    2) Khu đô thị mới Bà Triệu, diện tích 508,87 ha.
    3) Cảng cá Hoà Lộc: sản lượng qua bến 10 - 15 nghìn tấn/năm. Tàu thuyền có công suất 400CV có thể ra vào dễ dàng.
    4) Xây dựng 30 km đường nhựa liên xã, các công trình đê biển, đê, kè cống, hệ thống thuỷ nông.
    5) Xây dựng nhà máy chế biến hải sản, chế biến thức ăn gia súc.
    6) Các khu sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tập trung và xây dựng làng nghề.
    7) Hệ thống trường học, khu văn hoá thể thao của huyện.


    Lịch sử mảnh đất và con người Hậu Lộc
    Theo các địa chí và địa danh được ghi chép từ thời Lê, Nguyễn, từ thời Trần về trước, huyện Hậu Lộc có tên là huyện Thống Binh. Ðến thế kỷ XIV đổi thành Thống Ninh (thuộc ái Châu, phủ Thanh Hoa), sang thời Lê được gọi là huyện Thuần Hữu (thuộc phủ Hà Trung), sau này đổi tên là Thuần Lộc và Phong Lộc. Ðến năm 1821, đổi thành huyện Hậu Lộc và tên này được gọi đến ngày nay.
    Hậu Lộc là một vùng đất có bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa. Năm 1973 và năm 1976, các nhà khảo cổ học đã phát hiện di chỉ văn hóa Hoa Lộc và Gò Trũng (Phú Lộc) niên đại cách đây 4.000 - 5.000 năm. Ðiều đó chứng tỏ con người tiền sử ở Hậu Lộc sớm phát triển nền văn minh lúa nước, chăn nuôi và đánh bắt cá. Không những thế, Hậu Lộc còn là vùng đất có tinh thần yêu nước nồng nàn, là cái nôi của cách mạng Việt Nam. Từ xa xưa, mảnh đất này đã sinh dưỡng nhiều anh hùng dân tộc như: Triệu Thị Trinh (Bà Triệu), Phạm Bành (Hoà Lộc), Hoàng Xuân Viện, Ðinh Chương Dương (Hải Lộc), Lê Hữu Lập (Xuân Lộc) - Bí thư Tỉnh uỷ lâm thời đầu tiên của Thanh Hoá, Nguyễn Chí Hiền (Hoà Lộc), Mẹ Tơm... Bên cạnh đó, những địa danh như: Hanh Cát, Hanh Cù (xã Ða Lộc), làng Lộc Tiên - Y Bích (xã Hải Lộc), nhà thờ Họ Tăng (xã Hưng Lộc), Ðò Lèn, Lạch Trường,... là những nơi được Nhà nước tặng bằng có công với nước, là "kho tàng lịch sử" quý báu không chỉ đối với Thanh Hoá mà với cả dân tộc Việt Nam.
  8. caycothu

    caycothu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/01/2004
    Bài viết:
    592
    Đã được thích:
    0
    HUYỆN NÔNG CỐNGPhát huy nội lực - con đường dẫn đến thành công
    Với truyền thống đoàn kết, lao động cần cù, sáng tạo vượt qua khó khăn, thách thức, cùng những lợi thế về nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú, Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân Nông Cống đã giành được những thành tích khá toàn diện, chính trị ổn định, kinh tế - xã hội phát triển, an ninh - quốc phòng được củng cố và tăng cường. Ðó là tiền đề, là nhân tố quan trọng, nhân lên niềm tin thôi thúc 182.788 người dân Nông Cống hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh tế - xã hội mà Ðại hội Ðảng bộ huyện lần thứ XXIII đề ra.
    Phát huy nội lực để xây dựng quê hương giàu mạnh


    Ngay trong những năm đầu thực hiện Nghị quyết Ðại hội Ðảng toàn quốc lần thứ IX và Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh lần thứ XV, lãnh đạo huyện Nông Cống đã tập trung chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, mùa vụ; tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, nhất là giống F1, Bắc ưu... đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến ngư, nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng, đảm bảo an ninh lương thực. Kết thúc giai đoạn 1996 - 2000, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 11,2%/năm. Tổng giá trị sản xuất đạt 650 tỷ đồng, trong đó nông - lâm - thuỷ sản chiếm 38,5%, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản chiếm 27%, thương mại dịch vụ chiếm 34,5%. Tổng sản lượng lương thực toàn huyện đạt 109.155 tấn, đạt cao nhất từ trước tới nay. Bình quân lương thực đầu người đạt 600kg/năm, giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác đạt gần 22 triệu đồng. Các loại cây màu khác như ngô lai, lạc giống mới, vừng, đậu tương,... cũng tăng cả về diện tích và sản lượng. Riêng cây mía - cây công nghiệp thế mạnh của Nông Cống không những diện tích tăng lên 1.100ha mà năng suất và trữ đường trong mía cũng đạt cao (50tấn/ha).


    Tượng đài liệt sĩ huyện nông cống tại núi En
    Với tiềm năng và thế mạnh của một huyện bán sơn địa, trong những năm gần đây, huyện Nông Cống đã tập trung phát triển chăn nuôi, ổn định đàn trâu, tăng nhanh đàn bò. Cụ thể, huyện đã xây dựng đề án về phát triển đàn bò lai sind, đàn bò sữa, nuôi lợn hướng nạc ở các xã Hoàng Sơn, Hoàng Giang, Trường Sơn. Mặt khác, để khuyến khích phát triển ngành chăn nuôi, huyện đã có những chính sách kích cầu phù hợp với nguyện vọng của người chăn nuôi, như cho vay không lãi suất đối với phát triển chăn nuôi bò lai sind..., tận dụng 778ha diện tích mặt nước bỏ hoang để nuôi trồng thuỷ sản. Ðồng thời, huyện đã tập trung chỉ đạo nông dân làm quen với cách nuôi trồng thuỷ sản theo phương pháp công nghiệp. Với phương châm, nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến, hàng năm ngành thuỷ sản huyện Nông Cống đạt sản lượng từ 645 tấn trở lên. Ðáng chú ý, diện tích nuôi tôm sú hiện nay ở Nông Cống phát triển mạnh và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ðể phát huy lợi thế trên, huyện đang tổ chức và triển khai thực hiện dự án nuôi tôm công nghiệp ở xã Trường Giang trên diện tích 66ha. Từ kết quả của dự án này, trong vài năm tới, mô hình nuôi tôm công nghiệp sẽ được nhân rộng.
    Kết quả của các ngành kinh tế - xã hội khác
    Cùng với sự phát triển của ngành nông nghiệp, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại cũng được quan tâm phát triển. Theo thống kê của Uỷ ban nhân dân huyện Nông Cống, toàn huyện hiện có 33 làng nghề, trong đó có gần 2.200 hộ tham gia sản xuất trong các lĩnh vực: sảm xuất vật liệu xây dựng, vận tải, thảm cói xuất khẩu, sản xuất gạch, nung vôi, dệt chiếu cói... Sản phẩm của các ngành nghề trên không những góp phần phục vụ nhu cầu xã hội trong nước, mà còn tham gia xuất khẩu mang về lượng ngoại tệ không nhỏ cho đất nước. Năm 2002, giá trị sản xuất công nghiêp - tiểu thủ công nghiệp trên phạm vi toàn huyện đạt 23 tỷ đồng.
    Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, ưu tiên cho các chương trình phục vụ sản xuất và phúc lợi xã hội, xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện được đầu tư với tổng số vốn 133 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách huyện, xã, nhân dân đóng góp gần 110 tỷ đồng, chủ yếu được đầu tư xây dựng các công trình như: giao thông, thuỷ lợi, trường học, trạm bưu điện văn hoá xã,...
    Cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế, sự nghiệp giáo dục - đào tạo cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Ðến nay, trên địa bàn huyện có 44 trường học các cấp được xây dựng cao tầng, không còn trường học tranh tre nứa lá và lớp học ba ca. Ðáng chú ý, chất lượng dạy và học cũng được nâng lên khá rõ rệt. Ðến nay, toàn huyện có 13 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 12 trường tiểu học, 1 trường mầm non. Phong trào xây dựng làng văn hoá, gia đình văn hoá phát triển rộng khắp. Ðiển hình là làng Ðông Cao (xã Trung Chính) - cái nôi của phong trào xây dựng làng văn hoá sớm nhất của tỉnh. Cũng từ đây, mô hình làng văn hoá đã được nhân rộng trên phạm vi toàn huyện. Ðến nay, toàn huyện đã khai trương 120 làng, cơ quan, đơn vị văn hoá, 86% làng, cơ quan đã xây dựng được quy ước và hương ước. Các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao phát triển đều khắp và đi vào nền nếp. Công tác chăm sóc sức khoẻ cộng đồng luôn được các cấp chính quyền quan tâm. Nhờ đó, 100% số xã, thị trấn có trạm xá, có đội ngũ thầy thuốc khám chữa bệnh. Trung tâm y tế đa khoa đã được thành lập tại 3 khu vực. Do đó, nhiều năm liền huyện Nông Cống không có dịch bệnh lớn xảy ra. Công tác dân số kế hoạch hoá gia đình được đảm bảo, tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên là 0,69%/năm. Công tác quốc phòng - an ninh, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững. Ðảng bộ Nông Cống 10 năm liên tục đạt danh hiệu Ðảng bộ trong sạch, vững mạnh.
    Ðịnh hướng và chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2005
    Nhằm phát huy những kết quả đạt được, trong những năm tới, huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, nêu cao tinh thần tự lực, tự cường; khai thác tối đa mọi nguồn lực, lợi thế của địa phương. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại, phát triển mạnh những ngành nghề có tiềm năng như: sản xuất vật liệu xây dựng, chế tác đá mỹ nghệ, đá xây dựng, xây dựng giao thông, dịch vụ vận tải...
    Ðể hoàn thành các mục tiêu đề ra, lãnh đạo huyện Nông Cống đã triển khai một số giải pháp đồng bộ sau:
    1) Chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, phát triển nền kinh tế toàn diện theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Phát huy lợi thế của từng vùng, từng địa phương để tập trung sản xuất hàng hoá có chất lượng cao nhằm nâng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích của huyện.
    2) Tập trung chỉ đạo đưa đàn bò lai sind, đàn bò sữa, lợn hướng nạc vào chăn nuôi tại các vùng kinh tế trọng điểm của huyện, đồng thời khuyến khích chăn nuôi theo mô hình trang trại vừa và nhỏ.
    3) Ðẩy mạnh phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, coi đây là khâu đột phá quan trọng để phát triển kinh tế trong những năm tiếp theo, nhằm tăng thu nhập cho người dân, giải quyết việc làm cho lực lượng lao động dôi dư ở nông thôn. Xây dựng các thị tứ, các trung tâm thương mại, các cụm sản xuất công nghiệp - thủ công nghiệp, các làng nghề tạo điều kiện trao đổi cũng như tiêu thụ hàng hoá.
    Ðảng bộ và nhân dân Nông Cống đã và đang tận dụng lợi thế từ sự hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh và sự năng động, phát huy nội lực tạo sức bật mới trong xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Ðảng bộ, chính quyền và tinh thần quyết tâm cao của người dân, chắc chắn Nông Cống sẽ hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch, chỉ tiêu giai đoạn 2001- 2005 mà Ðại hội Ðảng bộ lần thứ XXIII đề ra.


    - Vị trí địa lý: phía bắc giáp huyện Triệu Sơn và Ðông Sơn; phía đông nam giáp huyện Tĩnh Gia và Quảng Xương; phía tây giáp huyện Như Thanh.
    - Diện tích tự nhiên (dư địa chí 31-12-1997): 28.710 ha. Trong đó: đất nông nghiệp: 14.884,97ha, đất lâm nghiệp: 2.200,53ha, đất chuyên dùng: 3.577,12ha, đất ở 809,95ha, đất chưa sử dụng 7.257,43ha.
    - Tốc độ tăng trưởng kinh tế (1996 - 2000): 11,2%/năm.
    - Lương thực bình quân đầu người (1996 - 2000): 600kg/năm.

    Một số mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2005
    1) Diện tích cây lương thực: 10.250ha
    2) Sản lượng lương thực: 109.000 tấn
    3) Năng suất bình quân: 54,5tạ/ha
    4) Diện tích mía nguyên liệu: 1.300ha
    5) Trồng rừng và bảo vệ rừng: 1.110ha
    6) Cải tạo nâng cấp 300km đường liên huyện, liên xã.


    Tên gọi huyện Nông Cống có từ bao giờ
    Huyện Nông Cống xưa có tên là huyện Tư Nông. Tư Nông hay Nông Cống đều có chung một nghĩa là huyện có đặc trưng trồng lúa nước, sản lượng nhiều, đóng góp cao. "Nông là nông nghiệp, Cống là đóng góp cao".
    Thời Tuỳ - Ðường, Nông Cống là miền đất thuộc huyện Cửu Chân, tương đương với phần đất huyện Ðông Sơn, Triệu Sơn, Nông Cống ngày nay. Sang thời Trần - Hồ, sách Ðại Việt sử ký toàn thư chép: "Lê Duy người xã Cổ Ðịnh huyện Nông Cống". Như thế, tên gọi Nông Cống đã được xác định từ thời Trần.
    Thanh Hoá thời Trần gọi là trấn Thanh Ðô có 7 huyện và 3 châu. Trong đó, châu Cửu Chân có 4 huyện là Cổ Chiến, Duyên Giác, Kết Thuế và Nông Cống. Thời Lê - Nguyễn, tên gọi vẫn không thay đổi, với miền đất bao gồm cả huyện Nông Cống, Triệu Sơn, Như Thanh, Như Xuân và một phần huyện Thường Xuân ngày nay. Năm Minh Mệnh thứ 18, tách tổng Như Lăng thuộc huyện Nông Cống nhập cùng 3 tổng của huyện Thọ Xuân và huyện Lôi Dương để lập châu Thường Xuân. Năm Thành Thái thứ 5 lại tách 2 tổng Xuân Du và Lãng Lăng của huyện Nông Cống để lập ra châu Như Xuân (nay là huyện Như Xuân và Như Thanh).
    Tháng 2 năm 1965, cắt 20 xã của huyện Nông Cống và 13 xã của huyện Thọ Xuân để lập huyện Triệu Sơn, cắt 7 xã của huyện Tĩnh Gia lập với 24 xã còn lại để lập ra huyện Nông Cống ngày nay.
  9. caycothu

    caycothu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/01/2004
    Bài viết:
    592
    Đã được thích:
    0
    HUYỆN BÁ THƯỚCPhát huy nội lực, khẳng định hiệu quả đầu tư từ các chương trình kinh tế - xã hội
    - Diện tích tự nhiên: 777,2km2- Dân số (1-1-2003): 101.107 người, với 3 dân tộc chủ yếu: Kinh, Mường, Thái- Ðơn vị hành chính: 23 xã, 1 thị trấn



    Ông Bùi Văn Huy - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Bá Thước


    Là một huyện miền núi vùng cao của tỉnh Thanh Hoá, kinh tế - xã hội Bá Thước đặc biệt khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều, kết cấu hạ tầng kém phát triển,... Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhờ sự quan tâm trợ giúp của Nhà nước, các chương trình dự án của các tổ chức quốc tế, cùng những nỗ lực phấn đấu không ngừng của Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Bá Thước, diện mạo của một huyện miền núi vùng cao đang dần thay đổi.

    Huyện Bá Thước cách tỉnh lỵ 108 km; phía tây giáp huyện Quan Hoá và huyện Quan Sơn, phía bắc giáp tỉnh Hoà Bình, phía nam giáp huyện Lang Chánh và Ngọc Lặc, phía đông giáp huyện Cẩm Thuỷ và Thạch Thành. Diện tích đất tự nhiên 77.722,84 ha, trong đó đất nông nghiệp 8.203,16 ha (chiếm 10,6%), đất lâm nghiệp 43.385,81 ha (chiếm 55,8%), còn lại là đất chuyên dùng và đất chưa sử dụng. Ðơn vị hành chính gốm có 23 xã và 1 thị trấn, trong đó có 14 xã miền núi đặc biệt khó khăn (thuộc chương trình 135 của Chính phủ). Ðây là một trở ngại rất lớn để huyện Bá Thước thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
    Thành công trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
    Với diện tích đất nông - lâm nghiệp chiếm trên 66,4% tổng diện tích đất tự nhiên, trong những năm qua, Bá Thước đã bước đầu thành công trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông - lâm nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực trồng trọt và khoanh nuôi bảo vệ rừng. Sau khi có chương trình 135 của Chính phủ, dự án Siđa (Canađa), IPM và Nghị quyết của Ðảng bộ huyện đi vào cuộc sống, nhận thức của người dân trong phát triển kinh tế đã được nâng cao. Huyện đã tiến hành chuyển đổi cơ cấu mùa vụ hợp lý, thâm canh tăng vụ, đưa các loại gống mới và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào trồng trọt. Vì thế, năng suất lúa tăng đều qua các năm, bình quân đạt 38,96 tạ/ha/năm. Ðặc biệt, những dự án lúa lai cho năng suất 50 - 60 tạ/ha. Nhờ đó, tổng sản lượng lương thực cây có hạt năm 2002 đạt 29.423 tấn, tăng 2,4% so với năm 2001. Cùng với cây lúa, các loại cây màu khác cũng cho năng suất cao như: cây đậu, lạc, vừng... Với kết quả này, Bá Thước không chỉ đảm bảo được an ninh lương thực, mà còn tạo nguồn thức ăn dồi dào đáp ứng sự phát triển nhanh chăn nuôi trong những năm gần đây.
    Song bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp của huyện Bá Thước thời gian qua lại bắt đầu từ cây sắn. Việc đưa cây sắn trở thành loại cây trồng chính, đồng thời chuyển mục đích trồng sắn từ phục vụ chăn nuôi sang sản xuất công nghiệp đã đưa diện tích cây sắn tăng lên rất nhanh, với năng suất 100 tạ/ha (năm 2002), sản lượng bình quân ước đạt 31.860 tấn/năm. Nhận thấy tiềm năng dồi dào của vùng nguyên liệu này, Tổng công ty Rau quả Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã đầu tư nhà máy chế biến tinh bột sắn xuất khẩu tại xã Thiết ống - Bá Thước. Qua đó, cây sắn đã gắn liền với nhiều hộ nông dân trong vùng, góp phần vào công cuộc xoá đói giảm nghèo và tham gia xuất khẩu.
    Thị trấn Cành Nàng - huyện Bá Thước - Thanh Hoá
    Ðể khắc phục tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ, trong vài năm gần đây, Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện và người dân Bá Thước đã tích cực đầu tư cho ngành chăn nuôi, trong đó tập trung chủ yếu vào các vật nuôi truyền thống như gia cầm (năm 2002, đàn gia cầm có 477.000 con, tăng 26,9% so với năm 1998); đàn trâu, bò, lợn cũng phát triển mạnh với giá trị kinh tế cao. Mặc dù Bá Thước mới tiến hành áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, tạo giống mới như: sind hoá đàn bò, cải tạo tầm vóc đàn bò, nuôi lợn hướng nạc,... nhưng bước đầu đã thu được kết quả cao. Nhờ vậy, năm 2002, tổng giá trị chăn nuôi của huyện đạt 34,097 tỷ đồng, tăng gần 30% so với năm 1998.
    Ngoài những thành công trong ngành trồng trọt và chăn nuôi, huyện Bá Thước còn được Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh và Chi cục Kiểm lâm Thanh Hoá đánh giá là huyện làm tốt công tác quản lý, chăm sóc và bảo vệ rừng. Ngay từ khi có chủ trương giao đất, khoán rừng, chính quyền huyện đã tiến hành thực hiện và hoàn thành công tác giao đất, giao rừng. Qua đó, ý thức quản lý và bảo vệ rừng của người dân Bá Thước được nâng lên rõ rệt. Trong những năm gần đây, nạn chặt phá rừng, đốt rãy làm nương không còn xảy ra, người dân đã chăm sóc và tái sinh thêm các đồi rừng. Vì thế, Bá Thước đã nâng độ che phủ của rừng lên mức 42% vào năm 2002. Kết quả này có ý nghĩa không nhỏ đối với Bá Thước. Trước hết nó góp phần cân bằng môi trường, sinh thái, tạo giá trị kinh tế cao. Ðiều đó được thể hiện thông qua kế hoạch nâng cấp khu bảo tồn Pù Luông thành rừng quốc gia, đây là một trong những điều kiện thuận lợi để huyện có thể khai thác du lịch sinh thái trong những năm kế tiếp.
    Tiền đề cho sự phát triển kinh tế - xã hội Bá Thước trong tương lai
    Có thể nói, trong những năm qua, kinh tế - xã hội của Bá Thước chuyển biến có những bước đáng mừng. Thành công đó có được là do Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện Bá Thước đã phát huy nội lực, đồng thời tận dụng các nguồn vốn đầu tư từ các chương trình trợ giúp của Chính phủ và của các tổ chức nước ngoài.
    Tính đến nay, các dự án đầu tư đã góp phần không nhỏ trong sự phát triển của huyện. Xét về góc độ kinh tế, các lĩnh vực phát triển tương đối toàn diện, nhờ vậy đời sống nhân dân dần cải thiện, tỷ lệ đói nghèo (theo tiêu chí mới) giảm trên 40% xuống còn 32% chỉ trong 2 năm trở lại đây.


    Lễ đón nhận Huân chương Lao động


    Về góc độ xã hội, nhiều công trình trọng điểm được đầu tư xây dựng như: đường sá, trường học, trung tâm y tế... Nếu chỉ tính riêng nguồn vốn đầu tư từ Chương trình 135 của Chính phủ, huyện đã tiến hành xây mới và nâng cấp được nhiều trường học kiên cố. Hiện nay, Bá Thước cơ bản đã xoá được hơn 50% số phòng học tranh, tre, nứa lá. Các trục đường giao thông chính cũng được đầu tư nâng cấp. Nhờ đó, đến nay, 80% xã đã có đường ôtô đến trung tâm xã. Dự kiến, khi bến phà Kem đi vào hoạt động, huyện Bá Thước sẽ có thêm 3 xã có đường ôtô, nâng tổng số xã có đường ôtô đến trung tâm xã là 21/23 xã.
    Không chỉ có vậy, đối với một huyện miền núi vùng cao, việc nâng cao trình độ dân trí cho người dân là mối quan tâm hàng đầu của các cấp lãnh đạo. Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng hàng năm, Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện Bá Thước vẫn dành một nguồn vốn không nhỏ để đầu tư xây dựng và nâng cấp các cơ sở phát thanh, truyền hình. Thông qua các dự án đầu tư này, huyện đã có 4 trạm thu phát lại sóng truyền hình và nhiều trạm phát thanh khác được đưa vào sử dụng, đảm bảo tốt công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Ðảng, pháp luật của Nhà nước. Bên cạnh đó, huyện Bá Thước còn đầu tư xây dựng các tủ sách ở các xã, thư viện, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, học hỏi của người dân nhằm đạt tới mục tiêu nâng cao trình độ dân trí của người dân. Ðặc biệt, kể từ khi Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VII) đi vào cuộc sống, phong trào xây dựng làng văn hoá được đẩy mạnh. Ðến ngày 12-6-2003, toàn huyện có 163 đơn vị khai trương làng và cơ quan văn hoá (153 làng, 10 cơ quan văn hoá). Phong trào văn hoá - thể thao được phát triển rộng khắp trên phạm vị toàn huyện.
    Thành quả mà nhân dân các dân tộc ở Bá Thước đạt được còn thể hiện thông qua sự phát triển của ngành giáo dục - đào tạo. Kết cấu hạ tầng được đầu tư nâng cấp, chất lượng dạy và học được nâng lên; tỷ lệ giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi tăng nhanh qua các năm, học sinh thi đỗ vào các trường trung học, cao đẳng, đại học năm sau cao hơn năm trước (năm 2002 có khoảng 40 - 50 học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng). Hiện nay, huyện đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và đang phấn đấu hoàn thành phổ cập trung học cơ sở. Toàn huyện hiện có 3 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Ðiều đó cho thấy, sự cố gắng nỗ lực của Bá Thước trong sự nghiệp trồng người.
    Thành công trong lĩnh vực xã hội còn được khẳng định trong công tác dân số của huyện. Với các biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng các biện pháp tránh thai, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hiện giảm xuống còn 0,68%, góp phần không nhỏ giảm tỷ lệ hộ đói nghèo của huyện Bá Thước trong những vừa qua.
    Phát huy tinh thần cách mạng kiên cường của cha ông, hàng năm, Bá Thước luôn làm tốt công tác tuyển quân, tổ chức tốt các đợt diễn tập, huấn luyện cho dân quân tự vệ sẵn sàng chiến đấu, cử cán bộ đi học các lớp chính trị của tỉnh và Trung ương. Bên cạnh đó, an ninh - chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Công tác điều tra tội phạm được đẩy mạnh. Chương trình phòng chống tội phạm, phong trào quần chúng bảo vệ an ninh thường xuyên được duy trì có hiệu quả. Ðây là một trong những tiền đề cơ bản để Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra trong những năm qua và những năm sắp tới.
    Có thể nói, trong những năm qua, kinh tế - xã hội của Bá Thước có những bước chuyển biến đáng khích lệ. Song nhìn chung, kinh tế - xã hội huyện Bá Thước hiện vẫn còn khó khăn, nhất là hệ thống kết cấu hạ tầng và trình độ dân trí của người dân vẫn còn thấp so với miền xuôi. Ðể khắc phục những khó khăn này, trong những năm kế tiếp, Bá Thước cần tranh thủ sự quan tâm giúp đỡ của các cấp, các ngành, đồng thời phát huy tối đa nội lực để phát triển kinh tế - xã hội lên tầm cao mới.


    Lịch sử hình thành
    Vùng đất huyện Bá Thước xưa kia là vùng rừng núi đại ngàn, chỉ có đồng bào dân tộc Mường sinh sống. Trải qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, vùng đất này đều có sự thay đổi về địa giới hành chính. Trong đó:
    - Thời Lý trở về trước là phần đất nằm trong huyện Ðô Lung, sau đó là huyện Vô Biền.
    - Thời thời Trần, Hồ là phần đất nằm trong huyện Lỗi Giang.
    - Thời thuộc Minh là phần đất nằm trong huyện Lạc Thuỷ.
    - Thời Lê - Nguyễn là phần đất của huyện Cẩm Thuỷ thuộc phủ Thiệu Thiên.
    - Ðến năm Khải Ðịnh thứ 10 (năm 1925) thành lập châu Tân Hoá. Ðến tháng 3 năm 1947, đổi tên thành huyện Bá Thước.


    Trong những năm qua, thực hiện chính sách giao đất, giao rừng, người dân huyện Bá Thước đã đưa cây luồng vào khai thác. Những rừng luồng được trồng mới không chỉ phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, mà còn mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân nơi đây. Nhờ đó, đến nay Bá Thước đã trở thành một trong ba huyện dẫn đầu khối các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hoá về diện tích luồng. Cây luồng phát triển mạnh đã cung cấp nguyên liệu cho nhà máy bột giấy đặt (thành lập tại xã Hậu Lộc). Trong những năm tới, cùng với cây sắn, cây luồng sẽ là cây chủ lực trong phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp, góp phần vào công cuộc xoá đói giảm nghèo của huyện Bá Thước.
     
     
  10. caycothu

    caycothu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/01/2004
    Bài viết:
    592
    Đã được thích:
    0
    HUYỆN QUAN HOÁThành tựu và triển vọng
    - Diện tích tự nhiên: 996.17 km2- Dân số: 42.474 người- Ðơn vị hành chính: 17 xã, 1 thị trấn- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (dự kiến năm 2003): 9%- Thu nhập bình quân tính theo đầu người (năm 2002): 3,64 triệu đồng



    Ông Hà Ðức Lý - Chủ tịch Uỷ ban nhân huyện Quan Hoá


    Với tổng diện tích 99.617,08 ha, 5km đường biên giới quốc gia với nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào, Quan Hoá có tiềm năng phát triển kinh tế lớn. Sau hơn 15 năm đổi mới, nhất là những năm gần đây, nhờ sự năng động, nỗ lực không ngừng của các cấp uỷ Ðảng, chính quyền cũng như mọi tầng lớp nhân dân trong huyện, Quan Hoá đã đạt được những thành tích to lớn trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
    Quan Hoá là một huyện nằm ở phía tây bắc của tỉnh Thanh Hoá, cách thành phố Thanh Hoá 134km theo hướng Quốc lộ 47 và Quốc lộ 15A. Phía bắc giáp tỉnh Sơn La và tỉnh Hoà Bình, phía nam giáp huyện Quan Sơn, phía đông giáp huyện Bá Thước, phía tây giáp huyện Mường Lát, tỉnh Sơn La và nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào. Dân số huyện Quan Hóa là 42.474 người với 5 dân tộc: Kinh, Thái, Mường, Mông và Hoa, sinh sống đoàn kết, hòa thuận trong cộng đồng đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
    Ðẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế
    Do địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, khí hậu khắc nghiệt, những năm trước đây, Quan Hóa gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội: nền kinh tế thuần nông, tự cung tự cấp, phương thức sản xuất lạc hậu, kết cấu hạ tầng yếu kém, nhất là các xã vùng sâu, vùng xa. Vượt lên mọi khó khăn, từ năm 1998 đến năm 2002, Ðảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc huyện Quan Hóa đã tập trung phát triển kinh tế - xã hội, từng bước bắt nhịp với tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh.
    Về nông nghiệp, Uỷ ban nhân dân huyện chỉ đạo đẩy mạnh chuyển đổi giống, cơ cấu cây trồng, tăng diện tích cây trồng, từng bước đưa vụ đông vào sản xuất. Do diện tích trồng lúa nước ít, sản lượng lương thực hàng năm chỉ ở mức 7.500 - 8.000 tấn, bình quân lương thực đầu người chỉ đạt khoảng 150 - 200 kg/năm (không tính ngô, khoai, sắn) nên nhân dân huyện Quan Hóa đã tập trung trồng các cây màu và cây công nghiệp để tăng nguồn thu nhập. Cùng với trồng trọt, chăn nuôi phát triển tương đối nhanh, sản phẩm phần lớn đã trở thành hàng hóa. Các giống vật nuôi mới như: bò lai sind, lợn Móng Cái sinh sản, hươu sao, dê Bách Thảo, ong lấy mật được du nhập vào địa phương ngày càng nhiều, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế. Ðến nay, toàn huyện đã có 5.529 con trâu, gần 9.000 con bò, 17.204 con lợn.
    Lĩnh vực lâm nghiệp được xác định là thế mạnh của Quan Hoá. Theo số liệu thống kê của Uỷ ban nhân dân huyện Quan Hoá, hiện nay, rừng Quan Hoá có độ che phủ đạt khoảng 58%, trong đó có hơn 20.000 ha luồng và hàng chục ngàn ha nứa, vàu. Riêng cây luồng hàng năm có thể khai thác 10 - 15 triệu cây, nhưng trên thực tế mới chỉ khai thác và sử dụng khoảng 2 triệu cây/năm. Ðể khai thác tối đa tiềm năng lâm nghiệp, huyện đã thực hiện xong việc giao đất, giao rừng tới người nông dân và làm tốt công tác quy hoạch đất đai, nên việc trồng mới, khoanh nuôi và bảo vệ rừng tái sinh phát triển nhanh. Năm 2002, toàn huyện đã trồng được khoảng 200 ha rừng tập trung. Ðặc biệt, đến nay toàn huyện đã có 36 trang trại rừng, thu hút 170 lao động tham gia thường xuyên, tạo giá trị hàng hóa hàng với nguồn lợi từ rừng vào khoảng 1,2 tỷ đồng mỗi năm. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp chế biến lâm sản cũng ra đời ngày một nhiều và ngày càng phát triển, tạo việc làm ổn định cho 143 lao động.
    Ngoài ra, huyện còn tập trung huy động nguồn vốn cho nhân dân vay phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, thực hiện có hiệu quả chương trình xóa đói giảm nghèo. Vì thế, tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn phát triển sản xuất tăng từ 10% (năm 1999) lên 29,5% (năm 2002).
    Nhờ đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực, kinh tế Quan Hóa đã có bước tăng trưởng cao. Nếu năm 2000, tổng sản phẩm quốc nội toàn huyện đạt 129.142,75 triệu đồng, thu nhập bình quân đầu người 3.110.000 đồng/người/năm thì đến năm 2002 là 154.550 triệu đồng, thu nhập bình quân đầu người là 3.638.000 đồng/người/năm. Dự kiến, tăng GDP năm 2003 là 9%. Ðến nay, tỷ lệ hộ đói nghèo giảm xuống còn 25,6% và dự kiến trong năm 2003 phấn đấu giảm xuống còn 20,6%.
    Ðầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
    Bằng nguồn vốn của Trung ương, của tỉnh, của huyện và sự đóng góp của nhân dân, trong thời gian qua, Quan Hóa đã hoàn thành 23 hạng mục công trình thuộc dự án 135 với tổng số vốn 18 tỷ đồng. Nhiều trường học, nhiều công trình thuỷ lợi, đường giao thông, nước sinh hoạt đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng. Các công trình thuộc dự án định canh định cư như: đập Ta Bán (Trung Sơn), đập nước và mương Kame, đập Phú Nghiêm đã hoàn thành và phát huy hiệu quả. Trong khoảng thời gian 1998 - 2002, Quan Hóa đã hoàn thành 6 hạng mục công trình hỗ trợ di dân (chủ yếu là người Mông), khảo sát, quy hoạch xây dựng trường học, nước sinh hoạt, đường giao thông. Xây dựng trung tâm cụm xã Hiền Kiệt, Phú Lệ với tổng vốn gần 3 tỷ đồng. Hiện nay, các ngành nghề, dịch vụ như: mộc, rèn, sản xuất vật liệu xây dựng được củng cố và phát triển, đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
    Do đặc thù là huyện giáp biên nên Quan Hóa đặc biệt quan tâm đến công tác quốc phòng - an ninh. Những năm gần đây, Quan Hóa thường xuyên kết hợp tốt việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở với công tác xây dựng Ðảng nên tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn luôn ổn định, phục vụ thiết thực các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ huyện Quan Hóa nhiệm kỳ 2000 - 2005.
    Cùng với tập trung phát triển kinh tế, huyện Quan Hóa luôn chú trọng đến công tác văn hóa - xã hội. Giáo dục và đào tạo đã có bước tiến mới. Ðến nay, huyện đã thực hiện có hiệu quả đề án xã hội hóa giáo dục; hoàn thành quy mô và mạng lưới trường học phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Toàn huyện hiện có 14.000 em học sinh theo học các cấp, bình quân cứ 3 - 3,5 người dân có 1 người đi học. Cơ sở vật chất dạy và học ở mỗi xã ngày càng được tăng cường: tất cả các trường cấp II được xây dựng kiên cố 2 tầng, các khu chính trường tiểu học đều xây dựng mái bằng. Trong những năm tới, huyện phấn đấu đạt 100% số trường lớp được xây dựng kiên cố. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đã được chú trọng nhằm nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật.
    Các hoạt động văn hóa - thể thao, phong trào xây dựng làng bản, cơ quan, gia đình văn hóa, gia đình thể thao được đẩy mạnh. Thực hiện tốt cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa cơ sở"; đẩy lùi các tệ nạn mê tín dị đoan, các hủ tục lạc hậu trong việc cưới, việc tang, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc. Trong năm 2002, huyện Quan Hoá đã khai trương 10 làng văn hóa, khu phố và cơ quan văn hoá, 12 đơn vị được công nhận làng văn hóa cấp huyện. Duy trì khai thác, vận hành tốt 4 trạm phát lại truyền hình, khả năng phủ sóng toàn huyện đạt 76,3%; tin và bài có nội dung phong phú, phản ánh kịp thời tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn. Phong trào toàn dân rèn luyện sức khỏe phát triển sâu rộng, đóng góp vào phong trào chung và cung cấp nhiều vận động viên xuất sắc cho tỉnh và quốc gia.
    Về chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, từ năm 1998 đến năm 2002, dịch bệnh, nhất là dịch sốt rét đã được hạn chế và đẩy lùi. Công tác tiêm chủng mở rộng cho các cháu trong độ tuổi, công tác kế hoạch hóa gia đình được đẩy mạnh, hoàn thành tốt chỉ tiêu Nhà nước giao. Mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở được củng cố và phát huy hiệu quả; 13 xã và thị trấn được xây dựng trạm y tế từ nguồn vốn Ngân hàng Phát triển châu á (ADB). Ðặc biệt, toàn huyện có 3 xã không có người sinh con thứ 3, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên chỉ còn 0,95% (năm 2002), tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em giảm xuống còn 32%, 47,3% dân số được dùng nước sạch.
    Ðịnh hướng và giải pháp phát triển đến năm 2005
    Quan Hoá đang từng ngày thay da đổi thịt, cuộc sống của nhân dân các dân tộc Quan Hoá ngày một ấm no hạnh phúc. Phát huy thành tích đạt được trong những năm qua, Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Quan Hoá tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, đồng thời đề ra những phương hướng, mục tiêu và giải pháp cụ thể trên các lĩnh vực kinh tế - văn hoá - xã hội từ nay đến năm 2005. Trong đó, Quan Hoá sẽ tập trung thực hiện những giải pháp sau:
    1) Kinh tế lâm nghiệp vẫn giữ vai trò trọng tâm, cần đẩy mạnh phát triển trong thời gian tới, đặc biệt là công tác khoanh nuôi, bảo vệ, chăm sóc rừng. Ðồng thời, Quan Hoá cũng xác định kinh tế rừng đi đôi với công nghiệp chế biến các sản phẩm từ rừng, chủ yếu là cây luồng.
    2) Chú trọng phát triển nông nghiệp theo hướng toàn diện, với trọng tâm là cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày và phát triển đàn gia súc. Sản xuất phải gắn với chế biến để sản phẩm làm ra có sức cạnh tranh trên thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ðặc biệt, chú trọng phát triển cây đậu tương, bởi đây là loại cây công nghiệp ngắn ngày, có giá trị kinh tế cao và đã tìm được đầu ra cho sản phẩm. Vì thế, trong những năm tới, phấn đấu đưa diện tích cây đậu tương lên 800 - 1.000ha, năng suất bình quân đạt 16 - 17,5tạ/ha. Ðồng thời, phấn đấu đưa tỷ trọng chăn nuôi chiếm 25 - 30% giá trị sản xuất nông nghiệp. Thực hiện tốt một số chương trình trọng điểm của ngành chăn nuôi như cải tạo đàn bò, lợn, ao cá, phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm,...
    3) Chú trọng, chăm lo giải quyết tốt các vấn đề xã hội theo hướng xã hội hoá trên tất cả các mặt trận giáo dục, y tế, thông tin tuyên truyền,... Ðẩy mạnh sự nghiệp giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Thực hiện tốt các chính sách xã hội, đảm bảo công bằng xã hội là mục tiêu trong xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nâng cao chất lượng hoạt động công tác thông tin tuyên truyền, gắn với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân là nhiệm vụ trọng tâm nhằm tăng nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội trước mắt cũng như lâu dài.
    Bước vào thiên niên kỷ mới, Ðảng bộ và nhân dân Quan Hoá đứng trước nhiều cơ hội và thách thức. Vì vậy, nhiệm vụ của Ðảng bộ Quan Hoá từ nay đến năm 2005 rất nặng nề. Với truyền thống đoàn kết, tinh thần cách mạng kiên cường và ý chí tự lực tự cường, trên cơ sở thành tích và bài học kinh nghiệm đã được đúc kết trong những năm qua, nhất định Quan Hoá sẽ vượt qua được mọi khó khăn, thử thách, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ huyện lần thứ XIX, đưa Quan Hoá phát triển nhanh và bền vững trong giai đoạn mới - giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Chia sẻ trang này