1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thanh Lam bị cấm hát nhạc Trịnh

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi bluemountainno1, 22/04/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bluemountainno1

    bluemountainno1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/02/2002
    Bài viết:
    774
    Đã được thích:
    0
    Thanh Lam bị cấm hát nhạc Trịnh

    sáng nay em vừa được bạn em update thông tin này .
    ko bít có đúng ko nhở???
    nhưng nghe xong em thấy mừng wa'' , nói thì hơi ác nhẩy ...
    nhưng mỗi khi đi đến đâu mà nghe TL hát nhạc Trịnh em thấy ức chế lắm.
    các pác kiểm chứng giùm em thông tin trên zới, em ko sure 100% đâu ..
    nghe giang hồ đồn ý mà ..
  2. baotrungvip

    baotrungvip Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    5.898
    Đã được thích:
    1
    Cấm ca sĩ tự tiện phá cách - Đâu là giới hạn của nghệ thuật và phản cảm
    Giới ca sĩ những ngày vừa qua hoang mang trước thông tin Sở Văn hoá Thông tin Thành phố Hồ Chí Minh quy định cấm ca sĩ tự ý hát phá cách các sáng tác khi chưa được tác giả đồng ý.
    Sở còn buộc các ca sĩ khi sử dụng tác phẩm âm nhạc đều phải thông qua thủ tục thương lượng trước với cha đẻ của các ca khúc thì mới được cấp phép phổ biến.
    Ngày 2/3/2006, tại một cuộc họp của Sở với các đơn vị tổ chức, biểu diễn, đại diện của Sở cho biết, trong thời gian qua, có nhiều ca sĩ khi hát lại các ca khúc nổi tiếng, họ đã làm mới một cách quá đà.
    Ca sĩ Thanh Lam khi hát Một Cõi Đi Về làm cho bài hát xa với tinh thần của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mà nhiều thế hệ ca sĩ trước đó đã hát. Ca sĩ rapper Tiến Đạt khi hát lại ca khúc Thì Thầm Mùa Xuân của nhạc sĩ Ngọc Châu thay đổi tiết tấu bài hát nhanh, mạnh hơn và thêm phần đọc rap vào giữa bài so với nguyên gốc.
    Ca sĩ Mỹ Tâm gần đây hát Lên Đàng, Đoá Hoa Vô Thường, ca sĩ Ngô Thanh Vân hát Quỳnh Hương cũng hô biến tất cả thành những bài đậm chất rock, rap. Sở cho rằng các ca sĩ tự ý cắt, uốn, gội, nhuộm lại những đứa con tinh thần của nhạc sĩ mà không có sự cho phép của họ là một việc làm xâm phạm đến nguyên bản tác phẩm và vi phạm vào các quy định bảo hộ quyền tác giả.
    Cấm hay khuyến cáo chung?
    Ngày 5/3/2006, bà Nguyễn Thế Thanh, Phó Giám đốc Sở Văn hoá Thông tin Thành phố, cho biết, thông tin về cuộc họp và thông báo ca sĩ không được tự ý hát phá cách khi chưa xin phép tác giả là đúng. Tuy nhiên, bà Thanh khẳng định, đó không phải là một quy định có tính cấm đoán. "Trước giờ, chúng tôi chỉ cấp phép biểu diễn cho ca sĩ thông qua các hãng băng đĩa, đơn vị tổ chức biểu diễn.
    Thông báo trên là nói với các đơn vị khi làm một chương trình phải có sự thương lượng với tác giả có ca khúc sử dụng. Sự thương lượng này bao hàm cả chuyện thoả thuận về tiền tác quyền, việc chỉnh sửa các tiết tấu, giai điệu, lời bài hát, v.v...
    Chứ không chỉ đơn thuần là chuyện, ca sĩ gọi điện thoại nói một tiếng xin phép, hát xong rồi trả tiền là hết trách nhiệm như vẫn xảy ra bấy lâu nay", bà Thanh nói. Bà Thanh cũng giải thích thêm, sở dĩ có thông báo như vậy vì vừa qua xảy ra nhiều trường hợp ca sĩ cầm nhầm bài hát.
    Khi hát, họ cố ý chỉnh sửa câu chữ, giai điệu, v.v..., làm mất tinh thần nghệ thuật trong các tác phẩm. "Những tình khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mà hát như đọc rap, giật tưng tưng. Như vậy, làm sao tinh thần của nhạc Trịnh không bị làm cho méo mó đi", bà Thanh nói.
    Cũng theo bà Thanh, dù ca sĩ đã thương lượng với tác giả nhưng nếu sau khi ca khúc phổ biến, tác giả nhận thấy bài hát của mình không được thể hiện đúng tinh thần như đã trao đổi ban đầu, họ vẫn có quyền trả lại tác quyền và kiện ca sĩ vì đã xâm phạm đến quyền tác giả của họ.
    Nhập nhằng phá cách và phá phách
    Nhiều ca sĩ cho biết, vừa qua cũng có nhiều trường hợp bị ách lại khi xin phép phổ biến. Trường hợp của Thanh Lam hay Tiến Đạt và gần đây là Ngô Thanh Vân bị hội đồng nghệ thuật của sở từ chối cấp phép vì thể hiện ca khúc không phù hợp với sáng tác của nhạc sĩ.
    Bà Thanh cho rằng, mọi sự sáng tạo đều phải thể hiện sự tôn trọng tác giả và tinh thần nghệ thuật.
    Những trường hợp Sở từ chối thường là những trường hợp không đảm bảo được những yêu cầu này.
    "Không thể lấy tiêu chí quen tai của khán giả làm căn cứ đánh giá phá cách nào là sáng tạo, còn cái nào là phản cảm vì điều đó vô chừng. Nhưng nếu ca sĩ phá cách mà bị dư luận phản đối, họ phải xem lại mình", bà Thanh giải thích.
    Theo giáo sư, nhạc sĩ Thế Bảo, thành viên Hội Âm nhạc Việt Nam, trong âm nhạc không có một khái niệm chuẩn cho hai chữ phá cách. Hiểu nôm na, đó là việc ca sĩ trình bày khác đi phong cách vốn có của bài hát. Cái sự làm khác này có thể bị tác giả phản đối nhưng cũng có thể được họ chấp nhận vì cảm thấy thay đổi như vậy làm ca khúc hay hơn. Giới hạn thông thường của sự thay đổi này làm cho nó vừa lạ, vừa quen.
    Riêng những sự cách tân có tính quay ngoắt 180 độ, ca sĩ chỉ nên phô diễn ở những sân khấu có tính thể nghiệm. "Một bài hát khi đã ra đại chúng nhất thiết phải bị ràng buộc bởi nhu cầu thường thức số đông và muốn đánh giá chính xác có phá cách hay không trong âm nhạc phải do chính tác giả của ca khúc đó mới làm được", ông Thế Bảo lưu ý.
    (Nguồn: http://www.cinet.gov.vn)



  3. cafein

    cafein Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/06/2002
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    1
    1- Tên topic đọc thấy "khó chịu" quá.
    2- Nội dung đọc thấy rất ư là vớ vẩn. Nên đem chuyên này ra quán trà đá mà bàn tiếp...

  4. palusa

    palusa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Bà con ơi mình nghe nói hình như Thanh Lam khi hát nhạc Trịnh bị phản đối bả chê là khán giả VN ko bít thưởng thức nhạc đúng ko vậy ? Sở cấm như vậy là đúng rùi đó,ai đời lại đi bóp méo đứa con tinh thần của người khác đằng này lại là những tác phẩm tuyệt diệu của Trịnh Công Sơn nữa chứ..thật là pó tay với mấy mấy ông ca sĩ thời nay luôn
  5. hily6851

    hily6851 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2005
    Bài viết:
    162
    Đã được thích:
    0
    Đây mới là cái chính xác khi nói về Thanh Lam.
    Thanh Lam và công cuộc hiếp dâm nghệ thuật
    Nguồn: Diễn đàn Thanh niên xa mẹ!​
    @exorcist - TL​
    Nói về Thanh Lam, tớ không phủ nhận Thanh Lam đã từng là một giọng ca tớ yêu thích, từ hồi chị ấy còn mới bước ra sân khấu nghệ thuật, và đoạt giải thưởng lớn với ca khúc ?oChia tay hoàng hôn?, tác phẩm của bố chị ấy. Nói thêm về bác Thuận Yến, giọng ca ?ovàng? của phường Giảng Võ, có lẽ tớ không ngờ là bác ý hát dở thế, dở một cách kinh hoàng. Còn nhớ cái lần được chứng kiến bác ý sô lô bài ?oTình yêu không có lời?, rồi hú hít như là mấy thằng boyband, cảm giác kinh hoàng không bút nào tả xiết. Có nhiều nhạc sĩ sáng tác hay, nhưng hát không hay, tuy vậy hát dở như bác Thuận Yến chắc hiếm có khó tìm (xin lỗi bác Thuận Yến tẹo, anyway các sáng tác của bác ấy thì hay, tớ thích). Thế mạnh của Thanh Lam là những ca khúc nặng tính tự sự, nói chung đại loại có tính đau thương mất mát, giằng xe nội tâm, gào thét trong đó. Những ca khúc này thì cũng không phải là ít, và chúng trở thành những bài tủ của Thanh Lam. Chúng ta có thể kể ra ở đây, ngoài ?oChia tay hoàng hôn? thì còn có thêm ?oKhát vọng?, ?oMột thoáng Tây Hồ?, ?oGọi anh? ?, những ca khúc mà Thanh Lam phô diễn kỹ thuật của mình một cách hợp lý, để lại những ấn tượng đẹp trong lòng người yêu nhạc.
    Đáng tiếc thay, Thanh Lam càng ngày càng tỏ ra thái quá trong việc phô diễn kỹ thuật thanh nhạc, mà quên mất rằng cái chính, cái hồn của một ca khúc là tình cảm của người ca sĩ, là sự cảm nhận, sự hiểu tác phẩm mới đóng vai trò quan trọng trong việc đưa bài hát đến với thính giả. Dần dần, Thanh Lam núp dưới chiêu bài sáng tạo và phá cách, hay có tên mỹ miều hơn là làm mới lại các ca khúc tiền chiến, bắt đầu công cuộc hiếp dâm nghệ thuật. Sở trường của Thanh Lam là khổ dâm, chính vì thế nếu mọi người nghe các bài hát lãng mạn trước kháng chiến do Thanh Lam trình bày, lúc thì sẽ cười khành khạch (vì như nghe tấu hài), lúc thì chỉ muốn tụt dép đập cho toè phễu hết hát thì thôi, hãm. Sau những thành công bước đầu, tức là hiếp dâm nghệ thuật một cách thành công ở những bài hát lẻ, Thanh Lam làm một quả hiếp dâm tập thể các nghệ sĩ tiền chiến vào năm 1998, bằng việc cho ra đời album ?oLá thư?. Trong album này, các nhạc sĩ đáng yêu của chúng ta bị hiếp tàn bạo một cách không thương tiếc, từ Văn Cao cho đến Đoàn Chuẩn, từ Nguyễn Văn Thương cho đến Dzoãn Mẫn, và thê thảm đau thương nhất là Đoàn Chuẩn của tớ, với tổng cộng 4 phát. Bắt đầu từ đây trở đi, dưới cái nhìn của tớ thì Thanh Lam như là một con quái thai ngâm dấm, như là một con lợn sề quá lứa, trình bày các ca khúc theo đúng 1 style kêu gào đòi cám, vớ được nhạc sĩ nào là đè ngửa ra mà hiếp, không cần để ý đến bài hát đó, tình cảm được các nhạc sĩ gửi gắm trong đó ra làm sao. Bị phản ứng thì lúc nào cũng giơ chiêu bài sáng tạo ra mà đỡ, nhưng ơn giời, chỉ tính về số lượng album tiêu thụ thì Thanh Lam bao giờ cũng phải tôn Mỹ Linh lên hàng sư phụ. Sáng tạo của Thanh Lam, sự tìm tòi của Thanh Lam, nếu ở trong trường hợp này có lẽ không khác gì sự phá hoại, đáng ăn chửi chứ không đáng ghi nhận.
    Các bạn đã từng phẫn nộ với ca khúc Biển nhớ (nằm trong album chung với Sơn Vẹt: "Này em có nhớ"), tớ xin nói thẳng là với cái tai nghe nhạc khá là độ lượng của tớ thì bài đó còn chưa ăn thua gì so với 2 bài tớ đưa lên dưới đây. Đầu tiên là bài ?oMột cõi đi về? cũng của Trịnh Công Sơn, bài tiếp theo là ?oTình nghệ sĩ?, sáng tác đầu tay của Đoàn Chuẩn. Bài trước lấy từ album ?oNày em có nhớ?, vừa mới phát hành, còn bài sau rút từ album ?oLá thư?, ra đời năm 1998. Với bài ?oTình nghệ sĩ?, một ca khúc của ông hoàng nhạc trữ tình Đoàn Chuẩn, một ca khúc ông gửi gắm tình yêu của mình với cô chủ quán nước Thanh Hương, giai điệu cũng như ca từ đẹp và trong sáng lung linh thì Thanh Lam đã rất thản nhiên tụt quần chổng mông vào tất cả các tiêu chí nghệ thuật, chị thoải mái rên rỉ kêu gào như là bị hành hạ đau đớn lắm, mối tình nghệ sĩ hiện ra chao ôi sao mà thảm thiết, mà đau diều thế, lại còn cái background music rất là dậm cbn dật nữa chứ, chao ôi tởm. Còn với ?oMột cõi đi về? của Trịnh Công Sơn, cứ cho là chị sáng tạo phá cách đến mấy đi chăng nữa, nhưng lẽ nào Một cõi đi về là đi trên một con đường gai góc quằn quại thế, nghe Thanh Lam hát Một cõi đi về không khác gì một con điên đang lên cơn động kinh, đang nhờ âm nhạc chửi bới tất cả các thính giả, thoả mãn thú tính của mình bằng cách hiếp dâm lỗ tai mọi người (copyright by babycute .) Và đây, mời tất cả mọi người, những thính giả có lòng dũng cảm vô bờ, hãy tiếp tục chứng tỏ khả năng chịu đựng của mình bằng cách cố lắng nghe Thanh Lam, thêm một lần nữa để cho lỗ tai của mình bị hiếp dâm. Cố lên các bạn.
  6. nguyencongtu712

    nguyencongtu712 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2005
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Vừa rồi trên các forum kêu quá nên cực chẳng đã Sở VHTT mới ra các văn bản này thôi chứ thực ra Sở VHTT đâu có quyền cấm, nghe vô lý đùng đùng. Người thích Thanh Lam thì ủng hộ, còn người không thích thì phản đối. Trong thực tế thì số người phản đối nhiều hơn. Cái này thuộc về ý kiến cá nhân của mỗi người, tranh cãi sẽ không bao giờ kết thúc.
  7. meo_ko_an_ca

    meo_ko_an_ca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    1.314
    Đã được thích:
    0

    Sau một hồi điều tra và tìm hiểu thì Mèo đã nắm được một số thông tin khá chính xác.
    Cụ thể là Thanh Lam chỉ bị từ chối được phép biểu diễn bài hát " " của NS Trịnh Công Sơn mà thôi.
    Ngoài ra trong đợt này Tiến Đạt cũng bị từ chối cấp phép cho bản phối "thì thầm mùa xuân" trong khi tác giả bài hát này Ngọc Châu lại rất ủng hộ bản phối của Tiến Đạt.
    => Miễn bình phẩm(=0.0=)
  8. meo_ko_an_ca

    meo_ko_an_ca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    1.314
    Đã được thích:
    0

    ?oPhá cách? trong những không gian âm nhạc chật hẹp
    Có thể nói nhạc Việt hiện nay đang rơi vào tình trạng khủng hoảng tác phẩm, trong khi nhu cầu nghe và xem âm nhạc của công chúng ngày một lớn. Để tự cứu mình, các ca sĩ không ngớt loay hoay ?olàm mới? bằng những ca khúc cũ. Nếu không có cái mới thì việc tân trang cái cũ có lẽ là lối thoát khả dĩ, nếu không phải là lối thoát duy nhất.
    Sinh hoạt ca nhạc không chỉ do ca sĩ đảm đương mà thành phần chính yếu làm nên đời sống âm thanh là nhạc sĩ sáng tác. Lực lượng viết ca khúc hiện nay không hề ít, nhưng vì sao ca khúc mới lại hiếm hoi đến thế? Có nhiều cách lý giải tình trạng này. Hoặc là các nhạc sĩ bế tắc về định hướng sáng tác nên đành ?ocắn bút? trước trang tổng phổ trắng. Hoặc là thẩm mỹ âm nhạc của công chúng bị ?ohoá thạch? nên những sáng tác mới của nhạc sĩ phải chịu cảnh ghẻ lạnh bất công. Hoặc là không gian âm nhạc của chúng ta bị co lại do những nguyên nhân ngoài âm nhạc. Hoặc là do tất cả các nguyên nhân trên cộng lại ? Nhưng dù là nguyên nhân nào đi nữa thì việc không gian âm nhạc của chúng ta đang ngày càng trở nên chật chội là một thực tế đáng buồn.
    Trong ngôi nhà nhạc Việt vốn không lấy gì làm lớn, có hai căn phòng được công chúng và ca sĩ ưu ái nhiều hơn cả là nhạc tiền chiến và nhạc Trịnh Công Sơn. Trong hai căn phòng đó, nhạc Trịnh được các ca sĩ dành cho khá nhiều trăn trở ?ophá cách?, có lẽ vì cái gọi là ?ođịnh dạng? của nhạc Trịnh lỏng lẻo hơn so với nhạc tiền chiến và khí hậu thẩm mỹ cũng gần gũi hơn với tâm lý thưởng ngoạn của công chúng thời nay. Những ?ophá cách? kiểu này kiểu kia hầu như không mấy thành công, không phải vì làm sai lạc tinh thần nhạc Trịnh (đã có ai định nghĩa rõ ràng tinh thần nhạc Trịnh là thế nào đâu?) mà vì bản thân cái khung thẩm mỹ của nhạc Trịnh không thể gọi là rộng để có thể dung chứa thoải mái những biến thể xúc cảm ?olạc nẻo?. Nhưng ca sĩ vẫn tiếp tục ?ophá cách? nhạc Trịnh, bất chấp việc giọng hát của mình có phù hợp với nhạc Trịnh hay không, bất chấp cả việc giọng hát của mình có phù hợp với chính những ?ophá cách? ấy hay không.
    Ở đây, có thể nhận thấy những nét tâm lý khác. Dường như nhạc Trịnh là một chuẩn mực, một tiêu chí để ca sĩ khẳng định phẩm chất giọng hát hay khẳng định đẳng cấp ca sĩ của mình. Hát nhạc Trịnh có nghĩa là ?osang?, là ?osâu sắc?, là ?otâm trạng? ? Hát nhạc Trịnh còn có nghĩa là dấn thân vào cuộc ganh đua với một giọng ca nổi tiếng đã từng rất thành công ở dòng nhạc này. Trong tiềm thức của bất kỳ ca sĩ nào cũng có một cuộc ganh đua như thế, hoặc với siêu sao này hoặc với diva kia để khẳng định mình. Những nét tâm lý ấy mang lại cho đời sống âm nhạc một không khí sinh động và cạnh tranh lành mạnh. Chỉ tiếc là không gian âm nhạc ấy chật hẹp quá nên các ca sĩ, cả ?osao? lớn lẫn ?osao? nhỏ, cứ dẫm hoài lên chân nhau ở bốn góc phòng.
    Phải nhận rằng, nhạc Trịnh hội đủ những yếu tố để ca sĩ có thể thấy giọng mình trở nên ?osang?, ?osâu sắc?, ?otâm trạng? ? vì ca từ giầu chất thơ, một chất thơ không quá cao siêu nhưng cũng không đời thường, vừa lãng đãng vừa suy tư, khiến ca sĩ có nhiều đất phô diễn kỹ thuật lấy hơi nhả chữ. Để khỏi dẫm lên chân nhau, ca sĩ phải chọn cho mình một lối đi riêng trong căn phòng đã hẹp lại đông, và phải ? ?ophá cách?!
    Vậy tại sao ca sĩ không ?ochuyển vùng? cảm xúc sang một không gian âm thanh khác, khỏi phải lo ?ophá cách? và dẫm lên chân nhau? Điều này chúng ta phải hỏi công chúng. Công chúng đã tạo ra áp lực lên ca sĩ và lên chính mình khi không chịu làm mới thói quen nghe nhạc đã trở nên kiên cố hàng chục năm. Một phần lỗi là ở lịch sử biến động đã khiến những thói quen đó hình thành như một phản ứng tự vệ của đời sống tâm lý, nhưng phần lỗi lớn là ở sự lười nhác của công chúng. Một công chúng lười nhác, ngại thay đổi sẽ khiến cả giới sáng tác lẫn giới biểu diễn lười nhác và ngại thay đổi theo. Còn tại sao công chúng nhạc Việt lười nhác và ngại thay đổi thì là chuyện của các nhà dân tộc học văn hoá, bởi chuyện ấy chẳng riêng gì trong âm nhạc mà còn ở nhiều lĩnh vực khác.
    Áp lực của tâm lý công chúng đè nặng lên giới biểu diễn đã đành, nó còn làm các nhạc sĩ sáng tác hoang mang. Viết ca khúc thì không thể ?ophá cách? được, vì ?ophá cách? thực ra chỉ là ?ocải tiến? cách thể hiện một cảm xúc cũ sao cho mới mà vẫn là cái cũ. Với giới sáng tác thì yêu cầu như thế khiến họ bó tay, trừ một vài kẻ có khả năng liều mình photocopy người khác mà không thấy vấn đề gì. Các nhạc sĩ vốn là thành phần chính yếu làm nên đời sống âm nhạc đã đánh mất vị trí khơi nguồn mạch cảm xúc cho cả cộng đồng, một phần vì khủng hoảng định hướng sáng tác, một phần vì lạc vào mê cung thị trường, và một phần vì lười nhác ? Lý do nào cũng có và cũng hợp lý.
    Tóm lại, chuyện ?ophá cách? bản thân nó chẳng có tội tình gì nếu không nói là nó góp phần làm đời sống âm nhạc thêm nhiều ? ngõ ngách, nhưng những hệ luỵ mà nó dẫn đến thì khá mệt. Những hệ luỵ ấy chẳng ở đâu xa, chúng nằm ngay trong các tiền đề để ?ophá cách? ra đời.
    Nguồn giai điệu xanh
  9. chieuvang_82

    chieuvang_82 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2006
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0

    Thanh Lam và công cuộc *********** nghệ thuật
    Nguồn: Diễn đàn Thanh niên xa mẹ!
    @exorcist - TL
    Nói về Thanh Lam, tớ không phủ nhận Thanh Lam đã từng là một giọng ca tớ yêu thích, từ hồi chị ấy còn mới bước ra sân khấu nghệ thuật, và đoạt giải thưởng lớn với ca khúc ?oChia tay hoàng hôn?, tác phẩm của bố chị ấy. Nói thêm về bác Thuận Yến, giọng ca ?ovàng? của phường Giảng Võ, có lẽ tớ không ngờ là bác ý hát dở thế, dở một cách kinh hoàng. Còn nhớ cái lần được chứng kiến bác ý sô lô bài ?oTình yêu không có lời?, rồi hú hít như là mấy thằng boyband, cảm giác kinh hoàng không bút nào tả xiết. Có nhiều nhạc sĩ sáng tác hay, nhưng hát không hay, tuy vậy hát dở như bác Thuận Yến chắc hiếm có khó tìm (xin lỗi bác Thuận Yến tẹo, anyway các sáng tác của bác ấy thì hay, tớ thích). Thế mạnh của Thanh Lam là những ca khúc nặng tính tự sự, nói chung đại loại có tính đau thương mất mát, giằng xe nội tâm, gào thét trong đó. Những ca khúc này thì cũng không phải là ít, và chúng trở thành những bài tủ của Thanh Lam. Chúng ta có thể kể ra ở đây, ngoài ?oChia tay hoàng hôn? thì còn có thêm ?oKhát vọng?, ?oMột thoáng Tây Hồ?, ?oGọi anh? ?, những ca khúc mà Thanh Lam phô diễn kỹ thuật của mình một cách hợp lý, để lại những ấn tượng đẹp trong lòng người yêu nhạc.
    Đáng tiếc thay, Thanh Lam càng ngày càng tỏ ra thái quá trong việc phô diễn kỹ thuật thanh nhạc, mà quên mất rằng cái chính, cái hồn của một ca khúc là tình cảm của người ca sĩ, là sự cảm nhận, sự hiểu tác phẩm mới đóng vai trò quan trọng trong việc đưa bài hát đến với thính giả. Dần dần, Thanh Lam núp dưới chiêu bài sáng tạo và phá cách, hay có tên mỹ miều hơn là làm mới lại các ca khúc tiền chiến, bắt đầu công cuộc *********** nghệ thuật. Sở trường của Thanh Lam là khổ dâm, chính vì thế nếu mọi người nghe các bài hát lãng mạn trước kháng chiến do Thanh Lam trình bày, lúc thì sẽ cười khành khạch (vì như nghe tấu hài), lúc thì chỉ muốn tụt dép đập cho toè phễu hết hát thì thôi, hãm. Sau những thành công bước đầu, tức là *********** nghệ thuật một cách thành công ở những bài hát lẻ, Thanh Lam làm một quả *********** tập thể các nghệ sĩ tiền chiến vào năm 1998, bằng việc cho ra đời album ?oLá thư?. Trong album này, các nhạc sĩ đáng yêu của chúng ta bị hiếp tàn bạo một cách không thương tiếc, từ Văn Cao cho đến Đoàn Chuẩn, từ Nguyễn Văn Thương cho đến Dzoãn Mẫn, và thê thảm đau thương nhất là Đoàn Chuẩn của tớ, với tổng cộng 4 phát. Bắt đầu từ đây trở đi, dưới cái nhìn của tớ thì Thanh Lam như là một con quái thai ngâm dấm, như là một con lợn sề quá lứa, trình bày các ca khúc theo đúng 1 style kêu gào đòi cám, vớ được nhạc sĩ nào là đè ngửa ra mà hiếp, không cần để ý đến bài hát đó, tình cảm được các nhạc sĩ gửi gắm trong đó ra làm sao. Bị phản ứng thì lúc nào cũng giơ chiêu bài sáng tạo ra mà đỡ, nhưng ơn giời, chỉ tính về số lượng album tiêu thụ thì Thanh Lam bao giờ cũng phải tôn Mỹ Linh lên hàng sư phụ. Sáng tạo của Thanh Lam, sự tìm tòi của Thanh Lam, nếu ở trong trường hợp này có lẽ không khác gì sự phá hoại, đáng ăn chửi chứ không đáng ghi nhận.
    Các bạn đã từng phẫn nộ với ca khúc Biển nhớ (nằm trong album chung với Sơn Vẹt: "Này em có nhớ"), tớ xin nói thẳng là với cái tai nghe nhạc khá là độ lượng của tớ thì bài đó còn chưa ăn thua gì so với 2 bài tớ đưa lên dưới đây. Đầu tiên là bài ?oMột cõi đi về? cũng của Trịnh Công Sơn, bài tiếp theo là ?oTình nghệ sĩ?, sáng tác đầu tay của Đoàn Chuẩn. Bài trước lấy từ album ?oNày em có nhớ?, vừa mới phát hành, còn bài sau rút từ album ?oLá thư?, ra đời năm 1998. Với bài ?oTình nghệ sĩ?, một ca khúc của ông hoàng nhạc trữ tình Đoàn Chuẩn, một ca khúc ông gửi gắm tình yêu của mình với cô chủ quán nước Thanh Hương, giai điệu cũng như ca từ đẹp và trong sáng lung linh thì Thanh Lam đã rất thản nhiên tụt quần chổng mông vào tất cả các tiêu chí nghệ thuật, chị thoải mái rên rỉ kêu gào như là bị hành hạ đau đớn lắm, mối tình nghệ sĩ hiện ra chao ôi sao mà thảm thiết, mà đau diều thế, lại còn cái background music rất là dậm cbn dật nữa chứ, chao ôi tởm. Còn với ?oMột cõi đi về? của Trịnh Công Sơn, cứ cho là chị sáng tạo phá cách đến mấy đi chăng nữa, nhưng lẽ nào Một cõi đi về là đi trên một con đường gai góc quằn quại thế, nghe Thanh Lam hát Một cõi đi về không khác gì một con điên đang lên cơn động kinh, đang nhờ âm nhạc chửi bới tất cả các thính giả, thoả mãn thú tính của mình bằng cách *********** lỗ tai mọi người (copyright by babycute .) Và đây, mời tất cả mọi người, những thính giả có lòng dũng cảm vô bờ, hãy tiếp tục chứng tỏ khả năng chịu đựng của mình bằng cách cố lắng nghe Thanh Lam, thêm một lần nữa để cho lỗ tai của mình bị ***********. Cố lên các bạn.
    ùhm, nghe xong bài viết này tôi cảm thấy có chút gì đó hơi thoả mãn, ko phải vì tính nhỏ nhen của tôi khi nghe TL hát Trịnh, với các bài hát của các tác giả khác nữa, mà đơn giản vì tôi thật sự thấy khó chịu khi nghe chị ấy quá lạm dụng kỹ thuật thanh nhạc, cùn một kiểu hát, kiểu nhăn mặt, nhả chữ....với tất cả các thể oại, tất cả các tác giả....... Điều đó làm nên phong cách người "nghệ sỹ"???
    Bạn dùng từ có vẻ hơi quá, nhưng tôi rất thích, như vậy ko có nghĩa là chúng ta đang bảo thủ đúng ko? Tất nhiên chúng ta thích sự phá cách, nhưng ko thể chấp nhận được nữa thì cũng ko thể chịu nổi, và phải lên tiếng, dù tớ đã từng rất thích chị, nhưng là chị của ngày xưa, còn bây giờ cảm nhận của tôi đúng như những gì bạn cảm nhận vậy, tôi ko nhắc lại làm gì.
    TL bây giờ như vậy, tưởng như chị đã tự huỷ hoại tấm lòng yêu quí trong lòng khán giả đối với chị. Già thì ko thik nghe kiểu nửa kêu gào nửa quằn quoại, hú hí như thế, trẻ thì cũng ko còn cảm nhận cái hay trong chất giọng, trong kỹ thuật bị bóp méo mó như vậy nữa, Chính chị đã tự bóp méo giọng hát của mình, bóp méo hình ảnh của mình.
    Lời cuối cùng, xin chị, hát gì thì hát, đừng hát Trịnh mà nhiều người yêu quí cái kiểu ghê dại như thế nữa.
  10. bluemountainno1

    bluemountainno1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/02/2002
    Bài viết:
    774
    Đã được thích:
    0
    cảm ơn bạn baotrungvip đã đăng bài báo lên để tớ biết rõ thông tin.
    thực ra tớ chỉ nghe bạn tớ nói thế chứ chưa đọc nên mới nhờ mọi người check lại thông tin giùm.
    tớ ko phải là 1 người quá khó tính khi nghe nhạc, tuy nhiên, đối với những gì thuộc về sở thích cá nhân của tớ thì tớ rất nâng niu, và nhạc Trịnh là thứ đối với tớ rất đáng được trân trọng.
    không phải tớ quá bảo thủ khi chỉ nghe KLy hát, thực tế có rất nhiều ca sĩ khác hát 1 số bài của TCS cũng rất hay .. chẳng hạn như Hồng Hạnh hát Đoá hoa vô thường , Thu Hà (không phải Trần Thu Hà đâu ạ), Lệ Thu với Nhìn những mùa thu đi, Tuấn Ngọc với chiều 1 mình qua phố, .... tuy nhiên thì đa số các tác phẩm tớ đều thích KL hát .
    có lẽ chưa bao giờ tớ chịu đựng nổi việc ngồi nghe TLam hát hết 1 bài nhạc Trịnh, không phải quá khắt khe đối với riêng mình TL. mà tớ thấy cô ca sĩ này đã quay lưng lại với người nhạc sĩ mà chúng ta yêu quý.
    nếu bảo rằng phải được sự đồng ý của nhạc sĩ trước khi hát .. vậy .. ai có thể hỏi ý kiến TCS trước khi hát nhạc của ông ..
    câu trả lời có lẽ giành cho những người yêu nhạc Trịnh thì hơn!
    mong rằng sau các thế hệ đã đi qua, sẽ có người hát nhạc Trịnh với đúng trái tim và tình cảm của mình .. với nhạc sĩ, với bài hát mà họ thể hiện chứ không phải đem nhạc Trịnh ra để lăng xê mình hay tự thể hiện mình như 1 số ca sĩ đã làm.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này