1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thanh Lam, Trần Thu Hà, Thu Phương, Bằng Kiều xuất hiện trong 1 CD của Thúy Nga

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi Gerrard_Reload, 17/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tac_ke

    tac_ke Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2003
    Bài viết:
    1.112
    Đã được thích:
    0
    Chiện nhỏ, có đi có lại mà.
    Duy Quang, Elvis Phương, Hương Lan, Jimmy Nguyen thì lại về VN, hàng loạt ca sĩ khác thì về VN làm album.
    Khán giả lúc nào chả thích ca sĩ mới. Quy luật thị trường mà.
  2. graviton

    graviton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/01/2005
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Bác thích Mark Knofler àh? Ngoài ra còn thích ai nữa không?
  3. enzogoy

    enzogoy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2003
    Bài viết:
    541
    Đã được thích:
    0
    Quan điểm của tôi giống một số bạn trên đây, đối với ca si thì họ hát ở đâu cũng được. Tôi thích ca si này hay ca si nọ thì mặc kệ là họ sống ở đâu miễn là họ có chất giọng và biét chọn bài để hát, chỉ vậy thôi.
    Vẫn coi TN nhiều năm nay, enzogoy tôi vẫn đánh giá TN cao hơn Vân Sơn, bởi vậy cũng ít khi bỏ qua băng nào, nhất là những cuốn gần đây, thế như vẫn không thấy NNN vô văn hóa ở cái chổ nào, có lẽ cái văn hóa theo cách đánh giá của ông bạn có vấn đề, khi nào ranh coi lại tí đi nhá. Nếu nói về MC thì NNN được enzogoy đánh giá khá cao so với nhiều người khác kể cả trong và ngoài nước.
  4. leromeo13

    leromeo13 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/05/2002
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    0
    Bác thử xem đây là ai? :-?
    Được leRomeo13 sửa chữa / chuyển vào 18:26 ngày 18/01/2005
  5. aodaitimhue

    aodaitimhue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    346
    Đã được thích:
    0
    Hơ hơ, lang thang trong TTVN tự nhiên lại vớ được cái chữ ký của bạn leromeo13, mừng phát rồ lên vì hay quá
    Bạn @leromeo13 cho tớ đánh đu với , bàn chuyện đánh guitar giữa một topic bàn về nhạc Việt, Hải Ngoại nó mới nổi bật lên cái chóp của đỉnh . Và cũng thây kệ ai nghe nhạc gì thì nghe , hay là cậu và tớ chiếm cái topic này làm nơi nghe guitar rock đeeeeeee
    Tớ nghi nghi bản guitar sau là của Gary Moore, 2 kiểu lướt ngón trên phím đàn giống nhau lắm . Bạn nghe thử xem nhé :
     
     
    Còn với Mark Knopfler thì có lẽ chỉ có nghe mới cảm nhận được nhỉ [​IMG], có lần tớ hét lên vì khoái khi nghe Mark solo trong Sultans of swing ... hic hic , ngọt ngào đến cháy bỏng.
     
    Và bạn thử click play vào chữ ký của mình để nghe guitar trong đó, cũng sướng lắm á
     
     
  6. aodaitimhue

    aodaitimhue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    346
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi chịu không nổi nữa rồi, em tính đi uống cafe sáng vì ngồi cả đêm qua rùi , nhưng thiệt tình chỉ cần qua cái chữ ký không làm em đã ghiền bác leromeo13 roài . Nên em ở lại đánh võng lạng lách nghiêng ngả với bác thêm vài bản nhạc nữa . Không hiểu sao em có hứng với Mark Knopfler quá bác ơi ... Dẹp miẹ Khu Phương Phằng Kiều đi bác nhẩy .[​IMG]
     
     
    Một chút nhún nhảy cho buổi sáng nó thêm tươi mà chuẩn bị làm việc bác nhẩy :
     
    Chà , mới có 6g30 , nhấp ngụm cafe làm thêm bản nữa :
     Duyên dáng quá bác leromeo13 nhỉ ???
     
    Thôi , tới giờ em phải đi rồi , nếu bác là người khác giới với em chắc em yêu bác quá . Cám ơn bác , cám ơn cái chữ ký của bác và cám ơn Mark Knopfler ... Tặng bác quả Pretty Darling ... EM chào bác em lượn đây . Chúc bác sức khoẻ .
     
     
     
     
  7. ktd

    ktd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/05/2004
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    0
    Cậu này, đừng đánh đồng với nhau nhé
    Với lại ai nói cậu Jimmii đã về vậy
    Còn những Elvis Phương, Giao Linh, Hương Lan, Duy Quang... sự kiện họ về nước và sự kiện Thu Phương, Bằng Kiều, Thủy Tiên, Hồ Lệ Thu... ra hải ngoại khác xa nhau
    Các tiền bối kia già cả rồi, gần đất xa trời cả rồi, họ chán sự nghiệp ca hát cả rồi, cuối đời họ muốn về lại quê hương của họ, chỉ để điền viên vui thú, chứ không sân si gì, nói như Duy Quang: " Ở tuổi tôi có lẽ không còn ước mơ nhà cao cửa rộng, tôi muốn về lại quê hương..."
    Nhìn Hương Lan, khi về nước, bà còn ra một vài album, dần thưa thớt, hiện bà đã về quê hú hí, ý quên, du hí, vui cùng chồng con ở nương rẫy tỉnh Bình Phước, bà giờ thành nông dân rồi, chả phải như những người kia dứt áo ra đi tìm cái danh cái lợi
    Tất nhiên, họ không quên sự nghiệp ca hát, họ vẫn hát vì trách nhiệm, và vì niềm vui thú, Còn họ về nước là vì cái tâm với quê hương, đừng đánh đồng với nhau
  8. Pho_vang_buon_lam

    Pho_vang_buon_lam Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    345
    Đã được thích:
    19
    úi da chắc chú này thích chuyện ma nên thích nng.lão ta chuyên gia chửi bới việt nam một càch thậm tệ.Nói chuyện dâm đãng.Mà này *******c ngạn này la thiếu tá tâm lí chiến đó.
    Còn chuyen hát ở đâu la chuyện của họ họ chì hát thôi mắc mớ gí .có chú nào khoe khoang chuyên bk,tp bỏ đi liệu đươc bao lam, khi bị chán rồi thì vứt xó.Còn thêm cả tuấn ngọc vể VN hát chú ngĩ sao
  9. caddisfly

    caddisfly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/12/2002
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    Mí cưng đọc thêm cái này cho đầu óc rộng mở hơn nè
    Nói Chuyện với DŨNG ?oĐEN? Ông Bầu Show D & D Entertainment:
    Tôi chỉ là người cung cấp ?oMón hàng lạ? cho khách văn nghệ
    Nguyễn Quang Minh thực hiện
    LTS của Việt Wekly: Kể từ năm 1997, đã có một vài trường hợp các ca sĩ từ trong nước ra hải ngoại theo diện ?odu lịch? rồi xé rào trình diễn... lai rai. Làn sóng nghệ sĩ từ ?ohát chui? tới hát công khai tại các sòng bài, tụ điểm ca nhạc, các khách sạn ngày càng lên cao, và cao điểm là trong vòng năm nay, 2004. Số ca sĩ trong nước sang Hoa Kỳ trình diễn, riêng tại quận Cam có đến vài chục show. Hiện tượng này dẫn đến việc ảnh hưởng khá nặng nề đối với các ca sĩ hải ngoại không những về mặt ?onồi cơm?, mà còn về mặt tâm lý trên sàn diễn. Yếu tố khá quan trọng là khán giả. Sự chọn lựa món ăn tinh thần từ phía người mộ điệu gần như là yếu tố quyết định cho cán cân giưa ?ohàng nội? và ?ohàng ngoại?!
    Vào thời điểm này, giới quan sát văn nghệ đã tiên đoán đang có một làn sóng chống đối rất mạnh từ phía các ca sĩ hải ngoại, dẫn đến việc ?otẩy chay? các show diễn có các ca sĩ từ Việt Nam. Trong bối cảnh đó, các ông/bà bầu show đóng một vai trò rất quan trọng. Theo giới văn nghệ cho biết, hiện nay, có hai người ?otrùm? về lãnh vực tổ chức các đêm văn nghệ tại Mỹ là: Bà bầu Liên (Miền Đông) và Dũng ?oĐen? (Miền Tây). Họ là những nhà tổ chức chuyên nghiệp, luôn luôn thành công trong các show diễn, đạt những kỷ lục về số khách tham dự cũng như số vé bán ra. Việt Weekly đã phỏng vấn anh Dũng ?oĐen? để tìm hiểu về vụ việc.
    Dũng "Đen"
    Việt Weekly (VW): Anh cho biết hiện trạng làn sóng ca sĩ trong nước ra hải ngoại trình diễn như thế nào?
    Dũng ?oĐen? (DD): Các ca sĩ ra ngoài hát rỉ rả từ những năm 1997. Ca sĩ Thanh Lam đã bắt đầu từ hồi đó. Tôi bước vào nghề bầu show từ 7 năm nay. Tôi dựa vào nhu cầu của người thưởng ngoạn để tổ chức. Khởi đầu tôi thực hiện các show ở các sòng bài, mời một vài ca sĩ từ trong nước ra hát. Khán giả hưởng ứng rất nồng nhiệt. Ngay lúc đó, toi đã tính chuyện phải làm sao tạo được một hệ thống làm việc qui củ, để các ca sĩ tham gia chương trình của D&D tập trung vào công việc của họ. Tôi đã lo tất cả giấy tờ, giấy phép, đóng thuế cho các ca sĩ khi mời họ hát ở hải ngoại. Theo tôi biết, hiện nay D&D là trung tâm duy nhất làm việc với các ca sĩ Việt Nam có giấy phép đi làm hợp pháp không phải theo diện du lịch.
    VW: Điều khó khăn khi mời ca sĩ từ trong nước ra ngoài này hát là gì?
    DD: Ở Việt Nam, có từ làm ?ovisa ngược?, tức là được cấp từ Mỹ. Ở Việt Nam, nếu ca sĩ muốn đi ?odu lịch?, họ phải xin visa, chờ phỏng vấn,... hồ sơ qua nhiều đợt cứu xét rất phức tạp, bị bác đơn là chuyện thường. Trung bình mất từ 4 tới 6 tuần để có giấy phép đi du lịch. Với giấy phép của D&D Entertainment, visa được cấp từ bên Mỹ, người ca sĩ chỉ việc... lên đường theo hợp đồng làm việc cho D&D Entertainment mà thôi. Chúng tôi có hợp đồng vơi công ty tổ chức về nghệ thuật. Công ty này không thuộc Cục Biểu Diễn, của chính quyền VN. Chính phủ Việt Nam không bao giờ chịu ký hợp đồng với bất kỳ một cá nhân làm ăn nào bên này, các hoạt động văn nghệ cũng vậy. Tôi chỉ ký với một công ty có giấy phép hoạt động gởi người Việt Nam đi biểu diễn, trình diễn ở khắp nơi trên thế giới mà thôi. Do đó, nói là chính quyền VN gởi người đi là không đúng. Bằng chứng là khi chính quyền Viet Nam có ý định gởi các phái đoàn văn nghệ đi biểu diễn, giao lưu ở nước ngoài, họ phải tổ chức ngoại giao, có phái đoàn tùy tùng linh tinh... không như các tổ chức văn nghệ làm ăn như chúng tôi phải lo nơi ăn chốn ở, giấy phép và lương bổng cho các ca sĩ khi ra ngoài này. Chúng tôi hoàn toàn là những người làm thương mại. Ca diễn cũng là một loại hình thương mại mà thôi.
    VW: Về phía Mỹ, chắc họ cũng phải có chính sách sát hạch việc các ca sĩ du nhập từ nước ngoài vào Mỹ hát, anh cho biết rõ thêm chi tiết này?
    DD: Tất nhiên chính quyền Mỹ đã xem xét rất kỹ record của công ty D&D Entertainment, hồ sơ thuế, thu nhập hàng năm, uy tín, cách làm việc,... trong vòng 5 năm trở lại. Đồng thời họ check thường xuyên các thân chủ của D&D. Đây là bằng chứng chúng tôi có giấy phép mời chính thức các ca sĩ từ trong nước ra ngoài hát (xem minh họa). Tóm lại, chúng tôi làm ăn có giấy tờ đàng hoàng, có đóng thuế với Mỹ và sòng phẳng với các ca sĩ. Đồng thời, chúng tôi làm việc trực tiếp với một công ty biểu diễn (tư nhân) ở trong nước, chứ không làm việc với Cục Biểu Diễn (của chính quyền Việt Nam). Vừa qua có rất nhiều ca sĩ từ Việt Nam ra hát, nhưng D&D chỉ làm việc với những ca sĩ nào có working permit và đóng thuế hẳn hoi.
    VW: Gần đây, có một làn sóng chống đối các ca sĩ từ trong nước ra hát. Là bầu show ?ochuyên trị? mời các ca sĩ trong nước, anh cảm thấy áp lực đó như thế nào? Có ảnh hưởng đến dịch vụ làm ăn của anh không?
    DD: Như đã nói, tôi làm việc vì khán giả, cho khán giả. Tôi là một người cung cấp ?omón hàng lạ? cho khách thưởng ngoạn văn nghệ. Do đó, tôi không có trách nhiệm hay thiên vị cho bên ?otrong? hay bên ?ongoài?. Khán giả là người quyết định tất cả. Là người bầu show, nếu tôi tổ chức, mà vé bán không được, bất luận mời ca sĩ bên này hay bên kia, cũng đều thất bại! Tôi phải theo thị hiếu của khán giả. Khách hàng nói, ?onếu show của anh có ca sĩ này, tôi sẽ đi coi..., nếu không có ca sĩ đó, tôi không coi!? Tôi muốn tồn tại và thành công, tôi phải chìu khách hàng, bán món hàng mà họ willing to pay!
    VW: Hiện tại họ ?owilling to pay? đến mức độ nào?
    DD: Nếu có ca sĩ Việt Nam, như các show vừa qua tôi tổ chức, rất thành công. Khán giả sẵn sàng lái xe 2, 3 tiếng đến các sòng bài, chỗ hẻo lánh, để nghe ca sĩ họ ái mộ hát, đồng thời trả tiền vé khá mắc, trung bình từ $35 (vé thường), $60 (VIP). Trong khi đó, một số show trình diễn ngay tại Little Saigon, vẫn vắng, không mấy show ăn khách.
    VW: Điều khác biệt giữa ca sĩ ?onội? và ?ongoại?, về mặt trình diễn? Có phải vì là hàng ?olạ? nên khán giả thích?
    DD: Lạ chỉ là một phần, nhưng điều chính yếu là họ hát hay. Nói như vậy không có nghĩa là ca sĩ ?onội? nào cũng hay. Bằng chứng là trong số khoảng 20 ca sĩ từ trong nước ra, chỉ còn khoảng 8 ca sĩ được tiếp tục mời vì ăn khách. Số còn lại, chỉ sau 1, 2 lần, các bầu show không mời nữa, vì không ăn khách. Như anh thấy đó, các ca sĩ ăn khách là Đàm Vĩnh Hưng, Quang Dũng, Mỹ Tâm, Hồng Nhung, Thanh Lam, Mỹ Linh v.v.
    VW: D&D Entertainment trả tiền cho ca sĩ như thế nào? Trung bình cát xê là bao nhiêu cho một người?
    "Working Visa"

    DD: Cũng khó để nói ra một con số cụ thể. Vì số tiền D&D phải chi bao gồm tiền cho công ty ở Việt Nam, tiền đóng thuế (Thuế cho chính phủ Mỹ bên này tính theo đầu người cho mỗi Working Visa. Mỗi năm D&D chỉ xin chính phủ Mỹ 7 Working Visa mà thôi), tiền di chuyển, ăn ở, vé máy bay, và dĩ nhiên là tiền lương cho ca sĩ v.v. Một kỳ đi như vậy, D&D mời vài ca sĩ hạng bậc khác nhau, tiền cát xê cũng khác nhau... Cho tới giờ phút này, tôi cũng chưa có con số chính xác về cát xê cho một ca sĩ là bao nhieu, tất nhiên là khá cao! Do đó, khi họ qua, tôi phải thu xếp cho họ trình diễn nhiều show khác nhau, ở nhiều địa điểm khác nhau để có đủ chi phí cho họ, và phần lời là cho D&D Entertainment.
    VW: Có dư luận cho rằng D&D Entertainment mời các ca sĩ hải ngoại như một hình thức ?olót đường? cho các ca sĩ trong nước trong các show do anh tổ chức?
    DD: Điều này hoàn toàn không đúng. Trong một chương trình, nếu có 6 người ca sĩ, trong đó có hai thành phần ca sĩ trong và ngoài nước trình diễn, khán giả thường chờ đợi phần trình diễn mới lạ hơn. Nếu tôi không sắp xếp khéo léo chương trình cho các ca sĩ sẽ gây ra sự bất công cho cả hai phía trong và ngoài nước. Chính vì thế, các ca sĩ ngoại thường yêu cầu được hát trước. Sau này họ lại rêu rao là các bầu show mời họ hát ?olót đường?. Tôi đâu có dại mà bỏ ra mấy ngàn để mời các ca sĩ hạng A ?olót đường?.
    VW: Như vậy ?onồi cơm? của các ca sĩ hải ngoai đang bị... đe dọa? Là bầu show làm việc với hai phía, anh có nhận định nào hay cách gì để giúp cân bằng sự việc?
    DD: Sân khấu là nơi để so sánh giữa hai giọng ca, lúc đó người ca sĩ chỉ còn dựa vào sự phụ họa của âm thanh, ánh sáng, vũ công..., trong lúc đó khán giả sẽ là người giám khảo chính để đánh giá các ca sĩ. Với dân số 80 triệu dân trong nước, sự sàng lọc rất dữ dội để có được một số ca sĩ tên tuổi. Họ phải vượt qua nhiều thử thách để xây dựng tên tuổi của mình. Trong khi đó, tại hải ngoại, chỉ có hơn 2 triệu người Việt sống rải rác khắp các tiểu bang, thử hỏi làm sao chúng ta có được một tiêu chuẩn ca sĩ đầy đủ chất lượng bằng? Ca sĩ Viet Nam (có tên tuổi), thường trải qua những lớp đào tạo chuyên nghiệp về giọng, cách trình diễn và cả cách ?ogiao lưu?, tiếp xúc với khán giả...
    VW: Gần đây giới thưởng ngoạn cảm thấy hài lòng với những show chỉ có 1, 2 ca sĩ không nhất thiết phải là show quảng cáo hàng chục ca sĩ nữa. Hiện tượng này có phải do sự du nhập các ca sĩ từ Việt Nam qua làm thay đổi cục diện không?
    DD: Ví dụ như đi ăn buffet, all you can eat... Ăn một món cusine thật ngon do một đầu bếp trứ danh nấu, chưa chắc ai cũng ham chọn buffet. Đối với các giọng ca đã thành danh từ lâu như Khánh Ly, Khánh Hà, Tuấn Ngọc, Lệ Thu v.v. không thể nói là dở. Rất hay. Các ca sĩ trong nước rất thần tượng những ca sĩ này. Chính những giọng ca tên tuổi, có nhiều người hâm mộ cần tổ chức thường xuyên hơn với các show cho riêng họ, và tôi tin họ sẽ thành công. Ví dụ show của Khánh Ly, Tuấn Ngọc vẫn không đủ vé bán, chứng tỏ khách thưởng ngoạn vẫn yêu thích giọng hát của họ.
    VW: Tình trạng như vậy, nếu kéo dài, các ca sĩ hải ngoại ?otẩy chay? các show của anh tổ chức khi có các ca sĩ Việt Nam, anh có bị kẹt không?
    DD: Không đến nỗi ghê gớm như vậy. Nếu họ không hát cho tôi, nhiều nơi khác sẽ mời họ. Như thị trường San Diego, tôi là bầu show chuyên tổ chức các các show lớn, qui mô và đầu tư nhiều vào kỹ thuật, dàn dựng, âm thanh nên thường thu hút khách thưởng ngoạn. Ở những chương trình nhỏ hơn, vẫn có các bầu show khác tổ chức, họ sẽ mời các ca sĩ từ chối tôi. Vì hiện nay, khán giả đã có sự so sánh khi tham dự những buổi trình diễn. Giữa hay và dở đều dựa trên uy tín va sự qui mô, ai cũng chọn những show uy tín với âm thanh, ánh sáng, chỗ ngồi, sự an toàn và quan trọng nhất là tiếng hát. Về phía của D&D, tôi không muốn bị áp lực của các ca sĩ làm ảnh hưởng đến nghệ thuật, mà người chịu thiệt thòi là khán giả. Tại sao họ ép tôi không được mời các ca sĩ Việt Nam mà không yêu cầu khán giả đừng nghe các ca sĩ này hát. Nếu họ dựa vào lý do là các ca sĩ Việt Nam làm việc không hợp pháp hoặc trốn thuế, thì việc tôi chứng minh cho mọi người thấy sự hợp pháp, hợp luật trong bài phỏng vấn này rồi. Còn khía cạnh chính trị, càng không có cơ sở đứng vững, vì như đã nói, tôi chỉ là người làm ăn. Cũng giống như rất nhiều các dịch vụ làm ăn với Việt Nam khác theo đúng luật pháp Mỹ-Việt Nam cho phép. Tôi nghĩ không có gì sai, bất thường cả. Vì những lý do đó, sự từ chối của các ca sĩ hải ngoại trong các show có ca sĩ Việt Nam đều xuất phát từ nhưng lý do khác. Từ đó, tôi cũng có kế hoạch giải quyết vấn đề, khi bị các ca sĩ từ chối tham gia show. Bằng cách, nếu như trước đây tôi làm chương trình có 8 ca sĩ: 2 ca sĩ Việt Nam, 6 ca sĩ hải ngoại. Bây giờ tôi chỉ cần 4 ca sĩ: 2 Việt Nam, 2 ca sĩ hải ngoại. Vấn đề là, khán giả có khi họ còn thích hơn, vì như vậy họ sẽ được nghe mỗi ca sĩ hát nhiều bài hơn.
    VW: Một show trình diễn lý tưởng để thành công (vừa lòng khán giả), bỏ qua vấn đề tế nhị bên này bên kia, cách anh chọn lựa ra sao?
    DD: Lý tưởng nhất là... 2 ca sĩ Việt Nam, và chỉ 2 ca sĩ bên này. Không nhất thiết là ca sĩ (bên này) là hạng A hay B, để balance chương trình. Mặt khác, khi để ca sĩ hai phía hát chung với nhau còn có yếu tố để họ... cạnh tranh, đẩy chương trình thêm chất lượng. Nếu chỉ có bên này hoặc bên kia, càng tạo thêm hố sâu ngăn cách họ.
    VW: Hiện nay theo anh đánh giá, có khoảng bao nhiêu (phần trăm) ca sĩ đang có thái độ chống đối anh?
    DD: Tôi nghĩ không nhiều. Các ca sĩ này thường cũng đòi giá rất cao mà các bầu show không phải ai cũng có khả năng mời được họ. Do đó số lượng show của họ cũng sẽ bị hạn chế.
    VW: Một câu hỏi cuối. Trong tình trạng hiện nay, nếu cần phải nói với khán giả, với nghệ sĩ và những người quan tâm đến vụ việc, anh nói gì?
    DD: Tôi bước vào nghề từ 7 năm qua. Tôi không muốn bỏ ai, bênh ai. Tôi không cho phép mình được quyền thiên vị, vì làm như vậy, tôi tự hủy diệt mình! Nhưng xin hiểu là, tôi cũng như người bán hàng. Tôi phải bán món hàng khách muốn mua. Nhu cầu mua hàng của khách thưởng ngoạn có thể kéo dài một năm, vài tháng rồi... hết. Do đó, các ca sĩ hải ngọai cần nhận ra, và lợi dụng cơ hội này có thể bằng cách... bớt xuất hiện, thay đổi, làm mới mình hơn bằng sự vắng mặt của mình, để khán giả nhớ và chờ đợi mình. Tiếc rằng các ca sĩ không nhìn ra được vấn đề, ngược lại, họ đổ thừa lên bầu show... Nhưng khán giả là người quyết định tất cả! Họ đi theo phong trào, thích lạ, mới. Do đó, nếu phải lên tiếng, người ca sĩ nên đặt thẳng vấn đề với khán giả, đòi hỏi sự trung thành của họ, chứ không phải bầu show. Còn bầu show chỉ là nhịp cầu bắc qua giữa nghệ sĩ và khán giả mà thôi. Là bầu show, dù tôi không thích ca sĩ A, B, C... nhưng khán giả thích, đòi hỏi được nghe, tôi phai chìu họ. Bằng không, tôi không tồn tại. Đó là luật cung cầu. Các ca sĩ nên đặt vấn đề với khán giả trước, họ sẽ tìm ra câu trả lời chính xác. Muốn hỏi câu đó, tôi nghĩ phải có nghị lực và can đảm, để đối diện với sự thực, mà sự thực, không phải lúc nào cũng dễ chấp nhận, đúng không?

Chia sẻ trang này