1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thanh Lam và nhạc Trịnh

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi NguoiKhongTenSo1, 08/08/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Các bạn, dù rất không thích cũng không nên dùng những từ ngữ quá khích khi nói về người ca sỹ như vậy. Đây là diễn đàn về Âm nhạc, một phần của văn hoá, vậy nên mong các bạn vào đây sử dụng ngôn ngữ một cách cẩn trọng và có chừng mực hơn.
    Bạn @phannams nói một số điều rất đúng. Nếu bạn là người nghe nhạc Trịnh, thì hãy nên có lấy một chút độ lượng và hiền hoà.
    Không cần lớn tiếng sỉ nhục một người mới có thể tỏ ra mình là người sành sỏi hơn, hiểu biết hơn.
    Những bài viết, câu nói quá khích sẽ được chỉnh sửa hoặc xoá bỏ trong vòng 48h tới.
  2. chimchim1

    chimchim1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2005
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Hình như tôi thấy nhiều ca sĩ sau này hát nhạc Trịnh như Cẩm Vân , Hồng Nhung , Quang Dũng v.v... khán giả có người thích người không những cũng không ai gây phản cảm như TL cả . Hơn nữa với những câu phát ngôn của Thanh Lam và LMS đại loại như : CD nhạc Trịnh mà chúng tôi làm là "HOÀN HẢO , KHÔNG AI CÓ THỂ CHÊ ĐƯỢC" v.v.. rồi "TL là Nữ hoàng số 1 nọ kia " v.v... thì đối với khán giả chẳng đáng 1 xu và cũng chứng tỏ bản chất huênh hoang thiếu khiêm tốn huyễn hoặc của họ và liệu có đáng để khán giả "trân trọng" tư cách nghệ sĩ chân chính của họ với những phát ngôn lố bịch như thế?. TL tự quảng cáo vô duyên khoác lác như thế thì sao lại trách khán giả không tôn trọng cô ta ?
    Đối với tôi và rất nhiều bạn tôi, gia đình tôi và nhiều khán giả tôi biết thì Thanh Lam rất gây phản cảm , đặc biệt là với nhạc Trịnh , và chúng tôi thấy cũng chẳng có gì để phải "cảm ơn " TL cả , vì mỗi khi xem TV , tới lúc TLam xuất hiện và gào rú rên rỉ nhạc Trịnh chúng tôi buộc phải tắt TV , chuyển kênh hoặc chịu đựng tra tấn (vì chúng tôi muốn nghe các ca sĩ khác ) . Đó là suy nghĩ và quyền của khán giả được nói lên cảm nghĩ của mình : yêu , ghét , hoặc phản cảm v.v....
    Việc dùng những từ ngữ thô tục trên diễn đàn là không nên những thiết nghĩ cũng không nên "vơ nắm cả đũa" những ý kiến "không thích TL" để qui kết này nọ ...
    Xin trích thêm 1 ý kiến trên báo An Ninh thủ đô viết về "Đìva số 1":
    "Áp đặt" ai ?

    Thời gian gần đây không biết có phải do một bàn tay lão luyện trong nghệ thuật lăng xê ra tay hay không mà cái tên cô ca sĩ không lạ lẫm gì xuất hiện trên nhiều tờ báo đến thế . Cô ca sĩ mà báo chí ta đã từng lăng xê nhiều cái tên nghe nó chưa vào lắm . Nào "Diva", nào "Nữ hoàng", nào ra đời từ cảm hứng một bài thơ ... Mà bài thơ này sau một hồi tranh cãi, phải xác minh mới rõ được bản quyền .
    Không biết có phải do có tài thật hay do lăng xê quá đà mà lần này, cái gọi là "Diva" nói mạnh mồm quá . "Diva" bảo "Diva" cứ hát hò theo ý mình, dù có ai muốn nghe hay không nghẹ "Diva" đã có sẵn cái năng lực "áp đặt" để khán thính giả phải thích nghe, phải xem, phải mua đĩa của "Diva" ! Rằng ai muốn nói ngược, nói xuôi thế nào thì nói chứ "Diva" hát không phải cho người thường nghe mà là hát cho công chúng "có trình độ" nghe cơ !
    Có thể hiểu chữ "có trình độ" mà "Diva" dùng như thế này : Ví dụ công chúng thường , trình độ phổ thông nghe nhạc TCS thường chỉ thích nghe người ca sĩ thể hiện tinh tế và chân thực trong lời ca tiếng hát, trong phong cách và trang phục . Còn công chúng " có trình độ" như cách nói của "Diva" là công chúng biết thưởng thức tiếng gào thét, tiếng nấc giật cục, với đôi mắt nhắm tịt, với váy áo tân kỳ đặc kiểu "áo hững hờ váy chờ nửa phút" của ông Vũ Trọng Phụng, bất chấp chân cẳng có hợp hay không hợp với váy áo ... Ôi chao thế nào là "có trình độ" nghe mà thấy ghê !
    Còn bàn về sự "áp đặt" mà "Diva" tuyên bố thì thật là sững sờ . Khong biết cái nền giáo dục phương Tây nó như thế nào ? Hoặc ông bà ta đã từng dạy dỗ như thế nào ? Nhưng khi nghe những Elton John, Celine Dion, những nghệ sĩ nhận giải Oscar, những Thanh Huyền, Lê Dung, Quang Thọ ... cả đến các ca sĩ Lam Trường, Mỹ Tâm, Quang Dũng, Ngọc Khuê, Khánh Linh ... tài năng thế mà chưa từng thấy họ nói năng thô lỗ và hỗn hào như cái kiểu nói năng của "Diva" !
    "Lăng xê", "tiếp thị", "quảng cáo" là một kiểu làm ăn thời kinh tế thị trường, nhưng đừng có "hỗn hào", đừng có "văng" lung tung trước mặt công chúng, trên đời này còn có nhiều người giỏi hơn ta; còn có các bậc anh chị, chú bác, cô dì ... và còn cả những người mang nặng đẻ đau . Dù trước khi đẻ có làm thơ hay không làm thơ thì vẫn cứ là đau .
    ANTĐ

  3. realstar112

    realstar112 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/04/2002
    Bài viết:
    295
    Đã được thích:
    0
    các bác không thích TL thì cũng nói sao cho ....văn minh một chút chứ ....huuuuuuuuuu đôi khi cũng có người té nước theo mưa lắm đấy mọi người phải cẩn thận coi chừng nhìn nhầm người
  4. gao_nep

    gao_nep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2005
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Tôi không có ý kiến gì về cuộc tranh cãi này (đến giờ thì không dám gọi nó là tranh luận nữa). Nhưng cảm thấy thật tội nghiệp Thanh Lam, cô không có lấy một người để hiểu trong hàng vạn người đã nghe cô hát. Đúng hay sai mỗi người một suy nghĩ và nhận định, làm sao biết được, phải không ?
    Tôi hai mươi tuổi, làm quen với nhạc Trịnh từ rất lâu rồi và hoàn toàn không có cảm giác! Gần đây thôi, khi cuộc đời bắt đầu nổi lên những sóng gió và bản thân phải ghép mình vào những nỗi đau, thì không biết tự bao giờ những giai điệu và lời ca ấy đi vào tôi, đồng cảm cùng tôi.
    Một năm, tôi học cách nghe nhạc của Ông trong thời gia ngắn ngủi như vậy, nhờ cuộc đời, có phải bởi vì âm nhạc của ông không bao giờ là "vô thường", dù tâm trí và những nghĩ suy của Ông vẫn thường nhắc đến nó ?
    Trịnh Công Sơn sinh ra trong thời chiến, có phải cuộc đời với đầy dẫy những nỗi đau về kiếp người, về lòng yêu ấy sản sinh ra tài năng của Ông ? Tôi không biết, thực sự không biết, nhưng tôi biết một điều, tôi đang nghe nhạc của Ông bằng chính cuộc đời mình.
    Và như vậy, mỗi người một cuộc đời khác nhau, có những sóng gió khác nhau, có những vết thương hằn trong lòng, đâu thể nào giống nhau được ? Tôi nghĩ, luôn luôn, rằng tôi đang học cách nhìn những nỗi đau đó, qua từng người, qua cách họ nghe, cách họ thể hiện âm nhạc của Ông.
    Gào rú hay êm đềm ? Nhạc Trịnh phải hát như thế nào ? Tôi nghĩ, chỉ cần thực tâm mà hát, mà đồng điệu. Chỉ thế thôi !
    Thật đáng tiếc, bài viết này của tôi không thể dành cho Thanh Lam...
  5. chimchim1

    chimchim1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2005
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Nghệ thuật không chấp nhận sự dễ dãi , xuề xòa !. Bất kỳ 1 người yêu nhạc Trịnh nào cũng có thể hát ....lẩm nhẩm cho bản thân mình nghe , hát cùng bạn bè, gia đình trong những buổi họp mặt v.v...
    Nhưng 1 ca sĩ có tên tuổi , thường xuất hiện trước đám đông, hát có cát sê ( kể cả đòi cát sê cao trong Đêm nhạc tưởng nhớ TCS ...) lại luôn "tự phong" mình là đẳng cấp , là Đi va - Nứ hoàng có 1 không 2 như Thanh Lam , hát nhạc Trịnh như một sự dè bỉu âm nhạc , thể hiện tầm văn hóa thẩm mỹ bản năng thấp kém (điển hình cụ thể có thể thấy trong Một cõi đi về do TL "rặn" , "bóp" để "chứng tỏ sự phá cách" ... ) thì ko còn là vấn đề của riêng TL nữa rồi . Tự do sáng tạo cá nhân là điều cần thiết, nhưng sáng tạo nghệ thuật là để làm cho tốt hơn , đẹp hơn ... chứ không có nghĩa là cho phép ca sĩ tùy tiện bóp méo tác phẩm nghệ thuật , đồng nghĩa với sự thiếu tôn trọng tác giả , khán giả và thể hiện sự thiếu nền tảng văn hóa thẩm mỹ được đội cái lốt "phá cách , sáng tạo , đẳng cấp v.v..." .
    Để "nền âm nhạc ca hát" VN có những bước phát triển tiến bộ, có lẽ cũng nên quan niệm : người hát cũng cần có văn hóa "hát" nói riêng và văn hóa ở nghĩa rộng nói chung, người nghe cũng cần được định hướng , để có văn hóa "nghe" và có thể thưởng thức đánh giá được cái gì là hay , là dở ?! tránh những việc ấu trĩ tấn phong Điva , Nữ hoàng số 1 VN rất ấu trĩ , buồn cười và lố bịch !?
    Một khía cạnh thẩm mỹ của Điva- Nú hoàng số 1 :
    [​IMG]
    Làm thế nào để định hướng cho giới trẻ phản ứng lại trước một bản nhạc dở, một phong cách phản cảm?
    Thứ hai - 5.9.2005 9:16:22 AM GMT+7
    Ai dạy các em văn hoá âm nhạc?
    Bên cạnh các vấn đề về nhạc trẻ, nhạc rác, giáo dục âm nhạc trong nhà trường là một trong những câu hỏi được nhiều nhạc sỹ loay hoay tìm lời giải đáp.
    Nhạc sỹ Lương Ngọc Trác cho rằng: "Thế hệ chúng tôi ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường được dạy thế nào là thiên tài âm nhạc Mozart, về những nhạc sỹ tên tuổi của nền âm nhạc thế giới, về các tác phẩm kinh điển. Ngày nay, hỏi một sinh viên nhạc viện về một bản nhạc của Bethoven, hay Chopin, hầu như các em không trả lời được.
    Nếu cuộc sống này không có âm nhạc, tâm hồn con người sẽ khô cằn như thế nào? Cho nên, đừng coi giáo dục âm nhạc cho các thế hệ trẻ là một môn học phụ, chỉ dạy các em mấy nốt đồ rê mi pha son. Quan trọng là giúp các em có một kiến thức âm nhạc một cách có hệ thống".
    Nhạc sỹ Tô Hải chỉ rõ sự hời hợt trong giáo dục âm nhạc hiện nay: "Các thầy cô dạy các em theo sách giáo khoa đã soạn sẵn nhưng nhiều chương, nhiều đoạn còn soạn sai. Tôi đoán nhiều thầy cô đứng trên bục giảng dạy, nếu đảo các quãng nhạc đi, sẽ không thể đọc nổi. Nói gì đến chuyện hướng dẫn các em. Nếu không có một gốc rễ văn hoá âm nhạc, lớp trẻ làm thế nào để bảo vệ mình trước sự xâm nhập của các loại âm nhạc rẻ tiền.
    Hiện nay, ở trường nhạc, người ta không dạy học sinh về văn hoá âm nhạc. Tôi đến các lớp học và thấy các cháu cứ nhắm mắt để học theo mà không hiểu mình được học cái gì. Ngày xưa chúng tôi không phải học cụ thể đến thế mà được dạy thế nào là một bản nhạc hay. Khi cầm trên tay một bằng tú tài, không ai là không biết Chopin là ai, không ai không biết tranh mùa thu của Levitan, không biết danh hoạ Leonarde Vinci, cho dù những hiểu biết mới dừng ở mức sơ sài".
    Có cần một cơ quan chuyên trách?
    Đó là ý kiến của nhiều nhạc sỹ khi bàn về vấn đề giáo dục âm nhạc trong nhà trường và văn hoá âm nhạc của thế hệ trẻ ngày nay. Làm thế nào để định hướng cho giới trẻ phản ứng lại trước một bản nhạc dở, một phong cách phản cảm?
    Nhạc sỹ Trần Chánh Trực khẳng định: "Đài truyền hình, đài phát thanh đóng vai trò quan trọng bởi nó tác động hàng ngày đến thẩm mỹ công chúng. Nghe nhiều quen tai. Nếu nhà đài tổ chức thường xuyên hơn nữa các chương trình tiếng hát dân ca như vừa qua, tất yếu, văn hoá âm nhạc của khán giả sẽ được nâng lên. Họ sẽ có ý thức trở về với cội nguồn và những giá trị âm nhạc truyền thống".

    .NetNam - Hà Thu
    Được chimchim1 sửa chữa / chuyển vào 13:21 ngày 06/09/2005
  6. gao_nep

    gao_nep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2005
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Tôi đồng ý với bạn, chúng ta không nên đồng tình với thái độ bất nhã của cô ca sĩ ấy. Nên tôi có nói rằng bài viết ấy không dành cho Thanh Lam. Nhưng điều quan trọng mà tôi muốn nhắc đến ở đây không phải nó, mà chính là điều bạn gọi là "sáng tạo" và bài báo kèm theo.
    Trước hết, âm nhạc là nghệ thuật, và đã là nghệ thuật thì phải sáng tạo. Nhưng thế nào là sáng tạo, chưa nói đến việc sáng tạo đúng, hay sai hướng ! Mà hướng ở đây là hướng nào nữa ? vần đề phát sinh vấn đề nếu suy nghĩ của ôi lẩn quẩn trong vòng mô phạm ấy.
    Mỗi người một cách sáng tạo riêng, một cách cảm thụ riêng nên đương nhiên khái niệm sáng tạo cảu chúng ta mỗi khác. Chúng ta thích nghe nhạc Trịnh với tiếng hát Khánh Ly, vì phong cách của cô là sáng tạo, theo suy nghĩ của chúng ta ư ? Không hẳn ! Tôi biết rất nhiều người, họ thích nhạc Trịnh, và thích KL, không vì giọng tài năng hay giọng hát, mà vì họ thương hai tấm lòng ấy, và tình yêu ấy truyền qua âm nhạc đến với họ, chỉ đơn giản vậy thôi.
    Chỉ đơn giản ? Không đơn giản chút nào đâu bạn ạ, làm sao để yêu thương, làm sao để đồng cảm, làm sao để thực tâm, ngay cả với chính mình ? đó không phải vấn đề về âm nạhc nữa mà đã nghiêng hẳn về đạo đức và lương tri con người.
    Có lẽ tôi viễn vông khi cho tấm lòng trong sạch là thứ công cụ tốt nhất để tận hưởng hương vị từ âm nhạc, nó cũng như văn học vậy ? Vâng, tôi đúng là viễn vông khi cho rằng lòng chúng ta có thể thuần khiết và bình tâm như mặt hồ, không dậy sóng. Nhưng nếu vậy, ta có thể thanh lọc những tình cảm và suy ghĩ của ta bằng âm nhạc, không phải sao ?
    Giáo dục âm nhạc ? Chúng ta có thể dạy bạn trẻ biết thế nào là hay, thế nào là dở sao, nói thì có thể, nhưng dạy như thế nào ?Dạy chúng biết cách nghe nhạc, tất nhiên, chứ không phải chỉ cho chúng loại âm nhạc nào nên nghe ? Nhưng hiện tại trong tình hình đất nước bây giờ, chúng ta có thể lam điều đó sao ?
    Thực tế là vậy, và thực tế là tất cả những gì chúng ta phải đối diện ! Thay vào cái thực tế không gì thay đổi được đó, tại sao chúng ta không thể cải tạo con đường giáo dục của mình theo hướng khác ?
    Con em chúng ta, chúng cần phải sống tốt trước khi biết phân biệt tốt xấu ở đời, chúng cần nhìn, thấy, quan sát, nghe, suy nghĩ và hành động những cử chỉ đẹp với đồng loại, với xã hội và với thế giới này trước khi được dạy thế nào là đẹp. Bởi hơn điề gì hết, chính bản năng và tính cách của một người là thứ duy nhất có thể dạy dỗ người đó từ gốc ễ tâm hồn, an toàn và vĩnh cửu nhất !
    Sao chúng ta không thể dạy con em ta theo cách đó ?!
    --------------
  7. chimchim1

    chimchim1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2005
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Ta Quang Son - Nam - optim_nhatrang@pmail.vnn.vn: Tôi nhớ lại đêm Hà Nội tổ chức tưởng niệm TCS khi anh ấy vừa mất . Cô Thanh Lam đã hát một bài hát của NS TCS . Tôi muốn gửi lại cô một cảm xúc rất thật của tôi mong cô đừng chấp . Đối với thế hệ chúng tôi , anh ấy là thần tượng . Âm nhạc của anh ấy luôn đem đến, nâng tâm hồn tuổi trẻ chúng tôi lên nhiều lần trong cuộc sống (dù bây giờ tóc đã bạc) , âm nhạc ấy luôn luôn làm thăng hoa cuộc sống . Đó là một loại âm nhạc sang trọng , tinh khôi. Hôm ấy cô đã gào thét lên như cách diễn đạt trên sân khấu vốn có . Tôi nhìn thấy cô quằn quại trên sân khấu mà lòng tự hỏi nhiều điều . Câu hỏi tôi đã giữ trong lòng mấy năm nay , nay mới có dịp gửi đến cô : Sao cô lại ghét bỏ anh Sơn đến thế ? Sao cô lại muốn anh ấy chết hẳn trong lòng mọi người ? Âm nhạc của anh ấy làm sao có chỗ cho sự gào thét vô lý đến vậy ? Tôi viết điều này chỉ mong cô hiểu anh ấy hơn , những bài hát của anh ấy bao giờ cũng êm đềm vỗ về cuộc sống , dù đau thương cũng trải lòng ra mà sống . Tôi không biết ban biên tập có đưa bức thư này cho cô TL hay không ? Dù thế nào hãy để cô ấy được đọc bức thư này . Bởi lẽ nếy hát như vậy cô đã vô tình làm tổn thương trái tim chúng tôi rất nhiều về anh ấy
  8. chimchim1

    chimchim1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2005
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Kim Mao Sư Vương? Thanh Lam với ?oLục Chỉ Cầm Ma? Trần Mạnh Hùng qua CD ?oNày Em Có Nhớ?
    NGUYỄN QUANG MINH
    [​IMG]
    Ca sĩ Thanh Lam
    Bạn đã nghe ?oNày em có nhớ?, CD mới nhất của ca sĩ Thanh Lam chưa?
    Nếu chưa, đừng nghe.
    Một người bạn của tôi, người yêu tiếng hát Thanh Lam đã nức nở trao cho tôi CD trong sự nghẹn ngào mà không nói lời nào, chỉ viết mấy chữ: ?oNghe đi rồi phê bình sau!?
    Bạn biết tôi là người mê nhạc Trịnh Công Sơn, nên cho tôi nghe ?oNày em có nhớ? chăng? Thoạt đầu tôi nghĩ thế, sau đó, tôi tiếc là đã nhận cuốn CD này để nghe.
    Album ?oNày em có nhớ? có 7 bài, sau khi nghe, tôi kết luận là ?oMay quá, chỉ có 7 bài mà tâm, thân của tôi đã ê ẩm vì bị tra tấn bằng bao nhiêu là thứ binh khí, gươm đao. Nếu 10 đến 12 bài như thông thường thì chỉ có? ngáp.
    Thanh Lam và các nhạc sĩ Lê Minh Sơn (biên tập), Trần Mạnh Hùng (phối khí) đãø làm hỏng 7 bài của Trịnh: 1) Em hãy ngủ đi. 2) Một cõi đi về. 3) Này em có nhớ. 4) Biển nhớ. 5) Em còn nhớ hay em đã quên. 6) Phôi pha. 7) Lặng lẽ nơi này.
    Bạn đã đọc kiếm hiệp rồi chứ?
    Thanh Lam trong vai ?oKim Mao Sư Vương?, cứ thế mà?hống!
    ?oLục chỉ cầm ma? Trần Mạnh Hùng có tài biến các nhạc cụ piano, guitar, đàn đáy, đàn tranh, sáo trúc, violin, viola, violon? thành các tiếng binh khí nghe loảng xoảng như đao, búa, chập choả, tầm vông (vạt nhọn), lưỡi cưa, kiếm ngắn, chông dài v.v.
    Hai bên đấu với nhau bất phân thắng bại. Mạnh ai nấy làm, hồn ai nấy giữ.
    Thanh Lam thì hống, rặn, rên, thở, nén, bung,? nói túm lại, các động tác mà người xem có thể hình dung là một người táo bón kinh niên phải thể hiện, hoặc một phụ nữ vào giờ phút đau đẻ, lâm bồn. Nhạc đi đàng nhạc, lời đi đằng lời. Còn cách phối khí là một sự pha trộn hỗn hợp giữa đàn đáy, sáo, viola nghe không khác gì tiếng dao, búa choảng nhau. Người nghe phải có đủ nội lực, thể lực và khí lực. Tiếng nhạc rú lên, véo von, lục cục, loảng xoảng cộng với giọng hét, gào của cô ca sĩ trong bài ?oMột cõi đi về? (Bài thứ 2) đã? đánh trọng thương người nghe!
    Ca khúc ?oNày em có nhớ? (Bài thứ 3), bài hát làm chủ đề, Thanh Lam đã đổi lời tùy tiện, biến chữ ?oem? thành ?oanh?? nhiều đoạn thật ngô nghê vì theo nguyên tác, chữ ?oem? Trịnh Công Sơn đã nói lên sự phụ bạc của người con gái, khiến nhân vật ?otôi? hay ?oanh? trong bài nhạc phải mang một nỗi buồn riêng, rất đàn ông. Ca sĩ Thanh Lam, có lẽ có cùng mối cảm hoài với tâm trạng của mình, với đời sống tình cảm của mình, nên ?oép? các nhân vật đổi giới tính như vậy là trái sinh lý. ?oAnh? Thanh Lam cứ thế mà vỗ về, giận dỗi, ghen tuông (?) một ?oem? đàn ông nào đó, nghe bịnh hoạn vô cùng.
    Bài ?oEm còn nhớ hay em đã quên? (Bài thứ 5), Thanh Lam lại đổi lời đến 2 lần cho một phiên khúc, khiến câu hát trở nên vô nghĩa và bị chết cứng. Câu ?o?Có bóng dừa, có câu hò, có con đò, chở mưa nắng đi?? đẹp biết bao chữ ?ocon đò? bị Thanh Lam đổi thành ?ocon đường?? chở mưa nắng đi. Con đường nằm yên chứ làm sao mà chở cái gì đi được hả giời? Hình ảnh một con đò nhọc nhằn nắng mưa, cùng với người dân chài, lướt đi dưới bóng dừa, với câu hò...bị thay thế như vậy, còn gì là Trịnh Công Sơn?
    Rải rác trong từng bài nhạc, lối phát âm méo mó, cao giọng, hạ trầm, sai lệch hẳn những nét nhạc nguyên bản của Trịnh Công Sơn, tạo ra những phiên bản dị dạng, vụng về, thô kệch, sáo rỗng...mà chỉ có Thanh Lam mới dám làm.
    Âm nhạc nói chung, và nhất là nhạc Trịnh Công Sơn là một cõi riêng, rất gần mà cũng rất thiêng liêng cho không chỉ giới ca/ nhạc sĩ khi trình bày, hòa âm phối khí, mix? mà còn có sự đón nhận của người thưởng ngoạn. Những ca khúc của Trịnh Công Sơn đã trở nên những ?okhuôn vàng thước ngọc? cho những ai biết giá trị đích thực của chúng, sẵn sàng ?othanh tịnh? để đến gần, mở ra, và chia sẻ. Đó là điều quí, nên làm. Như Khánh Ly đã đơn giản trong lời hát, cách trình bày? để nói lên được khía cạnh khốc liệt, bi thảm của chiến tranh trong nhạc Trịnh. Như Hồng Nhung đã nhí nhảnh, trong sáng với tình yêu trong nhạc Trịnh. Và gần đây, thân phận của con người được nâng đỡ, ủi an bằng nhạc Trịnh qua tiếng hát Thu Phương.
    Còn Thanh Lam? Các ca khúc Trịnh Công Sơn trong ?oNày em có nhớ? chỉ là thứ làm dáng vô duyên, đỏng đảnh và vô hồn.
    Làm mới? Không. Thanh Lam đã làm hỏng. Hỏng nhạc Trịnh. Hỏng tiếng hát của cô. Hỏng tai người nghe.
    Bạn, tôi nói bạn đừng nghe là vì vậy.
    Nếu bạn không có đủ sức khỏe, minh mẫn,? nói chung là không muốn mất đi trạng thái tâm sinh lý bình thường của mình, chớ có dại mà nghe CD ?oNày em có nhớ? của Thanh Lam.
    Nếu cãi lời, dại dột, bạn sẽ bị các triệu chứng: Táo bón, đổ mồ hôi trộm, đau bụng dưới, lãng tai? như tôi đây!
    Rõ khổ.ª
  9. con_gi_nua_dau

    con_gi_nua_dau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/05/2005
    Bài viết:
    1.038
    Đã được thích:
    0
    Vẫn chưa có ai up cái album ấy lên à(này em có nhớ)
    khỉ gió thật tò mò qué đi mất. Hix hix Phải đi kiếm cái đĩa lậu 10.000 mua nghe thử mới được.
    Em xin các bác chửi người ta nó vừa vừa thôi. Em vẫn thích cái giọng mượt mà và đầy sức mạnh của Thanh lam đấy. Nhưng mà nghe nhạc Trịnh với giọng hát của TL thì nghe ko nhiều.
    Em thích cô ấy Hát Nhạc Thanh Tùng Hoặc Phó Đức Phương hơn.
    10k có đắt quá ko nhỉ? lít xăng chứ it đâu
    Mà quái thật cái topic này có vẻ hấp dẫn nhiều dân nhạc Trịnh nhẩy. Cẩn thận cái bọn ngồi lê đôi mách nó lại nói các bác Box Trinh rứa toàn thằng thích cãi nhau ko thôi.
    Hỏng hết cả các bác nhẩy.
  10. Mr_Pro

    Mr_Pro Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2005
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Gửi gió cho mây ngàn bay...
    Thanh Lam hát hay đấy...
    Nhạc của Trịnh Công Sơn nghe cũng hay đấy...
    Nhưng cũng chẳng phải khó hiểu hay vân vân và vân vân.
    Trịnh Công Sơn cũng chỉ là một người sáng tác nhạc như nhiều nhạc sỹ khác, viết nhạc bằng cảm xúc của chính mình cũng như người nghe nhạc có thẩm mĩ riêng, có yêu có ghét. Nói túm lại là Thanh Lam và Trịnh Công Sơn chưa có sự đồng cảm, hi vọng sau sẽ có và cô ta sẽ thể hiện thành công hơn.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này