1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thanh Lam và nhạc Trịnh

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi NguoiKhongTenSo1, 08/08/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tommy_teo

    tommy_teo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2005
    Bài viết:
    376
    Đã được thích:
    0
    Xin cho tui góp vài ý kiến
    Từ lâu rồi tui không còn khái niệm "nghe" Thanh Lam (TL) hát nữa, chỉ còn "nhìn" TL hát - mướt thật đấy (không tin thì sờ thử xem bạn sẽ thích ngay mà!). Mới đây có "nhìn" TL hát trên TV bài Một cõi đi về do LMS đệm phải nói là quá tệ người hát thì vô cảm, đệm đàn còn dở hơn tui (mới tập được mấy tháng).
    Nhân đây xin trích vài đoạn phỏng vấn với tựa, cho bạn nào chưa đọc:
    "Thanh Lam: yêu và hát..." - báo NLĐ ngày 24-09-05:
    "Đầu năm tới TL sẽ làm 1 album nhạc jazz có tựa đề My life. Album này không chỉ gói những khát vọng của Lam, đó là tâm sự của những đứa trẻ không gia đình, những điều được mất trong cuộc sống. Lam cũng sẽ phát hành một cuốn tự truyện có chung tựa đề về những vui buồn, vấp váp...."
    - Cái lày nghe quen quen, hình như Lam bị hoang tưởng, copy theo phong cách Mỹ và Châu Âu!
    Đoạn đầu: về live show mang tên Thanh Lam "...Lam sẽ song ca với Trọng Tấn, khách mời duy nhất của chương trình..."
    .... "Sự kết hợp TL-TT liệu có thành công?: Tôi nghĩ là hãy để khán giả nhận xét thì công bằng hơn. Nhưng không chỉ trong live show Thanh Lam, chúng tôi còn hợp tác với nhau trong album Thanh Lam - Trọng Tấn sắp ra mắt. Đây là "cuộc chơi hết mình" của cả Lam và Tấn..."
    - Không biết có Tèo có cơ hội nào không, cái lày Tèo thích lắm!
    "Chị có tự tin quá không, bởi sự kết hợp TL-LMS đã từng không thành công như nhiều người chờ đợi?: Thực ra nhiều người khó nghe bởi TL-LMS là một sự kết hợp của những cái mới, mà cái mới không dễ "vào"... Phải có khát vọng lớn mới làm được điều ấy."
    - Các bạn rõ chưa, chẳng hiểu Lam gì cả!
    .....
    "Và chị đã có được tình yêu ấy?: Một nghệ sĩ không có tình yêu thì không thể hát được, bởi đó là động lực của mình. Tất nhiên là phải có chứ."
    - Điều lày đối với Lam thì hơi bị nhiều đấy, phải chăng Lam luôn thiếu thốn tình yêu. Mong các bạn giúp Lam - tui cũng đăng ký!
  2. ngoainhi

    ngoainhi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2004
    Bài viết:
    1.415
    Đã được thích:
    0
    Nhi đọc được cái này trên Báo Công an - Bài viết của Lê Nguyễn. Đúng là vô tình lụm được cái bình. Hồi giờ có đọc Công an đâu. Mọi người đọc chơi cho vui...
    ----------------------------------------------------------------------------------------
    Trích: "Nhạc Trịnh Công Sơn: có cần những cuộc cách tân như thế?"
    2. Gần đây, một số ca sĩ phát hành album nhạc Trịnh: Đàm Vĩnh Hưng, Phương Thanh, Thanh Lam.. như thể ca khúc của TCS đang trở thành một thứ nhạc thời thượng. Có ca sĩ hát Biển nhớ mà người nghe xong chỉ muốn xô họ xuống... biển vì không biết nhớ kiểu gì mà gào rú khủng khiếp(!). Một trong những album gây chú ý vì sự không giống ai nhất hiện thuộc về Này em có nhớ của Thanh Lam (Viết Tân sản xuất - 2005). Với 7 ca khúc quen thuộc: Em hãy ngủ đi, Một cõi đi về, Này em có nhớ, Biển nhớ, Em còn nhớ hay em đã quen, Phôi pha, Lặng lẽ nơi này... qua phần phối khí của Trần Mạnh Hùng và Lê Minh Sơn. Có nhiều bài phê bình âm nhạc xung quanh album này, nhưng ồn ào nhất là có nhà bình luận đã so sánh Thanh Lam một cách dí dỏm với "Kim Mao Sư Vương" Tạ Tốn - một nhân vật trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký (Kim Dung) có thần lực... hống khiến giang hồ ù tai, tắt thở. Còn Trần Mạnh Hùng được xem như "Lục Chỉ Cầm Ma" có tài biến hóa các nhạc cụ piano, guitar, đàn đáy, đàn tranh, sáo trúc, violon, viola, violoncelle... thành các tiếng binh khí nghe loảng xoảng. Và, quan trọng là hai bên đấu với nhau bất phân thắng bại. Nhạc đi đằng nhạc, lời đi đằng lời!
    Lê Nguyễn
  3. haynoivecuocdoi

    haynoivecuocdoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/01/2003
    Bài viết:
    2.000
    Đã được thích:
    0
    Đây là bài ví Thanh Lam với Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn mà Lê Nguyễn có nhắc đến
    Bài này của Nguyễn Quang Minh đăng trên tuần báo Vietweekly ở hải ngoại
    ------------------
    ?oKim Mao Sư Vương? Thanh Lam với ?oLục Chỉ Cầm Ma? Trần Mạnh Hùng qua CD ?oNày Em Có Nhớ?:
    NGUYỄN QUANG MINH


    Bạn đã nghe ?oNày em có nhớ?, CD mới nhất của ca sĩ Thanh Lam chưa?
    Nếu chưa, đừng nghe.
    Một người bạn của tôi, người yêu tiếng hát Thanh Lam đã nức nở trao cho tôi CD trong sự nghẹn ngào mà không nói lời nào, chỉ viết mấy chữ: ?oNghe đi rồi phê bình sau!?
    Bạn biết tôi là người mê nhạc Trịnh Công Sơn, nên cho tôi nghe ?oNày em có nhớ? chăng? Thoạt đầu tôi nghĩ thế, sau đó, tôi tiếc là đã nhận cuốn CD này để nghe.
    Album ?oNày em có nhớ? có 7 bài, sau khi nghe, tôi kết luận là ?oMay quá, chỉ có 7 bài mà tâm, thân của tôi đã ê ẩm vì bị tra tấn bằng bao nhiêu là thứ binh khí, gươm đao. Nếu 10 đến 12 bài như thông thường thì chỉ có? ngáp.
    Thanh Lam và các nhạc sĩ Lê Minh Sơn (biên tập), Trần Mạnh Hùng (phối khí) đãø làm hỏng 7 bài của Trịnh: 1) Em hãy ngủ đi. 2) Một cõi đi về. 3) Này em có nhớ. 4) Biển nhớ. 5) Em còn nhớ hay em đã quên. 6) Phôi pha. 7) Lặng lẽ nơi này.
    Bạn đã đọc kiếm hiệp rồi chứ?
    Thanh Lam trong vai ?oKim Mao Sư Vương?, cứ thế mà?hống!
    ?oLục chỉ cầm ma? Trần Mạnh Hùng có tài biến các nhạc cụ piano, guitar, đàn đáy, đàn tranh, sáo trúc, violin, viola, violon? thành các tiếng binh khí nghe loảng xoảng như đao, búa, chập choả, tầm vông (vạt nhọn), lưỡi cưa, kiếm ngắn, chông dài v.v.
    Hai bên đấu với nhau bất phân thắng bại. Mạnh ai nấy làm, hồn ai nấy giữ.
    Thanh Lam thì hống, rặn, rên, thở, nén, bung,? nói túm lại, các động tác mà người xem có thể hình dung là một người táo bón kinh niên phải thể hiện, hoặc một phụ nữ vào giờ phút đau đẻ, lâm bồn. Nhạc đi đàng nhạc, lời đi đằng lời. Còn cách phối khí là một sự pha trộn hỗn hợp giữa đàn đáy, sáo, viola nghe không khác gì tiếng dao, búa choảng nhau. Người nghe phải có đủ nội lực, thể lực và khí lực. Tiếng nhạc rú lên, véo von, lục cục, loảng xoảng cộng với giọng hét, gào của cô ca sĩ trong bài ?oMột cõi đi về? (Bài thứ 2) đã? đánh trọng thương người nghe!
    Ca khúc ?oNày em có nhớ? (Bài thứ 3), bài hát làm chủ đề, Thanh Lam đã đổi lời tùy tiện, biến chữ ?oem? thành ?oanh?? nhiều đoạn thật ngô nghê vì theo nguyên tác, chữ ?oem? Trịnh Công Sơn đã nói lên sự phụ bạc của người con gái, khiến nhân vật ?otôi? hay ?oanh? trong bài nhạc phải mang một nỗi buồn riêng, rất đàn ông. Ca sĩ Thanh Lam, có lẽ có cùng mối cảm hoài với tâm trạng của mình, với đời sống tình cảm của mình, nên ?oép? các nhân vật đổi giới tính như vậy là trái sinh lý. ?oAnh? Thanh Lam cứ thế mà vỗ về, giận dỗi, ghen tuông (?) một ?oem? đàn ông nào đó, nghe bịnh hoạn vô cùng.
    Bài ?oEm còn nhớ hay em đã quên? (Bài thứ 5), Thanh Lam lại đổi lời đến 2 lần cho một phiên khúc, khiến câu hát trở nên vô nghĩa và bị chết cứng. Câu ?o?Có bóng dừa, có câu hò, có con đò, chở mưa nắng đi?? đẹp biết bao chữ ?ocon đò? bị Thanh Lam đổi thành ?ocon đường?? chở mưa nắng đi. Con đường nằm yên chứ làm sao mà chở cái gì đi được hả giời? Hình ảnh một con đò nhọc nhằn nắng mưa, cùng với người dân chài, lướt đi dưới bóng dừa, với câu hò...bị thay thế như vậy, còn gì là Trịnh Công Sơn?
    Rải rác trong từng bài nhạc, lối phát âm méo mó, cao giọng, hạ trầm, sai lệch hẳn những nét nhạc nguyên bản của Trịnh Công Sơn, tạo ra những phiên bản dị dạng, vụng về, thô kệch, sáo rỗng...mà chỉ có Thanh Lam mới dám làm.
    Âm nhạc nói chung, và nhất là nhạc Trịnh Công Sơn là một cõi riêng, rất gần mà cũng rất thiêng liêng cho không chỉ giới ca/ nhạc sĩ khi trình bày, hòa âm phối khí, mix? mà còn có sự đón nhận của người thưởng ngoạn. Những ca khúc của Trịnh Công Sơn đã trở nên những ?okhuôn vàng thước ngọc? cho những ai biết giá trị đích thực của chúng, sẵn sàng ?othanh tịnh? để đến gần, mở ra, và chia sẻ. Đó là điều quí, nên làm. Như Khánh Ly đã đơn giản trong lời hát, cách trình bày? để nói lên được khía cạnh khốc liệt, bi thảm của chiến tranh trong nhạc Trịnh. Như Hồng Nhung đã nhí nhảnh, trong sáng với tình yêu trong nhạc Trịnh. Và gần đây, thân phận của con người được nâng đỡ, ủi an bằng nhạc Trịnh qua tiếng hát Thu Phương.
    Còn Thanh Lam? Các ca khúc Trịnh Công Sơn trong ?oNày em có nhớ? chỉ là thứ làm dáng vô duyên, đỏng đảnh và vô hồn.
    Làm mới? Không. Thanh Lam đã làm hỏng. Hỏng nhạc Trịnh. Hỏng tiếng hát của cô. Hỏng tai người nghe.
    Bạn, tôi nói bạn đừng nghe là vì vậy.
    Nếu bạn không có đủ sức khỏe, minh mẫn,? nói chung là không muốn mất đi trạng thái tâm sinh lý bình thường của mình, chớ có dại mà nghe CD ?oNày em có nhớ? của Thanh Lam.
    Nếu cãi lời, dại dột, bạn sẽ bị các triệu chứng: Táo bón, đổ mồ hôi trộm, đau bụng dưới, lãng tai? như tôi đây!
    Rõ khổ
  4. haynoivecuocdoi

    haynoivecuocdoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/01/2003
    Bài viết:
    2.000
    Đã được thích:
    0
    Báo TT hôm nay tiếp tục chửi Thanh Lam, còn post mấy bài hát của Thanh Lam cho bà con thưởng ngoạn
    Nghe lại mấy bài này, thấy bực bội trong người thế nào ấy, không phải bực mình, mà lối hát làm người ta bức bối khó chịu, hát giống như thở không ra hơi
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=100291&ChannelID=10
    Được phoipha sửa chữa / chuyển vào 21:46 ngày 28/09/2005
  5. nguyencongtu712

    nguyencongtu712 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2005
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Thế la? đaf rof, không chi? riêng nhưfng ngươ?i trong box Trịnh pha?n đối Thanh Lam ma? tất ca? ngươ?i nghe nhạc Trịnh đaf pha?n đối Thanh Lam cách tân nhạc Trịnh. Thanh Lam chi? nên hát nhạc cu?a bố mi?nh thôi.
  6. haynoivecuocdoi

    haynoivecuocdoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/01/2003
    Bài viết:
    2.000
    Đã được thích:
    0
    http://diendan.tuoitre.com.vn/CommunityServer/forums/1487/ShowPost.aspx
    Tham khảo thêm 1 số bài viết bên diễn đàn TTO, bác Lam còn dẫn link qua topic này nữa
  7. cafein

    cafein Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/06/2002
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    1
    Gớm, mệt cả hơi! Tôi thấy có mấy người sắp thành mấy bà ngoài chợ rùi. Nói nhiều, nói dài, cuối cùng nhìn lại mà xem, chỉ toàn thấy link từ chỗ này chỗ nọ, thêm tí mắm muối cho nó có "suy " có "nghĩ ". Đến mệt cái trả lời!
  8. haynoivecuocdoi

    haynoivecuocdoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/01/2003
    Bài viết:
    2.000
    Đã được thích:
    0
    uh, thế thì đã sao
    ___________________________

    Ca sĩ Thanh Lam: Tôi không ?ophá phách? nhạc Trịnh


    TT - Có những sự phá cách nhạc Trịnh Công Sơn nhưng chỉ đơn thuần là những ?othí nghiệm vui vẻ? theo khuynh hướng thị trường, thời trang như Đàm Vĩnh Hưng, Mỹ Tâm thì dù nó có hơi lạ tai, thậm chí nghịch tai cũng không thấy ai phiền lòng vì người ta biết chắc chắn nó sẽ qua nhanh.
    Nhưng khi bộ đôi Thanh Lam - Lê Minh Sơn dồn dập tung ra hai album nhạc Trịnh hơi đầy ?ochất Lam? thì các phản ứng đa chiều từ công chúng trở nên mạnh mẽ và bức xúc hơn.
    Chúng tôi đã gặp ca sĩ Thanh Lam để đặt lại với chị những băn khoăn của người nghe - người yêu nhạc Trịnh.
    >> Nhạc Trịnh: có thể phá cách đến đâu?
    * Chị có thể nói gì về những suy nghĩ của mình khi quyết định làm hai album nhạc Trịnh Công Sơn theo một phong cách hoàn toàn mới lạ gần đây (Ru mãi ngàn năm và Này em có nhớ)?
    - Ngày xưa, tôi đã hát nhạc Trịnh theo cách ?otruyền thống? mà mọi người đã quen, và cũng đã nhận được những lời khen. Nhưng tôi luôn tự biết nếu mình cứ đi mãi con đường ấy thì làm sao ?oqua? được chị Khánh Ly.
    Hơn nữa, cùng với thời gian và những trải nghiệm của bản thân, tôi cũng đã nhận ra những ?ogóc khuất? khác của nhạc Trịnh mà tôi nghĩ rằng mình có thể khai phá nó.
    Ngoài ra, đã là một ca sĩ chuyên nghiệp, ai cũng muốn có cách thể hiện mỗi tác phẩm nổi tiếng theo cách riêng của mình. Tôi cảm nhận nhạc Trịnh theo lỗ tai tôi và con tim tôi.
    Khi tôi gặp Lê Minh Sơn, chúng tôi có tiếng nói chung trong việc cảm nhận nhạc Trịnh, chúng tôi nghe bằng tai của những con người hiện đại, yêu nó bằng tình yêu của ngày hôm nay. Và vì thế chúng tôi quyết định thể hiện lại nó theo cách mà chúng tôi cho là tốt nhất. Có thể chúng tôi đúng, cũng có thể chúng tôi sai.

    Nhưng không ai có thể nói chúng tôi ?ophá? nhạc Trịnh Công Sơn. Vì chúng tôi đã làm việc cực kỳ tận tụy, say mê, nghiêm túc, bằng tất cả những kiến thức bài bản nhất mà chúng tôi được học ở nhạc viện - điều mà dù rất không muốn nói nhưng tôi cũng đành phải nói thẳng là không mấy người trong số những người đang hát và ?olàm mới? nhạc Trịnh có được.
    Điều cuối cùng, quan trọng nhất, tôi và Lê Minh Sơn đã làm hai album ấy bằng tất cả tình yêu của mình với âm nhạc của Trịnh Công Sơn, và vì thế, tôi không có gì ân hận.
    * Nhưng thỉnh thoảng, trong các chương trình lớn, khi hát cùng nhiều ca sĩ khác, chị vẫn hát Trịnh Công Sơn bằng phong cách cũ, và nhận được rất nhiều khen ngợi, chị có thấy là như vậy ?omới không bằng cũ??
    - Khi hát trong chương trình chung, tôi phải tôn trọng ý đồ của đạo diễn và không thể ?ochơi nổi? hát một mình một kiểu. Tôi nghĩ sự cổ vũ của khán giả là dành cho lao động của tôi trong chính cái đêm biểu diễn ấy chứ không phải vì phong cách mới hay cũ.
    * Tâm trạng của chị khi đón nhận những phản ứng khác nhau từ công chúng, nhất là những lời chê bai vì chị đã ?ophá cách? một cách quá đà? Liệu chị có đi tiếp con đường đã chọn, hoặc sẽ dừng lại hay rẽ ngang?
    - Khán giả có phản ứng khác nhau là chuyện bình thường. Tôi chỉ hơi buồn nếu người trong nghề cũng không nhìn nhận đúng lao động nghệ thuật của chúng tôi. Còn tiếp tục hay không ư? Tôi sẽ dừng lại. Không phải vì ngại chê bai, phê phán mà vì thấy như vậy là đủ.
    Nhạc Trịnh Công Sơn luôn luôn có người yêu quí và tôi nhường sự khám phá mới mẻ lại cho họ. Biết đâu, sẽ có người còn quyết liệt hơn cả chúng tôi. Tôi còn nhiều dự án khác với âm nhạc đương đại. Tất nhiên, tôi vẫn sẽ hát nhạc Trịnh Công Sơn, nhưng chỉ trong những chương trình chung và khi đạo diễn yêu cầu.
    V.HOÀI thực hiện
  9. hoaxoantrang

    hoaxoantrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2004
    Bài viết:
    125
    Đã được thích:
    0
  10. chimchim1

    chimchim1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2005
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Bình luận về phần trả lời phỏng vấn của Thanh Lam trên Báo Tuổi trẻ
    Thanh Lam: - Ngày xưa, tôi đã hát nhạc Trịnh theo cách ?otruyền thống? mà mọi người đã quen, và cũng đã nhận được những lời khen. Nhưng tôi luôn tự biết nếu mình cứ đi mãi con đường ấy thì làm sao ?oqua? được chị Khánh Ly.
    Có lẽ sự tự tôn của Thanh Lam quá âo . Điều quan trọng của Thanh lam không phải là hát hay, mà hát thế nào để "qua" được Khánh Ly . Một người ca sĩ hát để "qua" người khác bằng sự lập dị, bằng sự phá hoại, đi ngược lại cái đẹp vốn có của nhạc Trịnh thì quả là chỉ có Thanh lam mới đủ gan làm nổi . Khánh Ly chỉ hát hay được khi khám phá được cái đẹp lớn nhất của Nhạc Trịnh . Một sự tư duy đơn giản thế mà Thanh Lam cũng không biết hay sao ?
    Thanh Lam: Hơn nữa, cùng với thời gian và những trải nghiệm của bản thân, tôi cũng đã nhận ra những ?ogóc khuất? khác của nhạc Trịnh mà tôi nghĩ rằng mình có thể khai phá nó.
    Trải nghiệm của Thanh Lam là gì ? Đừng đồng hóa cảm xúc của Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn với tình cảm của một người đàn bà ở cái tuổi sồn sồn . Đừng đồng hóa của một người đàn ông yêu lãng mạn và nội tâm với thứ tình yêu xác thịt đầy ham muốn của người đàn bà nạ ồng . Bằng trải nghiệm như thế mà cho rằng hiểu nhạc Trịnh thì quả là đại ngôn . Đại ngôn hay ít não ?
    NLVH - GĐ
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này