1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thành lập câu lạc bộ thiên văn học ở từng địa phương và các trường(Thông tin cuộc họp ngày chủ nhật

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi bigdog30784, 25/08/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. phuthuy26vn

    phuthuy26vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    355
    Đã được thích:
    0
    be-muon-hoc nói không đúng rồi ,chúng ta không ai muốn bàn lui cả ,trong box ngoài các mod hết sức tâm huyết với box ,các thành viên còn lại ai cũng ít nhiều yêu thích thiên văn ,vì vậy ai mà chẳng muốn box tiến lên nhưng chỉ là điều này đúng là khó ,nếu bạn đọc lại những bài trước sẽ thấy
    đúng là có thể các bạn trẻ trong trường phổ thông sẽ cảm thấy tò mò với thiên văn ,nhưng để tiến tới yêu thích và say mê thì chưa chắc
    TO THE WORLD,YOU ARE SOMEONE
    TO SOMEONE,YOU ARE THE WORLD
    [​IMG]
    <A href
  2. NguyenTuNguyen

    NguyenTuNguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/08/2003
    Bài viết:
    161
    Đã được thích:
    0
    Chị là giáo viên ở quảng Bình à... ? Sao hôm trước em vừa thấy chị ở HN cùng với anh Cyclo mà (em thấy ở đây nè http://ttvnol.com/forum/t_253019/10a?0.53197...ở cuối trang ấy, họ đang bình về chị đó) Nếu chị còn ở Hà nội thì rất mong chị sẽ đi gặp mặt Box vào ngày5/10 tới.
  3. pizza2009

    pizza2009 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2003
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    0
    chúng ta chỉ nên làm ths điểm ở một số dịa phương mà có nhiều thành viên là 1
    đông dân nữa
    em nghĩ mình nên làm ở hn trước đi
    trí tuệ đo từ vầng trán đến bầu trời
  4. bigdog30784

    bigdog30784 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2002
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    Ở ngoài HN thật ra có nhiều thành viên và những người yêu thiên văn học mà em có thể liên hệ hơn ở các nơi khác. RAG có thể liên hệ với em để biết thông tin về nhóm bạn trẻ yêu thiên văn ở ngoài ấy. Không nhất thiết phải là trong trường cấp 3,đại học cả thì phải.
    Câu lạc bộ Thiên Văn Học
  5. VU_XUAN_HA

    VU_XUAN_HA Thiên văn học Moderator

    Tham gia ngày:
    09/02/2002
    Bài viết:
    1.274
    Đã được thích:
    0
    Nên đưa môn thiên văn vào giáo dục phổ thông



    Tại cuộc hội thảo ?oThiên văn học với sự phát triển văn hóa, giáo dục?, các nhà khoa học đều cho rằng: nên xem xét việc đưa môn thiên văn vào giáo dục phổ thông để học sinh nắm chắc những lý thuyết cơ bản của thiên văn, từ đó có những nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực đang rất lạc hậu đối với Việt Nam.
    Hai giai đoạn của thiên văn học Việt Nam
    Nếu chia quá trình phát triển thiên văn học ở Việt Nam ra từng giai đoạn, có thể thấy được những mốc phát triển sau: Thời trước Cách mạng, khoảng trước những năm 1950, ở bậc trung học chuyên khoa với các ban Toán Lý Hóa, ban Vạn vật hay ban Văn Sử, môn thiên văn nằm trong chương trình giảng dạy. Đây cũng là một minh chứng cho thấy, việc phổ biến thiên văn học đã trở thành một mục tiêu chung với khái niệm thiên văn là của tất cả mọi người chứ không chia ra thuộc bên khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội... Đến cuộc cải cách giáo dục thời kỳ ấy, với hướng đi đào tạo nhanh để cho ra số lượng nhiều hơn các trí thức phục vụ kế hoạch xây dựng phát triển đất nước, thiên văn học cũng nằm trong xu thế chung so với các môn học khác, phải tinh giảm đi, và tạm gác lại trong các trường phổ thông. Nên nhớ rằng, hồi đó, bậc học phổ thông chỉ kéo dài 10 năm, và lý do không thể đưa môn thiên văn học vào nhà trường cũng chủ yếu nằm ở yếu tố không đủ thời gian.
    Và đây cũng được coi là một giai đoạn mới của việc phát triển thiên văn học Việt Nam. Cuộc chia tay giữa thiên văn học và nhà trường phổ thông kéo dài cho đến tận ngày nay, khi thời gian học bậc phổ thông đã được kéo dài lên thành 12 năm từ bao giờ. Bỏ ngỏ một cánh cửa có thể đưa môn khoa học được coi là nguồn gốc, cội rễ của các ngành khoa học khác... đến với quảng đại quần chúng, thiên văn Việt Nam đã hiện lên với một lỗ hổng rất lớn trong kiến thức thiên văn nói chung của một bộ phận lớn dân cư, kể cả những người tốt nghiệp ĐH ?" do thời phổ thông đã không học, lên học ĐH lại đi theo chuyên ngành thuộc ban khoa học xã hội.
    Trong bức tranh ảm đạm của việc nhân rộng, phát triển, phổ biến thiên văn giai đoạn hai, có một tin vui là các nhà khoa học tâm huyết với thiên văn học Việt Nam đã cùng xích lại, lập nên Hội thiên văn Việt Nam năm 1993. Ít nhiều, trong giai đoạn này, thiên văn học Việt Nam cũng đã quy về một mối.
    Tâm sự của một giảng viên môn thiên văn bậc ĐH
    Ngại ngùng khi được hỏi về quan điểm của mình về thiên văn học hiện nay ở Việt Nam, giảng viên khoa Vật lý một trường ĐH (xin được giấu tên) hiện là thạc sĩ về thiên văn nói: ?oNếu bảo là tốt nghiệp ngành thiên văn mà sống được bằng nghề ở Việt Nam thì khó lắm. Bạn bè tôi, những người tôi quen biết - một số người còn đi học thiên văn ở Nga, ở Ba Lan về - cho dù có say mê, có muốn đeo đuổi nghiên cứu thiên văn, nhưng vì mưu sinh cuộc sống nên cũng đều chuyển đi làm các ngành khác. Mà nghề này còn đòi hỏi phải thường xuyên cập nhật, nghĩa là cũng phải dành một khoảng thời gian cho nó chứ không phải cứ bỏ bẵng, lâu lâu lại quay lại một tí được đâu. Thế hệ chúng tôi ngày nay là thạc sĩ nghiên cứu thiên văn. Còn các bậc cây đa cây đề thì nay cũng đã ngót 70 rồi. Nói thế nào nhỉ, ta không có cầu và cung thì cũng đang yếu ớt. Vì vậy, nếu bây giờ, giả sử ngay lập tức có mở ra một chuyên khoa chuyên về thiên văn thì cũng khó mà tuyển sinh được.
    Hiện tại, ta đang nói đến việc phổ biến thiên văn trong nhà trường, cũng là để hy vọng qua đó để có thể nâng cao hơn nữa mối quan tâm đối với thiên văn trong các trường ĐH. Như tôi, là giảng viên dạy thiên văn nhưng dạy cũng ít lắm. Thời lượng dành cho thiên văn trong khoa Vật lý bậc ĐH cũng bằng với các môn phụ khác như thể dục, chỉ khoảng 4 học trình. Theo đó, số giảng viên của môn học này cũng rất ít. Mà như vậy thì các em chỉ hiểu được sơ sơ về thiên văn thôi. Nói là "cưỡi ngựa xem hoa" thì hơi quá nhưng cũng gần gần như vậy...".
    Nếu như chia giai đoạn để thấy được việc bỏ cách, để hổng kiến thức thiên văn ở bậc học phổ thông thì qua tâm sự của một giảng viên dạy thiên văn bậc ĐH, có thể thấy, ngay cả ở những khoa cần đến sự quan tâm về thiên văn học một cách sâu sát, thì môn học này cũng vẫn chưa thực sự được coi trọng.
    Hệ quả tức thì
    Chưa nói đến các nước mạnh về nghiên cứu vũ trụ như Nga, Mỹ... nơi mà thiên văn học đã đạt đến một giai đoạn thăng hoa, phát triển liên tục. Ở Trung Quốc, kiến thức thiên văn được coi là tri thức phổ thông, mọi người đều phải nắm rõ. Tôi chợt nhớ đến một câu chuyện mà người bạn làm hướng dẫn viên du lịch của tôi đã kể lại. Hôm đó, dẫn một nhóm khách ra biển chơi buổi tối, mấy người khách Trung Quốc kéo cô cùng chơi trò đố sao. Tội nghiệp cho cô bạn tôi, không thể nào chỉ ra được đâu là chòm Đại Hùng, đâu là chòm Bồ Nông... trong khi mấy người khách du lịch thì chỉ ra vanh vách như nói về một tấm bản đồ trong lòng bàn tay vậy. Họ hỏi: "Sao học đến ĐH rồi mà không biết vị trí các sao?". Cô bạn tôi ấm ức "Ngượng quá! Chả biết trả lời làm sao nữa. Vì mấy người đó toàn là dân buôn bán, họ nói họ học ở phổ thông và đọc trên báo hàng ngày...".
    Chứng thực cho điều này, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng cũng đã khẳng định: "Trung Quốc phổ biến kiến thức về thiên văn ra quảng đại quần chúng rất tốt". Vì thế, khi có tin Trung Quốc sắp sửa đưa người lên mặt trăng, thế giới nói chung không giật mình. Bởi vì sao? Họ đã có một nền tảng rất tốt. Và trên cái nền đó, một cú "nhún mình" là điều tất yếu.
    Và cũng với logic phân tích như trên, trả lời cho câu hỏi: "Thiên văn học Việt Nam đang ở đâu?" thật quá đơn giản. Ta vẫn đang ở những bước đi đầu trong việc xây dựng một nền tảng phổ biến thiên văn học toàn dân.
    Đề xuất của các nhà khoa học
    Nên xem xét việc đưa môn thiên văn vào bậc học phổ thông, bắt đầu từ khối lớp 10 là ý kiến chung của các nhà khoa học. Mục đích không chỉ dừng lại ở việc có thể phát triển các ngành khoa học khác mà còn nhấn mạnh đến việc coi thiên văn học là vũ khí chống lại mê tín dị đoan. Theo Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn: "Không nên e ngại việc đưa môn thiên văn vào nhà trường sẽ làm quá tải chương trình học - hiện đã quá tải! Ta có thể giảm tải ở nhiều chỗ khác trong chương trình học. Chương trình học hiện nay nặng vì ba nguyên nhân: Một là tham kiến thức; Hai là không tận dụng được ngoại khóa để cuộc đời cũng tham gia dạy cho học sinh mà hiện nội khóa cứ muốn ôm lấy; Ba là phương pháp dạy và học quá lạc hậu nên hiệu suất học tập rất thấp. Nếu khắc phục được những nguyên nhân đó thì thừa điều kiện để đưa môn thiên văn vào chương trình".
    Phó Giáo sư Phạm Viết Trinh - Chủ tịch Hội Thiên văn vũ trụ Việt Nam cho biết:
    - Đầu tư cho môn học thiên văn cũng không lớn lắm, chỉ cần một số loại kính quan sát bầu trời, mà những loại này cũng rẻ thôi. Còn đội ngũ giáo viên, hiện tại ĐH Sư phạm - ĐH Quốc gia Hà Nội đã có đủ những giáo viên để có thể dạy thiên văn trong các trường học.
    Hy vọng, trong thời gian tới, thiên văn sẽ không còn là một khái niệm lạ lẫm đối với học sinh Việt Nam. Để dù sao, ta chưa thể phát triển được về thực hành, thí nghiệm nhưng cũng có thể nắm chắc những lý thuyết cơ bản của thiên văn, từ đó có những nghiên cứu khoa học đi sâu trong lĩnh vực này. Muộn còn hơn không!

    (Theo yêu cầu của bác NguyenTuNguyen đây là bài báo trích đưa tư Báo Giáo dục và đào tạo)
    Love Of My Life

  6. bigdog30784

    bigdog30784 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2002
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    Chà,bài viết dài quá nhưng hay lắm. Tuy nhiên,chúng ta nói xuông thế này cũng chưa ổn,hình như em biết trong cuộc họp vừa rối có bàn về chuyện này,các bác đưa lên ý kiến thống nhất đi,chúng ta sẽ đưa lên cho mọi ngưòi cùng xem.
    Câu lạc bộ Thiên Văn Học
  7. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Ý kiến thống nhất là ...chưa đi đến đâu cả. TRước hết thì cứ quảng cáo trên mạng đã vì việc quảng cáo rộng rãi là rất rách việc. THứ nhất là chưa ai đưa ra được nội dung cụ thể cho việc này, tiếp đến là vấn đề thời gian, không phải ai cũng có thời gian làm việc đó khi mà chúng ta hầu hết đang học. Và cuối cùng là : dù quảng cáo miệng thì cũng cần kinh phí chứ, mà box ta chả bao giờ thu hội phí cả. Việc tổ chức TVH ở các trường rất khó khăn, có lẽ phải đợi ra CD thì mới có cơ hội tuyên truyền về CLB của chúng ta, đó cũng là lí do CD sẽ có nội dung rút ngắn và có tính phổ thông hơn dự kiến.
    Thời gian luôn trôi đi, tất cả&nbsp;đều có thể xảy đến nhưng tình yêu tôi dành cho em sẽ không bao giờ có gì thay đổi được!
  8. eglantine

    eglantine Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/06/2002
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    0
    Các bác thử làm thí diểm ở một vài nơi nào đó xem sao . Thật một lần mới biết được chứ ?
    Khi mình mang mấy bức ảnh Thiên văn của đại hội năm ngoái đến cho bọn bạn ở lớp xem , chúng nó thích lắm . Thử xem phản ứng của mọi người trước TVH thế nào
    To everybody : Bạn nào có giáo trình năm thứ nhất môn toán , lý , hoá , tâm lý học , tiếng Việt ... Cho mình mượn . Bán rẻ cũng được .
    Hãy học như thể sẽ sống mãi mãi và hãy sống như là phải chết ngày mai
  9. BaronJacob

    BaronJacob Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2003
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Alô ! đề nghị đọc kĩ ( không đọc phí lắm )
    Quả thật nhu cầu thành lập Club ở các địa phương là không nhỏ, do thông tin ngày nay đến với chúng ta không còn khó như trước, mọi người cũng đã có những hình dung khác hơn và đúng hơn về TVH, tuy rằng số lượng chưa lớn.
    Nếu xét hoàn cảnh lịch sử thì có lẽ là đã đúng thời điểm ( yêu cầu của giai cấp mà ), hiện nay được biết Bộ GDĐT cũng đang có kế hoạch - bao giờ thực hiện thì không biết - triển khai TVH trở thành1 bộ môn phổ cập trong nhà trường nhằm trước hết là cho 1 thế hệ VN có được cái nhìn sát thực và đầy đủ hơn về TVH từ đó tránh những tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan; sau đó là để phát triển sang nghiên cứu TVH như 1 khoa học thực sự tại VN. Đó quả thật là những yêu cầu rất chính đáng, hiện nay các nước đang chạy đua vào vũ trụ không chỉ là để tìm hiểu, mà còn để khẳng định khả năng của dân tộc mình, mà VN thì về tiềm năng trí lực, nhân lực có lẽ chẳng kém ai ( vật lực thì còn phải bàn ). Vậy nên chúng ta trước hết có quyền hy vọng về 1 tương lai sáng sủa hơn cho ngành TVH nước nhà. đấy nhá đúng thời điểm rồi nhá ! sướng nhá !
    Nhưng mà này, nếu chỉ có thế thì tớ cóc post như thế này làm gì ! Bởi có điều đáng quan tâm là : nhìn vào chương trình phát triển của Bộ như vậy thì chúng ta nếu có thành lập Club cũng mới chỉ đang thực hiện bước 1 thôi, hoàn toàn chưa có khả năng thực hiện bước 2. Môn TVH là 1 môn khoa học thiên về lí thuyết rất nhiều, rất rất nhiều ( hoạt động làm kính TV không được tính vào thực hành, vì kính TV không phải là đối tượng nghiên cứu của bộ môn TVH, đơn giản chỉ là công cụ thôi ) vậy nên có thể nói ngay rằng ở VN chúng ta hoàn toàn 100% là lý thuyết ( có lên MT, lên sao Hoả đâu mà bảo thực hành ). Mà đã là lí thuyết thì nếu hoạt động Club sẽ rất khó khăn, gương sáng ( hay là tối nhỉ )là Club của chúng ta này : đang dừng lại ở mức trao đổi thông tin TVH, hỏi đáp những kiến thức cơ bản, thỉnh thoảng có 1 số bài có vẻ như là nghiên cứu, nhưng thực chất là post từ sách vở, báo chí lên mà thôi ( đó là lỗi của các Mod, trong thời gian tới chúng tôi mong rằng các bạn sẽ hợp tác để chúng ta có được những hoạt động phong phú hơn - cơ mà cái này nói sau ). Vậy đấy, khó khăn không chỉ dừng ở đó. Những công cụ của chúng ta thì không có hoặc ít + kém hiệu quả ( làm sao phát hiện được 1 SML10 đâm vào sao Mộc lần nữa đây ? )
    Nhưng mà thôi, nói xấu nhiều quá rồi bây giờ nói tốt này : nếu triển khai được rộng khắp toàn quốc là chúng ta đã đi được 1 bước trước bác Bộ rồi , điều đó thúc đẩy các bạn yêu bầu trời đến với TV nhiều hơn, sâu hơn, rồi từ đó chúng ta sẽ có những bước tiến - biết đâu đấy, 1 sự nhảy vọt chẳng hạn - có quyền hy vọng lắm chứ ! xong bước 1 thì hoặc là phải chờ bước 2 được triển khai ( cái này liên quan đến kinh phí đầu tư và 1 dự án cấp Nhà nước chứ chẳng chơi )
    Muốn vậy, box ta cần có những người có trách nhiệm, có khả năng, hiểu biết sâu, rộng về TVH, về quản lí con người, những người có kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động hội ( Đoàn - nhưng mà phải là Đoàn tích cực; Hội sinh viên,.... ) để cùng nhau lập ra 1 " Chương trình hành động vì nền TVH nước nhà " với đầy đủ mọi thứ cần thiết.
    Liệu có phải chờ đợi không nhỉ ?
  10. intodreams

    intodreams Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2003
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Ôi dào, các anh chị cãi nhau làm gì cho mệt. Em đang vận động thnàh lập CLB ở lớp em nè! Thực ra là cưỡng bức bọn nó tham gia, nhưng mà quá trình, kết quả, em sẽ update thường xuyên để anh chị cho "ý kiến chỉ đạo". Nhưng có lẽ nên nói trong một topic khác.
    Có thực hành thì mới biết được, chứ cứ ngồi một chỗ mà nêu lý thuyết thì làm sao biết được?

Chia sẻ trang này