1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thành lập topic Sáo Trúc nha mấy bạn

Chủ đề trong 'Nhạc cụ - Kỹ thuật' bởi leehonso, 24/11/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. leehonso

    leehonso Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2004
    Bài viết:
    194
    Đã được thích:
    0
    trời ui, tui là dân Việt Nam chính gốc đóa , còn hình của tui là cây côn nhị khúc và cây sáo trúc mà, còn hình người Tây kia chắc của M_H_M wá, coi nhìn nhầm rùi đó bạn !
  2. leehonso

    leehonso Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2004
    Bài viết:
    194
    Đã được thích:
    0
    Pần 1 : GiớI thiệu về sáo trúc
    Sáo trúc là 1 trong những nhạc khí cổ nhất của thề giớI . Sáo bằng xương được phát hiện tạI di chỉ Dư Đào Hà Mẫu Độ ở tỉnh Chiết Giang , qua giám định đã có hơn 7000 năm lịch sử . Trong 8 loạI nhạc khí ?o Sênh sư chưởng giáo ?o ( nhạc khí Trung Hoa ) được chép trong ?o Xuân Quan ?o- ?o Chu lễ ?o có cả Địch . Đến thờI Tống ?" Nguyên , theo đà phát triển mạnh mẽ của Hý Khúc , thanh nhạc trở thành chủ thể của biểu diễn nghệ thuật , cây sáo cũng được đưa vào nhạc cụ đệm , bè cho hý khúc . Những điều như là ?o Ty bất như trúc, trúc bất như nhục ?o hay ?oThủ lai ca lý xướng , thắng hướng địch trung xuy ?o mãi cho đến khi nhà nước Trung Hoa được thành lập năm 1949 , cây sáo mớI đựơc sự phát triển sôi nổI . Trong vòng 40 năm ngắn ngủI , nhân tài ko ngừng xuất hiện , nghệ thuật biểu diễn không ngừng được nâng cao , đã cho ra đờI 1 khốI lượng đồ sộ các tác phẩm độc tấu và cả những bản hiệp tấu khúc ( concerto) ,những tổ khúc lớn trình diễn chung vớI dàn nhạc giao hưởng .
    Trong kho lưu trữ của nước Trung hoa hiện đang lưu 1 số lượng lớn các tác phẩm sáo , đa số được sáng tác và cảI biên sau khi thành lập nhà nước Trung hoa mớI , chỉ có 1 số lượng rất ít các tác phẩm cổ truyền . Các bản độc tấu như ?oKim Tích ?o , ?oHỷ báo? của Lục Xuân Linh, ?oTảo Thần? của Triệu Tùng Đình , ?oÂm trung điểu ?o của Lưu Quản Nhạc , ?o Bình minh trên giếng dầu ?o của Vương Thiết Thùy , ?oSơn thôn tiểu cảnh? của Lưu Sâm ,? Thu hồ nguyệt dạ? của Du Tốn Phát , ?oTây hồ xuân hiểu ?o của Thiền Vĩnh Minh? đều là những tác phẩm mớI phản ánh cuộc sống thờI đạI mớI cùng phong cảnh thiên nhiên .
    Có những tác phẩm cảI biên vốn là nhạc trong Hý Khúc như ?o Tiểu phóng ngưu? ( làn điệu xuy xoang trong Côn khúc , Xuy Xoang là 1 trong những làn điệu chính trong Hý Kịch của tỉnh An huy , đệm bằng sáo ,cũng được sử dụng trong kinh kịch , vụ kịch ) . ?oHỷ tương phùng? ( nhạc ?oNhị nhân đài và bang tử Sơn Tây ), ?oTam ngũ thất? ( nhạc Vụ kịch ), ?oCô tô hành? ( nhạc Côn khúc ) ; có tác phẩm có nguồn gốc từ nhạc dân gian như ?o Giá cô phi ? ( nhạc dân gian Hồ nam ), ?oNgũ bang tử? , (làn điệu khí nhạc dân gian Hoa Bắc), Hoặc có tác phẩm nguyên là dân ca như ?o QuảI hồng đăng? ( dân ca NộI Mông ) , ?o MạI thái? ( dân ca Sơn tây); có tác phẩm nguyên gốc lạI là bản nhạc Tỳ Bà ?oTrang đài thu tư ?o, xô-na như ?oBách điểu dẫn ?o , hoăc như ?oTrung Hoa lục bản ?o nhạc Giang nam ty trúc , ?o Nhất đĩnh kim? , nhạc Quảng Đông ?. Trong những tác phẩm này , có 1 bộ phận được thu âm từ những năm 60 , dokhoảng cách thờI gian tương đốI xa , nên sẽ ảnh hưởng ít nhiều đốI vớI hiệu quả âm hưởng , nhưng để giữ lạI nét phong cách diễn tấu nên vẫn sữ dụng bản ghi âm cũ . Một mặt có thể thưởng thức dc cái ý vị hàm súc ban đầu của bản nhạc ,mặt khác đốI vớI việc nghên cứu phong cách diễn tấu của nghệ sỹ có thể nói là những chứng cứ xác thực nhất.
    Sáo Trúc Trung Hoa tuyển tập
    Leehonso sưu tầm và đánh máy
    MờI các bạn đón xem phần sau : Sơ lược về cây sáo
    Được leehonso sửa chữa / chuyển vào 23:30 ngày 30/06/2005
  3. leehonso

    leehonso Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2004
    Bài viết:
    194
    Đã được thích:
    0
    Sơ lược về cây sáo
    Sáo ( địch tử ) là một nhạc khí thổI bằng trúc , cũng còn gọI là sáo trúc ( trúc địch ), gồm 2 loạI : thổI ngang và thổI dọc . NgườI giỏI thổI sáo đờI xưa có Hoàn Y đờI Tấn , lúc đương thờI tài nghệ sáo của ông được tôn là ?o Giang tả đệ nhất ?o , ngườI đờI nói bản cầm khúc ?o Mai hoa tam lông ?o trong ?o Thần kỳ mật phổ? chính là cảI biên từ bản nhạc sáo ?oTam điệu? của ông .
    Các bản nhạc sáo nổI tiếng đờI Đường có ?oLạc mai hoa? , ?oChiết liễu?. Cao Thích có lờI thơ :?Tá vấn mai hoa hà xứ lạc , Phong xuy nhất dạ mãn Quan Sơn? , Còn Lý Bạch thì : ?oHoàng Hạc lâu trung xuy ngọc địch , Giang Thành ngũ nguyệt lạc mai hoa? ( tức là : Trên lầu Hoàng Hạc thổI sáo ngọc , Giang Thành tháng năm mai hoa rụng? Hoặc ?oĐịch trung văn chiết liễu, xuân sắc vị tằng khan? ( trong tiếng sáo nghe thấy tiếng bẻ liễu , xuân sắc chưa hề thấy) , Lý Ích thì trong bài ?oDạ thượng thọ giáng thành văn địch? thơ rằng ?oBất tri hà xứ xuy lô quản , nhất dạ chinh nhân tận vong hương? ( Nàobiết nơi nao vang tiếng thổI ống sậy, chinh nhân cả đêm trường nhớ buốt quê hương) ; còn Lý Bạch trong ?o xuân dạ thành lạc văn địch ?o :
    Thùy gia ngọc địch ám phi thanh
    Tán nhập xuân phong mãn lạc thành
    Thử dạ khúc trung văn chiết liễu
    Hà nhân bất khởI cố quốc tình
    Dịch thơ :
    Tiếng sáo ngọc nhà ai thầm bay ra
    Hòa vào gió xuân lan khắp Lạc thành
    Khúc nhạc đêm nay nghe thấy tiếng liễu gãy
    Ai mà không chạnh lòng niềm cố quốc .
    Đủ thấy ma lực nghệ thuật của tiếng sáo đến dường nào !
    1.Nguồn Gốc cây sáo :
    - cây sáo có lịch sử lâu dài khoảng 7000 năm, các sách cũ thường ghi rằng sáo có nguồn gốc từ Nam Mỹ , còn trong sách ?oKhảo cứu nhạc cụ Đông Á ?o của Nhật cho rằng :sáo có nguồn gốc từ Ấn Độ . Còn trong các tài liệu cổ của TQ chép rằng : bắt nguồn từ Trương Khiên đờI Tây Hán đi sứ núi Tây Vực truyền vào Trung nguyên . Vậy Rút cuộc là sáo trúc TQ có nguồn gốc bản địa hay ngoạI lai ?
    - Hình chụp năm 1977 , khu mộ di tích Hà Mẫu Độ , Chiết Giang, khai quật được sáo xương( còn gọI là ?ocòi? bằng xương ), có 7000 năm lịch sử. LoạI sáo này có hình dạng tương tự sáo xương- Peru thờI đồ đá nên rất khó nói là ai du nhập vào cho ai .
    - Ngòai ra còn một số phát hiện ở các di chỉ khác tuy chỉ là số ít nhưng chứng minh được là vật vốn có của ngườI TQ. Hơn nữa nhạc cụ nào thật sự là của ngườI TQ thì tên chỉ có 1 chữ , vd : địch , tiêu, cầm , sắt ( đàn sắt 25 dây), nguyễn , tranh, ?còn nguồn gốc ngoạI lai thì tên gọI có từ 2 chữ trở lên như : nhị hồ , tỳ bà , dương cầm .
  4. leehonso

    leehonso Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2004
    Bài viết:
    194
    Đã được thích:
    0
    [size=3] Sơ lược về cây sáo[/size=3]
    2. Chủng loạI :
    Chúng ta căn cứ vào các mặt sau : 1/ hình dáng và cấu tạo ,
    2/ Kích Thước ,
    3/ Các điển cố ,
    4/ chất liệu .
    5/ khu vực và dân tộc ,
    6/ tên gọI theo các loạI
    nhạc,
    7/ CảI tiến và phát minh
    A/ Hình dáng và cấu tạo : có nhiều tên gọI :
    -long đẩu địch : Đầu sáo thường gắn them đầu rồng , thân sáo khắc hình con rồng , cả cây sáo trông như 1 con rồng ( còn gọI tắt là long địch ) . Hoặc vào đờI Đường , do vẫn giữ lạI 2 nhánh trúc ở mắt trúc, trông như 2 chân rồng ( sáo này hiện nay vẫn còn được bảo tồn ở Nhật Bản ) .
    -Tháp khẩu địch : ( Tháp khẩu : lổ thổI chen vào giữa ) , để thể hiện sự tôn kính đốI vớI nhà vua , không được thổI ngang hướng ngón tay vào nhà vua , mà 2 tay phảI đan chéo để thể hiện sự cung kính
    B/ Kích thước :
    -Xích bát : nhạc cụ Nhật, loạI tiêu thổI dọc truyền sang từ đờI Đường ; ?oXích bát? : thước đo đờI Đường nghĩa là 1 xích 8 thốn ( khoảng 0,6 m ), vốn là từ chỉ thước đo lâu dần biến thành tên gọi. Hiện ở Nhật vẫn gọI là Xích Bát, ở TQ thường thấy ở Nam An
    tỉnh Phúc Kiến , nhưng gọI là ?oĐộng Tiêu?.

    C/ Điển cố , điển tích
    :
    - Thái Văn Cô đờI Hán ( con của đạI thần Thái Ung ) là một ngườI con gái có tài về nhạc luật , nhân dịp đi du ngoạn qua Thiệu Hưng tỉnh Chiết Giang trọ trong 1 lữ quán , chợt phát hiện 16 thanh trúc làm mành trong quán nếu dùng làm sáo thì rất hay , bèn thương lượng vớI chủ quán xin 16 thanh trúc , sáo làm ra quả nhiên tiếng rất hay , ngườI ta gọI là Kha Đình địch vì quán đấy có tên là Kha Đình . Cũng có truyền thuyết về cây sáo của Ngũ Tử Tư thổI khi đi ăn xin , gọI là Tử Tư địch . ngoài ra còn nhiều truyền thuyết khác.
    D/ Chất liệu :
    - ta có các loạI sáo như : sáo trúc , sáo đồng , sáo sắt , sáo ngọc ?.. ThờI Xuân Thu Chiến Quốc đã xuất hiện sáo đồng , cây sáo cổ đó hiện dc 1 Hoa kiều ở Mỹ lưu giữ .
    E/ Khu vực và dân tộc :
    - Khương địch : sáo của dân tộc Khương, tỉnh Tứ Xuyên.
    - Động địch : sáo của dân tộc Động , tỉnh Quảng Tây
    F/ Tên gọI theo các loạI nhạc :
    -ngày xưa chữ địch trong tiếng Hán cổ có nghĩa là : ?o Rửa sạch sẽ? , vì tiếng sáo rất trong rất thanh
    - Sáo Nhật ngày này gồm có ?oNăng địch? ( dùng trong Năng nhạc, tiếng Nhật là Nogaku ), ?oNhã địch? ( dùng trong nhã nhạc còn gọI là Gagaku)
    - ở Miền nam TQ , loạI nhạc thường nghe là Côn khúc , nên sáo chơi trong loạI nhạc này là ?oKhúc địch? ( hoặc Côn địch )
    - Còn ở Miền bắc TQ , cụ thể là vùng Hà Bắc nơi phổ biến loạI hình âm nhạc là Bang Tử Kịch ,do đó cây sáo trong dàn nhạc này thường được gọI là ?oBang địch?
    G/ CảI tiến, phát minh :
    Do những năm gần đây , dân số đông đúc , xuất hiện nhiều nhân tài do đó cây sáo có nhiều cảI tiến , kể cả cảI tiến trong biểu diễn , ví dụ :
    - Thượng HảI : Tôn Khắc Nhân đã cảI tiến thành cây sáo có phím
    - Tứ Xuỵên : Vương Kỳ Thụ hoặc Nam Kinh Thái Chí Nhân cũng căn cứ vào luật bình quân 12 âm của Tây phương mà cảI tiến thành sáo thổI được bán âm , GọI là ?oTân địch?
    - Vào khoảng những năm 60, một nghệ nhân già của đoàn ca vũ Chiết Giang đã tạo ra 1 loạI sáo dài gồm 2 cây sáo ngắn ghép vớI nhau gọI là : ?oBài địch? (sáoghép)
    - Việc khoét thêm 1 lỗ ở đầu sáo để thổI tiếng chim cũng là 1 cảI tiến
    - Khẩu địch ( sáo miệng ) : dài chỉ 2 thốn ( khoảng 6 cm ) , 2 đầu rỗng , có 1 lỗ ở giữa thân sáo , khi thổI ta bịt 2 ngón tay ở 2 đầu và điều khiển, loạI sáo này rất giống cấu tạo của sáo xương được phát hiện ở di tích Mẫu Độ tỉnh Chiết Giang
    Sáo Trúc Trung Hoa tuyển tập
    leehonso sưu tầm và đánh máy
    có gì ko hiểu thì hỏi mấy pác kia dùm cái , em cũng ko rành lắm đâu , chỉ đánh máy và post lên cho mọi người tham khảo thui !
  5. saotruc

    saotruc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2005
    Bài viết:
    337
    Đã được thích:
    0

    Hùa theo bác leehonso em cũng xin đánh bạo đưa lên bảng ký hiệu các kỹ thuật sáo TQ mà em biết. Vì không có thời gian nên hình ảnh hơi xấu. vì kiến thức còn eo hẹp nên không tránh khỏi thiếu sót hoặc sai, rất mong các bác bổ sung và chỉnh sửa cho tốt hơn. Em cảm ơn ! (các kỹ thuật còn có thể kết hợp với nhau?-> rất nhiều)
  6. mhungvn

    mhungvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/03/2005
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    các bạn có tài liệu dạy sáo up lên để anh em trình độ abc như tôi học thì hay quá,tôi tìm tài liệu mà ko đc vì chỗ tôi xa trung tâm wa.
  7. saotruc

    saotruc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2005
    Bài viết:
    337
    Đã được thích:
    0
    Các pác ơi! Các pác có biết làm sao mua Huyên không?. Có lần em mượn được một cái cổ huyên. Nhưng thổi khó quá, hơn nữa mỗi lần em thổi phải leo lên nệm, các pác biết tại sao rồi. em thấy có nhiều loại Huyên quá như huyên uyên ương, huyên mẫu tử, huyên vò, huyên hồ lô? nhưng em vẫn thích cổ huyên hơn. Em đọc sách (nói đúng hơn là nhìn sách). Thấy các kỹ thuật của nó cũng gần gần giống sáo, nhưng nó có một kỹ thuật khá đặc trưng là ?oPhủ Xuy? -> thổi cúi người. các pác chỉ giúp em.
  8. nch1080

    nch1080 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Xin chào đại gia đình nhà sáo.......
    .......em lần đầu tiên xuất hiện trong này......về thổi thì em vẫn còn đang chập chững,...cố gắng hè này sẽ đi tập lấy chút cơ bản....
    .........vậy nhưng mọi người sẽ phải rất ngạc nhiên với đống sáo em đã mày mò tự làm......em luôn muốn tự mình làm ra những cây sáo của riêng mình, với những chất liệu thật đặc biệt....làm sáo bằng ống nước nhiều lắm rồi...đủ các màu, đủ các loại ống rồi.............và phải làm một cái gì khác chứ........
    .........vậy là em đã luôn có một ước mơ làm cây sáo bằng thuỷ tinh........một thứ trong suốt và long lanh.....mới nghĩ đến thế đã phê lắm rồi !!!
    ........và em chắc chắn gia đình nhà mình, ai cũng muốn có một cây sáo như vậy...........
    .......em cũng chưa hiểu có nhiều người làm chưa...nhưng chắc chắn là ko nhiều........vì khi nghĩ đến chuyện làm một cây sáo như vậy sẽ gặp rất nhiều trở ngại.........ví dụ như kiếm đâu ra loại ống thuỷ tinh phù hợp cả về kích thước lẫn độ dày........rồi thì vấn đề công ngệ...làm sao để khoan được......cũng kinh lắm chứ....thuỷ tinh mà...........
    .......ấp ủ rất lâu........và cuối cùng mọi vấn đề lại khá là đơn giản.......giờ thì em tự tin rằng mình đang có trong tay một cây sáo thuỷ tinh đẹp nhất ( có thể không phải là đầu tiên và duy nhất)........và chắc chắn là nó thổi không hề tệ chút nào......
    ..........Đây là hình của nó....không được đầy đủ vì em dùng máy scan......nhìn ở ngoài chắc chắn nó đẹp hơn nhiều :
    [​IMG]
    .........đầu tư tâm huyết và money cho nó khá nhiều rồi, kiếm được cái ống thuỷ tinh cũng phát sốt phát rét.......đến lúc hoàn chỉnh rồi thì phê không chịu được....ko thể rời khỏi tay được...........
    .........mọi người ai quan tâm, muốn sở hữu một thứ tuyệt vời như vậy thì liên lạc với em theo nick Yahoo : nch4686
    .........vì là amateur nên em mới chỉ có khả năng dập khuôn kích thước lỗ thôi...dần dần sẽ cố gắng học hỏi....mong các bác góp ý....Thanks !!!
    Được nch1080 sửa chữa / chuyển vào 18:49 ngày 13/07/2005
  9. saotruc

    saotruc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2005
    Bài viết:
    337
    Đã được thích:
    0
    hay lắm, tôi cũng có ý tưởng làm sáo bằng thủy tinh từ lâu, nhưng không thể nào thực hiện được. vậy bác hãy chào giá đi, nếu đặt làm theo yêu cầu thì như thế nào?. sáo bằng chất liệu khác thì thấy nhiều rồi như kim loại (thì có đồng, nhôm, sắt, inõ, ) xương, gỗ, nhựa,đá,trúc,nưá.giấy. nếu như bạn biết về sứ, có thể làm sáo bằng sứ thì cũng hay
    Được saotruc sửa chữa / chuyển vào 23:50 ngày 13/07/2005
  10. nch1080

    nch1080 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Bác sáo trúc là dân chuyên nghiệp....nên ko biết sáo của em có đáp ứng được yêu cầu của bác ko nữa......em cần vài ngày để nhờ người kiểm định chất lượng đã......
    ......còn bản thân em thì thấy một số cái hay cái dở như sau :
    -Ưu điểm : đẹp (cái này khỏi nói), dễ rửa nước (càng lung linh), sức công phá lớn (chỉ thiếu nước sập nhà), dễ lên cao, rất cao và ít rè (cái này thì cần kiểm định thêm )........mà bác có thể chọn màu chỗ bịt (em làm bằng một miếng mica trong đặt vào đúng chỗ rồi đổ sáp trong vào nên đảm bảo kín 100%_đây là điểm nổi bật nhất về thiết kế cũng như công nghệ....vừa đẹp vừa hiệu quả, vừa nhanh chóng....hic...lại còn kiểu dáng hiện đại nữa chứ...ai mà bắt chước thì phải trả bản quyền nhé) ........và có thể khắc chữ theo yêu cầu(đừng có bé quá......như kiểu cái chữ Anonym của em_mà đấy là thương hiệu của em nên vẫn phải có)
    -Còn thì bác phải xác định là khi thổi ống sáo sẽ bị hơi làm mờ ( cái này ko nghiêm trọng lắm...càng lung linh mà)........hơn nữa, vì là thuỷ tinh nên bác phải giữ cẩn thận (yên tâm là nó ko dễ vỡ như cái ống nghiệm đâu...vì là loại chuyên chịu áp lực mà....chỉ cần ko làm rơi hay hứng chí mang ra phang nhau là được)........ và còn gì thì ko biết nữa....trình độ của em có hạn, chưa đánh giá được hết.
    -Còn về khoảng cách, kích thước lỗ thì tạm thời em mới chỉ có khả năng làm giống theo một cây sáo chuẩn (giống cả về đường kính và độ dày) của một cô là chủ nhiệm bộ môn sáo và nhạc cụ dân tộc của Cao đẳng nghệ thuật HN (hè này em định nhờ cô ý kèm)....ko biết dập khuôn như thế có bị sai lệch nhiều ko....cái này thì cũng cần phải kiểm tra.........chắc chắn là những cái tiếp theo sẽ càng okie hơn.
    .......mà bác saotruc ở trong tpHCM, còn em ở HN thì bác tính thế nào....
    .......chưa có ai đặt hàng em thế này...chỉ toàn làm riêng mình và làm tặng bạn thôi....em tạm đưa giá tham khảo là 460k (trên tinh thần học hỏi em có thể giảm)....he....nhưng con số đó cũng xứng đáng với một thứ như vậy lắm chứ ....nếu nó được đánh giá cao thì ko có cái giá đó đâu.......bản thân em cũng phải đầu tư rất nhiều mà.......với lại bây giờ tìm cái loại ống thuỷ tinh đó rất khó
    ......tình hình là như thế để bác nghiên cứu....em còn phải học hỏi bác nhiều...

Chia sẻ trang này