1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thành lập topic Sáo Trúc nha mấy bạn

Chủ đề trong 'Nhạc cụ - Kỹ thuật' bởi leehonso, 24/11/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Saotrucvn05

    Saotrucvn05 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2005
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Chào các bác. Em rất vui khi tham gia topic này, em cũng theo dõi topic này từ lâu rùi, nhưng mãi đến giờ mới có thời gian góp ý cá nhân về việc anh Phương bảo thành lập câu lạc bộ và tạo một web riêng về chủ đề này.
    Em cũng công nhận là trên online thì chỉ có topic này (của ttvnol.com) là nói về sáo nhiều nhất. Là một diễn đàn rất bổ ích cho những người thích sáo như chúng em, là cơ hội để chúng em có thể học hỏi, trao đổi lẫn nhau giữa những người chơi sáo từ rất lâu với những người vừa học sáo.
    Em thì thích cả Ghita nữa cơ, Sáo thì quả thật cũng bắt đầu tập trung từ năm nay. Nên cũng rất muốn có một nơi (như câu lạc bộ) để học hỏi. Nếu bác nào thĩch ghita và tham gia câu lạc bộ VG (http://viet-guitar.net) trên mạng thì cũng nhận thấy đó là một diễn đàn rất mạnh, thỉnh thoảng có những buổi offline rất tuyệt vời. Các bác có thời gian cứ dạo qua web đó mà xem, vừa rùi có buổi offline 11 thành công rực rỡ.
    Em nói về ghita như vậy cũng muốn một điều là tại sao chúng ta không làm một câu lạc bộ về Sáo cũng ngang tầm như ghita trên mạng. Rồi lâu lâu có những buổi offline gặp gỡ nhau, biểu diễn và trao đổi kinh nghiệm với nhau, diều đó thật bổ ích và thú vị.
    Việc xây dựng một forum (web riêng) về Sáo em cũng thấy rất hay, nhưng cũng rất khó. Vì không như ghita có số đông, còn Sáo trúc thì phần nào hạn chế hơn do đó cũng ảnh hưởng đến sự tồn tại sau này của diễn đàn. Như trên topic này em thấy có rất nhiều bác biết nhiều về sáo nhưng lại tập trung rải rác khắp đất nước, rất khó cho việc offline thân thiện. Mà việc phát triển lâu dài của diễn đàn là phải tạo ra một cái gì đó có tính hứng thú cho mọi người, làm cho mọi người biết đến thật nhiều, thật nhiều. Việc đó chỉ có Ngoại tuyến (offline) mới thể hiện sự tồn tại của forum.
    Em chỉ dám góp ý như vậy, mong các bác cho ý kiến thêm. Và điều mong muốn của em là nếu có thể tập trung được một số đông những người cùng thích sáo ở nơi nào đó (Hà Nội, TP HCM ) chẳng hạn và cùng bàn với nhau, trao đổi với nhau làm như thế nào, cách nào để thu hút thật nhiều người tham gia diễn đàn về sáo nói cách khác là thu hút, tập hợp được thật nhiều người ham thích học sáo. Và khi đã đủ đông, đủ mạnh ta có thể thành lập một forum riêng, mà thậm chí nếu dũng cảm và có điều kiện ta cứ xây nên một web riêng dành cho sáo_một diễn đàn giống như viet-guitar.net . (lấy tên là viet-saotruc.net chẳng hạn . rồi sau đó tuyên truyền, quảng cáo sau. em nghĩ thế cũng hay đấy. Quan trọng là mỗi thành viên trong diễn đàn phải cố gắng xây dựng cho sự phát triển của Câu lạc bộ, phải không các bác??
    Và cái cuỗi cùng em nghĩ là cũng khó đó là AI là người quan lý(tức là admin) điều khiển diễn đàn đó cho thật tốt. Mà cái này cũng khá tốn thời gian một chút, Em đề nghị bỏ phiếu nhé ! hì
  2. Saotrucvn05

    Saotrucvn05 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2005
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Hix, em xin lỗi vì nói nhiều quá. Không biết vì sao
    Được Saotrucvn05 sửa chữa / chuyển vào 15:25 ngày 29/07/2005
  3. Saotrucvn05

    Saotrucvn05 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2005
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Các bác ơi, sửa lại nội dung bài của mình thế nào vậy (E*** ấy), không hiểu sao em gửi lại bài nhiều quá. Em xin lỗi nha, làm thế nào để sửa lại nội dung??? helf
  4. hac_monster

    hac_monster Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2004
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0

    Nếu cao độ nghệ thuật là đạt tới u hoài thì cây sáo quả là một phương tiện giúp ta dễ dàng đạt tới nỗi u hoài đó . Nhất là sây sáo Việt Nam vì rằng sáo phương tây được chế tạo phức tạp có rất nhiều bộ phận nhưng khi thổi lên ta không thấy âm thanh u buồn lả lướt như tiếng sáo việt nam . Phải chăng cây sáo việt nam với cấu trúc giản dị thô sơ , đã phản ánh hết cái tâm hồn trầm lắng nhiều hoài cảm của một đất nuớc nhược tiểu mà lịch sử là một chuổi đấu tranh gian khổ , lâu dài với thiên nhiên khắc nghiệt và với ngoại xâm đau nhục lê thê mà vinh quang thì ngắn ngủi .
    Tiếng sáo vẳng lên là ta đã thấy nhớ nhà , nhớ người thân , nhớ bờ tre đầu ngõ , bụi chuối sau vườn? tiếng sáo gợi nhớ thời thơ ấu , tiếng sáo vẽ nên những đêm trăng , tiếng sáo gọi hồn những mối tình dang dở , tiếng sáo làm ta gắn bó với quê hương . Dù nó không được thổi lên bởi đôi bàn tay nhạc sĩ lành nghề , tiếng sáo của những buổi trưa hè vẳng lên từ khoảng đồng không lộng gió nghe sao vẫn véo von gợi buồn man mác mơ hồ . Tiếng sáo khởi lên từ đâu không ai biết . Nguời nào thổi ta cũng không hay , có thể là chàng nông dân bên gốc cây hay chú mục đồng trên mình trâu đang thả điệu véo von theo từng mâ lơ lửng . Cái hồn sầu Đông Á hắt hiu nhưng dễ dàng cất lên từ những chiếc sáo tre sáo trúc việt nam , của ấn độ , của trung hoa , nhật bản ?mà cây sáo phương tây không thể nào thực hiện được.
    Người ngư phủ chèo thuyền trên sông , ven bờ lau sậy mọc đầy với tay bứt một ống sậy khoét sáu lổ là đã có ngay 1 ống sáo để hoà điệu cùng nước chảy , chim kêu . Hay như tiều phu vào rừng trúc , chặt 1 ống trúc khoét 6 lổ là có thể thổi lên được những hồi âm của suối reo lá hát và ngàn muôn tiếng vọng của rừng thiên. Nguời thổi sáo đã đi vào lòng tạo vật , diễn tả thiên nhiên cũng như nói lên lòng mình qua nhạc cụ thô sơ , lòng mình thì sâu kín rối rắm vò tơ nhưng cây sáo thì chỉ có 6 lổ nhưng tài tình làm sao?nghe như khóc như than , khi thì phượng hoàng xoè cánh?như mua khuya thánh thót , lúc như mật rót vào tai? Thật vậy không có nhạc cụ nào lại vang xa , càng xa càng trong vắt càng mơ hồ . Hơi thở vào lòng trúc , đôi tay uốn nắn hơi thở đó để phát ra âm thanh của sự sống .
    Tiếng sáo còn tồn tại với văn chương sử sách , đó là tiếng sáo của Trương Lương trên núi cối kê đã làm xiêu lòng tám ngàn quân Hạn Võ , là tiếng sáo rợ khương hoang dã hắt hiu , tiếng sáo của Cao Việm Ly não nùng bên bờ dịch thủy , là khúc Lạc mai hoa trong thơ Lý bạch tiếng sáo nổI lên đủ cho hao mai buồn bã mà rụng đầy sân ? trong truyện kiếm hiệp Kim dung ta còn bắt gặp tiếng sáo ma quái của Hoàn dược sư ..hay tiếng tiêu của chàng lãng tử Lệnh Hồ Xung vi vu trong tấu khúc tiế ngạo giang hồ .
    Tiếng sáo là âm thanh thân thiết gần gũi nhất với tâm hồn người việt , không ai nghe tiếng sáo mà không bồi hồi , chơi sáo không mất nhiều tiền cũng không cồng kềnh bất tiện , bất cứ ở đâu trên đồng hay bải biển..chỉ cần nân sáo lên là đủ lay động lòng người.
    Thổi sáo không khó nhưng để thổi cho hay là cả một vấn đề . Bạn còn chần chờ gì mà không mua ngay 1 cây sáo trúc đi ?với khổ công tập luyện và đặt hết say mê vào đó chắc chắn bạn sẽ thành công .
  5. barrygibson

    barrygibson Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    546
    Đã được thích:
    1
    Quí bằng hữu chơi sáo, cho tôi hỏi thăm một chút!
    Tôi hiện đang tập tành chơi sáo vì cô bạn người TQ vừa tặng cho cây sáo TQ (loại phải dán giấy lụa), tôi tự tập cũng mấy tháng nay, bây giờ lấy hơi, giữ hơi và tiếng sáo thổi nghe trong rồi, luyến láy cũng được đôi chút nhưng tôi có một số điều vô cùng thắc mắc, sau khi xem hết 20 trang topic trong đây cũng không thấy giải đáp. Xin được hỏi các cao thủ một số vấn đề sau, mong được tận tình chỉ giáo.
    1/ Sáo Tq và sáo VN mình có gì khác nhau ngoài việc dán giấy lụa để thổi ở sáo TQ? Tại sao sáo VN lại không cần lỗ để dán giấy lụa?
    2/ Mỗi cây sáo chỉ thổi được một tone hay thổi được nhiều tone. (Tôi chỉ thổi được những bài thuộc tone D và Bm trên cây sáo của tôi, nếu muốn thổi những bài tone khác phải làm thế nào?)
    3/ Làm sao để thổi được những nốt thăng giáng?
    4/ Để thổi được những nốt thấp hơn nốt thấp nhất phải làm thế nào?
    Từng ấy thắc mắc, mong các cao nhân chỉ giáo, sau này còn thắc mắc sẽ tiếp tục thổi, à không, tiếp tục hỏi.
  6. foolagain

    foolagain Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/05/2005
    Bài viết:
    121
    Đã được thích:
    0


    3. Để có thể thổi các nốt thăng, giáng bạn có thể thổi bằng cách mở 1/2 lổ. Ví dụ, nếu quy định thứ tự các lổ (của sáo trúc 6 lổ) tính từ lổ thổi đến lổ định âm lần lượt là 1, 2, 3, 4, 5, 6 , bạn thổi như sau. Nốt Đô# : bịt lổ 1, 2, 3, 4, 5 và 1/2 lổ thứ 6. Nốt Rê# bịt các lổ từ 1-4 và 1/2 lổ thứ 5.... tương tự như vậy cho các nốt khác. Bạn cũng có thể không bằng cách bịt 1/2 lổ trên mà vẫn có thể thổi được các nốt thăng, giáng bằng cách bỏ ngón (có thể tham khảo thêm ở các cuốn sách tự học thổi sáo trên thị trường). Nốt Si giáng : bịt các lổ 2, 3, 4....
    4. Để có thể thỏi được các nốt thấp hơn nốt thấp nhất của cây sáo, bạn có thể dịch giọng, chuyển giọng bản nhạc.
    Xin các pác góp ý thêm.
  7. music_heal_mysoul

    music_heal_mysoul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2005
    Bài viết:
    187
    Đã được thích:
    0
    chuyển wa xài sáo mười lổ đi bác ơi! cổ hủ wá thổi tone nào cũng được. tây tàu chơi được hết !
  8. Saotruc_phuongdong

    Saotruc_phuongdong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    To mitdac : bạn muốn thổi được sáo Trúc ư, đơn giản lắm , hãy bắt đầu cầm cây sáo lên và mò mẫm thổi đi , khoảng 2 tháng sau là bạn tự khắc sẽ biết thổi ngay đó mà , sau đó bạn sẽ mò mẫm thỗi từng bài nhạc, và khi đã mò ra dc rất nhiều bài nhạc rồi bạn sẽ thấy sao mà kỹ thuật " cao siêu" của bạn ko thổi dc 1 số bài , hay là thổi nhái ko giống mấy cây sáo nghe trên đài. Khi đó bạn sẽ bắt đầu đi tầm sư học đạo và dấn thân ma đạo của sáo trúc !
    Có 1 số người trên topic này khuyên các bạn ko nên học mò như vậy, có lẽ vì các pác ấy đều là những người qua đào tạo chuyên nghiệp từ nhỏ nên chưa thể thấy dc cái thú vị của sự học mò
    Riêng tôi, tôi cực kỳ khuyến khích sự học mò của các bạn mới tập chơi , nếu bạn là người thiếu kiên nhẫn hoặc là người ko thật sự đam mê sáo trúc , bảo đảm là chưa tới 1 tháng là bạn sẽ vứt cây sáo sang 1 bên và tìm thú vui khác ! Hơn nữa sự học mò sẽ khiến bạn mò ra nhiều thứ mà sau này suốt đời bạn sẽ không quên vì nó chính là do bạn tìm ra mà , nhờ vậy mà bạn và cây sáo sẽ gắn bó với nhau hơn , bạn sẽ càng yêu sáo trúc hơn nữa ! Đó là ý kiến của mình
  9. saotruc

    saotruc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2005
    Bài viết:
    337
    Đã được thích:
    0
    Nếu như bác sáo trúc phương đông nói là tự học mò thì vấn đề này cũng rất thúc vị. nhưng tôi nghĩ chúng ta cũng trả giá khá cao cho việc học mò. Tiện đây, tôi xin kể lại quá trình học sáo của tôi và tôi cũng có kết luận rằng thật thú vị khi học mò và giá trả cho nó cũng khá cao thông qua quá trình 7 năm trời học mò của tôi.
    Tôi không biết các bạn cảm thấy 7 năm có dài không? Riêng tôi thì 7 năm đó là cả tuổi thơ của tôi với rất nhiều kỹ niệm với cây sáo trúc. Tôi sống ở một vùng quê ngèo ven biển miền trung. ở đây, muốn mua một tờ báo cũng khó đừng nói đến việc mua sáo hay mua tài liệu về sáo, nhạc? . Cứ mỗi năm, có một người bán sáo đến làng tôi, chỉ bán những cây sáo dởm (hiện giờ loại này là loại 2-3 nghìn ở nhà sách) nhưng đó là cơ hội của tôi. Không biết các bạn đã mò mẩm trên vùng đất như thế nào, riêng tôi đã mò trên một vùng đất khô cằn, nghèo đói. Lúc đó tôi không biết nhạc lý, chỉ nghe người ta thổi trên đài hay trong phim rồi thổi theo, mày mò ghi lại theo ý mình. 5 năm sau tôi biết thổi một số bài dân ca, một số ca khúc nho nhỏ, các bài thiếu nhi..rồi tôi có được tài liệu sáo trúc đầu tiên là sách của Nguyễn Đình Nghĩa xuất bản năm 1975. từ đó tôi biết note nhạc theo cao độ chứ chưa biết nhịp, phách. Vậy thế mà tôi đã chỉ cho 7-8 nguời khác cùng thổi, những tiếng sáo bậy bẹ, ngập ngừng đã vang lên đây đó trong ngôi làng nghèo khổ của tôi. Lúc đó tôi chỉ cho người ta theo kiều từng ngón 1, rất khổ và công phu. Có những bài ngắn ngủn chúng tôi phaỉ tập từng note trong hàng tháng trời mà chỉ nghe tò te..sau đó không lâu tôi được lên thị xã học. tuy là thị xã nhưng cũng rất khó tìm sáo (và sách nhạc còn khó hơn). gót chân tôi đã không bỏ xót một tiệm sách nào một tiệm nhạc nào (10 hiệu sách 1 hiệu nhạc). tôi đã lê đôi dép cao su khắp thị xã, mỗi tuần 1 lần (không có xe đi). Sau này tôi mới được học đàng hoàng, và tôi đã bỏ công gấp 2 người khác vì phải khắc phục các lỗi sai do tự tập của mình. Nhưng tôi thấy thật thú vị, nhìn lại đã muời mấy năm trời, thời gian và công sức ?. Tới giờ thôi cũng chỉ là hạng bình thường trong làng sáo trúc.
  10. music_heal_mysoul

    music_heal_mysoul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2005
    Bài viết:
    187
    Đã được thích:
    0
    he he! mình ko nếm được mùi vị học mò.mhm học môn đàn bầu nhưng được học thêm môn phụ. lúc đầu mhm mê nhị nhưng ko có dạy nhị nên đăng kí đại sáo trúc nhưng wa thời gian học sáo trúc nó đã lôi cuốn mhm rất nhiều . vì nó mà mhm tiếp xúc được rất nhiều bài hay. nó còn là công cụ để mhm tiếp xúc với nhiều loại nhạc khác nhau . hưng nói thiệt học mà có thầy chỉ thì tiến bộ cực nhanh đấy các bác. nên mhm khuyên các bác nếu có điều kiện thì tìm một người có kinhnghiệm để học hỏi thì rất hay đấy.

Chia sẻ trang này