1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thành lập topic Sáo Trúc nha mấy bạn

Chủ đề trong 'Nhạc cụ - Kỹ thuật' bởi leehonso, 24/11/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    To Kirinhn: sáo TQ có nhiều loại lắm, có sáo xương, kim loại,..., có loại 7,...11 lổ và còn lỗ nhiều hơn, có loại sáo Mèo cấu tạo gần giống sáo H''Mông nhưng thổi được 2 octave, có loại sáo có cái bầu như cái hồ lô và 3 cái ống ra,... hix, nhiều lắm !
    Nhưng ngoài màng lụa ra 9 ( mà sáo các dân tộc ít ngưòi phía Bắc Việt cũng có ) thì cấu tạo ngắn hơn sáo VN cùng tone, lỗ phát âm ngắn hơn và đường kính lớn hơn và dầy hơn, tiếng lớn hơn và cường độ mạnh hơn.
  2. saotruc

    saotruc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2005
    Bài viết:
    337
    Đã được thích:
    0
    Tui thấy biến thể của sáo khá nhiều, chúng ta chắc không có đủ thời gian và tiền bạc để tìm hiểu tường tận, thôi thì chúng ta tìm hiểu mấy cái phổ biến nhất thôi, nhưng nếu có điều kiện thì cứ tranh thủ.
    hiện nay pác lee và chúng ta cũng sưu tập được một số bài nhạc TQ, tuy nhiên có một số bài nghe hay mà không biết nó tên gì, không biết bác nào có thể làm được việc này không? vì khi có tên chúng ta có nhiều thuận lợi lắm.
  3. kerk70211

    kerk70211 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2006
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    anh có thể giúp em học thổi sáo đc ko?vì ở chỗ em ko có ai dạy nhạc cụ này cả?
  4. Encore

    Encore Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/06/2005
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    Em moi hoc sao truc, muon tim mua mot cay sao tot nhung ko biet cho. Pac nao biet noi mua sao ngoai HN chi cho em voi. Xin da ta !!!
  5. flamedragon

    flamedragon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/08/2004
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    chào các bạn
    mình mới nhờ 1 người bạn ở VN mua cho 1 cái sáo 10 lỗ gửi sang cho mình
    nhưng mình ko biết cách thổi ra sao
    nếu nhu thổi theo kiểu sáo 7 lỗ cũ thì vẫn lên được các nốt đồ rê mi fa son la si đố ...
    nhưng vẫn phải giữ chặt các lỗ nhỏ xung quanh
    vậy lỗ nhỏ đó có tác dụng thế nào
    mình đọc 1 số bài viết hướng dẫn của các bạn trong này thì thấy có nói về nốt C, C3, F ...
    theo như kiến thức mình học flute thì C là nốt Đô và F là nốt Fa
    nhưng chưa hiểu nốt C3 là sao
    có bạn nào nói rõ giúp mình về vấn đề mấy nốt này được ko?
    mình ko ở VN nên việc kiếm được tài liệu học sáo trúc bên này coi như ko thể được
    mong các bạn giúp đỡ
    cám ơn nhìu
  6. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    các lỗ nhỏ là để bấm thăng giáng cho dễ, bấm kín những lỗ trước và bỏ lổ nhỏ sau đó ta sẽ được note chính thăng.
    C3 là note Đô thứ 3 trong cây sáo Đô, bấm bằng cách đặc biệt, nếu là cây sáo tốt, bạn có thể thổi được 2,5 octave, tới G3 luôn, tuy nhiên phải có cách bấm đặc biệt.
    Cách tập sáo 10 lỗ cũng không khác gì 6 lổ, nếu không quen thì có thể dùng băng keo dán những lổ nhỏ lại !
  7. Saotruc_phuongdong

    Saotruc_phuongdong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Tran Thien Nhan : tôi nói với pác lee rằng việc tập tuần hoàn hoán khí trước khi tập rung hơi bụng không phải là ko có cơ sở đâu.
    Thứ nhất : theo tôi thì việc tập rung hơi bụng và áp dụng vào bài nhạc có vẻ sẽ rất trừu tượng cho những người tập sáo chưa lâu và phải có người thầy có kinh nghiệm chỉ điểm tận tình, còn tuần hoàn khí tuy nghe có vẻ là khó nhưng kỳ thực thì cách tập nó lại rất tường minh ,hiển nhiên để tập thành thạo nó và áp dụng vào bài nhạc thì quả nhiên là cực khó , nhưng vấn đề tôi muốn đề cập ở đây không phải là việc tập THHK sẽ đạt được bao nhiêu phần trăm thành công mà tôi muốn thông qua việc luyện kỹ thuật này sẽ giúp người tập hiểu được như thế nào là 1 cái bụng biết co bóp . Và như vậy người tập sẽ có được kỹ thuật rung hơi bụng dù là vô tình hay cố ý .
    Thứ hai : trước đây khi chat với lee bạn ấy có bảo rằng là đã tập kỹ thuật te-ka rồi nhưng vẫn không biết rung bụng và nhờ tôi hướng dẫn dùm . Sau 1 hổi gõ mỏi tay mà cậu ấy vẫn chẳng hiểu gì nhưng khi hỏi đến THHK thì cậu ấy lại biết khá rõ dù chưa tập nên tôi mới có " tối kiến " như trên . Do đó cách luyện rung bụng như tôi mói có lẽ chỉ phù hợp với pác lee nhà ta thôi, xin các pác khác đừng học tập rồi lôi "em" ra mà chửi thì tội nghiệp "thân cò " này lắm
    Thứ ba : theo tôi,( vâng vẫn là cảm quan của tôi, xin các pác lượng thứ nếu có gì sai sót ) phần hồn của người chơi sáo nằm trong kỹ thuật rung hơi ( mà rung hơi bằng bụng chiếm phần trọng yếu ) còn THHK như pác Nhân nói chỉ là chiêu thức mà thôi . Cho nên sẽ nghiêm trọng lắm khi luyện kỹ thuật THHK xong rồi mới luyện rung hơi, phải không các pác ? Xin cho biết ý kiến !!!
  8. kirinhn

    kirinhn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2005
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Các bác ơi, rung hơi bằng bụng như thế nào mới được gọi là hay, và tập bao lâu thì mới được vây????????
    Cho em hỏi chút kinh nghiệm về việc thở chút. Bình thường thở bằng mũi đúng kiểu Yoga thì hình như khi hít hơi vào, bụng phải phình ra còn khi thở ra thì co bụng lại. Nhưng theo như em được biết thì khi thổi sáo phải thở bằng miệng chứ không thở bằng mũi. Vậy khi lấy hơi (bằng miệng) thì bụng phình ra hay ép lại vậy? Và khi lấy hơi có cần phải chú ý gì không vậy?
    Cái trò rung hơi này có vẻ khó phết, em tập mãi mới chỉ gọi là hơi run run chứ không phải là rung , mong các bác chỉ dạy.
  9. flamedragon

    flamedragon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/08/2004
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    các lỗ nhỏ là để bấm thăng giáng cho dễ, bấm kín những lỗ trước và bỏ lổ nhỏ sau đó ta sẽ được note chính thăng.
    C3 là note Đô thứ 3 trong cây sáo Đô, bấm bằng cách đặc biệt, nếu là cây sáo tốt, bạn có thể thổi được 2,5 octave, tới G3 luôn, tuy nhiên phải có cách bấm đặc biệt.
    Cách tập sáo 10 lỗ cũng không khác gì 6 lổ, nếu không quen thì có thể dùng băng keo dán những lổ nhỏ lại !
    cám ơn bạn TRANTHIENNHAN đã nói rõ giúp mình
    mình đã hiểu cách sử dụng các nốt đệm và thổi được nốt thăng dễ dàng hơn hắn :)
    còn bạn bảo C3 là nốt đô thứ 3 có phải nghĩa là lên cao 3 bậc ko bạn?
    mình thử thổi nốt đố theo kiểu flute
    thì thả nốt đầu tiên và giữ chặt các nốt còn lại
    như vậy có đúng cách ko bạn?
    cám ơn bạn thật nhiều :)
  10. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    To Saotruc-phuong dong: bác nói chẳng sai, chưa có ai tập sáo như bác Lee nhà ta: mới học có 1 năm là đòi tập TK tới nỗi thầy hắn phải nhượng bộ, bỏ qua luôn phần Staccato không tập ! Bỏ qua luôn không tập phần ngón luyến và chạy gam, hic,. bỏ luôn phần rung hơi mà đáng lẽ phải tập mất nửa năm các bài cổ bản và vọng cổ.
    Lee rất ham hiểu biết, tới THHK củng chơi luôn, reo lưỡi làm tuốt. Bây giờ hắn bị một bệnh, bài nhạc thổi thì nghe rất lạ, muốn biết lạ như thế nào thì bác cứ offline nghe hắn thổi, còn Em miễn bàn. Mong bác góp ý cho hắn sửa theo con đường đúng.
    To Kirihn: thổi sáo lấy hơi cả miệng và mũi, quan trọng là lấy kịp nhịp và nhiều vì vậy mới dùng tới cơ bụng, phình bụng hay thóp bụng là do mình thôi, phình thì dễ hơn, nó chỉ là kết quả do bác nâng cơ sườn lên cho phổi nở ra lấy thêm một lượng khí nữa, chứ không phãi bác lấy khí vào bụng. ! Còn bác muốn biết rung hơi bụng thế nào là hay thì khó nói lắm, bác cứ mua thật nhiều băng nhạc cụ thổi về mà nghe, bạn sẽ tự có ý kiến !
    To Flamedragon : bạn cứ xem lỗ gần miệng là 1, ... lỗ cuối là 6. Mình bấm theo cách này, (tuy là mỗi loại sáo có hơi khác một chút, cách này thích hợp với Sáo TQ) và thỗi mạnh :
    + buông 1, bấm 2,3 = C3
    + bấm 1,2,6 = D3
    + bấm 1,3,4,6 = E3
    + bấm 1,3,6 = F3
    + bấm 3, và nữa lổ 6 = G3
    Cách của bạn cũng được, không sao hết.
    Chúc bạn tập tốt !

Chia sẻ trang này