1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thành ngữ 4 âm tiết

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi n/a, 19/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. n/a

    n/a Guest

    2.Triết lý trong những tục ngữ(TN) ??omâu thuẫn??? nhau
    Ta thử so sánh hay TN sau :
    1. Một giọt máu đào hơn ao nước lã.
    2.Bán anh em xa mua láng giềng gần.
    Nhìn qua rõ ràng hai TN này mâu thuẫn nhau, câu đầu bảo chúng ra rằng họ hàng quý hơn người dưng còn câu sau thì lại nói điều ngược lại. Điều này có nghĩa là hai câu TN đó phản ánh hai triết lý, nhân sinh quan mâu thuẫn nhau ?
    Vậy, nhân sinh quan, đạo lý tồn tại trong loại TN nào ?
    Thử so sánh :
    3. Đông sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
    4.Nhất nước nhì phân tam cần tứ giống.
    5. Đi đêm có ngày gặp ma.

    Câu 3 nói về một kinh nghiệm dự báo thời tiết, câu 4 nói về một kinh nghiệm sản xuất. Hai câu này phản ánh những tri thức của nhân dân ta về thế giới tự nhiên, về lao động, sản xuất. Câu cuối lại phản ánh một kinh nghiệm trong đời sống xã hội.
    Điểm chung của 5 câu TN trên đều là phản ánh tri thức và kinh nghiệm dân gian của dân tộc ta. Tuy vậy, ở các câu 1,2,5, loại TN nói về xã hội và đời sống, ngoài tri thức ra còn ẩn chứa những lời khuyên, những đạo lý về cách xử thế, cách làm người, phản ánh nhân sinh quan của dân tộc ta. Trong khi ở câu ??oĐông sao thì nắng?????? lại không hề có đạo lý nào cả. Ta có thể đi đến kết luận nhỏ rằng đạo lý của một dân tộc chỉ được thể hiện trong loại TN nói về xã hội và đời sống. Do vậy nếu không có chú thích, từ TN được dùng tiếp theo đây sẽ là TN nói về đời sống xã hội.
    Thế nào là một TN ?
    Các câu nói trên được hiển nhiên coi là TN . Tuy vậy, có những câu khác mà không hẳn đã có được sự nhất trí của tất cả mọi người. Vậy chúng ta có thể tạm đưa ra một định nghĩa làm căn cứ để xác định TN :
    Tục ngữ là những câu nói ổn định về cấu trúc, phản ánh những tri thức, kinh nghiệm và quan niệm(dân gian) của một dân tộc về thế giới khách quan, tự nhiên cũng như xã hội.
    Với định nghĩa này, chúng ra sẽ có thể gặp các TN xuất hiện dưới hình thức ca dao hay nói đúng hơn là ca dao mang chức năng TN :
    6.Cá không ăn muối cá ươn
    Con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư
    7.Gái mà chi, trai mà chi
    Sinh con có ngãi, có nghì là hơn.
    8.Dẫu xây chín bậc phù đồ
    Không bằng làm phúc cứu cho một người

    (Có bác nào biết chữ ??onghì??? trong câu 7 là gì, giải thích cho em cái).
    ~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~
    Vì sự trong sáng của tiếng Việt => Click here

Chia sẻ trang này