1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thanh niên du học có đại diện cho quyền lợi của thanh niên VN?

Chủ đề trong 'Du học' bởi taothaoonline, 24/06/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. chantroixanh

    chantroixanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2002
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    0
    Bạn nói đúng, đối với nhiều người khổ nghĩa là bước đường cùng: không tiền, không tài, không cơ hội và lúc đó sẽ là sự đầu hàng hoàn toàn: họ sẽ nguỵ biện cho nỗi khổ của mình và không tìm cách thoát khỏi nó. Quan điểm này quả thật là quan điểm của thời xa xưa vì ngay đến sướng mà cũng không có tài thì làm sao khổ lại có tài được. Chỉ khổ thêm và ngộ nhận thêm mà thôi.

    Jung
  2. Swanheart

    Swanheart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2003
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0
    to:taothaoonline
    _Tôi không hiểu lắm cái khái niệm bác đưa ra là đại diện cho quyền lợi thanh niên VN.Nếu nhìn trên phương diện lý tưởng sống thì sv du học chính là thành phần có "năng lực tốt",được tiếp xúc với môi trường rộng lớn chắc chắn phải có những tầm nhìn xa hơn,học hỏi được nhiều hơn sau này xd cuộc sống cho bản thân và xa hơn là cho tổ quốc.Còn về nghĩa vụ thì không phân biệt thanh niên trong nước hay sv du học.Cuộc sống,điều kiện có thể khác nhau nhưng chung 1nghĩa vụ là cống hiến cho xã hội,nuôi sống bản thân(đừng trở thành gánh năng XH),sau nữa là góp phần xd đất nước.Phần đóng góp của mỗi cá nhân hẳn nhiên là không giống nhau.Có chăng chỉ là phân biệt điều đó.
    Tôi nghĩ bác taothaoonline không nên đi sâu vào chủ đề này.Nó hơi thiếu thực tế.Thanh niên ở đâu thì cũng thế thôi,ở nhà sống thì vẫn sống,du hoc chết thì vẫn cứ chết thôi.Tốt nhất là cứ rèn luyện,tập trung cho mục tiêu của bản thân đi đã!
    Chúc bác thảo luận vui!

    The Phantom Of The Opera
  3. taothaoonline

    taothaoonline Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    657
    Đã được thích:
    0
    Những ví dụ mà tôi trích dẫn toàn là những người trí thức tài giỏi đấy bạn ạ. Không phải hạng người thực hiện cải cách ruộng đất đâu. Nhưng vấn đề là họ tự gắn mình với tương lai của nông dân. Cho nên GS Võ Tòng Xuân được đánh giá rất cao ở trong và ngoài nước.
    Xin các bạn lưu ý cho sự khác nhau giữa đóng góp cho đất nước và [red]quan tâm đến quyền lợi của nông dân.
    Bạn giỏi, bạn có thể đóng góp cho đất nước bằng nhiều cách để đất nước phát triển, nhưng ở VN vấn đề là thiếu những người đứng ra bảo vệ quyền lợi cho tầng lớp nghèo khổ nhất trong xã hội và đảm bảo công bằng xã hội.
    Ai thích tưởng tượng thì vào đây:
    http://www.ttvnol.com/forum/t_219959/?0.8001414
    Được taothaoonline sửa chữa / chuyển vào 11:14 ngày 26/06/2003
  4. red_devil

    red_devil Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/10/2002
    Bài viết:
    4.443
    Đã được thích:
    0
    Ai bảo là mấy người đi du học không hiểu gì về nỗi khổ vậy.
    Em nói thật, đi du học vất vả lắm, trừ những đứa con ông cháu cha thì không nói làm gì rồi, đa số những người đi du học đều phải gồng mình lên mới chịu được mức học phí quá cao, họ phải làm thêm để kiếm tiền học, đâu có như một số người chúng ta đây, học ĐH trong nước, lấy tiền của bố mẹ và coi đó không có chuyện gì.
    Ai khổ hơn ai thì còn chưa biết được, đừng chụp mũ tất cả như thế !
    I'm just a little old fashioned
    It take more than physical attraction
    My initial reaction is honey give me loved
    A facsimile of
    Don't love me for fun girl, let me be the one, girl !
    Love me for a reason, let the reason be love
  5. Anh_trai_76

    Anh_trai_76 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/11/2002
    Bài viết:
    5.668
    Đã được thích:
    0
    Bác tào tháo này đang nói chuyện thanh niên lại thành chuyện lo cho nông dân. Bác nên đổi chủ đề đi. Cái chủ đề của bác nghe dở hơi bỏ xừ. Chả ai đại diện cho ai hết. Có phải đại biểu quốc hội hay bí thư đoàn thanh niên đâu mà đại biểu với không đại biểu.
    AT76
  6. taothaoonline

    taothaoonline Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    657
    Đã được thích:
    0
    Ơ kìa bác.
    Khoảng 80% dân VN là nông dân. Trong số đó phần lớn trong độ tuổi thanh niên (18-35) mà.
    [red]
    Ai thích tưởng tượng thì vào đây:
    http://www.ttvnol.com/forum/t_219959/?0.8001414
    [red]
  7. cobehanoi84

    cobehanoi84 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/05/2002
    Bài viết:
    4.656
    Đã được thích:
    0
    Em chẳng sâu xa làm gì cho lắm chuyện,sinh viên du học cái chính trước mắt là người ta tốt cho người ta cái đã....hình như có ai đó nói,tốt cho bản thân thì đang làm tốt cho gia đình,mà gia đình tốt thì kéo theo XH tốt.
    Cứ cái kiểu sinh viên VN sang du học nước ngoài tốt,đương nhiên người ta sẽ có cái nhìn mới mẻ,nói chung cũng thấy tôn trọng sinh viên mình.
    Còn về cái chuyện đại diện quyền lợi hay thay mặt gì đó hình như nó to tát quá!
    Tất cả chỉ vì ăn [​IMG]
  8. kien2005

    kien2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2003
    Bài viết:
    132
    Đã được thích:
    0
    Có thể bạn đã hiểu lầm ý tôi.
    Tôi ủng hộ biện pháp phát triển lãnh đạo theo cấp bậc, vì người lãnh đạo ở bậc thấp, cơ sở nếu bất tài, thiệt hại sẽ nhỏ, còn nếu có tài và thành tích thực sự, sẽ được nâng lên cấp trên. Như vậy không có gì là "đày ải" nhân tài cả. Hơn nữa những sai lầm của VN trong quá khứ cũng chính do quá trình quản lý không chặt, đề bạt cán bộ không quan tâm đến thành tích, khả năng và sai lầm của anh ta ở vị trí công tác trong quá khứ. Đây chính là quá trình sửa sai về tổ chức cán bộ, mà theo tôi là sẽ hiệu quả với VN ở điều kiện hiện tại. Việc bổ nhiệm cán bộ vượt cấp chỉ đạt được khi ĐA SỐ CÁC CẤP LÃNH ĐẠO LÀ NHỮNG NGƯỜI CÓ THỰC TÀI VÀ TÂM HUYẾT, CÓ KHẢ NĂNG NHÌN NHẬN ĐÁNH GIÁ ĐÚNG CON NGƯỜI, CÓ KHẢ NĂNG KIỂM SOÁT CHẶT CHẼ và CÓ THỂ KHỐNG CHẾ HÀNH VI CỦA CÁN BỘ ĐƯỢC BỔ NHIỆM. Chính hiện trạng mà các bạn đang gọi là "con vua ...." nảy sinh vì việc bổ nhiệm vượt cấp đấy.
    Lãnh đạo phải có cả tài và đức, cùng ý chí phấn đấu khác thường, như vậy quá trình thử thách đủ dài mới có thể phát hiện ra những tài năng thực sự (chỉ miễn là đừng dài quá, hơn cả thời gian làm việc của đời người thôi)
    Mong ý kiến đóng góp của các bác!!!!
  9. enzogoy

    enzogoy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2003
    Bài viết:
    541
    Đã được thích:
    0
    Phải nói làm sao đây, trên thế giới hiện nay người ta đang cố gắng làm giảm tới mức độ tối đa về kỳ thị chủng tộc . Quay lại ngó tới người việt mình, thấy càng thãm bại hơn nữa . Chính người việt với nhau không mà chúng ta còn phải phân biệt là người việt trong nước với người việt kiều . Enzo thiết tưỡng những ý nghĩ này chỉ ở những người lớn tuổi, ai ngờ lớp thanh niên bọn mình bây giờ con đi xa hơn tới sinh vien trong nước và sinh viên du học . Tự hỏi bộ sinh viên ra khỏi nước hết là người việt rồi à, hết có nhiệm vụ và bổn phận với quê cha đất mẹ à .
    Khổ thì mỗi người một khác, làm sao mà phân biệt được cái nào hơn cái nào đây. Khổ nhà nông thì nghiên thân thể và có thể có thêm một chút đầu óc . Còn đối với sinh viên Du học, enzo đồng ý với một bạn nào có nói . Họ học bù đầu bù cỗ, thế nhưng vì muốn tiếp tục đi học họ làm cũng muốn khùng luôn. Enzo có 1 người bạn, vừa đi học vừa làm thêm 2 job nữa . Thật sự không đơn giản như Tao Thao nghĩ đâu. (Enzo khong phải là sinh vien đi du học). Còn đối với sinh vien trong nước thì đúng là enzo khong biết gì hết, nên không dám nói tới (khong biét thì ngồi nghe thôi ;) )
    Đóng góp cho quốc gia không có nghĩa là bạn phải ở VN mới làm được chuyện đó . Đối với enzo nghĩ thì, mổi một cá nhân khong làm những chuyện xấu đã là xây dựng cho đất nước rồi, tuy khong lớn nhưng còn hơn là ngược lại . Nếu ở trong nước mà quậy quọ thì đã làm gì được cho đất nước hả bạn . Cũng như một bạn trong này đã nói, hãy xây dựng mình tốt trước đã khi muốn nghĩ đến chuyện gì xa vời hơn. Nhưng enzo biết thì chuyện khong đơn giản vậy . Trong nước cũng như ngoài nước, thanh niên việt nam ta bị mang tiếng xấu nhiều hơn .
    Tôi không phủ nhận tôi là người Việt
    Thế nhưng cũng không hãnh diện tôi là người Việt
    Được enzogoy sửa chữa / chuyển vào 14:55 ngày 26/06/2003
  10. amorousdevil

    amorousdevil Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2003
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    0
    Bravo cái này, các bác cứ đặt ra rằng phải giúp đỡ người này người khác. Tình yêu đất nước bắt nguồn từ tình yêu gia đình, xóm làng .. đúng không nhỉ? Việc xây dựng đất nước các bác cứ nói tầm vĩ mô, em hỏi trong những người đi du học có được bao nhiêu % người học và được cho học về chính phủ, học về chính trị? Mà dù họ có học về Political science đi nữa thì liệu lúc về nhà có được vào đảng hay không mà lãnh đạo cải cách?
    Phần lớn SV du học học về Kinh Tế nói chung và Khoa Học Tự Nhiên ( computer, electrical, chemical...). Thế nên việc họ cần làm trước mắt là làm cho chính bản thân họ, gia đình họ giàu lên. Có cầu thì cung mới có cơm mà ăn => kéo theo sự tăng trưởng của ktế. Có thực mới vực được đạo. May ra, sau khi có 1 kinh nghiệm kha khá rồi thì các nhà khoa học + kinh tế học mới nghĩ đến chuyện vĩ mô. Nhưng có ai dám bảo đảm các mô hình ktế họ đưa ra được chấp nhận nào??
    Hiện nay ở Việt Nam, chính phủ bắt đầu chú trọng đến việc cho sinh viên đi du học. Năm nay là năm đầu tiên có học bổng toàn phần của chính phủ cho sinh viên năm thứ nhất đi du học tại Mĩ (bao gồm nhiều ngành, trong đó có ktế). Hy vọng những người này sẽ làm được những gì mà các bác mong muốn.
    Còn chuyện đại diện cho QUYỀN LỢI của Thanh Niên Việt Nam thì em hoàn toàn không hiểu. SVDH chỉ chiếm 1 bộ phận rất rất nhỏ, làm sao có thể đại diện cho quyền lợi của cả một tầng lớp? Các bác định biến thành Tư Bản cả đấy à?
    Nếu nói về đại diện cho lớp tư tưởng mới thì có lẽ đúng.
    SVDH có nỗi khổ về tinh thần, có thể cả vật chất. Đi du học SƯỚNG, nhưng không phải là thiên đường.

Chia sẻ trang này