1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thành phần giải quyết việc dân sự

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi NguyenHongHai96hust, 19/07/2016.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. NguyenHongHai96hust

    NguyenHongHai96hust Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/06/2016
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Việc dân sự là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức không có tranh chấp, nhưng có yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý là căn cứ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của mình hoặc của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác; yêu cầu Tòa án công nhận cho mình quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.

    [​IMG]

    Thành phần giải quyết việc dân sự được Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định đối với từng loại việc dân sự. Cụ thể là:

    1. Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động thuộc các trường hợp sau đây do tập thể gồm ba Thẩm phán giải quyết:

    • Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam (khoản 5 Điều 27)
    • Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam (khoản 9 Điều 29);
    • Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định kinh doanh, thương mại của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định kinh doanh, thương mại của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam (Khoản 4 Điều 31);
      - Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết kinh doanh, thương mại của Trọng tài nước ngoài (Khoản 5 Điều 31);
    • Yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công (Khoản 2 Điều 33);
    • Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định lao động của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định lao động của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam (Khoản 3 Điều 33);
    • Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết lao động của Trọng tài nước ngoài (Khoản 4 Điều 33)
    • Xét kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định giải quyết việc dân sự.
    2. Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động không thuộc trường hợp nêu trên thì do một Thẩm phán giải quyết.

    3. Thành phần giải quyết yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 2 Điều 31 Bộ luật Tố tụng dân sự được thực hiện theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại.

    Hy vọng ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp ích cho Quý khách hàng, Công ty Luật Đại Dương Long rất mong sẽ nhận được sự ủng hộ cũng như đóng góp ý kiến của quý khách hàng để chất lượng dịch vụ của công ty ngày càng hoàn thiện hơn.

Chia sẻ trang này