1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thành phần người dân tộc trong QDND VN

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Hector, 17/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hector

    Hector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/05/2002
    Bài viết:
    280
    Đã được thích:
    0
    Thành phần người dân tộc trong QDND VN

    Tớ đang tìm cách hệ thống lại những hiểu biết của mình về vấn đề này, nhưng tài liệu có vẻ không được nhiều lắm, thành ra những gì mình biết rất sơ sài, toàn là những gì mình đọc được từ sách báo nước ngoài. Các bạn có điều kiện đọc sách lịch sử truyền thống các đơn vị, có thể cho biết thêm được không? Tớ chỉ nhớ mang máng là tướng Lê Quảng Ba là người dân tộc Thái, tướng Chu Văn Tấn người Nùng, quân sư đoàn 308 thì đại bộ phận người Kinh, quân 304 (hay là 312 thì phải) thì thời đánh Pháp có tới 2/3 trung đoàn là quân Tày Nùng, sư đoàn 316 ít nhất thời đánh nhau ở Lào năm 1960-1962, quân hơn nửa là người Thái, quân trung đoàn 803, đơn vị tiêu diệt Binh đoàn cơ động 100 của Pháp trên đường 19 về An Khê gồm một số lớn người Rhade, Bahna và người Mnong, người Mạ. Truyền thống quân bắc Việt có rất nhiều người dân tộc nắm những chức vụ cao trong bộ máy chính quyền và quân đội, ngược hẳn với quân Sài gòn, đây cũng là điểm mạnh của quân bắc Việt.

    Chiangsan và các bạn có bổ sung được không? Mà bạn có thể cho lại mình cái linhk hoặc là bài viết ngày trước của bạn về sư đoàn 308 được không? Bài về lịch sử thành lập và hoạt động của sư đoàn ấy, bài khá dài, có điều mình không tìm lại được bài đấy.

    Ngay cả như đội VN tuyên truyền giải phóng quân, khi mới thành lập, 3/4 đội viên cũng là người Tày + Nùng. Tớ thì vẫn coi người Tày Nùng là một, nên cũng hơi thắc mắc là tại sao người Thái và Hmong mới giúp Pháp nhiều, mà khi di cư vào Nam, hai tiểu đoàn thiện chiến nhất, thân binh của anh em Ngô Đình Diệm lại là người Nùng. Hai tiểu đoàn này đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch tiêu diệt lực lượng Bình Xuyên, khi mới nổ súng, chỉ hai tiểu đoàn này và tiểu đoàn dù cũng đủ sức đẩy lùi 6 tiểu đoàn (Bình Xuyên + Giáo phái) ra khỏi Sài gòn. Vậy mà sau này, tớ không nghe nói gì đến các đơn vị Nùng nữa, chỉ biết là trong thành phần các đơn vị biệt kích ném ra miền Bắc có nhiều người là người dân tộc, nhưng hàng ngàn người còn lại thì đi đâu, làm gì? Một chi tiết tớ biết là các công sở, tư gia của người Mỹ ở Sài gòn do người VN canh gác, đảm bảo an ninh, ngưòi VN này thực tế đều là người Nùng cả, vì họ không tin người Kinh.

    Thành phần quân miền Nam tớ cũng cho rằng có nhiều người thiểu số, và họ cũng đóng vai trò quan trọng trong lịch sử (quân Fulro chẳng hạn), nhưng cấu thành các đơn vị thế nào, bao nhiêu %, người Hoa có phải đi lính không, người Khmer đóng vai trò như thế nào, thì tớ cũng không rõ...

    Các bạn chỉ thêm.
  2. Vietck

    Vietck Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/07/2005
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Bác nào có lịch sử về mấy tiểu đoàn Nùng này không. Theo tui thì chẳng qua Mỹ cho tiền để lập mấy tiểu đoàn, muốn tuyển ai thì tuyển, nhưng Diệm vốn về hoàn toàn xa lạ ở miền Nam nên sợ tay chân của Bảo Đại, chỉ tuyển toàn người Nùng. Người Nùng được tuyển nhiều có lẽ vì họ đông hơn người Thái. (hoặc là nghèo hơn nên phải vô lính!)., thế thôi. Sau này đã vững chân và cần lượng quân lớn thì cũng chả cần nữa!
    Còn Fulro là lực lượng riêng tìm cách ly khai với chế độ Diệm hay Thiệu sau này. Người thiểu số ở Tây Nguyên thường được sắp vô địa phương quân, và bị quân chính quy lừa bỏ rơi khi rút chạy khỏi Tây Nguyên! Một bộ phận người thiểu số được Mỹ tuyển làm biệt kích, ăn lương Mẽo, do chính sĩ quan Mẽo chỉ huy và sau này được hốt về Mẽo cho nhập tịch luôn!
  3. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Lâu lăm rồi mới thấy bác Hector. Em có tí thông tin cho bác đây.
    1.Lính của Sư 316
    a.Trung đoàn 174-Trung đoàn Cao-Bắc-Lạng
    -Thành lập: ngày 19-8-1949, tại xã Đức Long, huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng
    -Chỉ huy:
    +Trung đoàn trưởng: Đặng Văn Việt
    +Chính uỷ: Chu Huy Mân
    -Trung đoàn được thành lập trên cơ sở hợp nhất lực lượng của 3 trung đoàn thuộc 3 tỉnh (*):
    +Tiểu đoàn 73-Trung đoàn 74 (Cao Bằng)
    +Tiểu đoàn 55-Trung đoàn 72 (Bắc Cạn)
    +Tiểu đoàn 386-Trung đoàn 28 (Lạng Sơn)
    174=74+72+28
    Đội ngũ cán bộ, chiến sĩ trung đoàn 174 hầu hết là con em các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Cao Lan... vùng rừng núi Cao-Bắc-Lạng.
    (*): Lúc đó, mỗi tỉnh có 1 trung đoàn: mỗi trung đoàn có 1 tiểu đoàn chủ lực và một số đại đội độc lập hoặc phân đội vũ trang tuyên truyền đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của trung đoàn.
    b.Trung đoàn 176
    -Thành lập: ngày 15-2-1951, tại Lạng Sơn sau khi tỉnh được giải phóng trong chiến dịch Biên Giới.
    -Chỉ huy:
    +Chính uỷ: Hà Nghĩa (nguyên là thường vụ tỉnh uỷ Lạng Sơn)
    -Trung đoàn được thành lập trên cơ sở các tiểu đoàn 888 và 999.
    Cán bộ, chiến sĩ đơn vị phần lớn là con em nhân dân các dân tộc ở Cao Bằng, Lạng Sơn.
    Còn trung đoàn 98 thì đa số lính xuất thân từ công nhân hoặc con em công nhân các khu mỏ ở Quảng Ninh.
    2.Lính Nùng di cư năm 54.
    Tháng 7-1954, tiểu đoàn Nùng do Đại tá Woòng A Sáng chỉ huy đóng ở Quảng Ninh vào Nam. Sau đó quân số được mộ thêm để thành lập Sư đoàn 5 đóng ở Sông Mao, Bắc Bình Thuận. Những lính Nùng này cực kỳ thiện chiến và hung dữ, ngang ngạnh. Ngoài chỉ huy trực tiếp, họ không hề thần phục bất cứ ai, kể cả tổng thống. Khi nổi nóng, họ có thể cắy tai luôn cả một vị tướng nếu ông ta là người khiêu khích. Chính điều này làm Diệm sợ dù ông ta cũng rất cần họ. Diệm đã xé lẻ Sư đoàn 5 ra. Bất mãn với hành động này, Woòng A Sáng bỏ ra nước ngoài, mặc cho đám lính Nùng di cư bị Diệm xé thành nhiều mảnh. Một bộ phận được điều về Liên đoàn Biệt động quân Quân khu Thủ đô, phiên thành 3 đại đội.
  4. trieuthien

    trieuthien Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/11/2002
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    19
    Người Tàu ngày xưa không có đi lính ra trận cho VNCH; có đi cũng chỉ là loại lính đi tuần tra chung quanh thành phố SG là cùng. Còn người Chàm thì được VNCH miễn dịch khỏi đi
  5. Hector

    Hector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/05/2002
    Bài viết:
    280
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bạn ptlinh đã cho biết thêm chi tiết về đơn vị lính Nùng, điều này nghe rất hợp lý, đơn vị quân Nùng này nếu đóng ở Quảng Ninh thì đúng là có điều kiện rút thật, không như quân Thái, không có đường nào mà rút, trong chiến dịch biên giới 1950, nếu như có lính Nùng đóng ở Cao Bằng, Lạng Sơn thì họ vẫn rút về tuyến De Lattre được, không như lúc quân Thái đóng ở Lai Châu chạy về Điện Biên Phủ, bị tiêu diệt hết. Tớ cho rằng sở dĩ quân ********* ở Việt Bắc đánh trận giỏi một phần không nhỏ do thành phần gồm nhiều quân sơn cước Tày Nùng.
    Một điều lý thú nữa là người Dao và người Hmong, mặc dù khá gần gũi về mặt văn hoá và ngôn ngữ, nhưng khuynh hướng chính trị lại khác nhau nhiều. Người Dao ủng hộ *********, trong khi người Hmong lại ủng hộ Pháp. Trước đây tớ có đọc một bài phân tích của một tác giả nước ngoài, bài viết vào khoảng những năm 200x thôi, nói chung là nội dung không có gì đặc biệt, nhưng có một đoạn rất hay nói về người Dao, định nghĩa thế nào là người Dao, theo văn hoá, ngôn ngữ hay theo truyền thống lịch sử. Nói tóm tắt là theo truyền thống lịch sử thì người Dao là người tự nhận có chung một tổ tiên, giống như mình bảo là tổ tiên ta là Lạc Long Quân ấy. Theo văn hoá và ngôn ngữ thì nhiều người là người Dao hiện nay, thời còn Phàp thuộc, họ không tự gọi họ là ngưòi Dao, tức là họ có thể cùng văn hoá với nhóm Dao "truyền thống", nhưng không chung tổ tiên. Ngoài ra còn những nhóm nhỏ thứ ba nữa, không là Dao truyền thống, không thuộc nhóm thứ hai, vẫn được xếp vào nhóm Dao. Tác giả giải thích là đây là một cãch xếp loại của chính phủ VN nhắm thưởng công, năng đỡ cho các nhóm sắc tộc ít người trung thành với mình, bằng cách gộp nhiều nhóm nhỏ lại vào một nhóm lớn. Tác giả không phân tích gì thêm về lợi ích chính trị, chỉ nói rằng làm như vậy, tuy về mặt chính trị, vị thế của ngưòi Dao tăng lên, nhưng về mặt văn hoá, chất Dao truyền thống sẽ bị giảm đi.
    Tớ muốn nói thêm là người Dao và Hmong đều thuộc nhóm ngữ hệ Miến Tạng, văn hoá và ngôn ngữ tương đối giống nhau, trước kia ở Trung Quốc có thời ngưòi ta gọi chung là người Miêu cả. Họ cũng giống như người Tày Nùng, sự khác biệt lớn nhất mà người Kinh nhận thấy ở họ chỉ là họ vào đất Việt nam sớm hay muộn thôi. Ví dụ như người Nùng ở Việt nam và người Tày, ở Trung Quốc họ có tên là người Choang, hay là Choáng, hay là Zhuang, cũng thế. Người Nùng là con cháu những người Choang từ thời Nùng Trí Cao, sống đông nhất ở quanh Cao Bằng. Người Tày dến sau, trong khoảng vài trăm năm trở lại đây, nên văn hoá và ngôn ngữ không có dị biệt nhiều, sự pha trộn, đồng hoá qua lại giữa hai nhóm khá thường xuyên.
    Trong các nhóm thiểu số Bắc Việt, nhóm nào cũng có người theo ********* hoặc theo Pháp, nhưng tính theo số đông, thì có lẽ nhóm Tày Nùng ủng hộ *********, nhóm Thái Mường theo Pháp, nhóm Dao Hmong thì Dao ủng hộ *********, Hmong ủng hộ Pháp. Tớ không có điều kiện tìm tài liệu cụ thể là do nguyên nhân như thế nào, nên chỉ suy đoán thôi. Nhóm Tày Nùng có lẽ do vị trí địa lý và lịch sử của họ, là vùng đệm giữa VN và TQ, ảnh hưởng văn hoá, chính trị nhiều, nên dễ đồng cảm với người Kinh, vả lại, điều này rất quan trọng, là họ hàng ngàn năm nay, ít ra là cả ngàn năm nay, không có điều kiện và tham vọng lập quốc, nên họ thấy số phận dân tộc họ gắn liền với vùng đất, và dân tộc chiếm ưu thế, ở VN là người Kinh, ở TQ là ngưòi Hoa, mặc dù xung đột đôi khi không thể tránh khỏi. Điều này trái ngược lại hẳn với người Thài và người Hmong, khát vọng tự trị, lập quốc của họ rất cao, nên họ khó mà ủng hộ một nhóm nationalist khác, trong trường hợp này là *********. Người Dao có lẽ rơi vào phân loại giống như nhóm Tày Nùng, còn người Mường, mặc dù về nhân chủng, ngôn ngũ thuộc nhóm Kinh, nhưng văn hoá lại chịu ảnh hưởng của nhóm Thái, do không gian sống của hai nhóm này lân cận nhau, nhưng dẫu sao thì điều này vẫn không đủ sức thuyết phục với tớ là tại sao người Mường lại không tích cực ủng hộ *********, có lẽ ngoài lý do lịch sử và văn hoá ra, có lẽ phải kể đến các lý do kinh tế nữa, người Pháp rất để ý đến điều này trong việc tìm cách lôi kếo các nhóm thiểu số.
    Bạn trieuthien, tớ không rõ ngưòi Chàm có phải đi lính trong quân đội VNCH không, vì chưa đọc một bài nào liên quan đến vấn đề này, nhưng theo tớ thì họ khó mà được miễn quân dịch, vì họ không bị (được?) chính phủ Ngô Đình Diệm coi như một nhóm thiểu số. Vả lại các nhóm thiểu số ở Tây nguyên đều phải đi Địa phương quân cả, và ở đâu chính quyền miền nam cũng lập nghĩa quân, địa phương quân, bảo an binh để giữ an ninh, tớ nghĩ nhóm Chăm chắc cũng khó mà ngoại lệ được, nhưng tớ nói lại là tớ không chắc, chỉ là suy đoán thôi.
    Còn việc người Hoa không đi lính trận thì chắc chắn là không đúng, họ có phải đi lính, như vậy thì về nguyên tắc, điều động họ là việc của sỹ quan chỉ huy. Duy có điều định nghĩa thế nào là đánh trận thì cón phài xem xét, vì như tớ được biết, người Hoa hay đút lót để tránh cho con em phải đi lính ở các nơi đang có chiến sự.
    Được Hector sửa chữa / chuyển vào 12:11 ngày 18/07/2006
  6. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    bọn Pháp nó không thể ve vãn tất cả các dân tộc được (làm thế lỗ chết!) mà theo kinh nghiệm thực dân, ở mỗi nơi chúng chọn kiểu ve 1 thằng thiểu số để đè tất cả đám đông còn lại. Các dân tộc Thái, Mèo ở Tây Bắc ở xa, ít chịu ảnh hưởng của người Kinh hơn nên là mục tiêu thích hợp. Hơn nữa mặc dù đem mồi ra dụ cho lập quốc, tự trị này nọ nhưng bọn Pháp cũng không đủ rộng rãi để ve vản tất cả người Thái, Mèo mà chỉ vỗ về được đám trưởng bản thôi, còn hành quân lên Tây Bắc thì quan Pháp vẫn bắt dân Thái nộp gỗ, nộp rượu, nộp gái, đi phu như thường.. cho nên dân Thái ra kêu gọi các tiểu đoàn người Thái đầu hàng.
  7. trieuthien

    trieuthien Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/11/2002
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    19
    Hector,
    Chuyện người Chàm được miễn dịch là tôi đọc ở một trang trên mạng nói về ca sĩ Chế Linh. Ông này ngày xưa được miễn dịch vì ông là người Chàm.
  8. haidangtim

    haidangtim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2003
    Bài viết:
    410
    Đã được thích:
    0
    CHẾ LINH là người Chàm quái gì....nói tùm lum , tầm bậy
  9. amourunique

    amourunique Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Mấy ku này lấy họ CHế là để nhớ đến Chế Bồng Nga, vị vua của vương triều Champa đã mất, chứ đâu phải người Chàm gì?
    Nói như bác này thì " Chế Lan Viên" cũng người CHàm luôn , chắc anh họ CHế Linh?
  10. tiger_ag

    tiger_ag Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2003
    Bài viết:
    198
    Đã được thích:
    0
    Bác àh! Chế Linh thực sự đúng là người Chăm mà, dòng Chăm ở Ninh Thuận - Bình Thuận! Gia đình Chế Linh vẫn còn ở Việt Nam mà! Thôi nhé! Cải chính như thế thôi! Không thôi bác Mod lại bảo là spam linh tinh nữa!

Chia sẻ trang này