1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thành phố bên Sông Hàn

Chủ đề trong 'Kho tư liệu của Box Du lịch' bởi donnacalf, 30/07/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. donnacalf

    donnacalf Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/07/2004
    Bài viết:
    406
    Đã được thích:
    0
    Thành phố bên Sông Hàn

    Có ai đã từng đến với Đà Nẵng? Ấn tượng của các bạn là gi?

    Nói đến Đà Nẵng là du khách hình dung ngay rằng đó là một thành phố tuyệt đẹp bên sông Hàn, bên bờ biển Đông với những nét quyến rũ chưa từng có ở các đô thị biển khác. Với lợi thế về địa lý, giao thông Đà Nẵng còn có cảng biển lớn với độ sâu lý tưởng, có sân bay quốc tế, có ga xe lửa, có núi, có sông, có biển? Thiên nhiên ưu đãi cho Đà Nẵng nằm giữa vùng kế cận ba di sản văn hoá thế giới là: Cố đô Huế, phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn làm nổi rõ vị trí của thành phố là nơi đón tiếp, phục vụ, trung chuyển khách của khu vực.

    Đà Nẵng có đèo Hải Vân cheo leo, hiểm trở và tuyệt đẹp được mệnh danh là "thiên nhiên đệ nhất hùng quan". Có bán đảo Sơn Trà là điểm hẹn lý tưởng cho du khách. Dưới chân Sơn Trà có Suối Đá, Bãi Bụt, Bãi Rạng, Bãi Bắc, Bãi Nồm? cho du khách cảm giác thú vị khi chìm đắm trong vẻ huy hoàng bình minh và sự lặng lẽ hoàng hôn của một vùng sơn thuỷ hữu tình. Có Ngũ Hành Sơn huyền thoại là "Nam Thiên danh thắng". Ở đây còn có làng đá truyền thống Ngũ Hành Sơn mang đậm tính văn hoá, nghệ thuật và sáng tạo. Có khu du lịch sinh thái Bà Nà - Suối Mơ được nhiều người ví là Đà Lạt, SaPa của miền Trung. Có bảo tàng điêu khắc Chămpa (Cổ viện Chàm) nơi lưu giữ những kỷ vật của nền văn hoá Chàm một thời vang bóng. Đình làng Hải Châu; Đà Nẵng gắn liền với những địa danh du lịch hấp dẫn: Xuân Thiều, Mỹ Khê, Bắc Mỹ An, Non Nước, Nam Ô, Tuý Loan, Dốc Kiềng, Hòn Kẽm - Đá Dừng, làng Phú Thượng, vùng sông Trường Định, Hoà Cường, Đồng Nghệ, Thọ Quang, Mân Thái, Phước Mỹ?

    Biển là nguồn cảm hứng du lịch vô tận mà Đà Nẵng có được. Ngoài những bãi tắm sạch, đẹp trải dài thì cảng Đà Nẵng là một trong những cảng ăn khách nhất hiện nay ở Việt Nam.

    Nói đến Đà Nẵng là du khách hình dung ngay rằng đó là một thành phố tuyệt đẹp bên sông Hàn, bên bờ biển Đông với những nét quyến rũ chưa từng có ở các đô thị biển khác. Với lợi thế về địa lý, giao thông Đà Nẵng còn có cảng biển lớn với độ sâu lý tưởng, có sân bay quốc tế, có ga xe lửa, có núi, có sông, có biển? Thiên nhiên ưu đãi cho Đà Nẵng nằm giữa vùng kế cận ba di sản văn hoá thế giới là: Cố đô Huế, phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn làm nổi rõ vị trí của thành phố là nơi đón tiếp, phục vụ, trung chuyển khách của khu vực.

    Nói đến Đà Nẵng không thể không nhắc đến cầu Sông Hàn - cây cầu quay đầu tiên ở Việt Nam - niềm tự hào của người dân nơi đây. Cầu Sông Hàn là biểu tượng cho sức sống mới, là khát vọng đi lên của thành phố được xây dựng bằng sự đóng góp của mọi người dân. Dường như mọi vẻ đẹp nên thơ của Đà Nẵng chỉ được bộc lộ một cách hoàn mỹ nhất trong không gian cầu Sông Hàn lộng gió và mát rượi. Cầu Sông Hàn không chỉ tạo thêm thuận lợi cho giao thông vận tải, du lịch, khơi dậy tiềm năng kinh tế của một vùng đất rộng lớn ở phía đông thành phố mà còn là một dấu ấn văn hoá của người Đà Nẵng hôm nay gửi lại muôn đời con cháu mai sau.

    Đà Nẵng thành phố bên sông Hàn, thành phố biển xinh đẹp thơ mộng và lòng mến khách của người dân thành phố đã làm cho nơi đây trở thành điểm đến thường xuyên của du khách trong nước và quốc tế.
  2. donnacalf

    donnacalf Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/07/2004
    Bài viết:
    406
    Đã được thích:
    0
    NÚI BÀ NÀ

    Núi Bà Nà, huyện Hoà Vang, Thành phố Ðà Nẵng
    Cách thành phố Ðà Nẵng khoảng 48 km về phía tây có một đỉnh núi cao 1.487m so với mặt biển. Ðó là khu du lịch Bà Nà toạ lạc trên ngọn núi thuộc huyện Hoà Vang, giữa bốn bề thiên nhiên mát dịu với diện tích 8.500 ha, trong đó 6.056 ha rừng tự nhiên. Bà Nà sừng sững với một bên là vách núi cao và bên kia là vực sâu thăm thẳm. Trên đỉnh cao ấy có địa hình bằng phẳng như một vùng cao nguyên nhỏ. Từ đây, ta có thể phóng tầm mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên hùng vĩ: Vịnh Ðà Nẵng, Ngũ hành sơn, thành phố Ðà Nẵng?
    Ở đây có một chế độ khí hậu lý tưởng tuyệt vời. Trong một ngày ở Bà Nà, bốn mùa lần lượt diễn ra: mùa xuân vào buổi sáng, mùa hạ vào buổi trưa, mùa thu vào buổi chiều, mùa đông vào buổi tối. Bà Nà còn có những rừng cây tuyệt đẹp với những đồi thông xanh ngát. Càng lên cao nhiệt độ càng giảm. Trong khi ở ven biển miền Trung, nhiệt độ từ tháng 5 đến tháng 8 là những tháng nóng nhất, ban ngày lên tới 320C thì ở Bà Nà chỉ có 17-200C, đêm xuống tới 150C. Bà Nà còn có những rừng cây tuyệt đẹp với những đồi thông xanh ngát, có những lối đường rừng nhỏ quanh co như Tam Ðảo. Bà Nà có một đặc điểm mà hiếm vùng nghỉ mát nào có được. Ðó là mây chỉ ở nằm lưng chừng núi, trong khi đó, trên đỉnh cao luôn quang rạng. Nhờ đó, đứng trên đỉnh Bà Nà, du khách có thể ngắm được cảnh núi, sông, trời, biển... như đang bồng bềnh giữa đám mây trôi.
    Năm 1920, trung tâm thị trấn về cơ bản đã hình thành, với một cơ cấu hành chính gồm một toà công sứ, đồn bảo an, sở kiểm lâm, thuế quan, bưu cục? Một hệ thống khách sạn, hàng trăm ngôi biệt thự, những tụ điểm vui chơi, giải trí đã được người Pháp xây dựng trên ngọn núi này.
    Khi Pháp rút khỏi Ðông Dương, Bà Nà lùi vào quên lãng, chiến tranh, thời gian đã đua nhau tàn phá, Bà Nà trở nên hoang tàn đổ nát. Hàng trăm ngôi biệt thự, chứng tích một thời hoàng kim của Bà Nà nay còn lưu lại những mảng tường rêu phủ. Hơn 15 km đường sá, cầu cống lên đỉnh Bà Nà hỏng nát.
    Mặc dù mới được đưa vào sử dụng lại sau bao thăng trầm lịch sử, đường lên núi Bà Nà được sửa sang, nâng cấp, nhưng cái tên Bà Nà đã trở nên thân thiết hơn bao giờ hết. Bà Nà không chỉ có sự yên tĩnh, mà cảnh sắc môi trường vẫn còn nguyên vẻ sơ khai thuần khiết. Dấu ấn riêng biệt của Bà Nà là sự bao bọc của biển, bán đảo Sơn Trà và hòn Cù lao Chàm xung quanh. Cùng với Ðà Lạt, Sa Pa, Bạch Mã, Bà Nà - một khu du lịch độc đáo, nơi an dưỡng lý tưởng chắc chắn sẽ thu hút nhiều khách trong và ngoài nước.
  3. donnacalf

    donnacalf Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/07/2004
    Bài viết:
    406
    Đã được thích:
    0
    Đà Nẵng, một quá khứ
    Ðà Nẵng, với diện tích 1.247 cây số vuông, nằm cách Sàigòn 964 cây số về hướng bắc; cách Hà Nội 764 cây số về hướng nam. Phía đông bắc là vũng Ðà Nẵng, có bán đảo Sơn Trà, và núi Sơn Chà cao 693 thước; Với hải cảng rộng, kín gío, với phi trường có diện tích lớn, với quốc lộ số 1,số 14 và liên lộ 4, Ðà Nẵng được nhìn nhận là một thành phố. Hơn thế nữa, là một thành phố có tầm vóc thứ 3 của Quốc Gia Việt Nam, vào thời điểm này.
    Trước đây, vào thời Tây Sơn, Ðà Nẵng được giới thiệu bởi nhà văn Nguyễn văn Xuân,( một giáo sư, một học gỉa của Quảng Nam):
    "...Nhà cửa thấp, hầu hết bằng tre, lợp lá hoặc rơm rạ, ở lẫn lộn trong cây cối, ngoại trừ chung quanh khu vực chợ. Những nhà cửa cao đẹp hơn thì xây dựng giữa vườn, trong vườn trồng những cây cau hoặc các loại cây vừa làm cảnh vừa hữu dụng. Phía sau thành phố có nhiều cụm trồng cam, chanh, chuối, cau. Nhiều ngôi nhà còn nguyên vẹn với cây cao bóng mát. Một số nhà khác ở tình trạng hoang phế, tiêu điều. Ở bờ sông bên kia (Hà Thân) mở ra nhiều đám ruộng, gò với vườn tược bọc quanh, trong đó trồng thuốc lá, mía. Còn chợ của thànhphố thì đầy rẫy những sản phẩm nhiệt đới, kể cả gia cầm mà nhiều nhất là gà vịt.Người ta cũng bán tại đây rất nhiều chim "mổ mắt" (dardeur) bụng đen -loại chim chim có tên gọi theo đặc điểm là hay dùng mỏ dài và nhọn mổ vào mắt những vật nó thấy sáng lên, nhất là mắt của những kẻ nhìn nó. Vì thế, khi mang bán ở chợ Ðà Nẵng, người ta đã cẩn thận khâu mắt nó lại để nó khỏi nhìn thấy.
    Tại ÐàNẵng không thấy có lò sát sinh, nơi giết súc vật để bán thịt, song trong các bữa tiệc lớn vẫn dọn đầy thịt bò, thịt heo. Trong những bữa tiệc đãi phái đoàn, người ta thấy cả trăm chiếc đĩa đựng đồ ăn xếp ba hàng và chồng lên nhau. Ở xứ này, nhiều người dân chuộng thịt trâu hơn thịt bò và chẳng thấy ai uống bất kỳ loại sữa gì. Voi dùng trong việc chuyển vận và nhất là trong chiến tranh, đây là một nơi trong số ít những nơi trên thế giới mà người ta thích ăn thịt voi và cho đó là loại thịt ngon..." (1)
    Về sinh hoạt trong cuộc sống qua các ngành Ngư, Công, Nông,Thương, xin được lượm ra những nét vẽ từ bài viết của tác gỉa Bão Rừng :
    ..."Người dân Ðà Nẵng chuyên ngư nghiệp. Ghe thuyền đánh cá đậu dọc bờ sông.Người đánh cá hoạt động trên biển cả...
    .."Dân đánh cá rất mê tín, luôn luôn cúng bái những thần linh tưởng tượng. Con cái họ mới lớn tí xíu đã dẫn nhau xuống sông, bơi như lũ vịt con.
    "Về Nông nghiệp thì phong tục cũ còn nhiều. Nông dân có vẻ linh lợi, thông minh. Ðàn bà đông hơn đàn ông , đều chăm chỉ công việc đồng án. Nhà cửa sạch sẽ, thuận tiện cho một dân tộc ở vùng khí hậu nóng hoạt động lâu dài ngoài trời...
    ...." Ngay tại Ðà Nẵng, người ta thấy trong thành phố có trồng nhiều loại cây ăn quả. Bên Hà Thân có nhiều ruộng trồng thuốc lá, mía. Còn trâu thì nuôi thành đàn dưới chân núi Hải Vân....
    ..."Trong công tác trồng tỉa và trong xí nghiệp rất ít ỏi, họ (người dân) tỏ ra không thua kém gì các quốc gia có nền công nghệ phồn thịnh. Ðôi khi họ còn biết dùng những phương thức thuận tiện và đạt hiệu quả hơn ở các nơi khác khi làm cùng một công việc...
    ..."Ðà Nẵng cống hiến một vùng an toàn cho các tàu bè lớn nhất suốt trong mùa mưa bão..."(1)
    Ðà Nẵng năm 1951, năm lên mười và cũng là một thành phố rất hấp dẫn.
    Một thành phố có những xe chở các thùng phân người mỗi ngày, có những đoàn xe chở thương binh, hoặc chở xác từ các mặt trận đưa về. Con đường Triệu Nữ Vương vừa được khai mở chưa tráng nhựa, phơi phới những phụ nữ giàu màu mè của son phấn. Con đường Hoàng Diệu chưa được thông suốt lưu chuyển, bởi một trạm gác của lính lê dương, tiền thân của đồn cảnh sát Hoàng Diệu về sau.
    Trong thành phố có hai bãi phóng uế công cộng. Một, vạc dương liễu tiếp giáp với bờ biển Thanh Bình. Nơi đây có một trại nhỏ nuôi dê lấy sữa của người Chà Và. Một bãi khác là cồn đất cao trước Kho đạn. Cồn đất này,về sau được san bằng để lập một ngôi chợ, với tên gọi Chợ Cồn, ngày nay. Cùng với chợ Cồn, một dãy nhà lợp tôn nằm bên trái con đường Khải Ðịnh, theo hướng ra biển, được dựng lên, đó là khu tập thể của cán bộ Công An. Gần đó không xa, có hai địa danh được gọi bằng hình ảnh cụ thể: Giếng Bể và Dốc Cầu Vồng.
    Giếng Bể có thành tròn cao xấp xỉ đến đầu gối một người lớn. Thành giếng bị sứt một một góc,lòng khô, có khá nhiều rác rến. Ðây là một tụ điểm của những mẹt, rỗ bắp nướng, khô mực... bàn đánh bầu, cua , cá, gà ...xúm xít với nhau về đêm.
    DốcCầu Vồng,nằm trên đường ThốngNhất. Không rõ con đường khang trang này được kiến thiết qua một cồn đất sẵn có độ cao , hoặc độ cao được vun đắp cho thuận tiện, dành cho đường tàu hỏa chạy bên dưới ?
    Ngoài hai cái tên thật dễ thương trên, ÐàNẵng còn có những tên gọi rất khó quên : Bến Mía, Xóm Chuối, Cống Mê Linh, Bầu Sen, Giếng Bộng...... Những cái tên nói lên sự nghèo khó, cảnh chen chúc cùng sức sống mãnh liệt.
    Thời điểm này, người Pháp sống rất nhiều tại Đà Nẵng. Các dancing của người Pháp cũng đã gây sự tò mò của những thanh thiếu niên mới lớn. Từ Bến Mía đi về Ga Lớn (ga Đà Nẵng bây giờ) hoặc một nơi nào đó, với những trạm dừng bên đường, là những chiếc xe buýt mang nhãn hiệu Renault được sơn màu vàng. Lúc đó người ta thường gọi là xa Vàng.
    Ðà Nẵng chợt thay đổi nhiều trong năm 1954.
    Những khu nhà ở được thiết lập với các tên gọi :Thanh Bình, Tam Tòa, Thanh Bồ, Ðức Lợi...Thành phố bắt đầu chật ra. Đám trẻ con thường chạy theo xem những đám người lùng bắt chuột cống trên các ngã đường.. quên cả việc đánh cờ gánh ở cột đài Diên Hồng, quên lăn lộn với trái tennis trên bãi than trước Bảo Trợ Nhi Ðồng.....Và chúng nó thong dong lớn lên, dớn dát ngó mỗi khi đi ngang bordel vừa đóng cửa trên đường Thống Nhất.
    Tầm vóc Ðà Nẵng, phía sau những tháng năm chinh chiến càng ngày càng thanh thản, khởi sắc. Nhà thơ Phan Xuân Sinh, một đứa con của Nại Hiên, một đôi mắt săn, giữ những sắc hương một thời của trường trung học Sao Mai, hồi niệm :
    ..." Vào khoảng thập niên 60, Ðà Nẵng có cái lệ là chiều thứ bảy thiên hạ rần rần đổ ra đi "bát phố". Trai thanh gái lịch đủ mặt, cũng chỉ đi lòng vòng mỗi một "blốc" đường. Muốn tìm người quen hay bạn bè thì chiều thứ bảy đứng phía trước mặt Chợ Hàn, thế nào cũng gặp. Còn nếu không, sợ đứng lâu mỏi chân thì ngồi ở quán cà phê gần Thông Tin ở đường Yên Báy, người mình muốn gặp phải đi ngang qua đó. Nói vậy đủ biết Ðà Nẵng lúc đó dân số không đông lắm. Ðường sá vẫn còn vắng vẻ chứ không như bây giờ. Dân chúng cũng thảnh thơi, ung dung dạo phố. Cái ăn, cái mặc, nó không quấn bên đít nên cũng còn hưởng được chút tao nhã của một thời thịnh trị. Tụi tôi còn là học sinh, xe đạp khóa lại, đặt ở bờ tường Thông Tin, rồi đi dạo phố. Ði cả buổi, lúc nào về, trở lại chỗ cũ lấy xe. Xe vẫn còn nguyên vẹn chứ không bay mất. Như vậy đủ biết, tình trạng trộm cắp trong thành phố chưa là mối lo cho dân chúng..." (2)
    Ðà Nẵng của thập niên 70, không những đã chia tay cùng những đêm thứ bảy, những chiều bát phố của Phan Xuân Sinh, mà còn phải chia tay với nhiều buồn vui, dồn dập gối đầu lên nhau.Những ngày tháng dở mưa dở nắng, thở trong hơi lựu đạn cay, đi dưới những giải băng biểu ngữ rồi cũng qua. Ðà Nẵng không có cái huyên náo trường kỳ, liên tục như cố đô Huế. Nhưng Ðà Nẵng có cái quyết liệt đến cộc cằn. Đã bao nhiêu người ngã xuống cho Tổ quốc quyết sinh. Đã bao người đứng dậy đấu tranh cho hòa bình của dân tộc. Bằng chứng là, chỉ riêng huyện Điện Bàn của chúng ta thôi thì các anh hùng liệt sĩ đã nằm xuống với hơi thở của đất không phải là ít! Riêng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng thì đây là huyện nhiều nhất trong cả nước!
    Vâng, một Đà Nẵng oai hùng trong quá khứ và bây giờ, một Đà Nẵng đang thay da đổi thịt, đang phát triển theo từng nhịp tim của những người con xứ Quảng.
  4. donnacalf

    donnacalf Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/07/2004
    Bài viết:
    406
    Đã được thích:
    0
    Đà Nẵng: "đầu tàu" kinh tế miền Trung
    Đà Nẵng (TTXVN 4/9/03) - Nằm bên bờ con sông Hàn lịch sử, thành phố Đà Nẵng đang thay da, đổi thịt từng ngày. Nhiều đường phố mới khang trang, những cây cầu thơ mộng, bờ biển sạch và trong lành, làm cho bộ mặt thành phố thêm tươi trẻ và tràn đầy sức sống.
    Trong dịp về làm việc tại thành phố, Thủ tướng Phan Văn Khải đã xác định phải xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm kinh tế của khu vực miền Trung. Nhiệm vụ mới đặt ra rất nặng nề, nhưng đây là cơ hội lớn, để thành phố "cất cánh" về kinh tế và đóng vai trò làm "đầu tàu" cho cả "đoàn tàu" bao gồm các tỉnh trong khu vực miền Trung và Tây Nguyên cùng phát triển.
    Ở vị trí Trung tâm của khu vực miền Trung, Đà Nẵng có một hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh gồm sân bay quốc tế lớn, cảng Sông Hàn và cảng nước sâu Tiên Sa, đi qua địa bàn còn có tuyến đường sắt Bắc-Nam, mạng đường bộ bao gồm Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh và trong tương lai không xa, dự kiến sẽ xây dựng thêm tuyến đường cao tốc Huế-Đà Nẵng-Quảng Nam-Quảng Ngãi và tuyến đường ven biển.
    Những năm gần đây, kinh tế của Đà Nẵng đã có bước phát triển khá toàn diện, năm 2002 tổng sản phẩm trên địa bàn của thành phố đạt được 4.283 tỷ đồng, với mức tăng trưởng bình quân trong hai năm 2001 và 2002 là 12,4%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh, trong đó tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ chiếm trên 96%. Một số sản phẩm công nghiệp của Đà Nẵng có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường, như hàng may mặc, giày, xăm lốp, xi măng, nhựa, gạch ốp lát, giấy bìa, sợi, thực phẩm.
    Theo ông Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng: hiện còn có những vấn đề thành phố phải tập trung giải quyết trong thời gian tới, như tăng trưởng kinh tế chưa cao và chưa vững chắc, lĩnh vực du lịch và dịch vụ chưa phát triển mạnh, sức cạnh tranh của hàng hóa còn hạn chế, thị trường tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn. Ông Thanh cũng cho biết những giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế-xã hội của thành phố trong thời gian tới là: ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến hải sản, dệt may, giày da, cơ khí, điện tử, hóa chất, vật liệu xây dựng theo công nghệ hiện đại, không gây ô nhiễm môi trường và phát triển công nghiệp phần mềm trở thành một mũi nhọn kinh tế của thành phố.
    Thành phố cũng chủ trương tập trung đầu tư xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng và có cơ chế khuyến khích đầu tư tại các khu công nghiệp Liên Chiểu, Hòa Khánh, Đà Nẵng; đẩy mạnh khâu xúc tiến đầu tư trực tiếp của nước ngoài để phát triển công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu có quy mô lớn.
    Đà Nẵng có điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển, mà hướng tới là ưu tiên xây dựng trung tâm nghề cá mạnh, tập trung vào nuôi trồng, khai thác, chế biến và dịch vụ.
    Bên cạnh đó phát triển dịch vụ về cảng biển, phấn đấu đưa Đà Nẵng thành trung tâm lớn thứ 3 của cả nước về đóng mới và sửa chữa tàu biển. Thành phố sẽ ưu tiên cải tạo và mở rộng cụm cảng Đà Nẵng (bao gồm cảng Tiên Sa và Sông Hàn), nâng cao năng lực bốc dỡ lên khoảng 3,5 triệu tấn/năm.
    Nằm trong trung tâm vùng trọng điểm du lịch Huế-Đà Nẵng-Quảng Nam, chủ trương của thành phố là phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa truyền thống, du lịch quốc tế và du lịch nội địa. Tạo điều kiện cho Đà Nẵng phát triển, Trung ương tiếp tục đầu tư cho các công trình như mở rộng đường Quốc lộ 1A, nâng cấp Quốc lộ 14B nối cảng Tiên Sa với đường Hồ Chí Minh, xây dựng đường hầm đèo Hải Vân và đường tránh phía Tây thành phố, xây dựng thêm cầu Tuyên Sơn, mở rộng đường Ngô Quyền ra cảng, nâng cấp cảng biển nước sâu Tiên Sa đạt công suất 3 triệu tấn/năm vào năm 2005, xây dựng mới ga hàng không quốc tế Đà Nẵng, hiện đại hóa trung tâm bưu chính viễn thông.
    Về phía thành phố sẽ tập trung cải tạo mạng lưới giao thông nội thành, nâng cấp hệ thống giao thông ven thành phố và các trục giao thông quan trọng, như mở rộng đường mới Liên Chiểu-Thuận Phước ven vịnh Đà Nẵng, đường ven biển Sơn Trà - Non Nước.
    Đóng góp về phương hướng phát triển kinh tế trong thời gian tới của thành phố, ông Trương Văn Đoan, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết xuất khẩu của Đà Nẵng hiện chưa ổn định, vì cơ cấu ngành hàng vẫn nặng về da giày và dệt may. Muốn vươn lên làm giàu, thành phố cần phải có cơ chế chính sách thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư nước ngoài, chú trọng đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp nặng. Bên cạnh đó phải quan tâm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng các nhu cầu của thành phố và của cả vùng.
    Thứ trưởng Bộ Công nghiệp Đỗ Hữu Hào nhất trí: phải đẩy mạnh phát triển công nghiệp phần mềm, Đà Nẵng sẽ trở thành một trung tâm công nghiệp phần mềm lớn (chỉ đứng sau TP Hồ Chí Minh và Hà Nội). Về phát triển công nghiệp chế biến cao su, ông Hào cho rằng Đà Nẵng có đủ điều kiện để xây dựng ở đây một nhà máy sản xuất xăm lốp ô tô hiện đại.
    Ông Trần Xuân Giá, Trưởng ban nghiên cứu kinh tế của Thủ tướng đánh giá: tỷ trọng công nghiệp-xây dựng và dịch vụ chiếm trên 93% là con số rất đáng mừng, nhưng thu nhập bình quân tính trên đầu người mới đạt 670 USD/người/năm, thì chưa tương xứng với tầm vóc của một thành phố công nghiệp. Điều đó chứng tỏ hàm lượng trí tuệ trong sản phẩm công nghiệp còn rất thấp và trên địa bàn Đà Nẵng thiếu những dịch
  5. donnacalf

    donnacalf Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/07/2004
    Bài viết:
    406
    Đã được thích:
    0
    MỸ SƠN
    Được UNESCO công nhận năm: 1999
    Xếp hạng theo tiêu chí của Công ước Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới: C ii, iii(C: thuộc loại Di sản Văn hoá; ii, iii: thứ mục tiêu chí số 2, 3)
    Khu di tích tháp Chàm Mỹ Sơn nằm trong một thung lũng hẹp có đường kính khoảng 2km, thuộc làng Mỹ Sơn, xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách Đà Nẵng 70km về hướng Tây - Tây Nam, cách Trà Kiệu- kinh thành cũ của vương quốc Chăm pa xưa 20km về phía Tây. Suốt 4 thế kỷ bị lãng quên, đến năng 1885, Mỹ Sơn mới được phát hiện. Mười năm sau, các nhà nghiên cứu bắt đầu thực hiện các cuộc phát quang, nghiên cứu khu di tích này.
    Có thể chia việc nghiên cứu của các nhà khoa học Pháp về Mỹ Sơn thành hai giai đoạn khác nhau:
    - Năm 1898 - 1899, Louis de Fino và Launet de Lajonquere nghiên cứu các văn bia.
    - Năm 1901 - 1902, Hen ri Pamlentier nghiên cứu về nghệ thuật và năm 1904 ông cùng Olrpeaus tổ chức khai quật khảo cổ học tại đây.
    Đến năm 1904, những tài liệu cơ bản nhất về Mỹ Sơn đã được L.Finot và H.Pamlentier công bố. Từ công trình nghiên cứu của H. Parlnentler, chúng ta biết cách đây hơn 100 năm, Mỹ Sơn đã có 68 công trình kiến trúc và ông đã chia chúng thành các nhóm từ A, A?T đến N.
    Nhà nghiên cứu nghệ thuật F.S. Tern chia di tích Chăm Việt Nam ra làm 7 phong cách nghệ thuật theo quá trình tiến triển của nó. Mỹ Sơn có đủ đại biểu các phong cách, trong đó có đến hai phong cách xuất phát từ Mỹ Sơn. Đặc biệt phong cách Mỹ Sơn A.1 với xuất phát là đền A1 thường được gọi là kiệt tác kiến trúc của di tích Chăm.
    Văn bia tại Mỹ sơn cho thấy lịch sử của Mỹ Sơn được bắt đầu bằng những ngôi đền gỗ vào thế kỷ thứ IV. Sau đó nó bị cháy đi nhưng chúng ta không biết được lý do. Đến thế kỷ thứ VII, một ông vua khác dâng cúng và xây một ngôi đền gạch. Từ đó về sau, các vương triều Chăm pa liên tục dâng cúng những ngôi đền, những kiến trúc tại Mỹ Sơn kéo dài từ những đền tháp đầu tiên vào thế kỷ thứ VII đến những đền tháp cuối cùng vào thế kỷ XIII. Trong vòng 7 thế kỷ như vậy, đền tháp tại Mỹ Sơn được xây mới và tu bổ liên tục nên những phong cách nghệ thuật và kiến trúc của nó cũng thể hiện sự chuyển hoá của quá trình phát triển của nghệ thuật và kiến trúc Chăm pa. Chúng ta cũng còn thấy được rằng các vương triều Chăm pa xưa ngoài việc xây dựng các ngôi đền mới, họ còn có nhiệm vụ tu sửa lại các ngôi đền cũ và họ chỉ tu sửa mặt tường ngoài chứ không tu sửa mặt trong. Nếu chỉ căn cứ vào cách trang trí mặt ngoài mà xác định niên đại của đền tháp thì có thể sẽ không đúng vì rất có thể khi trùng tu, người đời sau sẽ áp đặt phong cách mỹ thuật của thời họ vào trên tường tháp.
    Là một quốc gia chịu ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Độ, Shiva là vị thần được tôn thờ tại vương quốc Chăm pa. Đền thờ tại Mỹ Sơn được các vương triều Chăm pa xây dựng để thờ chính vị thần vua của mình. Sự kết hợp giữa vương và thần được thể hiện qua ngẩu tượng Linga. Từ những buổi ban đầu sơ khai, gần như người nghệ sĩ Chăm học cách trang trí mỹ thuật và thực hiện nó theo người Ấn Độ (Mỹ Sơn E1). Nhưng rồi dần về sau, tính bản địa đã được thể hiện. Nhưng theo thời gian, qua giao tiếp với các nền văn minh khác và sự tiếp nhận chọn lọc của người nghệ sĩ Chăm pa; đền tháp tại Mỹ Sơn mang những đường nét kiến trúc theo các thời kỳ khác nhau thể hiện các luồng văn hoá mà họ nhận được. Là khu đền thờ chính của vương quốc trong suốt chín thể kỷ, nên các đền tháp của Mỹ Sơn cũng thể hiện tính thăng trầm của các thời kỳ, những thay đổi trong lịch sử của các vương triều, những chuyển biến trong đời sống văn hoá.
    Tuy chỉ xây dựng những công trình có kích thước vừa và nhỏ, những kiến trúc của Mỹ Sơn đã chắt lọc được những tinh hoa của người nghệ sĩ, sự kết hợp giữa kỹ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí người Chăm pa xưa đã tạo cho các đền tháp một vẻ uy nghiêm và kỳ bí.
    Khi nói về di tích Chàm, chúng ta hay nói về các đền tháp bằng gạch. Nhưng ở Mỹ Sơn lại có một đền bằng đá và là đền duy nhất bằng đá của di tích Chăm. Văn bia tại Mỹ Sơn cho biết, đền này được trùng tu lần cuối cùng bằng đá vào năm 1234. Ngày nay tiếc rằng ngôi đền này đã bị sập nhưng hệ móng của nó cho thấy nó cao trên 30m và đây là ngôi đền cao nhất Mỹ Sơn. Các tài liệu thu thập được xung quanh khu đền này cho thấy nhiều khả năng đây và vị trí của ngôi đền đầu tiên vào thế kỷ thứ IV.
    Năm 1937, các nhà khoa học Pháp bắt đầu có những công cuộc trùng tu tại Mỹ Sơn. Năm 1937-1938, ngôi đền A1 và các ngôi đền nhỏ xung quanh nó được trùng tu. Các năm sau, từ 1939 đến 1943, các tháp B5, B4, C2, C3, D1, D2 được trùng tu và gia cố lại. Năm 1939, nhằm để nghiên cứu các di tích của nhóm A, B, C, D khỏi sự phá huỷ của dòng nước (đã phá sập tháp A9), người Pháp đã cho xây một con đập và đào một dòng chảy xuyên núi để đổi hướng dòng chảy. Nhưng năm 1946, sau một trận lũ lớn, con đập này đã bị vỡ, nước chảy trở lai theo dòng cũ như ngày hôm nay chúng ta thấy.
    Mỹ Sơn có một giai đoạn yên lắng từ năm 1954 đến 1964. Khi đó, cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc chưa đến giai đoạn khốc liệt. Nhưng từ năm 1965 đến 1972, khi khu vực Duy Xuyên và Quảng Nam trở thành một chiến trường. Đền tháp Mỹ Sơn cũng bị thiệt hại cùng với xóm làng mà nó đã mang tên. Nặng nề nhất là trận bom năm 1969 đã làm biến dạng hình hài của khu di tích. Hầu hết các đền tháp đã bị sụp đổ hoặc hư hại nặng nề. Sau chiến tranh, để phục vụ cho công cuộc nghiên cứu, phục hồi di tích, chúng ta đã tiến hành rà phá bom mìn còn lại ở khu vực này. Mỹ Sơn sau chiến tranh là sự ngổn ngang gạch đổ, cần sự trợ giúp của nhiều người.
    Năng 1980, trong chương trình hợp tác văn hoá Việt Nam- Ba Lan, tiểu ban phục hồi di tích Chăm pa được thành lập do cố kiến trúc sư KAZIMIERS KWIATKOWSKI (1944-1997) phụ trách. Từ 1981 đến 1985, các đền tháp nhóm B, C, D được dọn dẹp và gia cố, hàng ngàn mét khối gạch vỡ, đất đá được đưa ra khỏi khu vực và sắp xếp lại. Nhờ vậy mà khu vực đền tháp này có được dáng vẻ như ngày hôm nay. Sau đó, một phần nhóm A được dọn dẹp và gia cố. Mỹ Sơn hiện nay vẫn còn rất nhiều việc để làm nhưng được như hôm nay là công sức của những con người của những năm 1980 đầy khó khăn. Cố kiến trúc sư người Ba Lan mà mọi người hay gọi bằng một tên thân mật KAZIK đã để lại một tình cảm sâu đậm trong di tích và con người tại Mỹ Sơn. Ông mất năm 1997 tại Huế.
    Để tiếp tục công việc bảo tồn di năm 1995, Ban quản lý Di tích Mỹ Sơn đã được thành lập. Để có cơ sở thực hiện công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di tích, Ban đã phối hợp với Trung tâm thiết kế và tu bổ di tích Trung ương thiết lập các dự án tu bổ cấp thiết từng cụm di tích trên cơ sở quy hoạch toàn vùng. Nổi bật nhất trong những năm 1998-1999, Ban đã hoàn thành được hồ sơ để trình UNESCO công nhận Mỹ Sơn là Di sản Thế giới. Tháng 12 năm 1999, Mỹ Sơn đã chính thức là Di sản Văn hoá Thế giới với hai tiêu chuẩn:
    - Là điển hình nổi bật về sự giao lưu văn hoá với sự hội nhập vào văn hoá bản địa. Những ảnh hưởng văn hoá bên ngoài, đặc biệt là nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ giáo từ tiểu lục địa Ấn Độ.
    - Phản ảnh sinh động tiến trình phát triển của lịch sử văn hoá Chăm pa trong lịch sử văn hoá Đông Nam á.
    Trong năm 1999, theo thoả thuận của ba bên Việt Nam - UNESCO - Italia, Ban quản lý Di tích Mỹ Sơn hợp tác với đoàn chuyên gia Italia nghiên cứu toàn diện về Mỹ Sơn. Từ đó, chúng ta có được bản đồ thực trạng khu vực di tích năm 2000. Các chuyên gia cho rằng việc đối xử với di tích phải hết sức dè dặt, phải nghiên cứu kỹ về vật liệu xây dựng vì người xưa không chỉ để lại những giá trị mỹ thuật và lịch sử mà còn có cả kỹ thuật vật liệu. Chơ đến ngày hôm nay, chúng ta vẫn chưa có được một kết luận khoa học mang tính đúng đắn và có khả năng ứng dụng. Viên gạch cổ nhẹ hơn gạch hiện tại cùng kích thước 1,3 lần. Gạch được nung non hơn nhưng, tính chất về sức bền vật liệu lại cao hơn. Đặc biệt nếu nhìn mặt ngoài của bức tường đền tháp, chúng ta có cảm nhận là tường xây không cần vữa, nhưng gạch bị tách ra cho chúng ta thấy là có một lớp vữa mỏng. Các nhà phân tích Châu Âu kết luận rằng thành phần của lớp vữa này là thành phần vô cơ không tạo kết dính. Chúng ta lại cần phải nghiên cứu tiếp. Đền tháp Chăm ở Mỹ Sơn không chỉ chứa chất những giá trị văn hoá làm say đắm chúng ta mà còn chứa cả những giá trị kỹ thuật mà công nghệ thời chúng ta chưa giải quyết được. Đến Mỹ Sơn, nhìn một mảng tường để biết rằng chúng ta còn phải học nhiều.
    Để bảo tồn di tích khỏi sự tác động của thiên nhiên, những khu rừng mới đã được trồng, vành đai xung quanh di tích cần được bảo vệ. Hiện nay, tuy còn nhiều việc phải tiếp tục làm, nhưng rừng núi Mỹ Sơn đã trở lại màu xanh. Trong quá trình gia cố, phát lộ di tích, Ban quản lý di tích Mỹ Sơn vẫn phải tiếp tục làm lại quá trình rà soát bom mìn lần hai để bảo đảng chiến tranh không làm tổn thương con người và di tích thêm lần nữa.
    Đồng thời, với việc bảo tồn di tích ngày một tốt hơn thì nhu cầu văn hoá của nhân dân và du khách ngày một cao hơn. Mỹ Sơn trở thành một điểm thu hút khách tham quan trong và ngoài nước, Mỹ Sơn dần đần hồi phục diện mạo trong sự yêu mến của mọi người. Để thu hút khách du lịch và phát triển kinh tế, đồng thời làm giảm bớt áp lực tác động vào di tích trong thời gian tới. Uỷ ban nhân dân huyện Duy Xuyên đã có dự án xây dựng khu du lịch Thạch Bàn, Mỹ Sơn. Với dự án này, hy vọng sự bảo tồn và phát huy giá trị của khu di tích tháp Chàm, Mỹ Sơn được thực hiện một cách có hiệu quả và bền vững. Di sản Văn hoá thế giới tháp Chàm Mỹ Sơn chứa đựng những giá trị văn hoá lớn lao, cần sự hiểu biết và yêu mến của mọi người.
  6. donnacalf

    donnacalf Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/07/2004
    Bài viết:
    406
    Đã được thích:
    0
    ĐÔ THỊ CỔ HỘI AN
    Được UNESCO công nhận
    Xếp hạng theo tiêu chí của Công ước Di sản Văn hoá và Thiên nhiên thế giới :
    (C: Thuộc loại di sản văn hoá, : thứ mục tiêu chí số )

    Hội An, Haisfo, Haiso, Cotam, Faifo hay Đô Thị - Thương cảng, lâu đã đi vào lịch sử Việt Nam và đã được nhắc đến trong tư liệu nhiều nước Đông á, Đông nam á và một số nước phương Tây.
    Đô thị - Thương cảng Hội An nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, cách thành phố Đà Nẵng 30km về phía Đông Nam. Phía Đông Đô thị cổ Hội An nối với biển Đông qua cửa Đại. Phía Nam giáp huyện Duy Xuyên, phía Tây giáp huyện Điện Bàn. Vào các thế kỷ trước, Hội An còn thông thương với Đà Nẵng bằng con sông Cổ Cờ. Thông qua sông Thu Bồn, Đô thị cổ Hội An nối với Kinh đô Trà Kiệu, với khu thờ tự Mỹ Sơn ở thượng lưu, và thông qua các đường sông, đường bộ, nối với núi rừng giầu lâm thổ sản miền Tây, cũng như với Kinh đô Phú Xuân - Huế ở phía Bắc và các Dinh trấn phía Nam. Hội An ở giữa vùng đồng bằng giầu có của xứ Quảng và giữ một vị trí đầu mối giao thông thuận lợi với các thị trường trong nước và với hệ thống hàng hải quốc tế.
    Thương cảng Hội An hình thành trong khoảng thế kỷ 15-16, thịnh đạt trong thế kỷ 17-18, nhưng trước đó rất lâu (từ thế kỷ 2 SCN trở về trước), vùng đất Hội An đã nằm trong địa bàn phân bố của văn hoá tiền Sa Huỳnh - đến Sa Huỳnh và còn là một cảng thị trọng yếu của Champa (từ thế kỷ 2 đến thế kỷ 15). Cửa Đại Chiêm, Cù Lao Chàm cùng nhiều di tích văn hoá Champa cổ được phát hiện trong thời gian gần đây đã chứng minh về giai đoạn tiền đề trong lịch sử phát triển của đô thị - Thương cảng Hội An.
    Trong thời thịnh đạt, đặc biệt trong nửa đầu thế kỷ 17, Hội An là trung tâm mậu dịch lớn nhất của Đàng Trong và cả nước Đại Việt, là một trong những thương cảng sầm uất của vùng biển Đông nam á. Trung tâm hoạt động của thương cảng là vùng bến cảng cùng phố chợ buôn bán nằm trên bờ biển Bắc sông Thu Bồn, nay là vùng nội thị của Thị xã Hội An gồm các phường Minh An, Sơn Phong, Cẩm Phô. Nhưng phạm vi thương cảng lúc đó còn mở rộng ra cả hai bên bờ Bắc, bờ Nam dòng sông bao gồm những nơi neo đậu tầu thuyền như đầm Trà Nhiêu, Trung Phường, Trà Quế?Cảng Sông Hàn ở phía Bắc và có thể coi đó chính là các vệ tinh của Đô thị - Thương cảng Hội An. Phía trên sông Thu Bồn là Dinh trấn Thanh Chiêm của Quảng Nam, nơi các tàu thuyền ngoại quốc muốn hoạt động buôn bán ở Hội An phải đến trình báo, là các thủ tục hải quan. Có thể hình dung Đô thị Hội An với không gian hoạt động rộng lớn như vậy.
    Nhờ ở vào vị trí địa lý thuận lợi nên hàng hoá từ bốn phương trong nước tụ về Thương cảng Hội An. Rồi lại chính từ thương cảng này, hàng hoá trong nước với những sản phẩm nổi tiếng như tơ, tằm, gốm, sứ, trầm hương, yến sào?được thuyền buôn các nước chuyển tải đến nhiều nước Đông á, Nam á, Đông nam á và một số nước phương Tây. Hàng hoá nước ngoài cũng từ Hội An được toả khắp mọi miền đất nước.
    Hội An là cửa ngõ của Đàng Trong - Việt Nam thông thương với thế giới bên ngoài. Tầu thuyền của Nhật Bản, Trung Quốc, các nước vùng biển Đông nam á như Thái Lan Philippin, Indonesia, Malaysia, ấn độ?và một số nước Châu Âu như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Pháp?hàng năm cập bến mở hội chợ từ 4 đến 6 thàng liền. Nhiều kiều dân nước ngoài, nhất là người Hoa, người Nhật đã được Chúa Nguyễn cho phép ở lại lập phố, mở cửa hàng buôn bán, được sống theo phong tục riêng. Thế kỷ 17, Hội An có ?ophố Nhật?, ?ophố Khách?, có thương điếm Hà lan?và đó là một trung tâm giao lưu kinh tế rộng lớn, một Đô thị- Thương cảng có tầm cỡ quốc tế. Đó cũng là kết quả của một thời kỳ đất nước mở cửa trong bối cảnh phát triển của hệ thống buôn bán với khu vực và thế giới. Trong thời kỳ này, Hội An còn là trung tâm giao lưu văn hoá Đông - Tây, là một trong những cái nôi chính hình thành chữ Quốc ngữ, là trung tâm truyền bá đạo Thiên chúa, đạo Phật ở Đàng Trong.
    Sang thế kỷ 19, do nhiều nguyên nhân bên trong và bên ngoài, do cả những biến đổi của địa hình sông nước, hoạt động kinh tế và vai trò của Hội An suy giảm dần kết thúc thời kỳ thương cảng thuyền buồm và nhường chỗ cho thương cảng thuyền máy Đà Nẵng phát triển (từ cuối thế kỷ 19). Nhưng cũng nhờ đó, Hội An tránh được những biến dạng của một đo thị cận đại để bảo tồn cho đén ngày nay - một quần thể Đô thị - Thương cảng cổ tương đối nguyên vẹn. Đó là di tích của các bến cảng, các phố cổ, các nhà ở kết hợp cửa hàng của nhân dân, các hệ thống nhà thờ tộc họ, các đình chùa, đền miếu, các hội quán của người Hoa, những mộ người Nhật, người Hoa và chiếc cầu mang tên cầu Nhật Bản?Những loại hình kiến trúc phong phú đa dạng đó, cùng với lối sống, phong tục tập quán, lễ hội...của cộng đồng dân cư Hội An còn như tấm gương phản ánh chặng đường dài của quá trình giao thoa, hội nhập, tiếp biến văn hoá, tạo nên một sắc thái văn hoá riêng Hội An vừa mang tình dân tộc, bản địa, vừa có sự hài hoà giữa các yếu tố nội sinh và ngoại sinh.
    Đô thi - Thương cảng Hội An với hạt nhân Phố cổ là di tích lịch sử, là di sản văn hóa vô giá thuộc loại quý hiếm trên thế giới đã được Chính phủ CHXHCN Việt Nam công nhận và xếp hạng di tích Quốc gia (năm 1985), được dư luận trong nước và thế giới trân trọng đánh giá cao. Năm 1985, Hội thảo Khoa học Quốc gia và năm 1990, Hội thảo Khoa học Quốc tế về Đô thị cổ Hội An đã được tổ chức ở ngay tại Hội An, tại Đà Nẵng với sự tham gia của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước. Năm 1995, Hội Bảo trợ Di sản Văn hoá - Kiến trúc Hội An được thành lập nhằm vận động những cá nhân và tổ chức trợ giúp cho công việc bảo tồn, tôn tạo khu di tích Phố cổ Hội An. Đặc biệt, ngày 01-12-1999, UNESCO công nhận Khu Phố cổ Hội An là Di sản Văn hoá Thế giới đã là khẳng định vị trí và sự góp mặt của Di sản Văn hoá Hội An trong kho tàng Di sản Văn hoá nhân loại.
  7. donnacalf

    donnacalf Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/07/2004
    Bài viết:
    406
    Đã được thích:
    0
    Bán đảo Sơn Trà một điểm du lịch thơ mộng.
    Bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) có diện tích gần 4400ha, cách trung tâm Đà Nẵng khoảng 7km, hiện đang được xây dựng thành một số khu du lịch với những bãi tắm thơ mộng, có nơi thích hợp với du lịch mạo hiểm hoặc du lịch lặn và vùng biển bao quanh Sơn Trà trong tương lai là một trong 15 khu bảo tồn biển quốc gia.
    Sơn Trà có nhiều cảnh đẹp. Hòn Nghê là một tảng đá rất lớn nằm gần bờ phía đông bán đảo, có hình dáng giống con Nghê đang tắm. Tử Đỉnh Bàn Cờ cao 625m có thể quan sát toàn đảo và trung tâm thành phố Đà Nẵng; Bãi Bắc nằm phía đông bán đảo, với bãi cát thoải, về mùa đông thường có vích và đồi mồi lên bờ đẻ trứng. Bãi Bụt, bãi Nam nằm ở phía đông nam bán đảo có những khu bãi tắm đẹp với các quần thể san hô nằm rất gần bờ, sóng ở hai bãi này êm đềm, an toàn cho du lịch lặn.
    Bao quanh Sơn Trà là biển, sát ngay rừng cây là bãi cát trắng mịn, hẹp thoải chạy dài theo bờ biển. Ở những nơi vắng người, khỉ thường theo rừng xuống bãi biển chơi đùa. Xen giữa cát, nước biển, cây là những hòn đá tảng nhiều hình dạng đẹp mắt. Hòn thì trông giống cá cóc nghiêng mình trên bãi cát, hòn giống đôi rùa ngỏng đầu lên đùa bỡn với nhau, hòn hình cô gái tắm biển... Bờ biển phía bắc có gió và sóng mạnh, thích hợp với du lịch mạo hiểm, phía nam Sơn Trà, biển êm dịu, an toàn. Sơn Trà có khoảng 20 con suối chảy, cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu cho nhân dân sống xung quanh. Nước suối ở Sơn Trà còn được coi là một trong những nguồn tài nguyên có giá trị kinh tế và xuất khẩu. Sơn Trà còn có ngọn hải đăng Tiên Sa là một trong những nhà đèn đẹp và lớn nhất Việt Nam, được xây dựng lại năm 1958.
    Sơn Trà không chỉ quyến rũ đối với khách du lịch mà còn là nơi tìm đến của nhiều nhà khoa học sinh thái. Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà với hệ sinh thái rừng thường xanh lá rộng với nhiều loài cây bản địa, đặc biệt là có cây chò đen, dầu lá bóng, chạy dài tới ven biển tạo nên những bãi biển thơ mộng. Ở đây có nhiều cây lớn với nhiều hình dạng kỳ lạ. Số loài thực vật bậc cao lên tới gần 1000 loài, thuộc 483 chi trong đó có 22 loài quí hiếm như cây Cốt toái bổ, cây Vạn tuế lược, Re hương, Cẩm Lai Bà Rịa và 143 loài cây làm thuốc, 104 cây cảnh. Sơn Trà có những quần hệ trảng cây bụi, trảng cỏ phong phú, chảy dài xuống ven biển. Ở khu bảo tồn này còn có 30 loài thú thuộc 15 họ, 51 loài chim thuộc 25 họ và 15 loài bò sát và 3 loài ếch nhái. Ở Sơn Trà có phổ biến các loại động vật quí hiếm như voọc chà và còn khoảng 50-60 cá thể, khỉ đuôi dài, lợn rừng, đồi, chồn bạc má, sóc chân vàng, cầy vòi đốm, gà tiền mặt đỏ, vích./.
  8. donnacalf

    donnacalf Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/07/2004
    Bài viết:
    406
    Đã được thích:
    0
    Ðà Nẵng qua cái nhìn
    Ðịa Lý, Văn Hóa, Lịch Sử

    Ðà Nẵng với sông Hàn - cửa Hàn - vịnh Hàn và bán đảo Sơn Trà, là một cảnh thị rất tốt của miền Trung, của cả Việt Nam. Cái tên Hàn, tôi thấy trong thơ Ðường :
    " Cô tô thành ngoại Hàn sơn tự
    Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền"
    Lại cũng thấy bến đò Hàn ở Ninh Giang - Vĩnh Bảo, Hải Dương, thoạt cứ ngỡ là tên chữ Hán tự, hóa ra Hàn-Hat-Hac (như "Hát Môn" ở Sơn Tây - Hắc Hải ở Quảng Bình) là tiếng melaya cổ, chỉ bến sông, cửa sông.
    Ðà Nẵng vốn là một thành phần hữu cơ của xứ Quảng, của tỉnh Quảng Nam. Tây thực dân tách Tourane - Ðà Nẵng- một cái tên gốc Chàm- ra thành "nhượng địa" kiểu Tây. Chiến tranh và Cách mạng lại gắn bó Quảng Ðà với nhau.
    Nay do yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, Ðà Nẵng lại tái lập là thành phố trực thuộc trung ương, nhưng tất nhiên vẫn phải liên lạc với Quảng Nam. Về mặt kinh tế cũng như về mặt văn hóa xã hội vẫn phải đặt Ðà Nẵng trong bối cảnh xứ Quảng, nếu như chúng ta muốc có một cái nhìn khoa học.
    Ðà Nẵng nằm ở phía nam chân đèo Hải Vân, mà Sơn Trà - cũng cấu tạo địa chất - là sự nối dài ra biển, một sự đâm ngang, của dãi cuối Trường Sơn nam - có người gọi là Nam Sơn.
    Từ Hải Vân trở vào nam của đồi rừng á xích đạo. Ðà Nẵng - xứ Quảng không có mùa khô rõ rệt, do tác dụng bức chấn của khối núi bắc Kontum nên trong mùa gió đông bắc lượng mưa còn đáng kể. Hải Vân như một bức tường thành làm giới hạn cuối cùng cho cái mùa đông gió bấc lạnh lùng của miền bắc nước ta.
    Ðà Nẵng - xứ Quảng không có mùa đông vì nhiệt độ trung bình các tháng đều trên 20 độ C, mấy tháng đầu năm, khí trời dịu mát, khô ráo; tháng 5 đến tháng 8, bầu trời ixanh ngắt, nắng hắt xuống cồn cát trắng xóa, mặt biển thẩm lại, gần như chuyển sang màu tím. Mùa nắng lại không phải là mùa mưa vì dãi Trường Sơn chắn gió mùa tây nam từ vịnh Bengale thổi tới. Mưa lệch pha với hai miền bắc bộ và nam bộ, bắt đầu từ tháng 9, tháng 10 (mưa hội tụ nội chí tuyến và tiếp theo là mưa địa hình) Gío bấc thổi mát từ biển vào, đưa tới Ðà Nẵng- xứ Quảng những trận mưa kéo dài nhiều ngày rả rích. Ðây là mùa thu của miền Trung và cũng là mùa bão lũ. Mưa giảm dần về cuối năm và sang giêng thì kết thúc.
    Bờ biển Ðà Nẵng - xứ Quảng vốn khúc khuỷu nhưng đã được san bằng qua phương thức cồn cát-đầm phá, các mõm núi nhô ra biển được nối liền bởi các dải cồn, hải lưu chảy nhanh hơn bùn sét do hệ sông Vu Gia - Thu Bồn mang ra đã ít, lại bị cuốn đi xa nên ven biển gồm toàn cát trắng xám. Cũng vì thế mà có nhiều bãi tắm đẹp, tốt như Tiên Sa, Non Nước, Mỹ Khê.
    Sóng gío biển vun cát nên cồn trong khi sông tải phù sa ra biển. Sông và biển phối hợp nhau tạo nên đất nước, và ảnh hưởng vào văn hóa con người.
    Lãnh thổ Ðà Nẵng trải dài tới vùng Non Nước - Ngũ Hành Sơn (Lạ một điều, trên các bản đồ Mỹ và bản đồ du lịch, người ta cứ ký hiệu vùng Non Nước- Ngũ Hành Sơn là China beach (bãi biển Trung Hoa). Ðó là điều tối kỵ, mong sở du lịch Ðà Nẵng lưu tâm sửa đổi).
    Như thế, Ðà Nẵng nay bao gồm cả lưu vực sông Vĩnh Ðiện ( Câu Nhí) ngã ba Ðiện Ngọc. Ta nhớ đến câu ca dao xưa ở thế kỷ XIX :
    "Từ ngày Tây lại cửa Hàn
    Ðào sông Câu Nhí, đắp đàng Bông Miêu"
    Câu này dễ gây hiểu lầm. Câu Nhí (xã đầu sông) vốn là một từ gốc Chàm như Cổ Mân (xã cuối sông nơi hợp lưu với sông Cẩm Lệ). Sông Câu Nhí Vĩnh Ðiện vốn là sông tự nhiên nối Thu Bồn và Cẩm Lệ, để mở ra cửa Hàn theo Ðại Nam Nhất Thống Chí (chép ở quyển 7 tỉnh Quảng Nam) : "Sông ấy khuất khúc, lâu ngày bị bồi đắp, năm Minh Mạng thứ 3 (1822) ... khai nhân sông cũ mà đào từ xã Cau Nhí đến xã Cẩm Sa (thôn Cu-Ðê)". Sông này cũng như cảng Ðà Nẵng đã được khắc hình tượng vào Du đỉnh đặt ở kinh thành Huế.
    Ở châu thổ sông Vu Gia- Thu Bồn có những sông con hay sông nhánh, với thời gian đắp đổi, thường bị đổi dòng hay bị phù sa lấp cửa, lâu dần thành loại sông "nửa kín nửa hở" hay thậm chí thành "sông lấp" hay thành "sông chết". Dù nhu cầu thủy lợi, giao thông ngày nươc quân chủ ngày trước và nhà nước dân chủ sau này phải tổ chức đào lại và thường nắn dòng chảy cho thẳng hơn, thậm chí đặt lại tên sông nữa, nên về sau, nếu ta không nhìn nhận kỹ, cứ ngỡ là sông đào, kiểu "kênh máng" Tôi đã đi điền dã ở lưu vực và trên dòng sông Vĩnh Ðiện từ "cửa vào" gần sông Câu Lâu trên sông Thu Bồn (địa phận thị trấn Vĩnh Ðiện) đến Cu Ðê- Cẩm Sa và tôi biết chắc đây vốn có dòng chảy tự nhiên, đi thuyền được. Cũng vậy, có một dòng sông chảy vòng vèo dọc bờ biển nối cửa Hàn và Hội An, dân gian xứ Quảng đến nay vẫn gọi là sông Cổ Cò, nay bị lấp nhiều chỉ còn từng đoạn mà trên từng đoạn ấy (nhất là phía gần Hội An) vẫn có thể đi thuyền được. Hơn ai hết, nhà khảo cổ cần phải biết về những dòng sông cũ đó vì từ thời đại đá mới sơ kỳ kim khí trở về sau, các di chỉ văn hóa- tức là những làng mạc cổ - thường phân bố trên các đồi - gò đất cao (miền bắc đồi gò, miền trung cồn dãi cồn, miền nam giồng) đó là những làng ven sông hợp với những làng ven đồi và làng ven biển tạo nên mạng lưới làng quê Việt Nam với phức thể kinh tế nông- công- thương-chài. Khảo cổ học Ðà Nẵng- xứ Quảng sau giải phóng (30-4-1975) đã phát hiện được những di chỉ Ðiện Ngọc (có rìu đá, rìu đồng, gốm thô pha cát...) Hỏa sơn (sườn núi Hỏa trong hệ thống Ngũ Hành Sơn, chân núi là cồn cát cổ) thuộc phức hệ văn hóa Sa Huỳnh, tuổi (qua xác định bằng phương pháp phân tích cũ) từ 2000-2500 năm trở về trước mà chủ là những cư dân nói tiếng melayu cổ - tiếng Chăm.
    Trong một hang động thuộc Ngũ Hành Sơn nay đã hình thành chùa Việt, gần chục năm về trước, nhà sư và giới khảo cổ đã phát hiện được một số di tích kiến trúc - điêu khắc đá Chàm cổ niên đại X - XI và muộn hơn, Hội An và Cù Lao Chàm cũng đã tìm thấy phế tích tháp, giếng Chàm, tượng và điêu khắc Chàm niên đại sớm muộn trước thế kỷ XV. Chính ở phía ngoài bến cá - chợ cá Ðà Nẵng bên kia bán đảo Sơn Trà (sách cũ như Ðại Nam Nhất Thống Chí chép là Trà Sơn- núi của người Trả = Chăm trước thế kỷ XV cũng có làng Cu Ðê của người Chăm với sông Cu Ðê của Cu Ðê. tấn biển (trấn hải) Cu Ðê cùng Tấn biển Ðà Nẵng là chỗ hai dòng sông Cẩm Lệ và Vĩnh Ðiện chảy ra biển.
    Ðại Nam Nhất Thống Chí (q.VII- Quảng Nam (tỉnh) chép: "Vũng Sơn Trà (tức vũng Thùng-TQV) ở phía bắc huyện Hòa Vang, lại có tên là vũng Ðà Nẵng. Phía đông là núi Trà Sơn (Sơn Trà nay - TQV), phía bắc là núi Hải Vân, phía tây là tấn Cu Ðê, dài rộng ước 25 dặm linh (có lẻ), phía đông nam là vũng Trà Sơn (tức vịnh Hàn-TQV) là vùng biển lớn, vừa rộng vừa sâu, có thể chứa được hàng ngàn thuyền ghe, phía ngoài có núi che, không phải lo về sóng gió; tàu thuyền đi lại gặp lúc chưa tiện gió, phần nhiều đổ tại đây"
    Sách Thiên Nam Dư Hạ Tập chép rằng : Vua Lê Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành (1471_TQV), đóng quân ở Hải Vân Quan, đêm khuya không ngủ, vừa đứng ngắm núi biển, đèo, mây, nước, có câu thơ:
    Tam canh dạ tĩnh Ðông Long Nguyệt
    Ngã cố phong thanh Lộ Hạc thuyền
    dịch:
    Trăng Ðông Long ba canh đêm tĩnh
    Thuyền Lộ Hạc năm trống (canh) gió thanh
    Ðông Long là tên vùng biển nam Hải Vân; Lộ Hạc là tên nước (Locac= bán đảo Mã Lai nay - TQV), người nước này hay đi thuyền đến đây buôn bán.
    Như vậy là rõ: Trước thế kỷ XV, Ðà Nẵng đã là Cảng Quốc Tế. Trên đã nói sông Cổ Cò nối cửa Hàn Ðà Nẵng và cửa Ðại Hội An. Ðà Nẵng - Hội An là một phức cảng thị quốc tế, thuyền buôn quốc tế từ bắc xuống, qua cửa Hàn, theo sông Cổ Cò qua Ngũ Hành Sơn vào vụng Trà Quế mà tới Hội An; từ phía nam lên, theo sông Trường Giang (cũng chảy dọc ven biển từ Thăng Bình tới Duy Xuyên nay) vào vụng Trà Nhiêu mà tới Hội An buôn bán.
    Cuối XVIII - XIX, sông Hội An với các vụng Trà Nhiêu, Trà Quế bị lấp cạn dần, thuyền máy hơi nước tải trọng lớn ra vào Hội An bất tiện (ghe bầu thì vẫn được nên dần dà Hội An phải nhường bước cho Ðà Nẵng thành cảng thị quốc tế chính ở miền Trung.
  9. donnacalf

    donnacalf Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/07/2004
    Bài viết:
    406
    Đã được thích:
    0
    Bây giờ mới là vấn đề quan trọng! Sau khi đi tham quan danh lam thắng cảnh rồi, cái bụng sẽ đói meo. Có rất nhiều thứ cho bạn lựa chọn, để giải quyết cơn đói của mình:
    Món ngon Quảng Nam
    Một trong những món ăn ở Quảng Nam mà ít địa phương nào có, đó là món khoai lang chà khô. Xứ Quảng nổi tiếng với nghề trồng khoai, coi khoai như một báu vật của trời dành cho vùng quê nghèo "chó ăn đá, gà ăn cát". Không phải ngẫu nhiên mà từ năm 1545, Bắc quân Đô đốc Bùi Tá Hán khi giữ chức trấn thủ Quảng Nam đã khuyên dân nên trồng khoai và lúc nấu cơm ăn nên "ghế" (độn) thêm khoai. Khoai ngon nhất xứ Quảng là khoai trồng ở vùng đất nào? Làng Quế Mỹ (huyện Quế Sơn) có câu: "Nhất gái Quế An, nhì khoai lang Quế Mỹ".
    Sau khi thu hoạch xong, người dân lựa riêng những củ lớn để xắt phơi khô, còn số củ vừa hoặc nhỏ thì để riêng ra làm khoai chà. Cách làm đơn giản, đem khoai nấu cho vừa chín tới, nếu chín quá thì khó chà, giã rồi bỏ vào trong cối tiếp tục giã nhỏ. Sau đó, xúc ra rổ sảo (loại rổ lớn) chà xát, bóp nhỏ, lấy phần dưới rổ rải ra nong phơi khô vài nắng, rồi lại tiếp tục giã.
    Với cách làm thủ công này, ta có được hai loại khoai chà: loại nhỏ hạt và loại lớn hạt. Khoai chà loại nhỏ được ăn bằng cách cạo đường bát vào hoặc trộn đường cát và dùng lá mít xúc ăn. Bấy giờ, vị ngọt, bùi, dẻo của khoai và đường quyện vào nhau như cặp vần sáu, tám trong thể thơ lục bát. Vừa ăn vừa nghe những câu lục bát vọng lên:
    Trăng rằm đã tỏ lại tròn
    Khoai lang đất cát đã ngon lại bùi

    Còn loại lớn hạt, lúc muốn ăn thì phải "sú" thêm nước sôi đặng khoai mềm, dễ ăn. Khoai nở ra thơm nức mũi và sắc mầu lại thanh nhã lạ lùng. Người Quảng Nam thích món ăn này, vì nó có tác dụng "kiên cường" là... chống đói một cách "bền bỉ". Sáng đi cày, "chơi" một bát khoai chà thì cam đoan đến giờ ngọ bụng vẫn còn no. Từ lúc lớn lên tôi đã nghe mẹ dạy: "Bỏ khoai lang mang lấy nợ" hoặc "Nhất đậu phụng rang, nhì khoai lang bùi". Món ăn này bất luận giàu nghèo cũng đều ưa chuộng.
    Mà đã nói đến món khoai chà thì không thể bỏ qua một đặc sản chế biến từ trái của một loại cây mà người Quảng Nam có câu đố: "Mẹ không gai không góc, đẻ con có góc có gai" là cây gì ? Khoan trả lời, cứ để đó "hạ hồi phân giải" . Cũng giống như khoai lang, với người xứ Quảng thì cây mít được "tận dụng" tất tần tật ! Trái mít ăn chín thì ngon đã đành rồi, còn hột mít lại được phơi khô để dành ăn dần; mỗi lần nấu cơm thay vì "ghế" khoai lang thì ta lại "độn" hột mít, bấy giờ hạt cơm "cõng" lấy hột mít ăn nghe thơm, bùi lạ lùng:
    Ai về đất Quảng làm dâu
    Ăn cơm ghế mít, hát câu ân tình

    Nếu bạn về xứ Quảng, gặp lúc dùng cơm như thế mà nghe trẻ em nói: "Hít vào hít ra, hít một", đố hột gì thì bạn ắt hiểu là... hột mít!
    Còn xơ mít bỏ đi chăng ? Đừng có dại. Xơ mít đem kho với cá thì ngon tuyệt vời. Nhưng mít trộn mới thực sự là món ăn độc đáo từ mít. Vật dụng để chế biến dứt khoát phải là trái mít non, không bị sâu hay eo thắt cằn cỗi thì mới có vị ngon, thơm. Trái mít non còn tươi được cắt bỏ phần vỏ gai và cùi, rồi cắt từng miếng nhỏ; rửa sạch mủ đặng bỏ vào nồi luộc mềm, đừng quên cho thêm một ít muối. Luộc xong, vớt ra xắt thành từng lát mỏng rồi đem trộn với muối, tiêu, mắm, ớt, tỏi, dầu mỡ phi hành, đậu phụng rang, rau thơm: Đơn giản vậy, nhưng nếm thử xem. Ngon tuyệt! Nhưng "ngon càng thêm ngon" nếu bạn cho vào một ít tôm luộc cũng xắt mỏng và ít thịt heo luộc.
    Cũng không thể thiếu cái bánh tráng nướng. Đúng thế, đem bánh tráng xúc với mít trộn là một cách ăn điệu nghệ. Sực nhớ đến hai câu ca dao hay quá, xin ghi lại kẻo quên:
    Tay cầm bánh tráng mỏng nương nương.
    Miệng kêu tay ngoắt, bớ người thương uống nước nhiều
    Với món mít trộn dân dã này nếu nhân vật Martin Yan - người khởi xướng chương trình ẩm thực Yan Can Cook rất nổi tiếng trên thế giới, từng được Trường Đại học Johnson & Wales phong tặng bằng Tiến sĩ danh dự về nghệ thuật ẩm thực, Viện Nghệ thuật Colorado phong tặng Tiến sĩ danh dự về nhân văn - biết được cách chế biến thì chắc chắn ông ta sẽ vô cùng ngưỡng mộ.

    Như nhà nghiên cứu văn hóa Quảng Nam Nguyễn Văn Xuân đã nhận xét: "Người Quảng ăn đậm, đặc". Mặn thì mặn đắng, nước mắm, mắm nêm không pha chanh, pha giấm, không thêm đường; cay thì cay xé họng và đã béo thì phải béo ngậy. Tôi đã từng được mời dự mấy cỗ ăn khao ở Chợ Được, thấy thịt heo, thịt bò xắt từng cục vừa miệng, cả lòng, ruột, phèo, lá sách phổi, bao tử đều xắt, đều luộc... Rồi bỏ vào rổ, đổ thêm dầu phụng vào mà xóc đều, trông láng lưỡng. Bưng lên mấy thực khách đồng quê, họ kẹp rau, chấm mắm nêm làm ráo trọi một cách ngon lành. Ta ở thị trấn về nhìn thấy mà phát ngán. Phần đông ăn thiệt tình, không bài bản, thanh cảnh như người thành phố. Đất đai không phì nhiêu, lại đông dân, thời tiết bất thường, mưa gió, bão lụt liên miên, nên người Quảng phải cần kiệm theo câu châm ngôn: "Ăn chắc, mặc bền" và "ăn bữa ni, để dành bữa mốt".
    Khoai
    Đầu tiên, phải nói ngay là người Quảng thích món khoai lang. Lúc đầu bắt buộc phải ăn khoai lang thế cơm hay khá hơn ghế cơm (độn cơm). Nói độn cho có chữ nghĩa đẹp chứ khoai lang chiếm hai phần ba, hay có khi chiếm bốn phần năm rồi.
    Tối ăn khoai đi ngủ, sáng ăn củ đi làm
    Rồi thành thói quen thích món khoai lang và tìm cách cải thiện giống, cho đến khi có được giống khoai ngon. Còn nếu cứ ăn cơm thoải mái thuần gạo thì:
    Không khoai lang thì mang lấy nợ!
    Mà khoai trong tỉnh ở đâu ngon, nổi tiếng nhứt?

    Trên trời, dưới khoai lang, không ngoài Trà Đõa.

    Trà Đõa là một địa danh vùng biển thuộc phủ Thăng Bình (Quảng Nam). Khoai lang trồng ở đây ngon nhứt, tiếng tăm lẫy lừng trong tỉnh và đồn ra tới Huế.
    Quan lại cấp thấp ở tỉnh nhà ra tới Kinh là trong phần quà cáp luôn luôn có mặt khoai lang Trà Đõa. Chẳng là các chức sắc và giới quý tộc ở Kinh cao lương mỹ vị suốt năm nên phải ở bữa bằng khoai lang bột, tươm mật Trà Đõa (Tiên Đõa đọc trại ra), củ to bằng bắp vế người lớn, phải cắt ra từng khoanh đem hấp. Lát khoai nổi bột, mật tươm trên mặt. Ăn nghe bùi, ngọt, thơm lạ lùng. Thường ăn với cháo, với canh hến, sáng thì ăn với cá kho, thịt kho... Buổi sáng thuở nhỏ, ăn được một lát khoai là đã thấy no bụng, yên tâm đi học. Nghe nói ngày nay đã mất giống vì chiến tranh liên miên và cũng vì trồng trọt phải săn sóc rất tỉ mỉ, tốn nhiều công sức và thời gian. Còn các củ nhỏ (khoai ở các địa phương khác cũng ngon) sau khi thu hoạch, các củ lớn bám vào các rễ lòng thòng, tròn, to bằng trái chanh, đem gọt vỏ sạch, ngâm vào chậu nước đã được quậy vôi ăn trầu. Sau đó đem đường bát bỏ vào chảo sên, với một ít gừng sắt sợi, rồi đổ khoai vào ngào. Chín múp, khoai nứt ngọt, giòn, thơm mùi gừng. Khoai ngào kiểu này có một mùi vị khó quên... Còn tụi nhỏ chúng tôi, cách đây gần 70 năm, moi đâu được một mớ khoai củ nhỏ, giấu người nhà đem lùi tro nóng, cháy sém cả vỏ, gắp ra (nóng lắm!) vừa thổi vừa lột vỏ ăn là khoái khẩu nhất.
    Nhứt đậu phụng rang, nhì khoai lang nướng
    Trăng rằm đã tỏ lại tròn
    Khoai lang đất cát đã ngon, lại bùi.

    Những tốp công cấy, công gặt đến thời vụ rảo qua những làng cần lao động. Hỏi cơm ăn ghế mấy phần khoai, mấy phần gạo. Nếu khoai ít quá họ không chịu làm, vì ít khoai cơm ăn sẽ lạt lẽo, không đậm đà, ăn không được nhiều.
    Ngay ở thị trấn, có một số nhà gần chợ, đông con, cũng ghế khoai, ghế bắp, ghế đậu (đậu đen, đậu đỏ) vào cơm, cũng là biện pháp tiết kiệm trong những ngày mưa gió liên miên, buôn bán ế ẩm - Món khoai trụng là khoai vỏ đỏ ruột vàng, luộc chín, xắt lát theo chiều dọc, phơi khô để dành ăn lần. Mấy bạn ở quê xuống học thường mang theo ăn, thế quà vặt. Thỉnh thoảng có chia cho các bạn ngồi gần nhau ăn cho đỡ buồn. Như trẻ bây giờ nhai kẹo cao su vậy.
    Lâu lâu chiều thứ năm (thường nghỉ học) và chiều chủ nhật, có nhà nấu khoai lang khô với đường bát làm một món quà ngọt, ăn vào giờ xế... Khoai lang khô còn được ghế cơm...
    Mít
    Ở Quảng còn có câu hát:
    Ai về đất Quế làm dâu
    Ăn cơm ghế mít, hát câu ân tình.

    Mít ở đây là mít non. Mít ở vùng gò nổng dễ trồng, lại tươi tốt. Các vùng này thường thiếu gạo, mít được chở xuống phố (Hội An) bán lấy tiền mua gạo. Ở chợ phố trước kia, từ chợ trên bước xuống mấy bực cấp là tới chợ giữa, mé tay trái có một khu vực gọi là chợ Gò, bán chủ yếu mít chín, mít non và các loại trái cây; bòng (bưởi lớn nhưng ăn the), trái xây, ổi, chuối, thị, sim, bứa mọc ở vùng đồi, nổng... và chuối, xoài cơm (hột lớn, ít cơm)...
    Ai về nhắn với họ nguồn
    Mít non gởi xuống, cá chuồn gởi lên

    Mít non kho với thịt, với cá là chuyện thường ở các bữa ăn của người Quảng. Mít còn dùng để nấu canh.
    Dù có nem gà, chả vịt, cũng mớ rau canh mít già.
    Ngoài ra trong các món cơm chay, mít non cũng chiếm một vị trí ưu thế. Do tài khéo léo của người nấu, thưởng thức mà không phân biệt được món nào chay, món nào mặn. Sau cùng, mít trộn cũng khá hấp dẫn, gần đây món này được nâng cao và cải tiến vào ngồi trong mấy quán đặc sản ở Sài Gòn. Cũng được đánh giá là khá ngon và lạ miệng, đáng "đồng tiền bát gạo". ở tỉnh nhà, mít non trộn với rau răm, đậu phụng rang với một vật liệu tùy sở thích: da heo luộc, thịt gà luộc, tép sấy, nhộng tằm, với tôm thịt... (ở Quảng không có tôm khô, chỉ có tôm nhỏ sấy khô, ăn thấy khác tôm trong Nam).
    Và phải nhắc đến một món dân dã khác, phổ biến ở vùng lổm chổm đồi nổng. Mít non muối dưa chấm nước cá, nước thịt, mắm nêm, mắm mòi... cũng bắt cơm lắm!
  10. donnacalf

    donnacalf Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/07/2004
    Bài viết:
    406
    Đã được thích:
    0
    Món ngon Quảng Nam
    (tiếp)
    Mắm
    Người Quảng là một tay khét tiếng vế ăn mắm: người vùng cao, như người đồng bằng và cả người ven biển. Mà lại ăn rất mặn. Ăn gần nguyên chất, không thêm đường, pha chanh, pha giấm. Nhiều khi có mắm với rau là ăn được cơm rồi. Cho nên xưa kia có một số chủ điền tránh dọn mắm trong bữa ăn cho công cấy, công gặt... vì sợ hao cơm! Mắm là một loại thực phẩm nhiều đạm (đạm hữu cơ) để dành được lâu:
    Chiều chiều ra đứng ngõ sau
    Thấy em kho mắm, luộc rau anh thèm.

    Người Quảng cũng kho mắm nhưng là mắm cá biển và không công phu, không quá dồi dào gia vị như người miền Nam kho mắm cá sông, cá đồng. Cá sông, cá đồng không đủ để ăn tươi, có đâu dư giả mà đem làm mắm! Mắm cá mòi kho với thịt mỡ rục nát, vớt xương ra, chấm đọt lang, rau muống hoặc bông bí luộc. Mắm nêm có khi kho với thịt mỡ hoặc mỡ không để chấm rau. Có khi mắm dưa (không phải dưa mắm trong Nam - dưa gang muối trong mắm đồng) là dưa gang, củ cải, đu đủ xắt lát bỏ mắm nêm, đem kho với thịt mỡ, chấm rau. Người Quảng chưng cá nục, cá chuồn thính với thịt mỡ, có nước chấm rau lang, rau muống, chấm cà dĩa xắt lát, có khi kèm theo khế. Người Huế thường nêm mắm ruốc (lọc lấy nước trong) vào rất nhiều thức ăn: cá kho, tôm rim và cả một số canh... Người Khmer trong Nam thường nêm mắm bù hóc vào nhiều món ăn thì người Quảng Nam lại nêm mắm cái vào một số thức ăn. Chẳng hạn có món thịt bò nấu với đọt lang, nêm mắm cái. Thấy lạ, có người sợ tanh. Nhưng ăn vào thấy hấp dẫn, ngon miệng. Bẹ môn nấu với xương heo hay cá tràu (cá quả, cá lóc nhưng nhỏ hơn nhiều) cũng nêm mắm cái. Trong Nam có món Xiêm lo, một loại canh nấu theo người Khmer. Bắp xắt nhuyễn mướp non xắt lát mỏng, lá mồng tơi, bình bát, người Khmer nêm mắm bù hóc. Người Việt nêm mắm sặt. Tùy theo địa phương, có người bớt một số rau, thêm vào cọng bông súng... Ăn lạ miệng, cũng bắt cơm lắm!
    Mắm cái (mắm nêm) dùng để chấm thịt luộc, bánh tráng giập, thịt nướng bánh ướt, cuốn bánh tráng cá nục luộc, mực luộc, thịt bò, thịt bê thui. Mắm còn pha gừng giã nát, dầm cá rô chiên giòn.
    Xin kể sơ một số mắm ở Quảng: mắm thính cá nục, mắm thính cá chuồn, cá cờ, mắm thính cá liệt hột dưa, mắm cá ngừ bỏ cà, mắm ruột cá ngừ, mắm hàu, mắm nhum (cầu gai), mắm cá thu, mắm mực, mắm mại (con mại giống còng gió trong Nam) còn được gọi là "mắm nhà nghèo", không ai làm, ai bán, mình muốn ăn thì tự đi bắt lấy rồi đem về làm; mắm dảnh, mắm rất ngon, cá dảnh đánh bắt được rất ít, giá cao, làm cốt để bán cho nhà giàu lấy tiền mua gạo, rồi nhà giàu cũng không dám ăn, đem ra Huế biếu xén những nơi ơn nghĩa, quan quyền. Ngư dân giữ lại đầu và bộ xương cá, băm nát, làm ra một loại mắm thứ yếu, không có thịt., chỉ nước với xương, gọi là mắm dè. ở Quảng, ngoài mắm ruốc, có mắm tôm, cách chế biến và hương vị khác mắm tôm ngoài Bắc, khác mắm tôm chua nổi tiếng xưa nay ở Huế và cũng khác mắm tôm thường và mắm tôm chà ở Gò Công. Mỗi thứ đều mang hương vị rất riêng, thích hợp cho vị giác mỗi địa phương. Sau cùng làm mắm mực (từ Nha Trang đem ra) kho tôm thịt và mắm mòi dầu nhập từ Phan Thiết. ở những nơi này, mực và cá mòi rất dồi dào, dư giả mới đem đi muối mắm...
    Hến
    Có thể nói hến là thức ăn vừa rẻ, vừa ngon và qua chế biến đã nuôi sống cư dân tỉnh Quảng khi họ bắt đầu du nhập từ các tỉnh miền Bắc vào Quảng hồi đầu thế kỷ 15. Các cồn nổi trên sông đều có hến, sông Thu Bồn, sông Vu Gia, sông Bà Rén, sông Trường Giang, sông Hàn, sông Thủy Tú, sông Trương Định... đã cung cấp thức ăn cho dân quanh năm suốt tháng, trừ những ngày lụt bão, mưa to gió lớn, không đi cào được.
    Lấy chồng về đất Mỹ Xuyên
    Bắp rang, canh hến, nứt niền cối xay

    Thật vậy, hến cào không khó lắm, chế biến cũng đơn giản. Mua một tô hến có nước, có cái, có khi chỉ hâm nóng nêm nếm mắm muối, tỏi, hành, ăn với bún, với cơm nguội, với bánh tráng bóp nhỏ, với bắp hông mềm, với khoai lang hấp. Nấu canh với cải tàn ô (cải cúc), rau muống, đọt lang, với rong sợi (rong chỉ, còn gọi là mứt), nước rất ngọt, rau lại tươi xanh. Tùy thích, nấu canh hến với bầu, với dưa hường, cũng là một món ăn giải nhiệt trong mùa hè oi ả. Canh hến với bông lý, theo các cụ, là một món ăn an thần, trợ tim rất hiệu quả. Hến xào với hành tây, rau răm, rắc đậu phụng rang là một món có cỡ... Sau cùng, cháo hến là món nhiều người thích, dễ nấu, lại ngon và bổ... ở Quảng không thấy món cơm hến, nấu theo kiểu Huế, tỉ mỉ, bài bản và phức tạp, chỉ xuất hiện ở đất vua chúa cung đình.

    Người Quảng tiêu thụ nhiều nhứt là cá biển. Những vùng sâu, vùng cao cũng ăn cá biển mà cá hấp trước kia được chuyên chở trên vai bằng đôi gánh, đi từng trạm. Có người sẵn sàng đứng đợi, gánh tiếp đến trạm khác. Họ đi mau như chạy bộ. Bấy giờ làm gì có xe hơi, xe máy, xe lam... Trong câu hát, câu hò, nói về các thức ăn ở Quảng thì món cá được nhắc đến nhiều nhứt:
    Thương em vì cá trích ve
    Vì rau muống luộc, vì mè trộn măng.
    Ngồi buồn nhớ cá trích ve
    Nhớ bát nước chè, nhớ chén đường non

    Cá trích ve thịt ít nhiều xương nhưng rất ngon, rất béo, rất thơm. Kho rục hay chiên giòn, ăn cả xương. Người Quảng uống nhiều nước vì ăn quá mặn. Thường uống nước chè tươi, uống từng bát, từng tô lớn, uống nóng hổi, rót từ cao xuống bát phải nổi bọt mới ngon. Còn đường non là đường mật, sền sệt, chưa thành đường cứng. Ăn rất ngon, chưa qua khâu gạn lọc bằng hóa chất.
    Cá trích mà kho với thịt là món ngon:
    Nhớ hồi cá trích y con
    Thịt heo cắt khúc, lòng còn ước mơ...
    Măng giang nấu cá ngạch nguồn
    Đến đây nên phải bán buồn mua vui.

    Cá ngạch xương đầu rất cứng, dạng giống cá chốt trong Nam (vùng Bạc Liêu), đến mùa lụt từ nguồn đổ về đồng bằng, thịt béo, lòi cặp trứng vàng hườm dưới bụng. Kho nghệ, khế, chuối chát nấu canh chua măng rất ngon, ăn trong mùa bão lụt. Cá mè nhỏ cũng nấu canh chua:
    Canh chua nấu cá mè ranh
    Cay, chua, mặn, ngọt chớ đành bỏ nhau.
    Nhứt là miếng chả cá chim
    Nhì ngọn lang luộc, ba thêm cá mòi.

    Ở Quảng đâu phải chỉ có chả cá chim mà còn có chả cá mối, cá thát lát, cá rựa, cá lạc và sang hơn là chả cá thu, ăn rất giòn và rất ngon. Về cá mòi còn có câu hát:
    Trên non túc một hồi còi
    Không đi thì lệnh quan đòi
    Đi thì nhớ trã cá mòi kho rim.
    Nhứt ngon là đầu cá gáy
    Nhì thơm là cơm cháy vừa than.

    Cũng như cá ngạnh nguồn, cá gáy (cùng họ với cá chép, còn tên lý ngư) mình tròn mập, thịt béo, đến mùa lũ từ nguồn, suối trôi về xuôi, được đánh bắt. ở phố nhà nào có thờ Ông (Quan Công), kiêng không dám ăn, vì cho gáy là loại cá thần thánh, vượt vũ môn để hóa rồng... Cá kho với nghệ, khế, chuối chát ăn rất béo, rất thơm. Nhứt là cái đầu: một năm chỉ có một số ngày có cá gáy, nhằm vào những lúc mưa gió dầm dề, trời se lạnh... Ăn cá gáy rất ngon, rất thú vị.
    Say mê một đối tượng mà phải bỏ vợ, không phải vì nhan sắc "chim sa, cá lặn" của một người đàn bà, nhưng vì người đẹp có biệt tài nấu những món ăn quá ngon:
    Cá nục nấu với dưa hường
    Lơ mơ có kẻ mất chồng như chơi
    Bữa cơm sui (thông gia) không bằng cái mui (môi) con cá chuồn
    Cấy ruộng đầu cầu, ăn đầu cá đối.

    Ruộng đầu cầu là ruộng tốt của nhà giàu. Đến đầu cầu thường mua được cá đối (cá đối sông ngon hơn cá đối biển). Cụ Tản Đà - một nhà thơ rất sành ăn - đã từng ca tụng cái ngon tuyệt vời của đầu cá đối miền Trung Trung Bộ.
    Cơm trì với cá rô chiên
    Ăn đà no bụng, còn ghiền muốn thêm.


    Cơm trì là gạo trì, một loại gạo ngon ở Quảng. Cá rô Quảng có gì lạ? Trong Nam cá rô câu, đến mùa nước rút đã lớn lại mập nùng nục, thịt béo. Sau 38 năm xa cách, tôi về lại Quảng, tìm ăn các loại cá, thấy cá rô tỉnh nhà nhỏ và ốm hơn nhiều, nhưng chiên ăn ngon đặc biệt, đậm đà một hương vị độc đáo. Có lẽ thổ ngơi, khí hậu đã sản sinh ra hương vị đặc biệt địa phương.
    Lòng thủy chung; cái tình nghĩa khi giàu sang vinh hiển không quên lúc nghèo khó, khốn khổ; rồi tình đồng bào và lời kêu gọi thương yêu, đùm bọc được ***g vào một số câu hát về ẩm thực xứ Quảng:
    Ăn tiêu thì nhớ đến hành
    Dù ăn nem gà, chả vịt, thì cũng nhớ tới rau canh mít già.
    Canh chua nấu cá mè ranh
    Cay, chua, mặn, ngọt chớ đành bỏ nhau!
    Cá sông kho với lá gừng
    Bà con mình đó, xin đừng quên nhau!

Chia sẻ trang này