1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thành phố bên sông Hồng!

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi win_arc, 17/09/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Le_Ha

    Le_Ha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/10/2006
    Bài viết:
    1.068
    Đã được thích:
    0

    Không nên phát triển Hà Nội về phía bắc sông Hồng
    03/10/2007 06:29 (GMT + 7)
    Đặt nhiều quan tâm đến hướng quy hoạch Thành phố Hà Nội, nhóm sinh viên trường Đại học GTVT gửi tới Tuần Việt Nam bài viết bày tỏ ý kiến về vấn đề này.
    >> Hà Nội không nên thu hẹp bãi sông Hồng
    >> Thành phố đôi bờ - cần cung cấp thông tin cụ thể
    Chúng tôi ủng hộ ý kiến của KS Nguyễn Thành Lập, đây cũng là băn khoăn của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Không nên phát triển Hà Nội về phía bắc sông Hồng vì một số nguyên nhân sau:

    Bãi sông Hồng mùa cạn. Ảnh: toquoc.gov.vn

    1. Xây dựng thủ đô ở phía nam sông Hồng là hợp với phong thuỷ, đảm bảo quốc phòng an ninh. Ngược lại, xây dựng thủ đô ở phía bắc sông Hồng sẽ không hợp với phong thuỷ, không đảm bảo an ninh quốc phòng.
    Lịch sử đã cho thấy, nhiều triều đại phong kiến Việt Nam đóng đô ở phía nam sông Hồng rất cường thịnh, phát triển lâu dài như Đinh, Lý, Trần, Lê, Nguyễn... Các nhà lãnh đạo phong kiến Việt Nam đóng đô ở phía bắc sông Hồng thường không tồn tại được dài lâu như An Dương Vương, Ngô Quyền (đóng đô ở Cổ Loa), Hai Bà Trưng (đóng đô ở Mê Linh)...
    Thăng Long xưa là vùng đất địa linh nhân kiệt, đã và đang được phát triển về phía Tây Nam là hợp với sách trời để kiến thiết thủ đô Hà Nội.
    2. Xây dựng thủ đô theo hướng sông Hồng chảy qua trung tâm là một phương án vô cùng tốn kém. Khi đó, diện tích nội thành sẽ tăng lên gấp hai, dân nội thành sẽ tăng lên gấp bốn. Chúng ta thử xác định nhu cầu đi lại và vận tải trong tương lai, sẽ phải có trên mười cây cầu bắc qua sông Hồng mới đủ, hệ thống xe điện ngầm chui qua sông Hồng sẽ tốn kém như thế nào?
    Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản rất lớn, trong khi chúng ta lại thiếu vốn, Nhà nước ta đang hô hào thực hành tiết kiệm chống lãng phí, nhân dân đang thiếu trường học, bệnh viện, điện, đường. Không chỉ gốc, lãi vay nước ngoài tăng mà chi phí đi lại của nhân dân sẽ tăng lên. Tức là chi phí xã hội bị đội lên, con cháu chúng ta sẽ phải gánh chịu. Năng lực cạnh tranh về thu hút đầu tư cua thủ đô sẽ giảm.
    3. Vấn đề trị thuỷ sông Hồng và không gian sinh thái đã được KS Nguyễn Thành Lập phân tích.
    4. Phía Tây Nam thủ đô, quỹ đất của Hà Nội và Hà Tây còn nhiều. Hà Tây cũng là vùng đất địa linh nhân kiệt. Nội thành Hà Nội phát triển về phía tây nam là hợp lý. Khi đó chúng ta sẽ tiết kiệm được rất nhiều nhiều chi phí đầu tư và đảm bảo được tên gọi Hà Nội (trong sông) theo đúng nghĩa của nó.
    Một góc bãi sông Hồng. Ảnh: toquoc.gov.vn

    5) Phía đông bắc sông Hồng phù hợp quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất. Nơi đây có đường giao thông thuận tiện để vận chuyển hàng hoá đi Quảng Ninh, Hải Phòng và ngược lại. Khói, bụi, ô nhiễm môi trường sẽ không ảnh hưởng nhiều đến nội thành thủ đô.
    Trên đây là một số ý kiến trong sự hiểu biết có hạn của chúng tôi.
    Quy hoạch thủ đô là vấn đề đại sự quốc gia, để phân tích thấu đáo, chúng ta cần phải trưng cầu dân ý. Những ý kiến của các nhà khoa học trong các lĩnh vực kỹ thuật, kinh tế, xã hội là rất cần thiết trước khi quyết định quy hoạch.
    Các chuyên gia của Hàn Quốc rất giỏi, nhưng họ chưa hiểu hết lịch sử, địa lý, thuỷ văn... của Hà Nội, cũng như tình hình phát triển kinh tế, xã hội... của Việt Nam. Mong muốn các nhà hoạch định không nên chỉ dựa vào số ít người để ra quyết định.
    Lớp KTVT32, ĐHGTVT (Cầu Giấy, Hà Nội, KTVT32@yahoo.com.vn)
  2. khoinguyen_kts

    khoinguyen_kts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Hà Nội xưa do Pháp QH và chỉnh trang: HN những năm 1980s do Liên Xô QH - sau đó chỉnh lại 1 tí để thành phương án được duyệt năm 1992.
    Toàn bộ Tp phía Bắc HN do Daewoo bỏ tiền ra lập QH. Dự án khu đô thị lớn nhất HN - Ciputra do Indo lập ra. Vô vàn các dự án khu đô thị mới đều do các công ty đứng ra lập và xây dựng.
    Trừ quận Cầu Giấy có QH chi tiết tương đối độc lập, QH CT các quận khác ở HN (ko kể quận mới) đều là sự hợp thức hoá các dự án đã cấp phép.
    Giờ đây, một quy hoạch khổng lồ thay đổi sông Hồng lại do Tp Seoul đề xuất ra.
    Khi có bất cứ dự án quy hoạch mới nào, đa số người Hà Nội, kể cả các chuyên gia KT, QH, đều nhìn thấy những vẻ đẹp đây hứa hẹn của nó. Đa số nghĩ rằng nó sẽ làm đổi bộ mặt Hà Nội đẹp hơn, hiện đại hơn, để "sánh vai" với thủ đô các nước khác.
    Có thể ..... - nhưng có một thực tế khó phủ nhận, đó là các căn bệnh đô thị của Hà Nội vẫn không hề thuyên giảm, dù hàng tỷ đô vẫn rót đều vào bất động sản, vào hạ tầng kỹ thuật, ... dù đất công của thành phố vẫn đều đều đội nón ra đi cùng với các chủ đầu tư; bộ mặt thành phố vẫn nhếch nhác, đường xá ngày càng tắc, trẻ con ngày càng hiếm chỗ chơi, xe ngày càng không có chỗ đỗ, không khí môi trường ô nhiễm, nhà cửa đắt đỏ vô lý.....
    Rõ ràng, Hà Nội cần một chính sách rõ ràng và nhất quán hơn để vừa phát triển khu đô thị mới, vừa cải tạo môi trường đô thị hiện có. Mọi dự án phát triển mới đều phải có đóng góp tích cực với môi trường đô thị hiện tại của Hà Nội. Không thể bỏ tiền, bỏ sức ra phát triển các dự án mới rồi hy vọng rằng các vấn nạn hiện tại sẽ tự nhiên qua đi.
    Nếu nhìn theo cách ấy, có lẽ đánh giá dự án Sông Hồng sẽ dễ hơn.
    Chúng ta không thực hiện dự án này, đơn giản chỉ vì Hàn Quốc bỏ tiền ra thiết kế, thậm chí bỏ một phần tiền ra xây dựng.
    Chúng ta chỉ thực hiện dự án nếu nó có khả năng giản quyết các vấn đề đô thị của Hà Nội trong giai đoạn trước mắt và tương lai.
    Như vậy, ý tưởng chỉnh trị sông Hồng không phải là nhu cầu cấp thiết, do từ hơn 10 năm nay, lũ sông Hồng không còn là đe doạ lớn đối với Hà Nội.
    Khu vực sát đê sông Hồng hiện đã quá đông dân và ít nhiều đang tạo ra áp lực giao thông cho Hà Nội. Dự án không làm giảm mà lại tăng quy mô dân số gần gấp 2, trong khi không tăng thêm năng lực giao thông cho khu vực, sẽ càng làm vấn đề ách tắc giao thông thêm trầm trọng.
  3. Le_Ha

    Le_Ha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/10/2006
    Bài viết:
    1.068
    Đã được thích:
    0

    Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt:
    Xây thành phố dọc sông Hồng: điều kiện tự nhiên đáng ngại! 11:29'' 20/09/2007 (GMT+7)
    Nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt đã gửi thư đến Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, gặp Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị để góp ý về việc xây dựng thành phố dọc sông Hồng. Trao đổi với báo chí, ông tỏ ra lo ngại : "...sông Hồng rất khác so với một số sông chảy qua thủ đô ở các nước, xét về điều kiện tự nhiên".
    >>Triển lãm về siêu dự án TP hai bên sông Hồng

    Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt
    - Trao đổi với báo chí, ông cho biết: Dự khai mạc kỳ họp Quốc hội mới đây tại Hà Nội, đồng chí Phạm Quang Nghị có trao đổi sơ bộ với tôi về hướng phát triển Hà Nội ra phía bên kia sông Hồng, tuy nhiên, đồng chí cũng cho rằng hướng phát triển chủ yếu vẫn là Hà Tây.
    Nếu như hướng phát triển Hà Nội về phía Hà Tây đã được xác định thì có nên đặt ra hướng phát triển về phía bên kia sông Hồng nữa không? Đương nhiên hướng mở rộng Hà Nội có liên quan đến vùng cảng biển và vùng tam giác động lực là đúng. Tuy nhiên, đặt mức phát triển với quy mô coi sông Hồng là trung tâm, chảy qua giữa thủ đô thì tôi rất ngại bởi nhiều lẽ. Trong đó có lý do là sông Hồng rất khác so với một số sông chảy qua thủ đô ở các nước, xét về điều kiện tự nhiên.
    Với thời gian nghiên cứu như vừa qua liệu phương án đủ "chín" để trình Chính phủ thông qua chưa, thưa ông?
    - Về vấn đề này, lãnh đạo cao nhất của Đảng, của Nhà nước phải hết sức cân nhắc, cẩn trọng. Hà Nội là thủ đô, là trung tâm phát triển của cả nước nên chuyện của Hà Nội cũng là vấn đề mà cả nước quan tâm. Nếu là dự án nhỏ thì không có vấn đề gì, nhưng đây là vấn đề mới, có tính chất đặc biệt nên càng phải nghe ý kiến của cả nước, của các nhà khoa học chuyên ngành về qui hoạch, môi trường, địa chất, thủy văn... để cùng góp tiếng nói cho dự án. Tôi lấy làm tiếc khi có nhiều người dân tại các quận Gia Lâm, Tây Hồ... quan tâm đến đề án qui hoạch, muốn góp ý nhưng lại hết phiếu.
    Qui hoạch Hà Nội còn rất nhiều vấn đề, và không thể tách ra từng mảng mà phải nhìn trên tổng thể. Hướng phát triển thành phố dọc sông Hồng dù là một mảng nhưng có tính chất chi phối cả thủ đô, liên quan đến nhiều khu vực khác. Chưa kể ở góc độ xã hội, việc di dời 170.000 dân là vấn đề đại sự, không đơn giản chút nào. Không khéo lại gây ra sự xáo trộn lớn. Về chuyện này tôi không tán thành.
    Thưa ông, dự án lần này cũng đề cập việc chỉnh trị sông Hồng nhưng biện pháp ra sao chưa rõ, trong khi đây là vấn đề liên quan thiết thực đến người dân?
    - Tôi hiểu biết về con sông này khi có thời gian dài ở Hà Nội. Khi mùa nước dâng cao con sông rất dữ, ngược lại nhiều lúc cạn đến đáy sông. Do vậy chỉnh trị dòng sông là khâu đầu tiên phải làm, phải tìm cách đào thoát cho dòng sông. Khi con sông thông thoáng, đảm bảo đến mức an toàn nhất cho người dân, cho thủ đô thì lúc đó mới tính đến chuyện xây dựng thành phố dọc con sông.
    Tôi chưa biết nguyên thủy của sông Hàn (Hàn Quốc) ra sao nhưng nếu dòng chảy con sông Hàn hiền lành thì giải pháp chỉnh trị khó có thể áp dụng cho sông Hồng. Còn nếu với điều kiện tương tự thì đây quả là kinh nghiệm rất quí đối với ta trong việc chỉnh trị sông Hồng.
    (Theo Tuổi Trẻ)
  4. caydan_chapi16

    caydan_chapi16 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2006
    Bài viết:
    1.147
    Đã được thích:
    0
    Sao nhiều người không ủng hộ phát triển ra phía bắc nhỉ. Em thấy phát triển thế hợp lý chứ. Lúc đó Hà Nội sẽ lãng mạn hơn, cân đối hơn giờ rất nhiều
  5. dinerless

    dinerless Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2007
    Bài viết:
    300
    Đã được thích:
    0
    Cái chô vàng nó còn tệ hơn thế. Các điểm đầu và cuối của các lô đất thực hiện dự án sẽ đấu vào các trục giao thông hiên nay đang quá tải rồi.
    Nói chung Hà Nội nếu vẫn thực hiện xu hướng hướng tâm thì tình hình càng tồi tệ về giao thông.
    Ngoài ra tôi còn nghe thông tin dự án này hoàn toàn không nghiên cứu gì sự tương thích với hệ thống giao thông ngầm đang qui hoạch cho HN.
  6. samurai77

    samurai77 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    286
    Đã được thích:
    0
    Suy nghĩ trước một mâm cỗ thịnh soạn
    Dương Trung Quốc
    Lao Động số 38 Ngày 30/09/2007
    (LĐ) - Hà Nội, và không chỉ Hà Nội đang quan tâm đến một dự án mà quy mô và tầm quan trọng của nó gây dư luận mạnh mẽ. Đó là dự án "Quy hoạch cơ bản phát triển khu vực sông Hồng đoạn qua Hà Nội" mà ngôn ngữ báo chí còn gọi là "Dự án Thành phố ven sông Hồng" hay "Dự án 7 tỉ đôla"...
    Cuộc triển lãm với màu sắc rực rỡ của những hình ảnh và các bản vẽ thiết kế mang tính nhà nghề cao của các bạn Hàn Quốc, khiến mọi người đến xem đều ngỡ ngàng khi tưởng tượng đến một ngày nào đó dự án này sẽ trở thành hiện thực.
    Nhưng mỗi người đến xem đều mang một tâm trạng riêng. Người ở khu phố cổ như tôi thì sung sướng sẽ được kề cạnh với một không gian hiện đại, người phương xa tới thì ao ứơc có một căn hộ ở đó, còn người đang ở đó thì lo lắng rơi vào thân phận "bèo dạt mây trôi" của cuộc "tái định cư" khổng lồ...
    Xem dự án này lại nhớ đến một nhân vật của lịch sử, kẻ đã bại trận trên chiến trường Điện Biên Phủ, ông De Castries. Viên tướng quý tộc và có học vấn này được điều từ chính quốc sang chỉ có dịp thoáng qua trên con đường hành quân qua cầu Long Biên sang Gia Lâm để lên tàu bay đổ bộ xuống Điện Biên Phủ, đã kịp ngắm con sông Hồng. Đến khi đã bị bắt làm tù binh, trong phút giải lao giữa hai cuộc thẩm vấn, viên tướng Pháp đã bày tỏ với người thẩm vấn mình là một sĩ quan quân đội Việt Nam người gốc Hà Nội rằng ông ta lấy làm lạ là "vì sao Hà Nội lại là một thành phố quay lưng lại với con sông của mình?", chẳng giống chút nào với con sông Seine chảy ngang kinh thành Paris.
    Và vui miệng, ông còn đưa ra một ý tưởng rằng nếu có quyền thì ông sẽ biến bãi nổi giữa sông mà ông ví với hòn đảo nơi có nhà thờ nổi tiếng Notre Dame trên dòng sông Seine, thành một công viên vui chơi lớn, và có thể có cả một trường đua ngựa nữa. Tâm hồn lãng mạn của người vừa thoát chết trong một cuộc chiến dữ dội khiến ông còn ví cầu Long Biên giống như Tháp Eiffel ngả lưng nối hai bờ của con sông Hồng thơ mộng...
    Nhưng ông De Castries lại không biết rằng chính cái tên thơ mộng "sông Hồng" (Fleuve Rouge) là do người Pháp đặt cho con sông khi quan sát màu đỏ của dòng nước, nhất là vào mùa lũ cuồn cuộn phù sa kéo từ cao nguyên Tây Tạng đổ về xuôi. Còn với người Việt Nam quá quen thuộc với màu sắc và sức vóc của con sông thì vẫn gọi theo thông tục là sông Cái (con sông Mẹ) hay hình tượng là "Nhĩ Hà", vì ngắm từ xa dòng sông như cái tai gắn vào mạn Đông của diện mạo thành phố.
    Thực ra ý tuởng về việc khai thác "quỹ đất" bên dòng sông Hồng đã được nhiều người đề cập kể từ khi "đất có giá". Từ một doanh nghiệp ở Thạch Bàn đến một hoạ sĩ ở nội thành... họ là những người lãng mạn nhưng vô cùng thực tế, chỉ có điều họ chưa đủ thực lực như người nước ngoài để thuyết phục được những người có quyền về những ý tưởng của mình.
    Dẫu sao những ý tưởng được bày biện thành một mâm cỗ thịnh soạn của một dự án cũng làm mọi người hứng khởi. Tôi nghe thấy trong câu chuyện của những người khách tham quan ngoài niềm lạc quan về Thủ đô hướng tới tương lai khởi mốc kỷ niệm ngàn năm bằng dự án này, có cả những lời bình về giá cả. Rằng một căn hộ chỗ này, một quầy hàng trong khu thương mại chỗ kia giá cả mỗi mét vuông hẳn phải là... bao nhiêu và bao nhiêu...
    Nhưng cũng đã xuất hiện những băn khoăn, kể cả sự cảnh báo rằng không chừng sẽ chỉ là bữa "cỗ ngó" chỉ để no con mắt mà thôi, bởi cái lẽ đầu tiên là con sông Hồng của ta rất khác với con sông Seine của Paris, con sông Hàn của Seoul.
    Cái dữ dội khác thường của sông Hồng được biểu hiện bằng con "đê Đại Hà" với những điếm canh cũng như nỗi lo âu thường trực của người Hà Nội về bão lũ... Vậy mà trong toàn bộ cái dự án được trưng, phần nói về trị thuỷ dường như lại là phần chìm nhất. Điều đó khiến người ta có cảm giác đứng trước một mâm cỗ chưa được kiểm tra độ "an toàn thực phẩm" vậy.
    Cũng chính vì thế mà báo chí đã đăng tải ý kiến của các vị "Sơn tinh" thời hiện đại. Các vị chức sắc trong ngành khoa học thuỷ lợi lên tiếng mạnh mẽ cảnh báo rằng: Biên độ mực nước cao và thấp nhất trong một mùa nước có thể lên đến hơn 10 mét; rằng để hình thành được đê Đại Hà như hiện nay "chúng ta phải mất hàng nghìn năm", mới đây Nhà nước còn phải đầu tư cả 700 tỉ đồng để gia cố... và hàng loạt những lập luận để đi đến kết luận "không nên thay đổi chủ trương chống lũ của Chính phủ". Điều đó cũng có nghĩa là xếp dự án này lại vô thời hạn và có làm thì chỉ một chút ở bên kia sông Hồng mà thôi. Lại cũng có nghĩa là đám dân ngoài bãi cứ yên ổn mà sống trong cái hỗn độn vô phương thay đổi (?). Cái con sông Hồng mãi mãi cứ phải bị đóng gông bằng con đê ngàn tuổi?...
    Nghe bàn thảo, tôi lại nhớ đến hình ảnh con đường xưa có tên "Quai Clémenceau" (kè sông mang tên một quan chức thực dân), nay là đường Trần Nhật Duật nối liền với đường Trần Quang Khải ra tít tận khu Đồn Thuỷ, nằm sát mép bãi sông Hồng có thể nhìn thấy dòng sông mà không hề bị che khuất bởi một con đê nào cả. Bến tàu của cụ Bạch Thái Bưởi khách lên tàu là ra đường cái luôn... Sách cũ ghi đó là con đương thơ mộng nhất của dân Hà thành... Sử sách cho biết rằng phải đến sau cơn lũ lụt năm Sửu (1925), người Pháp mới quyết định mở công trường đắp con đê khiến ông De Castries buồn lòng vì Hà Nội là "thành phố quay lưng với dòng sông của mình"...
    Dự án này còn làm tôi nhớ đến một cuộc tranh luận "giữ đê" hay "bỏ đê" của các quần thần thời Nguyễn mà chúng ta nên biết đến để có thể phấn đấu cho một dự án khả thi mang lại một bữa cỗ lành và thịnh soạn cho sự phát triển của Thủ đô chúng ta. Câu chuyện này xin để sang tuần sau nghĩ ngợi tiếp...
  7. samurai77

    samurai77 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    286
    Đã được thích:
    0
    Mr Quốc lạc quan quá.Mâm cỗ này bọn Hàn bày ra cho chúng nó xơi,chứ có phải cho dân ta xơi đâu mà nhặng xị lên.
    Mâm cỗ ciputra ngày trước cũng chỉ dành bọn Indo và Hoàng văn Nghiên xơi thôi
  8. milo0313

    milo0313 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2007
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Bác mang sông Hồng nhà ta xem như sông Xen với sông Theme ý nhỉ ,lãng mạn quá
  9. thanhkts

    thanhkts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/01/2006
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    [​IMG] Thượng Hải
    [​IMG] Thượng Hải
    [​IMG] Thượng Hải
    [​IMG]
    [​IMG] Nga
    [​IMG] Hàn Quốc
    [​IMG] thằng đầu tiên vào "vẽ" Sông Hồng
    Được thanhkts sửa chữa / chuyển vào 15:30 ngày 10/10/2007
  10. KtsDzi

    KtsDzi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.213
    Đã được thích:
    0
    Thượng Hải quãng này nó là đoạn cửa sông chảy ra biển. Kết thúc của một con sông (lớn hơn sông Hồng) ở cửa biển thì nó khác xa với 1 đoạn hạ lưu sông Hồng.
    Thượng Hải là trung tâm kinh tế, công nghiệp cỡ quốc gia và khu vực châu Á cả trăm năm, của một nước đang có dự trữ ngoại tệ hàng đầu thế giới, không thể so sánh với một thành phố mới qua "thời kỳ đồ đá" vài chục năm, với GDP cận dưới quả đất. Kể cả ngoại bang bỏ tiền vào xây hoành tráng hơn đống ảnh bạn pót thì dân ta cũng chả hơn gì đám đú đởn cắm nhà thuê xế hộp đua với đong gái! "Tây" nó biết thừa (vay nó lại chả biết) thì lòe mấy bạn Lào hay "lục địa đen" chắc? Bọn đó cũng chả chắc lòe được đâu!
    Bi hờ hễ có phóng sự về "phát triển kinh tế" ở Hà nội là thấy hình khách sạn Đai U... MK, đé0 biết nhục!
    Vay để làm ăn thì không lo, toàn diễn cho hoành tráng, sau này con cháu è cổ trả nợ, nó đi vệ sinh vào bát hương!

Chia sẻ trang này