1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thành phố bên sông Hồng!

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi win_arc, 17/09/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. architetto

    architetto Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    1.191
    Đã được thích:
    0
    chú ếch quá ! quá sùng ngoại bài nội là ko tốt ! phải thấy cái hay để học nhưng chúng ta có nhiều cái hay chứ , ko thể mất gốc đc , ko bàng quan với cuộc sống của người ND Việt Nam là thứ tình cảm làm nên đồng bào đấy
  2. architetto

    architetto Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    1.191
    Đã được thích:
    0
    ví dụ như Antonio Nguyễn là brand name của 1 loạt vật dụng trong sử dụng trong gia đình kiểu '''' chúng tôi ko chỉ cung cấp bàn ghế , chúng tôi đem đến phong vị Việt Nam và Italia trộn lẫn , hay hơn Ita và hay hơn VN

    Được architetto sửa chữa / chuyển vào 03:43 ngày 13/05/2008
  3. zom8x

    zom8x Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/11/2006
    Bài viết:
    192
    Đã được thích:
    0
  4. 24hse7enday

    24hse7enday Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2008
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Người Việt chả ngại thay đổi , đến nông dân còn có thể tự tạo ra máy móc để phục vụ cho sản xuất của mình trong khi đó ai cũng nghĩ đấy là việc của mấy ông kỹ sư . Cái chính là thay đổi như thế nào để mai sau con cháu nó không chửi mình là để lại cho nó một "mớ rẻ rách ", để mai kia nó phải đập đi làm lại tốn tiền tốn công mà còn bị các " bạn " chê cười như cái bài về hội trường Ba đình ấy công đập mất 2 lần công xây . Cái kiểu thấy người ta có cái gì mình phải có cái đó , mình cũng phải đi như thế , mình đến điểm này cũng bằng thế thì không chóng thì chày cũng tàn hơi lực kiệt mà chết thôi .Đi từ từ thôi thì vấp ngã nó mới không đau lắm , mấu quá mà phóng nhanh vượt ẩu là coi chừng ... Như bạn Nga và bạn Mỹ chạy đua vũ trang ấy , các bạn ấy phải đưa ra những cái hơn thằng kia một tẹo thì thằng còn lại mới có động lực để mà phấn đấu chứ nhỉ , chứ giống nhau thì lại " ôi dào ! mình giống nó rồi , cố làm chi " hay là các bạn trong ngành dịch vụ và công nghệ phải hơn thằng khác thì mới mong trụ được chứ . Thay đổi không phải là để khác người mà là để hơn người thì nó mới có ý nghĩa , theo em là như thế , chứ bằng người như đúc thì khỏi , em miễn Việt Nam mình cũng thế thay đổi để hơn chứ không phải bằng , không phải như đúc từ một khuôn
  5. zom8x

    zom8x Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/11/2006
    Bài viết:
    192
    Đã được thích:
    0
    Nhất trí với bạn , Nhưng lịch sử VN đã chứng kiến những cơ hội thay đổi lớn nhưng không thành công như .Cải cách thời nhà Hồ , Cải cách của Nguyễn trường Tộ ,..........
    Tất nhiên tôi không so sánh QH hai bên bờ SH với việc nay nhưng việc phân tích nên hay không nên thì cần chứng minh một cách cụ thể , Với tôi cả cái HN này cần phải QH lại chứ chẳng riêng gì 2bên bờ sông ,nhưng HQ nghiên cứu dự án này cũng có cái lý của nó ,......triển lãm còn lấy ý kiến còn dài . Nhà tôi cũng ở khu vực đó mỗi sáng ra tôi đều mong dự án sẽ thành công cho dù gia đình tôi phải chuyển đi nơi khác .
  6. 24hse7enday

    24hse7enday Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2008
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Đúng thật là cả cái Hà Nội này cần phải quy hoạch lại . Nhưng lại một từ nhưng lúc nào cũng nhưng nhiều năm nay từ bạn Nhật Bổn đến bạn Pháp đã tốn không biết bao nhiêu tiền để " cho " Việt Nam chúng ta cái đồ án quy hoạch lại thủ đô Hà Nội , chả cái nào dùng được theo như em biết . Thế nên chỉ nên để các nhà QH Việt Nam làm QH Việt Nam thôi , bởi biết mình hỏng ở đâu thì sửa ở đấy trong điều kiện khách quan bên ngoài không nhúng tay vào , nhất là lãnh đạo.com.vn . Đừng chê nhà QH Việt Nam ,người Việt mình cũng lắm nhân tài lắm chỉ không có đất mà giở võ của riêng mình ra thôi . Còn đồ án của bạn Hàn Xẻng ai biết rằng các bạn ý muốn giúp chúng ta hay lại thâm nho nhọ nhiều thứ như bạn Trung Khựa , muốn thu đồng vốn về nhanh nhất khi nhìn thấy thị trường tiềm năng mà bất chấp tất cả . Nói chung cần phải bàn dài nhưng mà hay ở chỗ cái người phải chịu trực tiếp ảnh hưởng của nó thì không biết gì , thậm chí chả nghe nhắc đến , cái người gọi là dân đen ấy ạ . Còn bàn với tán toàn người trong " nghề " cả .Mà hỏi khí không phải bạn Hàn Xẻng có đưa ra dự báo được ảnh hưởng của quy hoạch này khoảng 50 năm về sau không ạ với lại những khuyết điểm của nó nữa , cái nào mà chả có khuyết điểm , cái này thì bàn kín em không biết ạ . Mà theo em một quy hoạch thành công là một quy hoach mà cái mới phải ăn nhập với cái cũ chứ không lại loang lổ như tắc kè hoa , mình ta một góc trời thì chán , một bên bạn sông Hồng rực rõ huy hoàng với nhà cao cửa rộng , một bên là phố cổ lụp xụp chen chúc , thảm cảnh

    Được 24hse7enday sửa chữa / chuyển vào 22:05 ngày 13/05/2008
  7. quyhoachhn

    quyhoachhn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2007
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Lại là quy hoạch treo thôi, cái đường Kim liên Ô chợ Dừa có mấy trăm hộ dân mãi không giải phóng được mặt bằng, đền bù xong được gọi là con đường đắt nhất hành tinh (phần lớn tiền dự án dành cho đền bù) huống chi ở đây hơn 39.000 dân, đến đời cháu, chắt mình chắc cũng không GPMB nổi.
    Được quyhoachhn sửa chữa / chuyển vào 20:57 ngày 16/05/2008
  8. viettrader102

    viettrader102 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2006
    Bài viết:
    1.913
    Đã được thích:
    1
    Mở rộng Hà Nội: "Dự án sông Hồng vẫn cần thiết"
    n Từ Nguyên
    Với việc mở rộng Hà Nội về phía Tây, dự án thành phố ven sông Hồng sẽ không còn ý nghĩa và khó khả thi?
    Xung quanh vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với GS. Nguyễn Lân, Chủ tịch Hiệp hội Các đô thị Việt Nam, nguyên Kiến trúc sư trưởng thành phố Hà Nội.
    Vì sao đến thời điểm này, vẫn có nhiều ý kiến phản đối dự án Thành phố hai bên sông Hồng, thưa ông ?
    Vấn đề quy hoạch Sông Hồng đã được chúng tôi đưa ra thảo luận cách đây 10 năm. Ngay sau đấy Thủ tướng đã có Quyết định số 108/1998 nêu rõ việc cần thiết phải sử dụng sông Hồng trong quy hoạch thành phố Hà Nội, không chỉ về mặt kinh tế xã hội mà cả khía cạnh văn hoá.
    Về khía cạnh kinh tế, phía Bắc hiện có rất nhiều điều kiện phát triển, liên kết với các cảng Hải Phòng, Cái Lân, lại có sẵn sân bay Nội Bài và nằm trong tuyến hành lang Đông - Tây nối với Trung Quốc. Rõ ràng phía Bắc sông Hồng rất cần cho sự phát triển của Hà Nội.
    Thế nhưng, đáng tiếc là đến tận bây giờ, nhiều người, đặc biệt là những người sống lâu năm tại Hà Nội, họ vẫn cho rằng, nếu xây dựng thành phố bên sông Hồng sẽ làm mất đi giá trị văn hóa, truyền thống của con sông cũng như của Hà Nội.

    Bên cạnh đó, một số ý kiến cho rằng, đã có chủ trương mở rộng thành phố về phía Tây thì không cần thiết phải xây dựng thành phố bên sông.
    Nhiều người vẫn không biết rằng, khi quy hoạch, yêu cầu bảo tồn, giữ gìn những yếu tố văn hóa, lịch sử? sẽ phải được đặt lên hàng đầu. Hơn nữa, trên thế giới, việc xây dựng đô thị bên bờ sông đã rất phổ biến, hình ảnh rõ nhất là thành phố bên bờ sông Hàn của Hàn Quốc.
    Việc xây dựng Hà Nội ôm lấy sông Hồng không phải ý tưởng quá mới đối với những người làm quy hoạch, song đối với nhân dân thì đây lại là ý tưởng quá mới. Vì vậy, theo tôi, những gì quá sốc hoặc mới mẻ khi được đưa ra cũng sẽ gặp rất nhiều ý kiến phản ứng, thậm chí không tin.
    Còn sông Saine thì người Pháp đã phải đổ cát về làm bãi tắm. Sông Hồng có rất nhiều điểu kiện tốt để vừa trở thành một địa chỉ nghỉ ngơi, giải trí vừa tạo nên một vẻ đẹp cho Hà Nội. Vậy thì tại sao chúng ta lại không tận dụng.
    Nhưng trong quy hoạch phát triển vùng thủ đô, Hà Nội sẽ phát triển mạnh về phía Tây . Vậy dự án sông Hồng liệu có còn nhiều ý nghĩa, thưa ông ?
    Trước đây từng có rất nhiều dự án quy hoạch sông Hồng, kể cả làm rất nhiều nhà cao tầng để thu lợi cho thành phố. Nhưng như thế là phá sông Hồng chứ không phải xây dựng sông Hồng.
    Chúng ta không nghiêng vào việc tính toán kinh tế như thế, đưa sông Hồng vào lòng thành phố là để đảm bảo chất lượng phát triển và cuộc sống của Hà Nội tăng lên, nhưng không phá vỡ cảnh quan của dòng sông to đẹp này.
    Theo quy hoạch mở rộng sắp tới, Hà Nội sẽ kéo dài từ Cổ Loa lên Sóc Sơn, thậm chí sang cả đầm Vân Trì. Cách đây 100 năm, người Pháp cũng đã từng có ý định xây dựng Hà Nội hướng mặt ra sông. Vì vậy, kể cả khi phát triển thành phố về phía Tây thì sông Hồng vẫn giữ một vị trí quan trọng trong kiến trúc, cảnh quan của Hà Nội.
    Dù trong tương lai, Hà Nội phát triển về phía Tây thì sông Hồng vẫn rất có tác dụng. Chúng ta không thể quay lưng lại với sông Hồng, dù mở ra phía Tây vẫn phải ôm sông Hồng vào lòng.
    Nhưng cũng vì Hà Nội phát triển về phía Tây nên nhiều lo ngại cho rằng, việc huy động 7 tỷ USD sẽ khó khăn hơn nhiều nếu Hà Nội phát triển về phía Đông?
    Chúng ta cứ luẩn quẩn mãi vấn đề không có vốn, nhưng khi có quy hoạch rồi, chắc chắn sẽ kêu gọi được đầu tư (tất nhiên nếu chúng ta cho nhà đầu tư thấy được cái lợi khi đầu tư vào dự án).
    Để quy hoạch Hà Nội hợp lý, việc đưa sông Hồng vào Hà Nội là cần thiết, còn làm cái gì, như thế nào là bước hai. Đây mới chỉ là ý tưởng của giai đoạn một, tôi nghĩ chúng ta không nên vội vàng phê phán.
    Khi đưa ra ý tưởng, tất nhiên nhà đầu tư đã có tính toán kỹ về việc có đầu tư được hay không, họ không dại gì đem tiền ném qua cửa sổ. Còn việc cần làm với chúng ta là sáng suốt lựa chọn các nhà đầu tư, làm thế nào để có công trình, nhưng không phá vỡ cảnh quan sông Hồng.
    Một dự án lớn như vậy liệu có khả thi, khi tình trạng chung của nhiều công trình lớn nhỏ ở Việt Nam vẫn thường chậm tiến độ, thậm chí ?otreo??
    Đúng là từ trước tới nay chúng ta vẫn hay có tình trạng ?oquy hoạch treo?, bởi vì khi thiết kế nhưng không nghĩ đến ai sẽ làm. Nhưng bây giờ, mỗi khi quy hoạch thì bắt buộc phải nghĩ đến kêu gọi đầu tư, tính toán các điều kiện để nhà đầu tư vào ra sao.
    Khi quy hoạch Hà Nội vào năm 1998, các Bộ trưởng và quan chức của ta đi kêu gọi đầu tư (dẫu chưa có dự án). Việc Hàn Quốc đưa ra dự án 7 tỷ USD cho thành phố hai bờ sông cũng là do ta kêu gọi đầu tư. Theo tôi biết, các nhà đầu tư đã rất sẵn sàng về nguồn vốn cho dự án.
    Nhưng nếu dự án khởi động sẽ có rất nhiều bài toán khó cho các nhà quản lý, như di dời hàng vạn dân, ùn tắc giao thông?Theo ông, liệu chúng ta có giải quyết được không ?
    Vấn đề giao thông không chỉ ngành giao thông xử lý được, mà quan trọng nhất là vấn đề quy hoạch. Nếu chúng ta kéo phát triển ra ngoài nội đô, bố trí quy hoạch hợp lý, thay vì tạo con lắc giao thông như hiện nay, chắc chắn sẽ giảm được ùn tắc.
    Còn chuyện di dân thì chúng ta cũng đã tính toán và lấy ý kiến nhân dân rồi. Đại đa số dân ở đây cho rằng sẽ đồng ý di dời nếu mọi việc đều hợp lý và hợp lòng dân.
    Theo ông thì tính khả thi của dự án đến đâu và liệu người dân liệu có đủ yên tâm để mơ về thành phố hai bên bờ sông không ?
    Với quyết tâm cao tôi nghĩ là chúng ta sẽ làm được. Tất nhiên quá trình thực hiện dự án sẽ có rất nhiều yếu tố biến động cả về kinh tế, chính trị và chắc chắn sẽ không ít tranh cãi như một vài tờ báo lại nêu ý kiến, ông nọ ông kia phát biểu?
    Thật lạ là có những việc gần như đã quyết định rồi, nhưng lại móc ra để bàn, hoàn toàn không cần thiết.
    Nhưng thưa ông, người dân có quyền bày tỏ quan điểm và họ nên được hỏi ý kiến trước khi cơ quan chức năng có quyết sách cuối cùng?
    Đúng là cần phải làm đầy đủ các bước như thế và thực tế đã có các cuộc trưng bày và trưng cầu ý kiến của hội đồng nhân dân. Song cũng cần phải xem xét lại vấn đề, với những người dân có tinh thần xây dựng rất đáng quý, nhưng chẳng hạn với những anh bị mất đất khi có dự án, đương nhiên tiếng nói phản hồi của họ cũng khác.
    Quan trọng nhất là Nhà nước phải có quyết định sáng suốt và quyết đoán, điều gì cần làm thì nên làm.
  9. viettrader102

    viettrader102 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2006
    Bài viết:
    1.913
    Đã được thích:
    1
    Ven sông Hồng: Phố đi bộ, công viên mở, đô thị mới...
    21:32'' 17/09/2007 (GMT+7)
    (VietNamNet) - "Đại dự án" qui hoạch thành phố hai bên sông Hồng đã đi gần hết chặng đường nghiên cứu và bắt đầu được triển lãm thu thập ý kiến từ hôm nay...
    Đại diện Tổ dự án Hà Nội - Seoul đang giới thiệu về thành phố ven đôi bờ sông Hồng sáng 17/9/2007 (Ảnh: T.A.N).
    Đại diện Tổ dự án Hà Nội - Seoul đang giới thiệu về thành phố ven đôi bờ sông Hồng sáng 17/9/2007 (Ảnh: T.A.N).
    Sáng nay (17/9), Tổ dự án Hà Nội - Seoul đã trình bày công trình nghiên cứu "Qui hoạch cơ bản phát triển sông Hồng đoạn qua Hà Nội" sau hơn 2 tháng cụ thể hóa nhiều ý kiến, đóng góp cho Báo cáo giữa kỳ.
    Chiều cùng ngày, triển lãm toàn bộ dự án này vừa được khai mạc tại 45 phố Tràng Tiền (Hà Nội) nhằm giới thiệu, lấy ý kiến đông đảo nhân dân và kéo dài đến hết ngày 29/9 tới.
    Sẽ có Quảng trường đi bộ gần hồ Tây
    Ngoài việc xây dựng thêm đê mới để ổn định dòng lũ và tận dụng đê hiện tại thành "tuyến đê 2", cải tạo 6 bến cảng dọc 40km sông Hồng, Tổ dự án Hà Nội - Seoul cho biết tổng diện tích qui hoạch công viên (không gian mở) ven sông Hồng được dự định là 4.200ha. Trong đó, khoảng 80% (3.360ha) sẽ được sử dụng vào mục đích chính là bảo tồn và khôi phục môi trường sông và 20% còn lại là sử dụng chính dòng sông để tạo nên một "sức sống mới" cho toàn bộ dự án.
    Công viên ven sông không có nghĩa chỉ "gói gọn" ở một vị trí nào đó mà được qui hoạch xen kẽ, men theo suốt dọc sông Hồng đoạn qua Hà Nội. Theo tính toán của Tổ nghiên cứu, tại nhiều nơi sẽ hình thành các khu bảo tồn thiên nhiên; đường cây xanh dành cho người đi bộ; đường chạy maraton ven sông; không gian thể thao tổng hợp; kè bậc thang để người dân ngồi chơi, hóng mát...
    Một mặt nghiêng ven sông sẽ hình thành theo hình thái tự nhiên được coi là "vùng đệm" để chuyển tiếp sinh thái. Các loài sinh vật được tạo nơi cư trú, thực vật được bảo tồn. Cùng với đó, khu đầm lầy sinh thái được hình thành, gồm: công viên; không gian trải nghiệm sinh thái; danh lam thắng cảnh...
    Một thành phố hoàn toàn mới sẽ mọc lên ven bờ sông Hồng (đoạn qua Hà Nội)...
    Một thành phố hoàn toàn mới sẽ mọc lên ven bờ sông Hồng (đoạn qua Hà Nội)...
    Đặc biệt, dự án tính đến việc bảo tồn di tích văn hóa lịch sử sông Hồng và qui hoạch lộ trình khám phá lịch sử ven sông bằng du thuyền. Trục văn hóa truyền thống Hồ Tây - Cổ Loa được chú trọng gìn giữ, phát triển. Tại khu vực 2 (Urban Core), một khu phức hợp quốc tế kỹ thuật cao dự tính hình thành với quảng trường đi bộ trung tâm (bờ sông Hồng phía gần hồ Tây), khu nghỉ dưỡng Ngọc Thụy với đồi hóng gió (bờ sông Hồng phía Long Biên, Gia Lâm)...
    Theo dự thảo qui hoạch chỉ 2 tháng nữa sẽ hoàn tất để trình duyệt, khu phục hồi sinh thái ven sông sẽ nằm ở khu vực Võng La và Từ Liêm, công viên thể thao ở Đông Anh, công viên văn hóa lịch sử ở Hoàn Kiếm, công viên mở dành cho cư dân đô thị ở Tây Hồ, đầm lầy lọc nước ven sông ở Hoàng Mai...
    Toàn bộ chi phí để kiến tạo dải công viên ven sông sẽ khoảng 279 triệu USD. Một chuyên gia nhận định, sự thân thiện với thiên nhiên chính là ưu điểm lớn nhất của "đại dự án" qui hoạch thành phố đôi bờ sông Hồng này.
    Công viên mở ven sông hòa quyện và tận hưởng thiên nhiên
    Công viên mở ven sông hòa quyện và tận hưởng thiên nhiên...
    Nhiều khu cư trú trên 2.462ha đất mới
    Tổ dự án Hà Nội - Seoul cho biết, với 2.462ha đất mới tạo ra, dự án có kế hoạch phát triển 4 khu vực chính với khoảng 560ha xây khu cư trú, nhà ở; 830ha xây dựng các khu vực sự kiện quốc tế; 590ha xây các công trình công cộng; 212ha xây công viên đô thị, 120ha xây khu thương mại và 40ha còn lại dành cho các khu trung chuyển hàng hóa.
    Trong đó, khu vực 4 (hai bên sông Hồng từ cầu Thanh Trì đến Hưng Yên) có diện tích rộng nhất (1.080ha) được qui hoạch khu cư trú, vành đai xanh và công viên Olympic. Khu vực 1 (từ cầu Thăng Long tới điểm cuối dự án) có diện tích 250ha, khu vực 3 (từ cầu Chương Dương đến cầu Thanh Trì) diện tích 230ha dành xây dựng khu trung chuyển hàng hóa phức hợp như: sân bay, liên kết khu công nghiệp, chợ bán buôn, trung tâm chuyển phát... và một số khu cư trú. Khu vực 2 (từ cầu Thăng Long đến cầu Chương Dương) phát triển các khu cư trú liên kết với đô thị mới Hà Nội, trung tâm tài chính quốc tế, sân vận động thể thao dân tộc...
    Quảng trường đi bộ trong khu phức hợp quốc tế.
    Quảng trường đi bộ trong khu phức hợp quốc tế dự kiến.
    Để triển khai dự án này, khoảng 39 nghìn hộ dân đang sống trên khu vực bãi sông, đê hiện tại có khả năng phải di dời. Tuy nhiên, không có nghĩa tất cả số hộ này cần chuyển đi cùng lúc mà được chia làm nhiều giai đoạn: khoảng 11 nghìn hộ sẽ chuyển đi từ 2008 - 2012; hơn 19 nghìn hộ khác dời đi từ 2013-2016 và xấp xỉ 9 nghìn hộ còn lại rút vào giai đoạn cuối (2017 - 2020).
    Theo Tổ dự án Hà Nội - Seoul, dự án sẽ đảm bảo cho những hộ phải di dời này được bồi thường thích hợp và tạo điều kiện tái định cư (nếu có nhu cầu) tại các điểm cư trú mới trong khu vực dự án. Việc bồi thường chia ra 2 loại: trực tiếp bằng tiền mặt, đất, nhà và gián tiếp bằng cách cung cấp chung cư cho thuê dài hạn. Tổng chi phí cho bồi thường, tái định cư dự kiến là 1.564 triệu USD.
    Cũng theo tính toán của tổ nghiên cứu này, khi hoàn thành, dự án sẽ cung cấp nhà ở cho khoảng 97 nghìn hộ và 70% số này (68 nghìn hộ) sẽ được bán, 30% còn lại cho thuê. Như vậy, khoảng 29 nghìn hộ dân thuộc diện di dời (kể trên) có thể tái định cư theo từng giai đoạn của dự án.
    Tổng chi phí để có một thành phố hoàn toàn mới dọc 40km đôi bờ sông Hồng được hoạch định là 7.099 triệu USD. Theo ông Tô Anh Tuấn - Giám đốc Sở Qui hoạch - Kiến trúc Hà Nội, dự án này có độ phức tạp cao, đa mục tiêu, liên quan đến nhiều bộ, ngành trung ương và địa phương về cả thoát lũ, an toàn đê điều đến an ninh quốc phòng, dân cư, du lịch, môi trường, phát triển đô thị... Tuy nhiên, nếu thành công, dự án sẽ góp phần chỉnh trị sông Hồng, phát huy lợi thế cảnh quan và khai thác hiệu quả quỹ đất dọc hai bên sông.
  10. viettrader102

    viettrader102 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2006
    Bài viết:
    1.913
    Đã được thích:
    1
    Triển lãm thành phố bên sông Hồng:
    Triển lãm nghỉ chủ nhật, người dân thất vọng
    Lao Động số 105 Ngày 12/05/2008 Cập nhật: 8:38 AM, 12/05/2008
    Người dân phải xem ở phía ngoài hàng rào vì triển lãm đóng cửa.
    (LĐ) - Trong cả sáng và chiều ngày chủ nhật (11.5), hàng trăm lượt người dân thủ đô đã thất vọng khi không thể xem được Triển lãm quy hoạch thành phố bên sông Hồng, vừa khai mạc ngày 9.5 tại Cung thể thao Quần Ngựa (Hà Nội).
    Theo quy định của BTC, triển lãm đóng cửa vào ngày chủ nhật, ngày mà nhiều người dân thủ đô rảnh rỗi nhất và có thể thu xếp thời gian tham quan triển lãm đáng chú ý này.
    Chỉ chừng 10 phút khi chúng tôi (PV Lao Động) có mặt ở đó (tầm 10h sáng), đã có hàng chục lượt người đi xe máy, ôtô vào thẳng phía trong SVĐ Quần Ngựa và khi thấy tấm cửa kính của triển lãm khoá chặt, họ mới ngơ ngác nhìn nhau thắc mắc. Sau khi biết triển lãm nghỉ ngày chủ nhật, nhiều người thất vọng ra về.
    Ở phía ngoài đường, cũng có rất đông người dân đứng túm tụm xem và bình luận trước vài tấm panô mà BTC cho dựng, trên đó có một phần sơ đồ quy hoạch TP bên sông Hồng và vài lời chú giải.
    Có thể dễ hiểu về sự quan tâm của người dân thủ đô với một vấn đề hết sức quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của họ, đó là quy hoạch và phát triển TP bên sông Hồng, từng được hứa hẹn là sẽ có quy mô, tầm vóc và độ hoành tráng hơn cả TP bên sông Hàn của nước bạn Hàn Quốc hiện đại.
    Có rất nhiều chuyên gia đồng tình với dự án quy hoạch xây dựng TP bên sông Hồng, dự án liên quan tới đời sống của 170.000 người dân thủ đô, nhưng cũng vẫn còn băn khoăn ở một số điểm.
    Trao đổi với báo giới trong ngày khai mạc triển lãm, ông Phạm Sĩ Liêm - Phó Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng, điều mà ông cũng như nhiều người trong giới quan tâm nhất hiện nay là sự ổn định của dòng sông Hồng, đoạn qua HN trong tương lai. Muốn nắm chắc được điều này, cần phải tham khảo ý kiến và kinh nghiệm của người nghiên cứu về động lực học dòng sông, sau đó tìm cách tạo ra sự ổn định của dòng sông.
    Ông Liêm nhấn mạnh, sự bất ổn của dòng sông đôi khi sẽ gây nên những hậu quả khó lường. Quy hoạch đô thị bên sông nhất thiết phải coi trọng vấn đề này.
    Không chỉ riêng ông Liêm mà ông Đỗ Viết Chiến - Phó GĐ Sở Quy hoạch - kiến trúc Hà Nội, cũng có cùng nỗi lo này. Ông Chiến cho biết, trên thế giới có nhiều con sông đẹp và có quy hoạch TP hai bên sông hiện đại như sông Sein (Pháp), Thame (Anh), Hoàng Phố (Trung Quốc)... nhưng không thể mang về áp dụng. Chỉ có quy hoạch TP bên sông Hàn là có nhiều nét tương đồng với điều kiện thực tế của sông Hồng...
    Ông Chiến khẳng định, muốn trị thủy sông Hồng, đảm bảo lưu lượng lũ qua Hà Nội là 20.000m3/s, sẽ phải đào sâu hoặc mở rộng lòng sông. Dự án dự kiến chọn phương án mở rộng. Những đoạn sông Hồng rộng vài kilômét cần thu hẹp vào để lấy quỹ đất phát triển đô thị.
    Dự án có vốn đầu tư hơn 7 tỉ USD, chia theo 4 khu vực, với tổng diện tích 1.500ha. Trong đó, khu vực 1, từ điểm cuối dự án (Chèm) đến cầu Thăng Long; khu vực 2 từ cầu Thăng Long đến cầu Chương Dương; khu vực 3 từ cầu Chương Dương đến gần cầu Thanh Trì; khu vực 4 từ cầu Thanh Trì đến địa điểm bắt đầu dự án (Bát Tràng).

Chia sẻ trang này