1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thành phố bên sông Hồng!

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi win_arc, 17/09/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. viettrader102

    viettrader102 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2006
    Bài viết:
    1.913
    Đã được thích:
    1
    Làm đẹp" sông Hồng: Hàng chục nghìn tỉ đồng và... hơn thế!
    13:47'' 09/07/2007 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Tổ Dự án Seoul đã qua nửa thời gian nghiên cứu qui hoạch đôi bờ sông Hồng (đoạn qua Hà Nội). Tuy nhiên, mới tính sơ, để dự án này phần nào thành hiện thực - cần phải có ít nhất 27 nghìn tỉ đồng (con số Bộ Tài chính đưa ra), thậm chí còn... hơn thế nữa!
    Phó
    Đại diện phía Seoul đang phát biểu trước Hội thảo Báo cáo giữa kỳ Dự án ?T?TLập qui hoạch cơ bản phát triển khu vực sông Hồng đoạn qua Hà Nội?T?T sáng 8/7/2007 (Ảnh: H.H).
    Đây quả thực là một thách thức về vốn. Vậy mà, đó mới chỉ là những trù tính để giải quyết một vài vấn đề cơ bản nhất của dự án. Bởi, theo tính toán, khoảng 35.000 hộ gia đình với 18 vạn dân sẽ phải chuyển đi; cả một "thành phố mới" sẽ được xây dựng, cả một tuyến đê mới với nhiều cấp độ sẽ hình thành...
    Còn nếu ?T?Tnâng tầm?T?T dự án xa hơn, như gợi ý của Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng cho tính chiến lược của dự án - người dân có thể sẽ thiếu cầu hoặc các phương tiện vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn để giao lưu giữa đôi bờ sông, khi hình thành tụ điểm dân cư tại một vài khu vực của dự án.
    Hơn nữa, để khu vực này nói riêng và Hà Nội nói chung hoàn toàn ?T?Tcông nghiệp hóa, hiện đại hóa?T?T vào 2020, việc hoạch định các đường ngầm dưới sông, đường xe điện vắt cao trên không... là điều sẽ phải tính tới - và lúc đó thì số vốn đổ vào đây dự kiến ?T?Tkhổng lồ?T?T.
    Ven sông Hồng rồi đây sẽ có đô thị, công viên - lung linh chẳng kém đôi bờ sông Hàn chảy qua Thủ đô Seoul (Hàn Quốc)? (Ảnh tư liệu)
    Ven sông Hồng rồi đây sẽ có đô thị, công viên - lung linh chẳng kém đôi bờ sông Hàn chảy qua Thủ đô Seoul (Hàn Quốc)? (Ảnh tư liệu)
    ?T?TĐại dự án?T?T sẽ có một ?T?Tđại hội đồng?T?T phê duyệt!
    Lắng nghe ý kiến của nhiều bên: Thành phố Hà Nội, Seoul, Bộ Xây dựng, Bộ NN&PTNT, Bộ Tài chính... tại Hội thảo Báo cáo giữa kỳ Dự án ?T?TLập qui hoạch cơ bản phát triển khu vực sông Hồng đoạn qua Hà Nội?T?T của Tổ Dự án sông Hồng sáng 8/7/2007, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đánh giá cao sự đóng góp ?T?Tsức người sức của?T?T của phía Hàn Quốc đối với dự án này tại Việt Nam. Qui mô và nội dung dự án - theo Phó Thủ tướng, hoàn toàn phù hợp với định hướng chung phát triển Thủ đô Hà Nội thành một đô thị hiện đại trong tương lai.
    Tuy nhiên, Phó Thủ tướng lưu ý: ?T?TDự án nằm trong qui hoạch thủ đô, qui hoạch thủ đô thì nằm trong quy hoạch vùng. Vì vậy khi nghiên cứu, những qui hoạch này cần phải kết hợp, thống nhất với nhau một cách hợp lý và mang tính tổng thể. Ví dụ như, nghiên cứu đoạn sông này thì cần hiểu rằng sông Hồng đâu chỉ chạy dài 40km qua Hà Nội, mà phải biết thượng nguồn nó ở đâu, đoạn kết chỗ nào... để chỉnh trị được tốt hơn!?T?T.
    Cũng theo Phó Thủ tướng, khi dự án này trình duyệt, sẽ có cả một hội đồng khoa học gồm nhiều bộ, ngành chuyên môn và cả Thành phố Hà Nội cùng xem xét, thẩm định. Bộ Xây dựng dự tính thời gian phê duyệt dự án tối thiểu 2 năm.
    Phó
    Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng đang phát biểu trước hội thảo Báo cáo giữa kỳ Dự án ?T?TLập qui hoạch cơ bản phát triển khu vực sông Hồng đoạn qua Hà Nội?T?T sáng 8/7/2007. Ngồi cạnh (bìa phải ảnh) là Chủ tịch UBND TP HN Nguyễn Quốc Triệu (Ảnh: H.H).
    Ngoài ra, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Trần Ngọc Chính nhận định, tổ dự án đã có những nghiên cứu về dòng chảy, chỉnh trị sông bước đầu rất khả quan. Song, Thứ trưởng cho rằng, từ nay đến khi báo cáo cuối kỳ, dự án cần làm ?T?Ttoát?T?T lên hơn nữa 2 tư tưởng lớn: Thứ nhất, đê mới chắc chắn sẽ được đắp rồi mới phá đê cũ, nhưng đê mới sẽ được đắp cụ thể thế nào? Thứ hai, đoạn từ cầu Thăng Long đến cầu Long Biên là khu vực gần trung tâm Thủ đô nhất, nơi dân cư sinh sống rất đông - cần làm rõ hơn sẽ giải quyết khu vực này thế nào? Dân có phải chuyển hết không?
    ?T?TQuyết định toàn bộ dân trong khu vực sông sẽ di dời!?T?T
    Đó là đề xuất của Tổ Dự án sông Hồng ?T?Ttrước sau như một?T?T xuyên suốt các buổi báo cáo và phù hợp với Luật Đê điều Việt Nam. Theo các chuyên gia tổ nghiên cứu này, đây chính là một trong những điều kiện tiên quyết để dự án thành công và kiến nghị được hoạch định sớm qui hoạch di dời này.
    Theo họ, triển khai đền bù, quy chuẩn đền bù và lập qui hoạch, giải pháp di dời dân là hoàn toàn liên quan tới quyết tâm của phía Hà Nội và Chính phủ Việt Nam. Cần thiết nhất lúc này là sự nỗ lực và ý chí triển khai mạnh mẽ của Thành phố Hà Nội và Chính phủ Việt Nam vì dự án sẽ kéo dài trong thời gian khá lâu.
    Phó Thủ tướng nhận định rằng, sông Hồng giờ đây mới chỉ có 6 cái cầu, trong khi sông Hàn hệ thống cầu rất phong phú! Nếu ven sông Hồng sau này mọc thêm những tụ điểm dân cư mới, e rằng sẽ thiếu phương tiện để người dân qua lại nối đôi bờ... (Ảnh tư liệu sông Hàn, Seuol, Hàn Quốc).
    Phó Thủ tướng nhận định: Sông Hồng giờ đây mới chỉ có 6 cái cầu, trong khi sông Hàn hệ thống cầu rất phong phú! Nếu ven sông Hồng sau này mọc thêm những tụ điểm dân cư mới, e rằng sẽ thiếu phương tiện để người dân qua lại đôi bờ... (Ảnh tư liệu sông Hàn, Seuol, Hàn Quốc).
    Cùng với đó, Tổ Dự án sông Hồng đề xuất phương hướng huy động vốn để triển khai dự án này là: Lợi nhuận từ khai thác khu đất mới tạo ra sẽ tái đầu tư vào dự án chỉnh trị sông Hồng; Phần tài chính còn thiếu khi thực hiện dự án sẽ bổ sung từ lợi ích khai thác, phát triển một phần Khu đô thị bắc sông Hồng.
    Muốn vậy, cần phân công vai trò rõ rệt giữa doanh nghiệp tư nhân và nhà nước: Nhà nước đảm nhiệm các biện pháp di dời dân và đền bù đất, nhà hoặc triển khai dự án công viên (nếu cần); Doanh nghiệp tư nhân sẽ đem lợi ích từ triển khai dự án phát triển đô thị đầu tư vào dự án công trình cơ sở hạ tầng.
    Dự kiến, Dự án ?T?TLập qui hoạch cơ bản phát triển khu vực sông Hồng đoạn qua Hà Nội?T?T này sẽ báo cáo cuối kỳ vào tháng 11/2007 tới.
    Chủ tịch UBND TP HN Nguyễn Quốc Triệu (Ảnh: Lê Anh Dzũng).
    Chủ tịch UBND TP HN Nguyễn Quốc Triệu (Ảnh: Lê Anh Dzũng).
    TS. Nguyễn Quốc Triệu - Uỷ viên TW Đảng, Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch UBND TP Hà Nội, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội:
    ?T?TNhư nhiều thành phố khác trên hành tinh, Thăng Long - Hà Nội vốn hình thành và phát triển gắn với một dòng sông, và đó là dòng sông lớn nhất nước Đại Việt ngày ấy, với hiện trạng - là dòng sông lớn nhất miền Bắc, cũng là lớn nhất cả nước, khi sông Mê-kông chỉ tính phần chảy qua đất Việt...
    Đặt trong mối quan hệ hữu nghị hợp tác tốt đẹp giữa hai nhà nước Việt Nam - Hàn Quốc, được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, Chủ tịch UBND TP HN và Thị trưởng TP Seoul đã ký thỏa thuận hợp tác nghiên cứu Dự án lập qui hoạch cơ bản phát triển sông Hồng (đoạn qua Hà Nội) với sự trợ giúp của Chính quyền TP Seoul.
    Đây là một dự án lớn, đa mục tiêu, nghiên cứu chiều dài gần 40km hai bên bờ sông, thuộc địa bàn 5 quận, 4 huyện, với tổng diện tích hơn 10.500ha và liên quan đến 17 vạn dân.
    Khi dự án được duyệt thực thi, trước hết tuyến đê 2 bên bờ sông Hồng sẽ được củng cố, nâng cao khả năng chống lũ, đồng thời điều chỉnh tuyến, mở rộng lòng sông ở một số đoạn để tạo dòng chảy hợp lý, hạ thấp mực nước... Dự án này sẽ nhấn mạnh những bài học qui hoạch sông Hàn, như: Không tổ chức giao thông cơ giới nặng sát bờ sông; Bố trí khác cốt các công trình kiến trúc theo triền đê...
    Một trục không gian thoáng đãng, mới mẻ với cây xanh - mặt nước - văn hóa sẽ là dấu ấn, hình ảnh phát triển đô thị của Hà Nội trong thế kỷ XXI?T?T.
  2. viettrader102

    viettrader102 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2006
    Bài viết:
    1.913
    Đã được thích:
    1
    Định cư tại chỗ 17 vạn dân dự án TP bên sông Hồng
    Lao Động số 51 Ngày 06/03/2008 Cập nhật: 8:42 AM, 06/03/2008
    (LĐ) - Sáng 5.3, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị đã yêu cầu Sở Quy hoạch - Kiến trúc đưa ra giải pháp xã hội đối với 17 vạn dân liên quan tới dự án thành phố bên sông Hồng.
    Ông Phạm Quang Nghị khẳng định, 17 vạn dân đang sống tại đây có liên quan tới dự án, chứ không phải diện phải di dời toàn bộ. Do vậy, đơn vị thực hiện khảo sát phải làm rõ, số lượng các hộ di dời, số các hộ phải chỉnh trang, quỹ đất tái định cư...
    Sau khi nghe quá trình triển khai dự án quy hoạch sông Hồng đoạn qua Hà Nội, hầu hết các ý kiến khác đều quan tâm tới việc trị thuỷ sông Hồng, bởi sông Hồng khác biệt so với sông Hàn nên biện pháp trị thuỷ sẽ khác nhau.
    Theo Bí thư Thành uỷ Phạm Quang Nghị, dự án thành phố bên sông Hồng phải làm rõ phương án thoát lũ, không phá bỏ đê cũ khi xây dựng thêm con đê khác ven sông.
    Ngoài ra, dự án sẽ khai thác không gian là chính, không thiên về khai thác quỹ đất. Phía Hàn Quốc chỉ hỗ trợ công tác quy hoạch, còn Việt Nam làm chủ dự án.
    Ông Đỗ Viết Chiến - Phó Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội - cho biết, Hà Nội sẽ hoàn thành báo cáo cuối kỳ về thành phố bên sông Hồng vào năm 2008 để trình Thủ tướng Chính phủ.

    Về vấn đề trị thuỷ, ông Chiến cho biết đã đưa ra phương án tuyến hành lang thoát lũ, sẽ được đưa ra Hội đồng thẩm định của Nhà nước. Lãnh đạo thành phố cùng đồng thuận chủ trương chung là dự án quy hoạch đô thị ven sông Hồng cần được thực hiện để chỉnh trang đô thị hai bên bờ sông, để thành phố văn minh, hiện đại.
    Tuy nhiên, quá trình triển khai dự án lớn và phức tạp, đòi hỏi sự ủng hộ của người dân, nhất là dân trong khu vực dự án.
    Theo quy hoạch, khu vực ven sông Hồng đoạn qua Hà Nội trong tương lai sẽ là nơi ở của 97.000 hộ dân, chiếm 50% diện tích, còn lại sẽ dành cho các công trình công cộng và khu thương mại dịch vụ.

    Trong giai đoạn 1, người dân sống trong khu vực này sẽ được tái định cư ra các khu chung cư khu vực gần cầu Thăng Long, hoặc khu vực cầu Thanh Trì tại giai đoạn 2.
    Tổng chi phí dự án sẽ là hơn 7 tỉ USD, trong đó, xây dựng các công trình là 1.924 triệu USD, bồi thường tái định cư là 1.564 triệu USD.
  3. viettrader102

    viettrader102 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2006
    Bài viết:
    1.913
    Đã được thích:
    1
    Có một vùng bãi sông Hồng khác những gì các nhà quản lý nói
    Cập nhật: 11:38 AM, 11/12/2007
    Khi nói về thực trạng vùng bãi sông Hồng các nhà quản lý luôn nhấn mạnh đến thực trạng như: Ô nhiễm, khu dân cư chật chội, bệ rạc, phức tạp, nhiều tệ nạn, nước lên là lụt, dân chủ yếu do di cư đến...
    Nhưng có một vùng bãi sông Hồng khác hẳn những điều mà bạn vừa đọc ở trên, một vùng bãi với truyền thống lịch sử lâu đời và cũng chính là khu vực chính của dự án sông Hồng mà tổ dự án Hàn Quốc nhắm tới. Đó chính là vùng bãi Tứ Liên.
    Vùng bãi Tứ Liên chính là khu vực mà diện tích và dân cư của nó chiếm phần lớn phường Tứ Liên, quận Tây hồ, Hà Nội (toàn phường có 5 cụm dân cư thì 4 cụm nằm ngoài bãi) không hề có bất cứ một nhược điểm nào mà các nhà quản lý nói tới ở trên.

    Đây là vùng đất có truyền thống lịch sử lâu đời và hiện vẫn còn hai ngôi đình làng được xây dựng từ nhiều đời nay mà ngày hội làng vừa được tổ chức vào những ngày tháng mười âm lịch vừa qua.
    Vùng đất được mệnh danh là ?oTứ Tổng? đã có từ rất lâu trong sử sách về Hà Nội. Người dân Tứ Tổng chuyên trồng dâu nuôi tằm dệt vải. Khi nghề truyền thống mai một, người dân đã chuyển sang trồng quất cảnh và nhanh chóng nổi tiếng với vùng quất Tứ Liên.
    Đất lành chim đậu nhiều người dân nơi khác đã đến đây mua đất dựng nhà và coi đây là quê hương của mình hòa nhập với với truyền thống của làng. Phường cũng có hai nghĩa trang nơi yên nghỉ của cuối cùng của các cư dân của làng. Ở phường Tứ Liên không hề xảy ra bất cứ vụ án hình sự phức tạp, hay trọng án nào, các loại tệ nạn được kiểm soát, người dân thực sự sống trong không khí thanh bình của làng quê giữa lòng Hà Nội.
    Mùa lũ, con đê quai được xây dựng từ nhiều đời nay bảo vệ cho vùng bãi khỏi dòng nước lũ sông Hồng. Cho đến các quy hoạch gần đây các nhà quy hoạch đều đề xuất giữ lại và chỉnh trang làng cũ, các vùng đất bãi sẽ xây dựng công viên cây xanh, lá phổi mới cho Thủ đô.
    Khi tổ dự án Hàn Quốc xây dựng quy hoạch sông Hồng thì vùng bãi Tứ Liên mới thực sự là điểm chính trong quy hoạch của họ với những trung tâm tài chính, các cao ốc văn phòng cho thuê tất cả đều tập trung trên vùng đất Tứ Liên còn các khu vực khác thì xây dựng ít hoặc thậm chí để nguyên như khu vực Đầm Rrấu.
    Trộm nghĩ nếu vùng bãi Tứ Liên dùng để xây dựng công viên cây xanh hoặc chỉ chỉnh trang làng cũ để cải tạo bộ mặt sông Hồng như các chuyên gia Hàn quốc vẫn nói về mục đích của dự án Sông Hồng thì chắc Tổ dự án Hàn Quốc sẽ bỏ về nước ngay lập tức. Vì đây mới chính là mảnh đất vàng mà các nhà đầu tư thèm muốn.
    Nếu có một lần bạn đọc Báo Lao Động, các nhà khoa học, các nhà quy hoạch, các nhà quản lý hãy đến với vùng bãi Tứ Liên để được hưởng không khí của làng quê vùng bãi thanh bình giữ lòng Hà Nội. Khác hẳn với những gì mà mọi người vẫn nghĩ về vùng đất bãi sông Hồng, thì mới thấy vùng đất ngã ba sông này thực sự là một phong thủy quan trọng cho Thủ đô như nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, kiến trúc phong cảnh đã nói tới.
    Xin hãy góp những tiếng nói đễ giữ lại cho mai sau những vùng đất truyền thống cuối cùng của Hà Nội trước sự đô thị hóa ồ ạt hôm nay.
  4. viettrader102

    viettrader102 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2006
    Bài viết:
    1.913
    Đã được thích:
    1
    Đề án thành phố sông Hồng: Cần có trách nhiệm với nhân dân, Nhà nước
    Lao Động số 288 Ngày 11/12/2007 Cập nhật: 8:49 PM, 10/12/2007
    Những ngôi nhà bên bờ sông Hồng.
    (LĐ) - Thêm một lần những người dân sống dọc đôi bờ sông Hồng bị hoang mang, khi ông Tô Anh Tuấn - GĐ Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội - đã trả lời trên báo giới rằng dự án thành phố sông Hồng có những yếu tố có thể thành hiện thực, trong khi tại hội nghị HĐND thành phố Hà Nội cũng đang "nóng" về dự án này. Báo Lao Động đã nhận được nhiều ý kiến bày tỏ quan điểm, xin giới thiệu cùng bạn đọc.
    ? Không thể duy ý chí
    Vừa qua, UBND thành phố Hà Nội tổ chức triển lãm , lấy ý kiến nhân dân về dự án quy hoạch cơ bản phát triển khu vực sông Hồng, đoạn qua khu vực Hà Nội. Hơn ba vạn lượt người đã đến xem triển lãm. Ban tổ chức (BTC) đưa ra con số, với hơn 2.500 phiếu lấy ý kiến được phát ra, có đến 90% đồng tình với đề án quy hoạch và BTC đã viên mãn khẳng định với báo giới thông tin này.
    Tôi xin thưa, trong số 90% ý kiến đồng tình, BTC có biết trong số đó có bao nhiêu ý kiến đồng tình của các nhà khoa học am hiểu vấn đề. Người dân tham quan triển lãm, nhìn tổng thể trên bản vẽ "long lanh", ai chẳng thấy đẹp, ai chẳng thấy thích, khi hiện tại, ở đôi bờ sông Hồng là những khu cư dân lộn nhộn.
    Tôi hoàn toàn đồng ý, cần quy hoạch bộ mặt đô thị ở đôi bờ sông Hồng, những hộ lấn chiếm, ở bất hợp pháp, những căn nhà lụp xụp cần được dỡ bỏ. Còn việc quy hoạch như dự án, tôi chỉ là một người dân không am hiểu về lĩnh vực khoa học, nhất là vấn đề thoát lũ cho dòng sông nổi tiếng là dữ vào mùa lũ như sông Hồng, vì vậy, các cơ quan chức năng không thể duy ý chí mà cố chống lại trời thì e rằng... hậu quả rất nặng nề.
  5. bluesky1

    bluesky1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/03/2004
    Bài viết:
    275
    Đã được thích:
    0
    - Chắc vấn đề này còn phải dẹp lại sau, truớc mắt là vấn đề mở rộng Hà Nội ...
  6. dinerless

    dinerless Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2007
    Bài viết:
    300
    Đã được thích:
    0
    Phát triển Thành phố bên sông Hồng sẽ gây tắc nghẽn tổng thể cho thành phố cũ. Không có giải pháp phát triển giao thông nào có hiệu quả cho dự án này.
    Đé.0 hiểu là chúng nó không nhìn ra hay làm bừa!
  7. rachmaninoff

    rachmaninoff Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/12/2001
    Bài viết:
    1.280
    Đã được thích:
    0
    Bọn Hàn là bọn lobby chuyên nghiệp nhất thế giới, toàn dội bom thẳng từ Chính phủ, các bác cứ nhìn các anh Chủ tịch Daewoo rồi Samsung lần lượt bị buộc tội có dính dáng đến tiền bẩn, quỹ đen. Bọn ấy mà rải thảm chính phủ VN với HN thì chết chắc. Đáng tiếc là VN đang lấy Hàn làm tấm gương phát triển kinh tế, các TCT tập đoàn nhà nước đang muốn dùng mô hình tập đoàn khổng lồ kiểu Samsung, LG...và tất nhiên là sẽ bắt chước cách "quan hệ" của bọn ấy.
    Trò lấy phiếu của dân là lừa đảo thôi, đeo ai kiểm phiếu cho chúng nó, thích 90% hay 99% thì cũng được hết. Trên đã ngậm miệng ăn tiền rồi thì khỏi phải bàn, dân tình mà lèm bèm thì Ban Tuyên giáo cho cái lệnh thì câm tịt hết.
  8. dangnghia

    dangnghia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2003
    Bài viết:
    1.800
    Đã được thích:
    0
    Xem cái bảo tàng Hà Nội làm ăn thế nào thì biết ngay cái thành phố ven sông Hồng nó thế nào.
    Hình như động thổ rồi í các bác nhể
  9. 24hse7enday

    24hse7enday Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2008
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Nhân chuyện cái bảo tàng , các bác cho em hỏi . Tại sao phương án dự thi được giải nhất lại không được xây dựng mà thay vào đó là phương án giải nhì của bạn Hàn xẻng trong khi đó lúc chấm thi thì hết lòng ca ngợi kết cấu đổi mới dễ thi công , tạo cảnh quan khí hậu . Em có nguyên tờ tạp chí kiến trúc nói về các phương án dự thi này . Hôm đi kỉ niệm hội KTS thắc mắc mãi chưa nguôi nhưng mà quên rồi hôm nay có bác động đến lại nhớ ra . Bác nào giải thích dùm em , em xin cám ơn
  10. puppytrang

    puppytrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/06/2007
    Bài viết:
    753
    Đã được thích:
    0
    sao em thấy trên báo chí bảo là phương án của bọn Đức mà :
    http://hanoimoi.com.vn/vn/53/168410/
    ......thiết kế của công trình xây dựng Bảo tàng Hà Nội là của Cty LD GMP International GmbH-Inros Lackner AG (CH Liên Bang Đức). Đây cũng là đơn vị đã thực hiện thiết kế khu Trung tâm Hội nghị Quốc Gia

Chia sẻ trang này