1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THÀNH PHỐ TRONG TƯƠNG LAI

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi beyond_S, 18/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. khoinguyen_kts

    khoinguyen_kts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Bài viết của bạn rất hấp dẫn, tuy nhiên tôi có một vài ý kiến:
    Ý tưởng XD thành phố tương lai như thế nào không phải là 1 chủ đề mới mà đã từng được bàn hàng trăm năm nay. Rất nhiều người đã phát minh ra các mô hình đô thị khác nhau, dựa trên các tiêu chí và quan điểm khác nhau.
    Trong thực tế, có rất ít đô thị được xây dựng hoàn toàn theo một mô hình nào đó. Đa số thường được xây dựng theo các mô hình khác nhau theo những giai đoạn khác nhau. Điều đó chứng tỏ đô thị là một "cơ thể sống" thay đổi và khó có thể tìm cho nó một mô hình tối ưu.
    Vấn đề thực sự trong đô thị có lẽ không phải là nên áp dụng mô hình nào - mà là tìm hiểu xem đô thị thực sự phát triển như thế nào để tìm kiếm các mô hình phù hợp.
  2. INTRUDER

    INTRUDER Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2005
    Bài viết:
    2.851
    Đã được thích:
    0
    Ghét nhất cái kiểu bài viết đệm thêm tiếng anh.Bạn có thể viết 1 bài tiếng việt hoàn chỉnh được ko?Thích thì hết bài, viết thêm 1 bài tiếng anh nữa cho anh em học tiếng anh cũng tốt.
  3. KtsDzi

    KtsDzi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.213
    Đã được thích:
    0
    Như đã "trót" hứa Tớ làm 1 cái luận nhỏ về vấn đề này.
    Để so sánh cả Trung Quốc với Việt Nam e rằng quá nhiều vấn đề và khập khiếng, tớ chỉ lấy 1 phần Trung Quốc khả dĩ tương đồng về nhiều mặt để "luận". Tớ chọn Nam Ninh (-宁) thủ phủ Quảng Tây để so sánh với Hà Nội và một số đô thị của Việt nam.
    Quảng Tây là tỉnh ở phía Nam Trung Quốc, gần với Việt Nam về địa lý, khí hậu, giáp về biên giới. Trước năm 214 TCN, Quảng Tây vẫn là đất thuộc Âu Lạc nên tương đối gần gũi về lịch sử, văn hoá. Quảng Tây là khu tự trị người Choang, có người Việt (được coi như dân tộc thiểu số) Ngôn ngữ của họ là tiếng Quan Hoả (Quan Thoại- nhiều từ giống với tiếng một số dân tộc phía Bắc Việt nam) Nhiều khu chợ, trung tâm thương mại ở Quảng Tây có thể dùng tiếng Việt để giao dịch thuận tiện hơn cả tiếng Hoa (Bắc Kinh) và tiếng Anh. Kinh tế Quảng Tây được đánh giá ở mức trung bình thấp của Trung Quốc.
    Sự tương đồng và khác biệt giữa Quảng Tây và Việt Nam còn thể hiện qua một vài số liệu:
    - Diện tích: 236,700 - 313,689 km2 (VN)
    - Dân số: 48,890,000 - 84,238,000 (QT/VN thống kê năm 2004/2005)
    - GDP: 41.5 bil - 251.8 bil (USD)
    - GDP đầu người: 849 - 3.025 (USD)
    (các con số chỉ là tương đối với cách thống kê khoảng 5 năm gần đây)
    Có thể thấy Quảng Tây có diện tích bằng khoảng 2/3, dân số 1/2, nghèo bằng 1/4 Việt Nam, nhưng cách "đô thị hoá" của họ có nhiều điếu đáng suy ngẫm.
    1. Giao thông đường bộ ngoài đô thị:
    Tuyến: Hà Nội - Lạng Sơn - Của khẩu Hữu Nghị - Bằng Tường - Nam Ninh.
    Phần Việt nam: Quốc lộ 1 cải tạo, là tuyến quốc lộ mới, ít giao cắt cùng cốt nhất của Việt nam, mặt đường thảm asphalt, mịn, ít phải bảo dưỡng nhất so với các quốc lộ khác, tốc độ thiết kế 120km/h, tốc độ chạy xe thực 70-100km/h.
    Phần Trung Quốc: đường bộ cũ cải tạo và 1 tuyến mới song song, không có giao cắt cùng cốt, mặt đường bê tông, tương đối mịn, gần như không phải bảo dưỡng, tốc độ thiết kế không rõ, tốc độ hạn chế max=120km/h.
    Về tính năng kỹ thuật và tổng mức đầu tư gần như tương đương, nhưng phía Trung Quốc khai thác tốt hơn nhiều:
    - Đường BT rất ít phải bảo dưỡng, bảo dưỡng rẻ và chịu nước lũ tốt hơn đường nhựa.
    - Do không có giao cắt, vận tốc lưu hành cao mà rất ít tai nạn.
    - Phía Trung Quốc bố trí đều đặn các điểm dịch vụ cách đều 50-80km, mỗi điểm bao gồm trạm xăng, WC, ăn, nghỉ, tạp hoá do tư nhân đầu tư theo quy hoạch của chính phủ. Trên quốc lộ, cách đều quãng 1-2km có 1 trạm điện thoại nhỏ để báo tai nạn, sự cố. Vấn đề này thì phía Việt Nam khỏi cần so sánh
    [​IMG]
    - 100% taluy đường phía Trung Quốc được xử lý bằng biện pháp rất đơn giản: xây rãnh thành lưới dẫn nước, tránh xói lở bề mặt, rất ít kè đá hoặc bê tông, không chỗ nào có đá lở hoặc đất trượt. Phía Việt Nam chỉ xử lý ở một vài chỗ rất kiên cố, tốn kém, phần còn lại để trống, thường có đá lở, đất trượt về mùa lũ, sửa chữa thường xuyên.
    - Mặt đường BT hiện nay phía họ không êm như bên mình, nhưng chỉ cần thêm 5cm asphalt là giống hệt, một số đoạn gần thành phố đã được làm. Suốt hàng mấy trăm km quốc lộ, không có một chỗ nào cắm biển "công trường - 5km/h" như ở nhà mình
    Tạm kết phần giao thông ngoại thị: giải pháp kinh tế, hiệu quả, quản lý khai thác tốt.
    2. Quy hoạch đô thị:
    [​IMG]
    - Nam Ninh, thủ phủ Quảng Tây, theo 1 số website của Trung Quốc là thành phố vùng biên ải, là "tiền đồn chống quân xâm lược Việt Nam" ( vừa ăn cướp, vừa la làng!) Thành phố này có quy hoạch theo kiểu Âu, nằm bên bờ sông, có nhiều cây cầu chạy qua, có các trục đại lộ và quảng trường, có đường vành đai tách tuyến ngoại thị.
    [​IMG]
    [​IMG]
    - Trên bản đồ có thể thấy họ có các điểm cây xanh đô thị bố trí rải rác. Khác với nhiều khu cây xanh ở nhà mình, họ khai thác các điểm này rất tốt. Cây được chăm sóc, đường dạo sạch sẽ, đâu đâu cũng có thùng rác, ghế nghỉ, nhà chờ xe buýt ở các tuyến xung quanh, là nơi nghỉ ngơi thực sự cho cư dân đô thị.
    - Các tuyến đường của Nam Ninh được tổ chức rành mạch, mặt khá rộng, nhiều xe buýt và taxi (riêng về taxi thì Singapore gọi Nam Ninh bằng... "kụ") Gần như tuyệt đối không có chuyện lấn vạch, vượt đèn đỏ, đơn giản bên đó họ giữ người chứ không giữ phương tiện vi phạm (he he, mất nhân quyền quá!) Các giao lộ đều có camera ghi biển xe vi phạm giao thông. Vỉa hè được thiết kế rất rộng rãi, bố trí cây xanh, ghế nghỉ. Vỉa hè nối vào sân các khu chung cư, có vườn hoa, thảm cỏ, chỗ chơi cho trẻ em, người già, hầu hết đều sạch sẽ trừ khu vực chợ (nhưng chợ vẫn sạch hơn chợ nhà mình)
    - Nam Ninh đang phá đi, và sẽ phá hết toàn bộ các khu chung cư thấp tầng kiểu 6,7X, thay thế vào đó là các tổ hợp cao tầng: chung cư, văn phòng, khách sạn... Chưa thể nói là "xịn" nếu ngó sang Mã lai hay Sing, nhưng không thua gì các khu đô thị mới của Việt Nam với tầng cao hơn, cây xanh nhiều hơn, giao thông thuận lợi hơn.
    Tạm kết phần quy hoạch: Nam Ninh quy hoạch không có gì đặc biệt, nhưng bài bản và quản lý rất tốt, phù hợp với sự phát triển kinh tế, có một số tuyến khá tốt.
    3. Kiến trúc công trình
    [​IMG]
    - Các trung tâm thương mại của Nam Ninh khá "hoành tráng", quy mô lớn hơn chợ Đồng Xuân Hà Nội. Chưa thể so sánh độ "VIP" của nó với Tràng Tiền Plaza của Hà Nội hay SimLim Square của Sing nhưng nếu so về sự đa dạng chủng loại mặt hàng, mức độ nhộn nhịp thì ngang ngửa với Mustafa của Sing.
    - Các khối nhà chung cư được xử lý tốt, sạch sẽ, không cầu kỳ. Đại đa số người thành phố Trung Quốc ở chung cư, không riêng gì Nam Ninh, loại chung cư đa dạng, nhiều hình thức bán trả góp. Kiến trúc nhà chung cư ở Nam Ninh thường đơn giản, vuông vức. Bề mặt ngoài các loại công trình hầu hết ốp ceramic, không bị ẩm mốc nhưng khá đơn điệu, cửa hầu hết là khung nhôm kính hoặc khung kim loại bọc plastic với nhiều loại kính. Hầu hết vật liệu xây dựng là hàng nội đia.
    - Các khối nhà văn phòng, khách sạn cao tầng của Nam Ninh khá đơn giản, tương đối giống với một số công trình tương tự ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh... dường như ảnh hưởng chung từ HongKong, Thẩm Quyến, Sinh, Mã... nhưng bé hơn và xử lý tỷ lệ, vật liệu kém hơn.
    Tạm kết phần kiến trúc công trình: với các dạng công trình lớn ở Quảng Tây thể hiện qua Nam Ninh, Bằng Tường, Bắc Hải và các công trình tương tự ở Việt Nam không có sự khác biệt rõ rệt. Phía Quảng Tây thường có kiến trúc thiên về hiệu quả sử dụng hơn, rất ít hiện tượng nhại chi tiết Hy-La. Tuy nhiên, kiến trúc các thành phố ở Quảng Tây khá khô khan, dễ tạo ra sự nhàm nhán. May mắn là họ có quy hoạch tốt hơn nên khai thác được các hướng nhìn và nền cây xanh, mặt nước. Sự "phá cách" trong kiến trúc đô thị Việt Nam có ... manh nha hơn, nhưng chưa thấy tác phẩm thật sự nổi trội, hay nói cách khác, nhà mình... "tạp" hơn.
    LĂN TĂN: Là một tỉnh nghèo, xa thủ đô, cho dù có được hỗ trợ từ ngân sách trung ương thì giới chức quản lý và các nhà quy hoạch Quảng Tây cũng đã có những giải pháp đáng để học hỏi. Với điều kiện như vậy, nhưng đô thị vùng biên của họ khá văn minh, hiện đại. Quan trọng hơn, hệ thống đô thị này đáp ứng kịp nhu cầu phát triển kinh tế, chưa thấy dấu hiệu quá tải. Dù chưa thể nói là đẹp, đặc sắc... nhưng không thể phủ định tính hợp lý và nguyên tắc. Phải chăng đô thị của các nước đang phát triển cần một tư duy quy hoạch thực dụng hơn, cần những bàn tay quản lý mạnh mẽ hơn?
    Được arcvubale sửa chữa / chuyển vào 16:01 ngày 08/01/2007
  4. re_pinochote

    re_pinochote Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2006
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Bac Dzi bắt đầu trả lời tích cực rồi đấy. Em nghĩ qui hoạch TQ có tương đội nhiều mô hình trên phạm vi lãnh thổ rộng lớn.
    Có những tp mới xây, bắt trước 100% thành phố ở châu âu. Và mô hình nứa như Thượng Hải, Peking.
    Theo em cái tính chất đặc thù ở TQ và VN, đó là tồn tại một lúc nhiều sự phát triển : đại bộ phận người dân mang đặc điểm nông dân, công nghiệp hoá từng phần, và một số bộ phận nhỏ thì đang thông tin hoá. Cả quá trình phát triển của kinh tế, gắn liền với rất nhiều mô hình phát triển của đô thị. Và tất cả các mô hình này diễn ra cùng một lúc. Chưa kể đến ngôn ngữ kiến trúc, thì qui hoạch là một bài toán khó cho những kts ở khu vực, vì chưa ở đâu có những mô hình như thế. Nhưng đấy cũng là thách thức cho tất cả những nước đang phát triển nói chung.
  5. lexhung

    lexhung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2006
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Mô hình quản lý xây dựng đô thị mọi ng nói rất hay..nhưng nói chung là tuỳ theo hoàn cảnh. mình chỉ nhìn trong bối cảnh của đô thị mở rộng....đô thị hoá. Mấy cái làng ngoại thành tự nhiên trở thành đô thị... thay đổi từ cấu trúc kinh tế xã hội lẫn lối sống. Không biết trong tương lai thì cái được gọi là khu vực trung tâm - hay khu vực công cộng có thay đổi không nhỉ. mà nếu thay dổi thì như thế nào....Liệu còn giữ được cái đặc trưng của làng đấy không?. mọi người cho ý kiến với
  6. RikkiX

    RikkiX Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2006
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Bài viết của bạn KtsDzi rất tốt, rất dễ hiểu.
    KtsDzi ơi bạn làm sao mà có nhiều thời gian online thế? Vừa công ty, vừa gia đình vừa reply chủ đề đều đều, mà bài nào cũng rõ dài, nghiên cứu hẳn hoi.
    Online thảo luận thế này có ra tiền đâu nhỉ, chung quy cũng là để tâm sự, khề khà với nhau trước khi có thể gặp mặt mà cùng ngồi làm 1 cốc ngoài vỉa hè thôi phải không
    Bài viết này bạn lấy từ kinh nghiệm thực tế à, hay là tổng hợp từ Net? Nói thật mình chưa ra nước ngoài bao giờ cả, tiếng Anh thì tù mù, để tự viết được 1 bài ra trò cũng khó vì nỗi tìm ko ra tư liệu xác thực như của bạn.
    Mình đang rất cần tìm hiểu về cơ cấu ngành Kiến trúc xây dựng và điều kiện hành nghề của các KTS của nước ngoài, nhưng bí tư liệu quá !!! Bạn viết 1 bài được ko, hoặc chỉ hộ mình cách tìm tư liệu cũng được !
    Có lẽ mình nên lập 1 topic về chủ đề này nhỉ, dù sao thì WTO rồi, các Cty KT nước ngoài sẽ tràn vào, anh em KT nhà ta ko lo tìm hiểu trước tình hình hoạt động của họ thì sẽ chiến đấu như thế nào đây ???
  7. KtsDzi

    KtsDzi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.213
    Đã được thích:
    0
    Thực tế thì mình đi trong nước nhiều, nước ngoài mới đi TQ và Sing thôi, may có bà xã đi thường xuyên và đem ảnh về. Tư liệu thì chủ yếu xem Net, TV... rồi tổng hợp thôi
    Vấn đề này mình cũng quan tâm nhưng chưa tìm hiểu được, tiếng Anh cũng còn kém, bạn bè ở nước ngoài toàn khác nghề
    Chủ đề WTO và 80 tỷ khách hàng trên box này có rồi đấy, bạn tìm lại đi.
    Được KtsDzi sửa chữa / chuyển vào 10:34 ngày 12/02/2007

Chia sẻ trang này