1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thành phố xưa và nay: Ngôi nhà cổ nhất thành phố

Chủ đề trong 'Đất Sài Gòn' bởi roma, 13/01/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. roma

    roma Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    761
    Đã được thích:
    3
    Địa đạo Phú Thọ Hòa có từ bao giờ
    ở thành phố chúng ta ngoài địa đạo Củ Chi nổi tiếng còn có một địa đạo ở ngay trong lòng thành phố, đó là địa đạo Phú Thọ Hòa tọa lạc tại đường Địa Đạo, P18QTB, được công nhận là Di tích lịch sử vào ngày 28-6-1996.
    Sau CMT8 1945, thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta. Chúng tổ chức nhiều cuộc hành quân, càn quét đàn áp phong trào cách mạng. Năm 1947, Cấp ủy chi bộ xã Phú Thọ Hòa quyết định phát triển hầm bí mật, công sự chữ L thành địa đạo để cán bộ và lực lượng vũ trang ẩn nấp, bám dân chiến đấu lâu dài và làm bàn đạp tấn công vào nội thành. Địa đạo được xây dựng sâu gần 1 mét, rộng 0,8m, dài 700m, chạy dài dưới lũy tre xanh, gò mả. Toàn bộ hệ thống địa đạo có 3 hầm được đào rộng để ngồi vòng tròn được 5, 6 người. Trong điều kiện chiến tranh ác liệt nhưng mỗi ngày có 30 - 40 cán bộ, chiến sĩ luân phiên đào từ 8 giờ tối đến 2, 3 giờ sáng, suốt 3 tháng ròng rã địa đạo mới được hoàn thành.
    Trong 8-9 năm kháng chiến chống Pháp, địa đạo Phú Thọ Hòa đã che giấu hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ vũ trang; các ban công tác thành. Từ địa đạo này, quân ta đã xuất kích đánh vào các mục tiêu như sân bay Tân Sơn Nhất, đồn cao đài Vĩnh Lộc, bót Phú Thọ Hòa... gây cho địch nhiều tổn thất nặng nề. Tháng 5-1954, quân dân Phú Thọ Hòa cùng bộ đội địa phương tấn công xóa bót bảo an ấp Bình Long, bắt toàn bộ chỉ huy và binh lính địch.
    Năm 1985, địa đạo được tái tạo một phần và mở cửa cho khách tham quan. 15 năm qua, đã có 750 đoàn và 225.000 lượt khách tham quan. Nhiều lần về thăm địa đạo, các đồng chí lãnh đạo Trung ương và thành phố như các đ/c Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt, Trương Tấn Sang... đã ghi vào sổ vàng truyền thống nhắc nhở lãnh đạo Đảng và chính quyền quận Tân Bình làm tốt công tác giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ; có kế hoạch xây dựng địa đạo Phú Thọ Hòa thành nơi tham quan lý tưởng. Tuy nhiên, hiện nay kế hoạch trùng tu xây dựng địa đạo Phú Thọ Hòa vẫn chưa thực hiện được. Mong rằng chính quyền quận Tân Bình sớm bắt tay xây dựng địa đạo Phú Thọ Hòa tương xứng với ý nghĩa giá trị truyền thống của một khu di tích lịch sử.
    Thanh Nghị
    [​IMG]
    Roma@
  2. roma

    roma Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    761
    Đã được thích:
    3
    Chợ đêm Bến Thành ...
    18 giờ ngày 28-4-2002, phiên đầu tiên của chợ đêm Bến Thành khai mạc. Chợ đêm ra đời là một nhu cầu có thật. Đấy là một nét văn hóa của thành phố. Hoạt động của chợ đêm nếu diễn ra đúng theo những gì mà những người sáng lập ra nó mong đợi, chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả thiết thực cho thành phố. Tiếc thay trong hai tháng qua, chợ đêm xem ra chỉ mới dừng lại ở mức độ "góp vui"! Hoạt động của chợ quá tẻ nhạt so với những chốn ăn uống đêm đã tồn tại lâu nay như đường Cao Thắng, phố Cấm Chỉ, Dốc sương mù... hay những khu chợ hoạt động về đêm khác.
    Người mua ít hơn kẻ bán
    Người Sài Gòn có thói quen ăn đêm nhưng không phải là cái sự ăn sinh học, đói ăn khát uống. ăn đêm ở Sài Gòn, lâu nay là thú tiêu khiển cho một lớp người. Sài Gòn, ngoài những ngày cuối năm se lạnh, còn lại hầu như quanh năm khí hậu đều nóng bức ngột ngạt. Trong cái khí hậu đặc thù ấy thì đêm trở thành một món quà tuyệt vời mà thiên nhiên đã ban tặng không chỉ để dành cho... ngủ. Nhịp sống đêm ở Sài Gòn cũng rộn rã không kém gì ban ngày. Đêm cho người ta cảm giác được thoát hẳn cái nhộn nhạo, bon chen của cuộc sống vẫn diễn ra hàng ngày. Bao nhiêu năm nay, thành phố luôn có những góc đường, những dãy phố thức thâu đêm suốt sáng để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt về đêm. Nhưng một khu vực được quy hoạch chính thức cho nhu cầu này thì mãi đến một ngày cuối tháng Tư năm 2002 mới hình thành.
    Liên tục nhiều đêm liền chúng tôi ghé Chợ đêm Bến Thành, khách đến đây vắng hơn bất kể một khu vực buôn bán nào trong thành phố này, kể cả chợ trời, chợ chồm hỗm. Những gian hàng ăn uống có khách lai rai nhưng không lúc nào được 1/2 số bàn ăn. Oải nhất là khu ẩm thực Nam Bộ, đêm 27-6-2002 lúc chúng tôi ghé qua, cả năm gian hàng vắng hoe, trơ trọi bàn với ghế, không có lấy một thực khách. Những gian trưng bày hàng mỹ nghệ, đồ lưu niệm được bày biện hao hao các gian hàng triển lãm ở hội chợ. Khách đến chỉ để xem chứ không mua, mà cũng chẳng có gì đáng để người ta xem lâu hơn. Hàng hóa các thứ đều không tinh xảo. Eo sèo nhất là các gian hàng bán quần áo, không còn cái không khí chộn rộn, nườm nượp khách qua lại của Chợ Bến Thành lúc ban ngày. Tại chợ đêm, quần áo người lớn và trẻ con, có cả những bộ đồ may kiểu hoàng bào, tất cả được treo lủng lẳng thành từng dây từng dây như người ta treo hàng... si-da, mà cũng chỉ thưa thớt đôi ba gian. (Phố ẩm thực sao kỳ vậy?!) Bãi giữ xe, theo quy định là giữ xe đến 22 giờ. Chín giờ tối, bảo vệ đã tháo, dỡ các thanh chắn, trả đường phố cho xe cộ lưu thông. Dù vậy, chợ vẫn vắng hoe. Người qua người lại rất thờ ơ, không ai buồn nán lại để liếc ngang liếc dọc. Bên này đìu hiu bao nhiêu thì Công viên 23-9 phía bên kia tưng bừng, rộn rã bấy nhiêu. Trẻ con nô đùa, người lớn hóng mát, nhu cầu ăn uống được đáp ứng nhanh chóng và bình dân bằng các xe đẩy, những gánh hàng rong. Cách nhau khoảng 500 mét nhưng chợ đêm đã không thể lôi kéo được lượng khách từ phía công viên đến dù chỉ để "đến coi cho biết" như lúc đầu. Chợ quá nhỏ, người phục vụ thì đông, lực lượng bảo vệ lại khá hùng hậu, duy nhất chỉ có lượng khách đi chợ là thưa thớt.
    Tìm đâu chút hồn cho chợ
    ưu điểm duy nhất mà chợ có được là sạch sẽ và trật tự. Mọi thứ dường như đã được đóng khuôn. Chợ đêm chẳng những không tạo được bản sắc riêng mà còn thiếu đi cái cơ bản là "linh hồn" của một cái chợ. Nói đến siêu thị, người ta nghĩ đến một đô thị hiện đại, còn chợ là hồn quê của người Việt Nam. Gọi là chợ, nhưng chợ đêm không mang chút dáng dấp của chợ. Những gian hàng với mái che, khung sắt lắp ráp ngăn nắp, bàn ghế sắp đặt trật tự, kiểu cách như trong nhà hàng đã làm mất đi nét tự nhiên, mất cả khoảng không gian thoáng đãng vốn rất quý báu. Thực khách tại chợ đêm như bị bó khung trong một cái rạp cưới, hay đám giỗ chạp. Người ta không thể làm gì hơn ngoài việc ăn. Tầm mắt bị giới hạn bởi mái che, không gian bị thu hẹp lại trong cái khung sắt chật chội. Chớ có dại mà dòm ngó quanh quất, không khéo lại bị nghi ngờ có ý đồ mờ ám, chôm chĩa. Và lực lượng bảo vệ ở chợ rất đông.
    Theo tháng năm, mỗi người trong chúng ta lớn lên, lòng vẫn nhớ về một thời thơ ấu theo mẹ đến chợ, chen chúc ngồi trên một sạp ghế dài ăn xì xụp một tô bún, một bát phở, chân dẫm xuống bùn. Tai nghe hàng trăm thứ tiếng chào hàng, mặc cả. Mũi không chỉ ngửi thấy mùi bát thức ăn đang ăn dỡ dang mà còn là mùi của rau củ, mắm, muối. Hàng trăm thứ mùi, quyện lại thành "mùi của chợ". Quán Ngon trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa đã làm sống lại ký ức tuổi thơ trong mỗi con người. Cũng gánh, cũng sạp, cũng mẹt, cũng thúng nằm khuất sau những tàu lá chuối. Miệng ăn, mũi ngửi thấy mùi xào nấu, tai nghe âm thanh chộn rộn xung quanh. Chỉ khác một điều, dưới chân không có bùn, sình. Để mua sắm, người ta đến siêu thị, các cửa hàng, ở đấy hàng hóa phong phú hơn chợ đêm. Để ăn đêm, đã có các dãy phố quen thuộc. Nơi đó, người ta ăn uống trong một không gian thoáng đãng, một không khí tự nhiên, thoải mái. Người Sài Gòn ăn đêm không chỉ bằng miệng mà bằng tai, bằng mũi, bằng mắt, bằng tất cả các giác quan. Nói cho đúng ra, không chỉ là ăn mà người ta còn hưởng thụ. ăn đêm mà không tận hưởng được ưu đãi của đêm thì đâu còn gì hấp dẫn. Đi ăn ở chợ mà không tìm lại được chút nào cảm giác quen thuộc của chợ làng thì đâu còn thú vị. Chợ đêm là vậy!
    Chợ đêm khoác vẻ nghiêm trang đến lạnh lẽo mà ta thường thấy trong các nhà hàng Tây. Điều đó hoàn toàn không phù hợp tí nào với một nơi được gắn cho chữ "chợ". Ngoài lượng khách thưa thớt là nguyên nhân trực tiếp, còn vì quang cảnh ở Chợ Bến Thành về đêm. Các dãy phố quanh Chợ Bến Thành cứ độ chín, mười giờ tối là cửa đóng then cài im lìm. Chợ đêm nhóm lên từ chạng vạng chiều bằng hai dãy sạp, mỗi bên mươi, gian cặp sát bên hông Chợ Bến Thành. Khuôn viên chợ quá nhỏ nhoi và gò bó để khuấy động được sự yên tĩnh nghỉ ngơi bao trùm xung quanh nó. Khách đến chợ đêm dường như quên rằng mình đang đi chợ, họ dè dặt, ái ngại không dám lớn tiếng nói cười. Đội ngũ phục vụ cứng đơ trong bộ đồng phục, lịch sự và cung kính với khách, hệt như nhân viên nhà hàng. Một không khí tự nhiên, tiếng khua chén dĩa, mùi xào nấu, khói bếp, tiếng nói cười là những thứ người ta không thể tìm thấy ở chợ đêm, mà chợ nào cũng "sống" bằng những thứ âm thanh và mùi hương ấy.
    Bán và mua
    Mô hình chợ đêm là ý tưởng hay, điều này không có gì phải bàn cãi. Song, rất khó nói hoạt động của chợ đêm như hiện nay là thương mại hay văn hóa. Việc xác định đối tượng khách hàng của chợ là ai để xác định nên bán gì và bán như thế nào cũng còn chưa rõ. Giá cả tại các hàng ăn uống thì quá đắt đỏ cho người bình dân mà lại không đặc sắc; hàng lưu niệm, đồ mỹ nghệ lại cực kỳ tầm thường. Dường như chợ đêm có gì bán nấy. Mà ai cũng biết, tiêu chí kinh doanh không phải "bán những gì mình có" mà là "bán những gì người ta muốn mua". Và chắc chắn, chợ đêm không thể nào là một cửa hàng bách hoá thời bao cấp. Vậy, cứ như thế này, Chợ đêm Bến Thành rồi sẽ còn thức được bao nhiêu đêm nữa?
    Hoàng Nguyên
    [​IMG]
    Roma@
  3. roma

    roma Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    761
    Đã được thích:
    3
    Phụng Sơn Tự một di tích kiến trúc nghệ thuật
    Toạ lạc tại số 1408 đường 3 Tháng 2, quận 11, TP. Hồ Chí Minh, Phụng Sơn tự đã được Bộ Văn hóa ra quyết định công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật vào ngày 16-11-1988.
    Được xây dựng vào những năm đầu thế kỷ 19 trên một gò đất cao có trồng nhiều mai trắng nên ban đầu chùa có tên là Mai Khâu tự (tức chùa Gò Mai và thường được gọi tắt là chùa Gò). Chùa Gò Mai sớm nổi tiếng do có cảnh quan thoáng rộng, yên tĩnh, tao nhã và thường được các tao nhân mặc khách đất Gia Định giữa thế kỷ 19 chọn làm nơi ngắm hoa, làm thơ (cùng với Mai Sơn tự) và lập ra nhóm Bạch Mai thi sĩ. Bên cạnh cái tên chùa Gò Mai, chùa còn có một cái tên khác lưu truyền đến nay là Phụng Sơn tự. Nguồn gốc của tên Phụng Sơn tự khá lý thú, theo tương truyền cách nay gần 200 năm, cứ vào mỗi buổi chiều tà có một con chim phụng bay về đậu trên cây mai trong chùa, cất tiếng hót líu lo làm sôi động cả một vùng đất vốn dĩ rất bình lặng. Hòa thượng Liễu Thông (Huỳnh Đậu) cho đó là một điềm lành nên mới đổi tên chùa thành Phụng Sơn tự (chùa Núi Phụng). Cho đến nay, qua bao biến đổi của thời gian nhưng Phụng Sơn tự vẫn còn lưu giữ nguyên những nét kiến trúc độc đáo xưa. Dấu ấn đó được thể hiện qua từng nét hoa văn trên những cây cột, viên gạch, mái ngói trong chùa và cách thiết kế, bố trí hài hòa giữa phòng chính điện, hậu dinh.
    Huệ Trinh
    [​IMG]
    Roma@
  4. roma

    roma Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    761
    Đã được thích:
    3
    Tạp chí của Pháp giới thiệu Tp. Hồ Chí Minh : Một điểm du lịch độc đáo ở Châu á
    Tạp chí du lịch Air France Marazine của Pháp đã thực hiện một số chuyên đề về "Panorama Asian Journey" (Hướng dẫn toàn cảnh du lịch sang châu á), trong đó, giới thiệu 14 thành phố là Hà Nội, TPHCM, Bắc Kinh, Thượng Hải, Tokyo, Osaka, Delhi, Jakarta, Hồng Kông, Manila, Singapore, Seoul, Bangkok và Mumbai. Ba trang của tạp chí nói trên giới thiệu TPHCM, đã cho biết khái quát: thành phố này vào thời Pháp thuộc chỉ có 10.000 dân, trong đó có 577 người châu âu, ngày nay có số dân khoảng 7 triệu người, trong đó có nửa triệu là người Việt gốc Hoa ở Chợ Lớn.
    Theo bài giới thiệu này, Sài Gòn thành lập vào thế kỷ 16, đến năm 1778 bắt đầu xuất hiện những thương nhân người Trung Hoa đến đây làm ăn buôn bán, năm 1859 quân viễn chinh Pháp đánh chiếm Sài Gòn, từ năm 1867 Sài Gòn trở thành thuộc địa của Pháp. Từ cuối thế kỷ 19 sang đầu thế kỷ 20, Sài Gòn có thể xem là một "Paris thu nhỏ", với những công trình xây dựng theo kiểu Pháp rất đẹp như: Nhà thờ Đức Bà (xây từ năm 1877 đến 1880), Nhà Bưu điện (xây năm 1883 và năm 1891), Nhà hát Thành phố (xây năm 1900), Tòa Thị chính (xây năm 1908), v.v... Từ năm 1954 đến đầu 1975, Sài Gòn là đầu não của chế độ gồm các đô thị miền Nam Việt Nam do "bố già" Mỹ đỡ đầu và điều khiển, đến ngày 30-4-1975 Sài Gòn được giải phóng, rồi chính thức được đổi tên là thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1987 đánh dấu một bước chuyển quan trọng tại Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng: bắt đầu chính sách Đổi mới.
    Tạp chí nói trên cũng lưu ý đề cập đến đền thờ Trần Hưng Đạo ở đường Võ Thị Sáu thuộc TPHCM, là nơi đặt tượng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn: danh tướng của thế kỷ 13 đã chỉ huy quân dân người Việt đánh tan tành đạo quân Mông Cổ xâm lược (người dân châu âu nói chung vẫn chưa quên cơn ác mộng kinh hoàng khi đạo quân Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn đã dễ dàng đánh chiếm hàng loạt quốc gia hùng mạnh ở châu âu ngày xưa, do đó khách du lịch người châu âu ngày nay rất kính trọng và thích thú tìm hiểu về những danh nhân, di tích, địa điểm lịch sử nào đã từng liên quan đến những trận chiến oanh liệt đánh thắng quân Mông Cổ xâm lược).
    Bài viết về TPHCM còn nhắc đến hai nhà văn nổi tiếng quốc tế đã từng sống ở Sài Gòn trước đây là nhà văn Anh, Graham Greene (1904-1991), tác giả quyển Một người Mỹ trầm lặng, lấy đề tài chiến tranh - tình báo ở Việt Nam vào thời kỳ Pháp bắt đầu yếu thế ở miền Nam Việt Nam cùng lúc với việc chính quyền Mỹ thông qua các hoạt động bí mật của Cục tình báo CIA mở đường nhảy vào giành chỗ, và nhà văn nữ người Pháp, Marguerite Dumas (1914-1996), tác giả quyển Người tình lấy bối cảnh Sài Gòn trong những năm 1930. Truyện Người tình đã được đạo diễn Pháp, J.J.Annaud, dựng thành phim, sang quay tại TPHCM và tại nhiều tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Truyện Một người Mỹ trầm lặng gần đây cũng đã được đạo diễn úc, Phillip Noyce, dựng thành phim, quay tại TPHCM và tại một số tỉnh ở miền Bắc, miền Trung Việt Nam.
    Ngoài những chỉ dẫn về chuyện ăn uống, thuê khách sạn, tham quan các Viện Bảo tàng và địa điểm lịch sử lâu đời, v.v... tạp chí số chuyên đề về du lịch châu á này còn chu đáo in kèm một tấm bản đồ trung tâm của TPHCM và một tấm bản đồ những khu vực chung quanh trung tâm thành phố.
    Nhị Ngọc
    [​IMG]
    Roma@
  5. roma

    roma Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    761
    Đã được thích:
    3
    ]Thành phố Xưa và Nay : Đình Phong Phú Di tích Lịch sử và Cách Mạng hào hùng
    Cuối thế kỷ XIX, cùng với quá trình sinh sống, cư dân ấp Phong Phú đã dựng nên ngôi đình để thờ thần linh. Lúc đầu đó chỉ là ngôi đình thô sơ. Có bộ khung sườn gỗ, lợp lá, vách ván và mái đình khá thấp. Hơn nửa thế kỷ sau, năm 1937 người dân đã trùng tu ngôi đình Phong Phú trở nên khang trang hơn.
    Như tên gọi, đình Phong Phú là ngôi đình làng với khuôn viên rộng, chiếm diện tích 4.620m2, chung quanh được bao bọc bởi nhiều cây cổ thụ như sao, dầu, sến, dên dên... Nằm ở vị trí khu phố 3, phường Tăng Nhơn Phú B, quận 9, đình Phong Phú tiêu biểu cho kiểu kiến trúc của ngôi đình làng Nam bộ với 5 gian rộng, mặt bằng hình chữ đinh. Phía trong đình, hình ảnh được trang trí phổ biến là tứ linh: long, lân, quy, phụng, được đắp nổi bằng vôi vữa hoặc bằng mảnh sành sứ nhiều màu. Đình thờ thần Thành hoàng Bổn cảnh và lưu giữ nhiều dạng tín ngưỡng dân gian của vùng đất Nam bộ có tự ngàn xưa. Mỗi năm, đình tổ chức lễ cúng Kỳ yên vào 3 ngày 14, 15 và 16 tháng 11 âm lịch để tạ ơn thần Thành hoàng đã giúp đỡ người dân trong cuộc sống.
    Đình Phong Phú không những là một di tích có bề dày lịch sử mà còn là cơ sở hoạt động cách mạng suốt hai thời kỳ chống Pháp và Mỹ. Ngôi đình vừa là nơi luyện tập của đội Thanh niên tiền phong vừa là cơ sở hậu cần quan trọng của bộ đội địa phương. Hiện tại, trong đình còn các hầm bí mật là nơi nuôi giữ cán bộ cách mạng trong đó có đồng chí Nguyễn Văn Tăng, Nguyễn Văn Bá, Ngô Tùng Lộ...
    Với những giá trị lịch sử và cách mạng hào hùng, năm 1993 đình Phong Phú đã được Bộ văn hóa - Thông tin công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.
    Ngày nay, ngoài việc tổ chức các lễ hội truyền thống, 12 thành viên trong hội đình luôn tham gia hoạt động từ thiện. Mỗi tháng, hội đình trích quỹ từ 4 đến 5 triệu để giúp đỡ bà con, những người đã có công đóng góp công sức cho đình. Đó không chỉ là tình người với nhau mà còn là truyền thống tự bao đời của đình Phong Phú.
    Nhất Hương - Văn út
    [​IMG]
    Roma@
  6. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    Là toà nhà này phải không Roma?
    [​IMG]

Chia sẻ trang này