1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thánh T?n b? b? quên?

Chủ đề trong 'Sở thích' bởi ATC, 03/05/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Thánh T?n b? b? quên?

    Thánh Tản bị bỏ quên?
    Thánh Tản Viên được thờ trên đỉnh núi Ba Vì (Hà Tây), lẫn trong mây và gió. Nhiều năm qua Thánh gần như bị bỏ quên. Mãi cho đến khi tiếng lành về sự thiêng của Thánh lan rộng khắp trong Nam ngoài Bắc và các "con nhang" ùn ùn kéo về, thì người ta mới thi nhau mang cả núi Tản ra "đấu thầu"...

    Một người lặng lẽ giữ đền
    Quần thể đền thờ Thánh Tản Viên trên núi Ba Vì gồm có đền Thượng, đền Trung và đền Hạ, trong đó đền Trung là nơi lưu giữ chủ yếu những dấu ấn về Sơn Tinh, Thủy Tinh. Và đây cũng là nơi khó đến nhất trong hệ thống đền vì đường đi hoàn toàn là lối mòn ngoắt ngoéo theo dấu người đi rừng. Từ chân núi lên đến đền, người leo khỏe cũng mất cả tiếng đồng hồ. Chính vì vậy mà lên tới nơi người ta có ngay cảm giác lọt vào chốn hoang vu, thiếu vắng sự hiện diện của con người. Vậy mà, ngày đêm ở canh đền lại có một người phụ nữ, bà Dương Thị Hòa (người Dao). Theo bà Hòa thì: "Cách đây hơn hai mươi năm, có một đêm tôi nửa tỉnh nửa mê, tự dưng bỏ nhà vạch rừng lên núi, như có ai gọi đi". Thế là bà Hòa cứ ở trên núi một mình suốt từ bấy đến giờ trong căn nhà trống huếch trống hoác, đồ đạc vỏn vẹn có hai tấm phản với một cái chạn, đựng hàng trăm chiếc bát tự nguyện "phục vụ" khách thập phương lên đền.
    Bà Hòa đã một mình lụi cụi canh giữ đền theo cái cách của bà trong hơn hai chục năm trời. Cứ theo bà thì bất kỳ ai đến lấy trộm đồ thờ tự hay phá phách đều gặp hiểm họa, không ốm đau đến chết thì cũng què cụt. Nhưng 2-3 năm trở lại đây, cùng với những lời đồn đại về sự thiêng của Thánh, người ta bắt đầu quan tâm đến sự tồn tại của đền, cũng là lúc bà Hòa bị ra rìa trong công cuộc trùng tu, canh giữ đền mà không một ai quan tâm đến những cố gắng của bà trong hơn 20 năm qua. Vào thời điểm đó, đã có những cuộc tranh cãi về "quyền sở hữu" đỉnh Ba Vì giữa vườn quốc gia Ba Vì (thuộc Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn) với xã Minh Quang và xã Ba Vì (huyện Ba Vì). Sau đó, xã Minh Quang giành được phần thắng. Chính quyền xã đã giao "thầu" cho một nhóm người do ông đồng Nấu chủ trì với quy định mỗi năm nộp ngân sách xã một khoản nhất định. Chính vì vậy các ông từ này đã tự do can thiệp vào kiến trúc đền, bất chấp việc can thiệp dưới tên gọi "trùng tu" đó có làm biến dạng đền đi hay không.
    Lại một người "phát lộc" nhờ đền
    Trước khi bước lên đền chính, đập ngay vào mắt là ngôi Tản Viên tự xây mới theo "công nghệ" lát gạch hoa và tường quét vôi ve sặc sỡ. Khu thờ chính của đền cũng đã được lát gạch hoa Trung Quốc, đồ thờ sơn đỏ chói, phù điêu những ông tướng cầm kiếm canh giữ hai bên cửa đền cũng được tô màu, ẩm trời, các màu xanh đỏ loang ra, trộn lẫn vào nhau nhòe nhoẹt. Tường ngoài nhà đại bái mới được viết thêm phiên âm thơ chữ Hán lại sai linh tinh cả.
    Chỉ đạo việc trùng tu, theo chứng kiến của bà Hòa, là do ông Nấu và những ông từ cùng đấu thầu khác. Cuối năm 2000, chúng tôi lên đền Trung vẫn thấy chình ình đống gạch, cát trước sân đền, như để "dọa" sẽ còn tiếp tục "trùng tu" nữa. Nhìn mấy con nghê đá, voi đá bị thời gian làm mòn đi một ý nghĩ chợt đến làm tôi hoảng sợ: Biết đâu người ta lại chẳng đập quách đi, xây lại cho đẹp (!). Thì đấy, nhà Lang Mẫu đã được xây mới y như một cái nhà ở rồi còn gì.
    Nói đến trùng tu đền nhất thiết phải kể đến ông Nấu. Ông đồng Nấu năm nay có lẽ chưa đến bốn mươi nhưng cả làng cũng quen gọi là "ông" từ ngày ông có nghề đồng cốt. Ông đồng Nấu thường diện bộ quần áo nâu, miệng bỏm bẻm nhai trầu, tay đeo nhẫn vàng, gia đình ông ở trong một căn nhà xây khang trang, nổi hẳn lên trong cái xóm nghèo dưới chân núi. Bà mẹ ông giữ tôi ở ngoài sân bằng một bài makerting rất đỗi thành thật: "Thánh thiêng lắm, ai thành tâm là cầu gì cũng được. Cầu tự được tự, cầu tình được tình, cầu tài được tài...". Nhưng chốt lại là muốn cầu gì thì cũng phải qua ông đồng, ít nhất thì cũng phải có ông mở khóa mới vào đền được. Đường lên đền vất vả quá, người già yếu, ốm đau không leo được thì có thể nhờ ông làm lễ tại nhà, ông thay mặt Thánh nhận cho rồi ông sẽ làm lễ với Thánh sau. Ngay đầu hồi nhà ông còn có một cái am nhỏ cùng trang trí đồ thờ, cửa nả sơn son thếp vàng, là chỗ ông đồng "thay mặt Thánh" làm lễ. Ngày rằm - mùng một, khách thập phương kéo về đầy chật cả nhà, chờ đến lượt được cầu Thánh.
    Đền Trung đang bị biến dạng dần đi không chỉ vì thời gian mà nguy hại hơn là vì sự sốt sắng trùng tu một cách bừa bãi, thiếu kiến thức chuyên môn của những người đang cai quản. Việc giao toàn bộ các công đoạn từ cai quản đến sửa chữa, dỡ ra, xây mới... vào tay một số người ở đền Trung đã vừa lãng phí tiền của, vừa làm mất đi giá trị của một di tích văn hóa. Người ta sẽ còn "xây nốt những chỗ cần xây" nếu như không kịp có một sự can thiệp cần thiết.
    Đỗ Mai Hà




    ATC

Chia sẻ trang này