1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. muaxuan_hn2004

    muaxuan_hn2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    262
    Đã được thích:
    0
    Thanh Tâm

    TEACHINGS
    From ANCIENT VIETNAMESE ZEN MASTERS
    Translated and Commented by Nguyen Giac​

    1 Sitting
    Có ba lối ngồi theo đạo.
    Một là ngồi sổ tức.
    Hai là ngồi tụng kinh.
    Ba là ngồi vui nghe kinh. Đó là ba.

    Ngồi có ba cấp.
    Một là ngồi hiệp vị.
    Hai là ngồi tịnh.
    Ba là ngồi không có kết.

    Ngồi hiệp vị là gì? Là ý bám lấy hạnh không rời, đó là ngồi hiệp vị.

    Ngồi tịnh là gì? Là không niệm nghĩ, đó là ngồi tịnh.

    Ngồi không có kết là gì? Là kết đã hết, đó là ngồi không có kết.
    KHƯƠNG TĂNG HỘI
    (Introduction to Kinh An Ban Thủ Ý Bản dịch TT Trí Siêu Lê Mạnh Thát.)

    (BÌNH:Khi niệm hơi thở, bạn cũng đang niệm tâm của bạn. Sau đó, bạn sẽ thấy tâm bạn trở thành một với hơi thở. Khi niệm các hành động của thân, như lúc này là ngồi, bạn cũng đang niệm tâm bạn. Rồi bạn sẽ thấy thân và tâm là một. Nhìn vào tâm bạn, bạn thấy các niệm đến rồi đi, hệt như sóng lên rồi xuống. Khi bạn thấy không niệm nào khởi, tâm bạn sẽ an tỉnh như mặt hồ phẳng lặng.)

    (Nguồn http://www.thuvienhoasen.org/ZenAncientMasters-01.htm#01)
  2. muaxuan_hn2004

    muaxuan_hn2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    262
    Đã được thích:
    0
    2 Học Đạo
    Các ngươi! Tất cả các người học đạo lấy tâm siêng năng cúng dường Phật,
    không gì khác hơn chỉ cầu dứt được các nghiệp ác.
    Tâm miệng niệm tụng, tin hiểu nghe nhận,
    ở chỗ vắng vẻ yên lặng, gần thiện tri thức.
    Nói ra lời hòa nhã, nói phải thời đúng lúc, trong tâm không khiếp nhược.
    Liễu đạt nghĩa lý, xa lìa ngu mê, an trụ chỗ bất động.
    Quán tất cả pháp vô thường, vô ngã, vô tác (uncreated) vô vi. (uncon***ioned)
    Nơi nơi lìa phân biệt, ấy là người học đạo?
    Tịnh Lực (1112 ?" 1175) ?" Bản dịch HT Thanh Từ.
    (BÌNH: Hãy tự thấy vạn pháp là vô thường, và vô ngã. Nhìn vào chính bạn bây giờ, bạn thấy nó khác với hàng triệu con người của bạn hôm qua, và bạn thấy bạn chỉ là một dòng suối chảy xiết, hiển lộ vô tận trong các thân khác nhau, hệt như sóng sinh rồi diệt, như bọt sóng trào lên rồi vỡ tan. Sóng và bọt sóng cứ liên tục xuất hiện, lớn hay nhỏ, cao hay thấp, nóng hay lạnh, sạch hay dơ; nhưng luôn luôn, nước thì không có sắc tướng, bất động, không bị tạo tác. Sau cái trực nhận đó, bạn dễ dàng hành động, nói, và suy nghĩ một cách tỉnh thức, không phân biệt. Hãy thẳng đường tới giải thóat; đừng bám vào thế giới đau khổ này nữa, trong đời này hay đời sau.)
    (Nguồn http://www.thuvienhoasen.org/ZenAncientMasters-01.htm#01)
  3. muaxuan_hn2004

    muaxuan_hn2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    262
    Đã được thích:
    0
    3 Breathing
    Hơi thở ra, hơi thở vào tự hiểu,
    hơi thở ra, hơi thở vào tự biết.
    Đương lúc ấy là hiểu, về sau là biết.
    Hiểu là hiểu hơi thở dài ngắn.
    Biết là biết hơi thở sinh diệt thô tế chậm nhanh.
    KHƯƠNG TĂNG HỘI ?"Bản dịch TT Trí Siêu Lê Mạnh Thát.
    (BÌNH: Pháp thiền niệm hơi thở giúp tịnh tâm dễ dàng; nó cũng là một phần của thiền quán niệm. Có nhiều pháp niệm hơi thở. Vài vị thầy ưa cách đếm hay theo dõi hơi thở. Bạn cũng nên thử cách này: Với mắt mở nửa chừng, đừng đếm, đừng theo dõi, mà hãy cảm nhận hơi thở; Hãy tỉnh táo, và cảm nhận hơi thở. Hãy hệt như một em bé sơ sinh, và cảm nhận hơi thở. Em bé không thể suy nghĩ, không thể đếm, không thể chú tâm vào hơi thở, nhưng em bé sống hầu hết là bằng cảm thức, và bé sẽ khóc khi trong phòng quá nóng, hay khi bé đói bụng. Hãy cảm nhận hơi thở, đừng đếm hay theo dõi nó. Hãy nhớ rằng tất cả phương pháp niệm hơi thở đều tốt, và bạn có thể thử tập nhiều pháp niệm hơi thở khác nhau. Đức Phật nói pháp thiền hơi thở cũng chữa được nhiều bệnh.)
    (Nguồn http://www.thuvienhoasen.org/ZenAncientMasters-01.htm#01)
  4. muaxuan_hn2004

    muaxuan_hn2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    262
    Đã được thích:
    0
    4 Wisdom
    Muốn tiến đến tông thừa của Phật là phải siêng năng, song thành Phật chánh giác phải nhờ trí tuệ.
    Ví như nhắm bắn cái đích ngoài trăm bứơc,
    mũi tên đến được là nhờ sức mạnh,
    song trúng được đích không phải do sức.
    Bảo Giám (?-1173) ?"Bản dịch HT Thanh Từ.
    (BÌNH: Trí tuệ, tuệ tri, chánh kiến? Hãy theo lời Phật dạy, thiền tập trong nhiều năm, và bạn sẽ hiểu Đạo.)
    (Nguồn http://www.thuvienhoasen.org/ZenAncientMasters-01.htm#01)
  5. muaxuan_hn2004

    muaxuan_hn2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    262
    Đã được thích:
    0
    5 Taming the mind
    Bên ngòai ngưng các duyên, bên trong dứt các vọng.
    Kiểm sóat cái nhìn của mắt, cái nghe của tai,
    cái ngửi của mũi, cái nếm của lưỡi.
    ?
    Trong suốt ngày, lúc nào mắt cũng cần nội quán sự rong chạy của con trâu,
    tai lắng nghe tung tích của con trâu.
    Cho đến nhất cử nhất động, niệm niệm đều không tách xa con trâu.
    Nằm, ngồi, đi, đứng đều để tâm vào con trâu này.
    Không để cho một giây phút nào là không chiếu rọi vào.
    Hễ lơi lỏng là trái phạm.
    Quảng Trí ?"Bản dịch Cư sĩ Trần Đình Sơn.
    (BÌNH: Thiền tập y hệt như chăn trâu. Làm sao bạn giữ tâm bất động trong khi sống trong cõi này? Hay sống như nước, chứ đừng như sóng trào hay bọt nổi; nước thì bất động, vô tác, vô vi trong khi các đợt sóng sinh rồi diệt, bọt nổi rồi tan hòai thôi. Hãy nhìn vào tâm bạn ?" một dòng súôi bất tận của các niệm. Hãy cứ nhìn vào tâm hòai, và cứ sống như nước, bình đẳng cuốn trôi hết tất cả những gì ném vào suối.)

    (Nguồn http://www.thuvienhoasen.org/ZenAncientMasters-01.htm#01)
  6. muaxuan_hn2004

    muaxuan_hn2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    262
    Đã được thích:
    0
    6 Watchful
    Hằng ngày quán lại chính nơi mình
    Xét nét kỹ càng chớ dễ khinh
    Trong mộng tìm chi người tri thức
    Mặt thầy sẽ thấy trên mặt mình.
    (Phản văn tự kỷ mỗi thường quan
    Thẩm sát tư duy tử tế khan
    Mạc giáo mộng trung tầm tri thức
    Tương lai diện thượng đổ sư nhan.)
    Hương Hải (1628 ?" 1715) ?"Bản dịch HT Thanh Từ.
    (BÌNH: Hãy nhìn chính bạn, và thấy rằng bạn là vô thường, vô ngã. Hãy nhìn chính bạn, và xem có phải bạn đang sống trong một giấc mơ. Bạn đang biến đổi mau chóng, bất tận. Hôm qua, bạn có hàng triệu thân khác nhau, hàng triệu cảm thọ khác nhau, hàng triệu niệm khác nhau ?" y hệt như một dòng suối chảy xiết. Hãy nhìn lại và xem tất cả các thân đó, cảm thọ đó, và niệm đó y hệt như mơ, như tiếng vang, như ảo ảnh.Rồi hãy nhìn vào ngày trứơc ngày hôm qua. Bạn có cảm thấy như là hàng triệu kiếp xa cách đó không? Có phải chúng là mơ? Hãy quan sát, đừng khởi niệm. Hãy tỉnh táo, hãy cảm nhận hơi thở, hãy quan sát thân bạn đang thở. Và hãy cảm thấy sống và chết đang trôi chảy mau chóng, bất tận trong tòan thân bạn.)
    (Nguồn http://www.thuvienhoasen.org/ZenAncientMasters-01.htm#01)
  7. muaxuan_hn2004

    muaxuan_hn2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    262
    Đã được thích:
    0
    The Spring
    7 Hoa Mai
    Xuân đi trăm hoa rụng,
    Xuân đến trăm hoa cười.
    Trước mắt việc đi mãi,
    Trên đầu già đến rồi.
    Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết,
    Đêm qua, sân trước, một cành mai.
    (Xuân khứ bách hoa lạc,
    Xuân đáo bách hoa khai.
    Sự trục nhãn tiền quá,
    Lão tùng đầu thượng lai.
    Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,
    Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.)
    Thiền Sư MÃN GIÁC (1052 - 1096)
    Bản dịch HT Thanh Từ.
    (BÌNH: Mai là một lọai hoa nở vào mùa xuân ở VN. Hãy ghi nhận sự trái nghịch giữa dòng đầu và cuối bài thơ; thêm nữa, dòng cuối là một câu không đầy đủ, thiếu động từ, cho thấy trạng thái của bất sinh, bất động, bất diệt. Trong khi dòng suối hiển lộ như là các đợt sóng bất tận hết sinh rồi diệt, tánh của nước vẫn bất động, vô tác. Bây giờ hãy nhìn vào tâm của bạn, và thấy niệm đến rồi đi, sinh rồi diệt. Tâm y hệt như một tấm gương cho bạn thấy hình ảnh vạn pháp được phản chiếu. Tất cả các ảnh đến rồi đi, nhưng tánh phản chiếu vẫn ở đó, bất động, bất diệt. Bây giờ, hãy nghe tiếng vỗ của hai bàn tay, rồi hãy nghe tiếng vỗ của một bàn tay. Bạn có nghe tiếng vô thanh? Âm thanh đến rồi đi, nhưng tánh nghe vẫn còn đó ngay cả trong giấc ngủ của bạn, không dời đổi, bất động, bất diệt.)
    (Nguồn http://www.thuvienhoasen.org/ZenAncientMasters-01.htm#01)
  8. muaxuan_hn2004

    muaxuan_hn2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    262
    Đã được thích:
    0
    8 Dharma Friends
    Vì vậy tu hành cần có bạn, mới phân biệt rõ ràng sạch và dơ.
    Một là bạn bè ở chốn rừng núi an nhàn thì có thể giúp làm ngưng cái tâm nóng nảy.
    Hai là bạn nghiêm trì giới luật thì có thể làm phai nhạt ngũ dục.
    Ba là bạn có trí tuệ rộng lớn mới có thể giúp ra khỏi bến mê.
    Bốn là học hành uyên bác mới có thể giải quyết những điều khó khăn nghi ngại.
    Năm là bạn trầm tĩnh, mặc nhiên mới giúp thanh thản, tiến thủ được.
    Sáu là hạng khiêm tốn, nhẫn nhục thì giúp tiêu trừ ngã mạn.
    Bảy là hạng bạn lòng thẳng, nói ngay mới có thể ức chế được các lỗi lầm.
    Tám là bạn đồng dũng mãnh, tinh tấn, mới giúp thành được đạo quả.
    Chín là hạng xem thường của cải, thích bố thí mới giúp phá được tính keo kiệt, bỏn xẻn.
    Mười là bạn nhân từ che chở cho muôn vật mới giúp đuổi trừ được sự chấp ta chấp người.
    Quảng Trí (Thập Mục Ngưu Đồ Tụng)?"
    Bản dịch Cư sĩ Trần Đình Sơn.
    (BÌNH: Đức Phật, cha mẹ, quý thầy, các bạn đạo, kinh sách? Chúng ta cần rất nhiều hỗ trợ trên đường tu giải thóat, bởi vì chúng ta phải học nhiều, giữ giới nghiêm trang, tìm một môi trường thích nghi để học và thiền tập. Nhưng chỉ riêng bạn mới có thể nhìn vào tâm bạn, và chỉ riêng bạn có thể xóa đi tam độc ?" tham, sân và si ?" trói buộc bạn vào vòng luân hồi.)

    (Nguồn http://www.thuvienhoasen.org/ZenAncientMasters-01.htm#01)
  9. KedohoixuDoai

    KedohoixuDoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    1.788
    Đã được thích:
    0
    Nhà cô muaxuan ơi ! Cái món Thanh tâm của nhà cô sao lại có cái "tít" bằng tiếng Tây, mờ chả có giải thích giải thiếc gì. Mấy tay wuê mùa nhà cháu đến tịt lít mất thui !
    Ờ mà khí không phải, nhà cô cho nhà cháu hỏi : ở đây nhà cô nói vzìa Thanh tâm, thế "vế sau" nhà cô có "bình lựng" chi hông vzậy ?
    Thêm tí nữa, là nhà cô có mấy cái tranh Thập Mục Ngưu Đồ ấy không (dưng phải là đồ xịn cơ) post lên đây cho thiên hạ nhờ vzới !
    Được KedohoixuDoai sửa chữa / chuyển vào 18:24 ngày 27/02/2007
  10. muaxuan_hn2004

    muaxuan_hn2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    262
    Đã được thích:
    0
    Thưa bác, đầu xuân chẳng biết nói lời gì, nhân thấy bài viết hay lại chợt nhớ đến câu nói của người xưa về dưỡng sinh :" Thanh Tâm - Quả Dục - Thủ Chân - Luyện Hình " nên mx copy đưa vào đọc cho vui. "Thanh tâm quỉ thần bất trách- Tâm thanh bất trách quỉ thần" mong mọi người lượng thứ nếu có gì sơ suất. Bản thân thật chẳng có nhu cầu "bình lựng", chỉ là thấy cần thì làm vậy thôi. Tít tiếng tây hay tiếng ta cũng chỉ là một cái Tít, lúc nào hiểu được cái gì thì biết cái ấy thôi ạ. Năm mới kính chúc bác hai chữ Thanh Tâm !

Chia sẻ trang này