1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. KedohoixuDoai

    KedohoixuDoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    1.788
    Đã được thích:
    0
    Giời ạ ! Nhà cháu hổng có, tưởng nhà cô có mới tính "khều" cho cả thiên hạ cùng "thưởng Xuân" ! Chớ nhà cháu có thì tương lên đây luôn, còn hỏi lằng nhằng mần chi !
    Cái món "Thập Mục ngưu đồ" ấy đồ thiệt mới khó, chớ đồ dỏm thì chắc cũng chả khó !
    Được KedohoixuDoai sửa chữa / chuyển vào 14:04 ngày 01/03/2007
  2. muaxuan_hn2004

    muaxuan_hn2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    262
    Đã được thích:
    0
    Vậy ít nhất bác cũng có thể cho mọi người được biết : Thế nào là "thiệt" và thế nào là "dỏm" hay không ?
    Được muaxuan_hn2004 sửa chữa / chuyển vào 16:23 ngày 01/03/2007
  3. KedohoixuDoai

    KedohoixuDoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    1.788
    Đã được thích:
    0
    Thứ nhất là nhà cháu tin tưởng nhà cô là người rất xịn trong lĩnh vzực nì !
    Thứ nữa là nhà cô cứ đưa lên đi, rùi nếu không dòm ra thì nhà cháu sẽ mang đi "thẩm định", chắc chắn là ngon !
    Được KedohoixuDoai sửa chữa / chuyển vào 16:58 ngày 01/03/2007
  4. KedohoixuDoai

    KedohoixuDoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    1.788
    Đã được thích:
    0
    Thế ra "là chỗ chị em" ! Hay quá nhể !!!
    Khi trước nhà cô "chủ quán" nói là có "giăng lưới" chi đó, mờ cháu vzô duyên quá ! Chả biết có nhờ vzả gì nhà cô "chị em" gì đó hông nhở !?!
    Nếu được thì nhà cháu xin làm tin trước 5*, rồi sau đó sẽ hậu tạ chu đáo và hậu hĩnh !
  5. muaxuan_hn2004

    muaxuan_hn2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    262
    Đã được thích:
    0
    TỪ NỘI TÂM HƯỚNG RA BÊN NGOÀI
    Dadi Janki - GS Minh Chi dịch​
    LTS. Trong suốt cuộc đời mình, bà Dadi Janki - nhà lãnh đạo Đại học tâm linh thế giới Brahma Kumaris, đồng thời là một trong những thành viên của nhóm Những người nắm giữ sự thông thái (do Liên Hợp Quốc triệu tập, bao gồm những nhà lãnh đạo tinh thần xuất chúng), với tinh thần lạc quan, tâm hồn trong sáng và trái tim đầy trắc ẩn đã hoạt động không mệt mỏi cho mục tiêu mang lại đời sống bình yên, hòa hợp của cộng đồng các dân tộc trên thế giới.
    Là nhà thuyết giảng thông thái, người hướng đạo tự thân- nhiệt thành, mạnh mẽ, sâu sắc... và tràn đầy tình yêu thương, bà Dadi Janki đã đi khắp thế giới truyền cảm hứng, khai sáng, khích lệ cho tất cả những ai gặp bà tin rằng tự bản thân họ có thể biến điều không thể thành hiện thực, nếu chúng ta nhìn tận sâu bên trong con người mình để nhận ra chúng ta là ai, chúng ta cần làm gì lúc này.
    Những tư tưởng tiến bộ của Dadi Janki không chỉ thể hiện qua những bài giảng, những buổi diễn thuyết mà còn được đăng tải trên tạp chí Retreat với các bài: Đôi cánh của tâm hồn, Tình yêu của Thượng đế, Bí mật của sự yên lặng... Ngoài ra, những tư tưởng ấy còn được tập hợp thành sách...

    TÌNH THƯƠNG VÀ TRÍ TUỆ
    Sự thanh tịnh giúp cho mặt trời kiến thức mọc lên trong tâm tôi. Khi tôi giữ gìn được ánh sáng vầng mặt trời đó, nó tỏa chiếu như con mắt thứ ba giúp tôi phân biệt sự thật và dối trá. Trong sự tỉnh giác giống như viên ngọc đó, ánh sáng của tâm hồn ?" tức là năng lượng của tâm thức tôi chiếu vào cái chân thật và đạo đức, không chiếu vào cái dối trá. Tôi phát triển một trí thức giống như con thiên nga (theo truyền thuyết truyện dân gian) phân biệt được hòn ngọc và sỏi đá.
    Khi ánh sáng của tâm hồn được tập trung vào đạo đức để thấy rõ những sai lầm quá khứ, đồng thời phản chiếu sự đánh giá cao và chúc phúc của người khác, dưới hình thức của tình thương. Chân lý tăng trưởng khiến cho sự hao tổn năng lượng của tôi được chấm dứt.
    Kiến thức có nghĩa là ánh sáng, ngu dốt nghĩa là bóng tối. Nếu tôi không có kiến thức về một cái gì đó, thì tôi sẽ không hoạt động thích đáng. Khi mặt trời lên thì bóng tối bị xua tan lập tức, sự ô nhiễm làm cho tôi ngu si, làm cho tôi trở thành nô lệ những ham muốn của tôi và những người khác, sự ô nhiễm đó chấm dứt.
    Khi tôi còn ngu dốt, tôi giống như kẻ mù lòa với một trí thức như hòn đá. Khi anh bị mù, anh khó làm bất cứ việc gì cho có ánh sáng ở xung quanh anh.
    Trong bối cảnh tâm linh, kiến thức nghĩa là biết sự thật về tâm hồn. Những rác rưởi ô nhiễm thường che mờ sự thật đó, khiến tôi không hiểu gì về cái ta của mình và những người khác. Mặt trời kiến thức thiêu cháy hết những rác rưởi đó, và bộc lộ chân lý cho tôi thấy. Nó chỉ cho tôi thấy, thiệt hại mà tôi tự gây cho tôi nếu để cho tâm thức bị vướng mắc vào thế giới vật chất.
    Các lối tư duy tôi học được từ thế giới bên ngoài làm tôi thất vọng rất nhiều. Tôi bị đẩy tới chỗ này, chỗ kia tùy theo sự sai sử của cái thân, của những người có quan hệ với tôi, và của thế giới.
    Tuy tôi ở trong cái thân này, qua cái thân này, tôi có quan hệ với những người khác và thế giới vật chất, nhưng tôi vẫn cách biệt với tất cả những cái đó. Tôi là một động vật có năng lượng tâm thức khác biệt với vật chất.
    Tôi phải tiếp tục mối quan hệ của tôi với thế giới vật chất, bởi vì đó là sự thể hiện của bản thân cuộc sống, nhưng tôi sẽ không còn làm việc gì do ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài. Bởi vì tôi sống cách biệt, tôi có thể lựa chọn, tôi có thể làm chủ. Đó chính là trí tuệ.
    Dù là già hay trẻ, khi tôi nhận thức được cái ta thật của tôi, tôi có thể trở thành trung thực và minh triết. Điều này cũng giúp cho tôi nhạy cảm và trưởng thành.
    Khi tôi tiếp cận cuộc sống từ góc độ cái ta, với ý thức mình bị ràng buộc với cái thân, với các mối liên lạc và quan hệ với thế giới, thì tôi trở thành quá nhạy cảm với tình hình diễn ra xung quanh tôi, luôn luôn bị chao đảo bởi những chuyện vụn vặt, giống như một đứa bé vậy. Tôi không nhận thức được rằng tôi đang hành động sai, và làm cho những người xung quanh tôi cũng hành động sai nốt.
    Với một người ở trong bóng tối như vậy, thì tiền và địa vị là tất cả.
    Hãy tưởng tượng một con người như vậy. Nhạy cảm, minh triết, vui vẻ, không bao giờ làm việc gì chỉ để phô trương với người khác, và cũng không nhìn vào lỗi lầm những người khác. Làm như thế chỉ mất thời giờ và mệt óc suy nghĩ. Một người nào đó cảm xúc như thế nào, thì tôi biết để làm gì, nếu chỉ là để giữ cho mình được tự do.
    Con mắt nội tại nhìn sự vật như chúng tồn tại. Kiến thức đến từ sự thanh tịnh. Nghĩa là có ánh sáng đó từ bên trong. Đó là sự tỉnh giác đối với việc tôi là ai, tôi phải làm gì, tôi cần luôn luôn tạo ra được sự tỉnh giác thanh tịnh và cao cả đó.
    Khi bạn đã có sự hiểu biết, và thực hành sự hiểu biết đó bằng hành động, và qua hành động, bạn có được kinh nghiệm. Như vậy, bạn biết phải làm gì, vào đúng thời điểm. Đó cũng là một loại ánh sáng. Như vậy, ánh sáng tăng thêm với thực nghiệm.
    Với một tâm hồn như vậy, thì sẽ giống như chúng ta luôn luôn thấy rõ nội tâm, nhờ đó mà có thể học hỏi được từ mọi người, mọi việc xảy ra xung quanh chúng ta. Chúng ta sẽ không còn cảm giác rằng, chúng ta đã biết tất cả.
    Chúng ta biết chúng ta đang có một vai trò nhất định, nhưng vẫn giữ tinh thần xả bỏ trong việc này. Nhưng có một sự tỉnh giác giúp chúng ta tiếp tục học tập và tránh lỗi lầm.
    Khi bạn đánh mất sự cân bằng, và vướng mắc vào công việc bạn đang làm, bạn dễ dàng bỏ qua không nhìn thấy những dấu hiệu chỉ cho bạn thấy con đường đúng đắn phải đi. Thế là bạn sa ngã.
    Bản chất hay là hạt giống của kiến thức làm cho chúng ta được trong sạch và đổi mới là, đừng có nhìn vào quá khứ, hay là người khác. Hãy kiên nhẫn. Hãy giữ sự bình lặng.
    Tôi nói, ý niệm trong sáng của tôi là việc đó sẽ xảy ra, nhưng với sự thanh tịnh, tôi không có cảm giác là tôi phải làm gì hay đã làm gì. Chân lý nằm trong ý định của tôi. Tôi cảm xúc như là được thúc đẩy từ bên trong làm điều tôi cần làm, và tránh những điều tôi không được làm.
    Như vậy, mỗi ngày, tôi cần luôn nhớ rằng:
    1. Tôi có yên vị trong tâm linh của tôi hay không? Tôi là tinh thần nội tại, tách biệt khỏi thân xác. Một khi tôi giữ vững được sự tỉnh giác tâm linh như vậy thì thân xác trong đó tôi đang ngồi, không thúc đẩy tôi có những hành động hạn chế hay sai lầm.
    2. Sống trong thế giới này, bất kể môi trường, tình cảnh và sự kiện xảy ra bên ngoài như thế nào, tôi vẫn giữ thái độ của một người quan sát với thái độ xả bỏ, không vướng mắc, không phê phán hay đi theo bên nào. Như vậy, tôi vẫn hiện hữu trong chân lý nguyên thủy của tôi, và sức mạnh đó sẽ giúp đỡ những người khác.
    3. Khi hành động, tôi phải giữ cảm xúc rằng, trên thực tế, không phải tôi đang hành động, mà tôi chỉ là công cụ, giúp cho một sự cần thiết phải xảy ra. Như vậy, tôi cũng sẽ không vướng mắc vào những hành động của tôi, không để chúng chi phối tôi và làm hao tổn năng lượng của tôi. Rồi, tôi sẽ được tự do tiếp thu tình thương và sự minh triết vào trong con người tôi. Những người khác khi thấy sức mạnh tôi có được, cũng được gây cảm hứng để tạo ra một cuộc sống tương tự cho bản thân họ.
    SỨC MẠNH CỦA TÌNH THƯƠNG
    Lo âu, sợ hãi và đau khổ không thể giúp chúng ta tìm ra được những giải pháp lâu dài cho các vấn đề của mình. Nếu ta có sức mạnh để đáp ứng một tình huống với thái độ bình tĩnh và thoải mái, thì chúng sẽ không thành vấn đề nữa.
    Nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào để chúng ta loại bỏ những tư tưởng và cảm xúc đó? Làm sao chúng ta có thể duy trì được những cảm xúc tích cực, khi có quá nhiều chuyện sai trái xảy ra với thế giới này và với chính bản thân chúng ta. Nếu chúng ta yếu ớt, những cảm xúc đó sẽ ngự trị trong tâm chúng ta.
    Nhìn vào nguồn gốc mà nói, mỗi chúng ta đều mạnh mẽ một cách tự nhiên. Sức mạnh trong bối cảnh nội tâm đó, có ý nghĩa giống như người Pháp nói ?oJoie de vivre?. Nghĩa là niềm vui của sự sống. Nó có ý nghĩa là có dự trữ đầy đủ về năng lượng, tư duy và cảm xúc tích cực, biết làm thế nào để sử dụng và duy trì những kho dự trữ đó một cách có hiệu quả, và bổ sung chúng từ nguồn nội tâm. Trong trạng thái mạnh mẽ như thế, chúng ta cảm nhận có tình thương đối với bản thân, đối với người khác và đối với cuộc sống.
    Khi bạn bắt đầu tư duy tích cực, cũng là lúc bạn bắt đầu tích lũy sức mạnh. Lòng tự tin và tính hiệu quả của bạn tăng lên. Nếu bạn để cho tư tưởng tiêu cực xuất hiện, thì tình hình giống như cái bình tâm hồn có một lỗ hổng đang khoét rộng.
    Cảm xúc tiêu cực cũng khiến bạn bị tổn thất. Bạn không thể cùng một lúc vừa tiêu cực, vừa tích cực. Nếu bạn bị sa lầy vào những tư tưởng nghi ngờ và phê phán, đối với bản thân hay đối với người khác, bạn sẽ bị cạn kiệt hết sức mạnh ở trong con người bạn. Những tư tưởng và cảm xúc như vậy khiến bạn bối rối, mê mờ rồi có thể bị chán nản. Bạn sẽ mất ý niệm về điều hình như bạn đang làm, và làm như thế nào. Bạn có cảm giác mình là một người khách xa lạ trong thế giới này, không bạn bè, không mục đích.
    Thế nhưng, khi bạn nhận ra và tự hỏi: ?oSuy nghĩ và cảm xúc ấy ảnh hưởng như thế nào đến tôi, đến thái độ của tôi, cách nhìn của tôi đối với những người khác? Suy nghĩ và cảm xúc ấy đang hủy hoại tôi??. Đó có thể là một nhận thức đau đớn, nhưng kinh nghiệm cho thấy đó là bước thứ nhất tiến tới gây dựng lại sức mạnh. Bạn cảm nhận là bạn phải nâng cao mình lên, không những vượt lên trên những tư tưởng tiêu cực, mà cả những tư tưởng tầm thường và vô ích nữa. Vì những tư tưởng như thế làm khuấy đảo sự bình tĩnh nội tại của bạn, mà sự bình tĩnh nội tại là cần thiết để bạn có thể thu hút năng lượng và tích lũy sức mạnh.
    Khi mặt nước hồ bị khuấy động, nó không phản chiếu được đồi núi hay bầu trời bao quanh. Nếu gắng nhìn vào đấy, bạn sẽ không thể thấy gì ngoài sóng và những nếp lăn tăn và mặt nước hình như tối mò. Nhưng khi mặt nước yên lặng, bạn có thể nhìn thấy đáy sâu của nó, và chỉ cần chuyển nhẹ tầm nhìn, bạn còn thấy được cả cái đẹp phản chiếu từ cảnh vật xung quanh.
    Cái ta cũng vậy. Trước khi bạn có thể mở rộng tình thương, hay phát triển sự quan tâm sâu sắc đối với cái ta nội tại, thì bạn cần xem xét ý nghĩ của bạn. Bạn phải làm cho những tư tưởng đó trở nên bình tĩnh và trong sáng, dù chỉ là tạm thời.
    Tư tưởng và cảm xúc của bạn cần phải thanh tịnh, trong sáng. Muốn được thế, cần phải tự tách mình khỏi những giận hờn và va chạm quá khứ, ít nhất là trong một khoảng thời gian đủ cho ngọn đèn được thắp sáng. Những lo âu và ham muốn về tương lai cũng phải đặt sang một bên.
    Cũng như vậy, một cách có ý thức, bạn hãy thôi không nghĩ tới người khác trong một thời gian. So bì, ganh tỵ và phê phán tạo ra những cơn bão táp cảm xúc gây khó khăn cho việc thắp sáng ngọn đèn. Trái lại, hãy nhớ kỹ giá trị của sự bình lặng, tự chủ, để hướng đến hiện tại, bỏ qua mọi xung đột và rối loạn mê mờ.
    Ý nghĩ và cảm xúc tích cực như sự bình tĩnh, hạnh phúc, sự chịu đựng và lòng mến chính là nguồn nhiên liệu thắp sáng ngọn đèn.
    Dadi Janki
    ?oDadi đã đến Việt Nam hai lần và rất xúc động trước sự tốt bụng chân thành và ý chí tuyệt vời của tuổi trẻ Việt Nam. Dadi mong ước rằng, giới trẻ Việt Nam sẽ luôn có được cái nhìn tích cực và trong sáng về chính bản thân mình trong cả hiện tại và tương lai. Ngày nay, với sự phát triển nhanh của mình, Việt Nam đang có vai trò ngày càng quan trọng trên thế giới. Những người trẻ có trách nhiệm phát triển đất nước hơn nữa, nhưng cũng đồng thời phải giữ gìn những giá trị văn hóa nguồn cội của gia đình, của tình yêu thương và của lòng trung hậu, bởi vì chúng là nền tảng của sự phát triển. Dadi cũng mong ước rằng, tuổi trẻ Việt Nam sẽ là những tấm gương về sự cân bằng giữa một lối sống toàn cầu hóa hiện đại với những lý tưởng đạo đức cao đẹp ?" nền tảng thực sự cho thành công và hạnh phúc.? ?" Thư của Dadi Janki gửi độc giả trẻ tuổi của Tạp chí Tia Sáng nhân Tia Sáng trích đăng cuốn ?oTừ nội tâm hướng ra bên ngoài? của bà.

    Nhà phê bình Mỹ thuật Bùi Như Hương: Tôi rất thích đọc các bài viết của Dadi Janki vì lời lẽ giản dị, dễ hiểu. Những lời khuyên của bà đến với xã hội Việt Nam lúc này thật quý giá, đúng lúc. Nó có thể giúp ích cho nhiều người kịp điều chỉnh lại phương châm sống của mình để thoát khỏi vòng tham lam, mê muội, vị kỷ, và những khổ đau luẩn quẩn không cần thiết do chính mình gây ra. Nó giúp chúng ta bớt đi những lo lắng, phiền muộn trong cuộc sống vốn bất trắc vô thường. Nó cũng giúp con người lấy lại niềm tin vào chính mình, niềm tin vào cuộc sống. Khi đó, mỗi người sẽ tạo cho mình một lối sống tích cực hơn với những suy nghĩ tích cực để giúp ích cho bản thân và đồng thời giúp ích cho xã hội.
    Thấm nhuần và thực hiện được một phần lời khuyên của Dadi Janki chính là tiến gần tới lối sống Thiền, tĩnh tại, ?oim lặng và suy nghĩ?. Sống trong Thiền cũng có nghĩa là đối xử với chính mình và thế gian bằng một tâm thức ưa mến và tôn kính nhất.

    BS Trương Thìn: Tôi thật may mắn là đã được gặp bà Dadi Janki và qua bài thuyết giảng của bà tại TPHCM tháng 6.2006, bà đã làm thức dậy trong tôi ý thức tự giác ngộ, khuyến khích, tạo cơ hội cho tôi khám phá những phẩm chất tốt đẹp vốn có của mình. Chính điều đó còn có giá trị hơn rất nhiều niền tin về những lời thuyết giảng của bà. Bà đến với mọi người không chỉ với tư cách một nhà thuyết giảng thông thái mà còn là người chị cả, người bạn lớn tận tình chỉ bảo cho từng người biết cách tự phát hiện những gì tốt đẹp nhất trong tâm hồn mình, thắp sáng niềm tin về một cuộc sống nội tâm bình an và tràn đầy tình yêu thương.
    Trong xã hội công nghiệp với nhiều lợi ích vật chất, cuộc sống con người hướng ngoại quá nhiều- một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên mọi bạo lực, khổ đau. Đó là một cuộc sống thật nghèo nàn, giành giật, tầm thường, thậm chí bế tắc trong hầu hết mọi lĩnh vực môi trường, đạo đức xã hội, sáng tạo văn hóa- nghệ thuật...
    Để "cứu vãn" thực trạng này, theo tôi một trong những giải pháp quan trọng nhất là quan tâm khơi dậy và làm phong phú đời sống tâm linh của con người, đưa mọi người tới sự yên ổn trong Tâm, như mục tiêu dấn thân của cả cuộc đời bà Dadi Janki.

    Còn tiếp
    (Nguồn
    http://www.thuvienhoasen.org/tunoitamhuongrabengoai.htm )
  6. muaxuan_hn2004

    muaxuan_hn2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    262
    Đã được thích:
    0
    ĐỂ TÌNH THƯƠNG
    HƯỚNG DẪN MỌI HÀNH ĐỘNG
    Tôi đã học sống như thế và kết quả là, không có gì làm phiền nhiễu được tôi. Sự bằng lòng và những tình cảm tốt của tôi đối với mọi người được duy trì thường xuyên. Tôi trở thành con người tự do.
    Sức mạnh cho phép tôi sống được như thế, là đến từ nội tâm. Tôi không tìm kiếm nó ở bên ngoài. Đấy là lý do vì sao tôi được tự do tự tại, không mong đợi gì ở người khác, không bị thất vọng.
    Mọi người đều có thể sống như vậy. Sống như vậy rất là tự nhiên. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi chúng ta loại bỏ một vài niềm tin và tập quán cố hữu làm chúng ta tiêu hao sức mạnh đó, và can thiệp vào khả năng yêu thương của chúng ta. Đôi khi, chúng có gốc rễ sâu bên trong chúng ta, đến mức chúng ta không cảm nhận chúng tồn tại.
    Tôi tin là hiện nay, đang có một cơ may lớn cho tất cả chúng ta. Với lòng dũng cảm và quyết tâm, chúng ta có thể đạt tới đại dương hòa bình, tình thương, hạnh phúc và sức mạnh. Có thể chuyển đổi cách thức chúng ta nhìn bản thân và những người khác.
    Quá trình đổi mới thật đơn giản. Với thời gian, những mạng lưới ảo tưởng đó vốn đang che mắt chúng ta; bây giờ cần làm như con nhện, nuốt các mạng nhện của nó. Chúng ta cần tập hợp lại mạng lưới những kiểu tư duy và cảm xúc cũ, nhận thức rằng, chúng không còn phục vụ được chúng ta nữa, như chúng ta mong muốn.
    Chúng ta nghĩ là chúng ta có thể tìm được hạnh phúc ở bên ngoài chúng ta, rằng chúng ta có thể sống từ bên ngoài hướng vào trong. Chúng ta thành công ở một điểm nào đó, nhưng rồi, thành công của chúng ta sẽ trở thành thất bại. Nó khiến chúng ta đào sâu một cái bẫy để chúng ta mắc vào đấy. Chừng nào mà dục vọng của chúng ta được thỏa mãn, chúng ta cảm thấy được khuyến khích tìm kiếm sự thỏa mãn ở bên ngoài.
    Tình hình này tạo ra một vòng quay tròn tai hại. Hạnh phúc mà chỉ dựa vào những sự vật ở bên ngoài chúng ta, chúng không bao giờ ổn định. Kết quả là bất an và phiền não tăng trưởng. Chúng ta bị cuốn vào trong một mạng lưới lệ thuộc và ham muốn vật chất.
    Rồi chúng ta sợ hãi, nếu xảy ra trường hợp chúng ta đánh mất những sự vật mà chúng ta lệ thuộc.
    Cuối cùng, khi chúng ta thực sự đánh mất chúng, vì chóng hay chầy sự mất mát cũng xảy ra với mọi cái được gọi là vật chất, và chúng ta sẽ bị đau khổ nhiều trong nội tâm.
    Ngày nay, nhiều người, do hiểu nhầm như vậy mà không thoát khỏi được phiền não, sợ hãi và đau khổ. Giống như là, những sự vật từ bên ngoài được phép lọt vào trong chúng ta, chiếm lĩnh những vị trí không phải thuộc về chúng, cột chặt chúng ta với chúng, và làm chúng ta mất khả năng sống với con người thật của chúng ta.
    Khổ đau là dấu hiệu chứng minh có những hiểu lầm như vậy. Kinh nghiệm dạy cho tôi biết rằng, những cảm xúc như phiền não, sợ hãi và lo âu không phải là có thật, không phải là tự nhiên đối với chúng ta. Những cảm xúc đó nảy sinh, khi chúng ta để cho mình bị ảnh hưởng bởi những niềm tin và hành xử không thuộc về chúng ta. Đó là một sự giác ngộ tuyệt vời. Nếu đau khổ không phải là thuộc tính nội tại của bản chất con người, thì chắc chắn là đau khổ có thể bị loại trừ. Chúng ta có thể chấm dứt khổ đau và giúp những người khác làm được như vậy.
    Đau đớn khác với khổ đau. Đau đớn về vật chất và cảm thọ có thể là một báo hiệu có lợi, bảo vệ chúng ta không có những hành xử có hại. Chúng ta có thể học ở sự đau đớn.
    Ngược lại, đau khổ làm chúng ta tiêu hao sức mạnh phản ứng chính xác và tích cực đối với thế giới bao quanh chúng ta. Trong phần lớn trường hợp, tự nó trở thành một tập quán. Trên thực tế, một trở ngại chủ yếu đối với hạnh phúc là niềm tin cho rằng chúng ta phải khổ đau, đó là một phần tự nhiên, và không thể tránh khỏi của cuộc sống.
    Nhờ phát triển xu thế tập trung hướng nội đối với cuộc sống chúng ta, chúng ta sẽ phát triển được sức mạnh hành động phù hợp với bản chất đích thực và tích cực của chúng ta. Tôi cảm nhận chắc chắn và sâu sắc rằng, đó là cách mọi người mong muốn có khả năng quan hệ với thế giới bằng một tinh thần hoàn toàn bao dung rộng rãi.
    Kiểu sống khác biệt đó đem lại một thay đổi sâu sắc trong thái độ và tầm nhìn. Từ chỗ giống như kẻ ăn mày trong quan hệ với những người khác, đôi khi thì lệ thuộc, đôi khi thì van xin, chúng ta trở thành như một ông Hoàng ?" không xin, không nhận mà cho. Từ chỗ sống cuộc sống như trong một cái vỏ sò, nóng nảy, không an toàn, chúng ta phát triển một tâm thức mạnh mẽ, tựa như kim cương vậy, miễn nhiễm đối với mọi ảnh hưởng tiêu cực.
    Ngay khi còn là một đứa trẻ, tôi đã biết là tôi muốn sống như thế, nhưng chỉ đến khi tôi đã trở thành một thiếu phụ trẻ, cách đây gần 70 năm, tôi mới học được cách thực hiện lối sống như vậy.
    Sức mạnh của sự an tịnh
    Mọi người đều cần có sự an tịnh, cũng như cần thức ăn và nhà ở vậy. Một vài người đã đi tìm sự an tịnh đó, trong một thời gian dài và thất bại. Sự an tịnh vắng bóng trong cuộc sống của số đông. Khổ não, trầm cảm và mệt mỏi là những con bệnh lây lan khắp các nước giàu có, ngay cả khi những nhu cầu vật chất được thỏa mãn đầy đủ.
    Tôi muốn giải thích sự an tịnh đến từ đâu, làm sao có thể nắm bắt và phát triển nó. Sự an tịnh là một năng lượng, được chế tạo từ bên trong. Ngay cả khi tôi nói tới sự an tịnh, và các bạn nghe tôi với lòng an tịnh, thì năng lượng an tịnh tăng trưởng.
    Quá nhiều loại khủng hoảng diễn ra trong cuộc sống của chúng ta. Có thể có cuộc nổi loạn trong thân xác, trong quan hệ, hay là bầu không khí của thế giới. Tôi không nghĩ rằng, ở đâu đó, có một người suốt đời không bị khủng hoảng ?" người trẻ, người già, người không được giáo dục, người giàu có.
    Nhưng khi tôi đã có sức mạnh của sự an tịnh đó, thì tôi không để cho sự an tịnh nội tâm bị quấy rối. Sự ổn định của tâm thức là cần thiết cho một cuộc sống tốt đẹp.
    Hãy suy nghĩ, một lúc nào đó, khi một người bị lo âu, sợ hãi, hay bị đau khổ, thì tình trạng anh ta như thế nào? Nếu tôi để cho mình cũng lo âu, sợ hãi hay đau khổ, thì con người tôi sẽ bất ổn và bất hạnh, và không khí xung quanh tôi cũng đầy những cảm xúc tương tự. Điều này có lợi gì cho tôi và cho người khác đâu?
    Ngược lại, khi bản thân tôi không có cảm xúc tiêu cực, tôi sẽ có những ý nghĩ thiện lành, những cảm xúc tích cực đối với người khác. Điều này sẽ giúp tạo ra một bầu không khí hòa bình và yêu thương, ngay cả khi không có sự hài hòa.
    Kinh nghiệm bản thân dậy tôi rằng, khi tôi có thể sống mà không lo âu, sợ hãi và đau khổ, thì ở trong tôi có những chân giá trị xuất hiện, có thể được sử dụng trong cuộc sống thực tiễn của tôi, cung cấp cho tôi nhiều sức mạnh và năng lực.
    Khi có bệnh, bạn có thể đến bác sĩ và được phát một số thuốc. Nhưng khi bạn lo âu trong nội tâm thì bạn nói và làm gì bây giờ? Khi bạn có những ý nghĩ tiêu cực thì tâm thức bạn luôn cảm thấy bất hạnh. Trong cả hai hướng, loại ý nghĩ đó hành hạ tự thân bạn.
    Cùng với lo âu, là sự bất ổn, không an tịnh. Tâm thức chao đảo, hỗn loạn, tôi không biết tâm thức tôi đang làm gì nữa. Nhưng đó vẫn là tâm thức của bạn, tại sao bạn lại bất hạnh với nó? Khi bạn để cho mất sự an tịnh nội tâm, bạn sẽ đối xử người khác theo kiểu như thế, và bạn không còn có thể nói lời bình tĩnh và dịu dàng với họ.
    Nếu không có mưa, người và súc vật đều bị khát. Khi đã không có hòa bình và tình thương ở nội tâm, thì cả tâm thức và trái tim đều bị khô hạn. Tâm thức trở nên bức xúc và chạy lung tung như tâm thức người điên vậy. Ngay với các viên thuốc ngủ, con người trong tình trạng đó ban đêm không ngủ được, và đến sáng cũng không dậy được.
    Tự bạn phải thoát khỏi cuộc khủng hoảng mà bạn tự tạo ra với sự tiêu cực của bản thân bạn. Có quá nhiều cuộc khủng hoảng ở bên ngoài, mà bạn không thể làm gì được với những cuộc khủng hoảng đó. Nhưng đối với cuộc khủng hoảng mà bạn tự tạo ra trong tâm thức bạn, thì do chất lượng của tư duy của bạn, ít nhất, bạn có thể chấm dứt được.
    Thân của bạn, tài sản của bạn, các mối quan hệ của bạn và thế giới, bốn cái đó tạo ra hàng loạt tình huống trước mắt bạn. Chúng không chờ bạn cho phép.
    Chúng có thể thay đổi bất cứ lúc nào, bạn không thể ngăn cản được. Cuộc khủng hoảng này chưa dứt thì cuộc khủng hoảng khác bắt đầu. Thiên tai, động đất, lụt lội, tất cả đều tự đến. Chúng đến không có ai kêu gọi cả, và chúng cũng không đi theo lệnh bạn. Thế nhưng, tình trạng của tâm thức tôi như thế nào, trước khi tình huống xảy ra? Khi tâm thức tôi mạnh mẽ, thì những khó khăn của ngoại cảnh vẫn thuộc ngoại cảnh ?" chúng không lay chuyển được nội tâm của tôi, không làm cho tôi mất sự ổn định. Tâm thức tôi vẫn bình tĩnh, không bị lo âu và đau khổ. Khi tôi có sức mạnh đó, những tình huống đầy khổ não có thể đến, nhưng trong tâm tôi, không cảm thấy đau khổ. Nếu ai đấy ném đá, thì không đụng vào người tôi. Nếu ai đấy chửi mắng tôi ?" cũng không có vấn đề gì.
    Đầu óc tôi được giữ lạnh mát, và không có phản ứng gì tức khắc. Cũng không có chối bỏ. Hãy chấp nhận tình huống xảy ra. Sự chấp nhận đó giúp tôi có được sự bình tĩnh nội tâm. Rồi cảm giác bình tĩnh đó của tôi, một mình nó sẽ giúp giải quyết tình huống. Tôi cũng sẽ biết rõ tốt hơn là làm gì và không làm gì.
    Thực nghiệm đau khổ là một hành vi vô nghĩa. Phải nhớ kỹ điều này, khi bạn cảm thấy đau khổ về chuyện gì đó, thì nên biết rằng bạn đang thiếu một sự hiểu biết nào đó. Vì ai mà tôi cảm thấy đau khổ? Đau khổ như vậy có ai giúp tôi và người khác hay không?
    Từ trong tâm, con người tạo ra cho mình nhiều tình huống khó khăn. Thí dụ, thái độ ngạo nghễ khiến bạn thiếu sự tôn trọng và khiến bạn đau khổ. Ngạo nghễ tạo ra ý muốn được sự tôn trọng và chú ý. Và khi bạn không được như vậy thì bạn cảm thấy như là bị chửi mắng vậy. ?oHãy xem này! Tôi đã giúp đỡ chúng nhiều, nhưng chúng trả ơn tôi như thế này!? Nếu tôi giúp người khác từ trong trái tim tôi, và không có thái độ ngạo nghễ, thì tôi sẽ không có những cảm xúc như vậy.
    Tôi có những đức hạnh tốt, và hành vi của tôi đều thiện lành thì tôi cũng được nhiều may mắn.
    Thế nhưng bị chao đảo và bất hạnh về một chuyện gì đó, ngay khi chỉ tỏ thái độ buồn phiền, thì cũng không khác gì bỏ một giọt thuốc độc vào một bình nước hoa. Nó làm hư hỏng tất cả. Nó không những cướp đi sự bình tĩnh, mà còn đem lại sự đau khổ.
    Đấy là lý do vì sao tôi ở đây. Sẽ là điều tốt nếu tôi có thể nhanh chóng biến bầu không khí xung quanh tôi, thành một bầu không khí rất vui tươi và hạnh phúc.

    Còn tiếp
    Nguồn http://www.thuvienhoasen.org/tunoitamhuongrabengoai.htm
  7. muaxuan_hn2004

    muaxuan_hn2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    262
    Đã được thích:
    0
    HÃY ĐỂ CHO QUA
    Nếu nói cho mình, thì tôi không biết kể chuyện vui như thế nào, nhưng nếu tôi gặp một người nào đang khóc, tôi sẽ không bỏ rơi người đó cho đến khi thấy anh ta hay cô ta mỉm cười. Tôi không cần làm gì hết, chỉ cần đem lại sự bình tĩnh và lòng thương yêu cho con người đó. Từ trong nội tâm, tôi cảm nhận, họ chỉ bám vào những chuyện nhỏ nhoi, khiến họ chạy quanh với bộ mặt sầu não. Nhưng họ lại làm cho những người khác lo âu và sợ hãi, không biết có cái gì xảy ra trong tâm thức họ.
    Người ta đau khổ vì người ta bám vào các tình huống. Họ không biết là những tình huống đó xảy ra ở bên ngoài họ. Chỉ cần để cho chúng qua đi. Làm được như vậy, họ sẽ trở nên vui tươi và bình tĩnh trở lại, và bắt đầu mỉm cười. Đã bao nhiêu lần chúng ta nhìn lại một vài chuyện bối rối cũ, và ngạc nhiên vì sao phải ồn ào đến thế.
    Nghệ thuật sống hướng từ trong ra ngoài giúp chúng ta bỏ qua những chuyện ở bên ngoài chúng ta, mà nó còn tạo ra sức mạnh giúp chúng ta tránh, không bị vướng mắc vào những chuyện đó.
    Bạn cũng vậy, khi bỏ qua những chuyện xảy ra ở bên ngoài của bạn, các bạn sẽ được tự do, các bạn bắt đầu cảm nhận một tình trạng ổn định tràn đầy hạnh phúc đến mức dù có chuyện gì xảy ra, bạn cũng không thể đánh mất sự ổn định đó. Hạnh phúc có sức mạnh của sự bình tĩnh và tình thương hòa lẫn ở trong đó. Nơi nào có sự bình tĩnh và tình thương, nơi đó bạn cảm nhận mình như là một đế vương. Bạn có lòng tự trọng, và cảm thấy mình rất mạnh mẽ, không như đứa trẻ con dễ dàng bị chao đảo và sợ hãi.
    Bạn cần chú ý tới chất lượng những suy nghĩ, tới tâm thức của bạn. Bạn chỉ cần mẫn cảm với những suy nghĩ đó. Vì đó là tâm thức của bạn. Những suy nghĩ đó phải thanh tịnh, cao thượng và kiên quyết, và bạn sẽ thấy kết quả ngay. Bạn sẽ thực nghiệm sự bình tĩnh của tâm thức, mà không cần có nghi lễ, thế ngồi và tụng niệm.
    Hãy hỏi trái tim bạn. Tôi có được những cảm xúc thanh tịnh, tích cực đối với mọi người hay không, kể cả đối với bản thân tôi? Tôi có chú ý tới vấn đề này hay không, xem đó là vấn đề ưu tiên, trong cuộc sống đang diễn biến của tôi. Những cảm xúc đó tạo ra một năng lượng, tuôn chảy một cách tự nhiên ra bên ngoài, bảo vệ tôi khỏi mọi ảnh hưởng tiêu cực.
    Nếu bạn chú ý, bạn sẽ không phạm lỗi lầm. Bạn sẽ không cảm thấy buồn khổ, bạn cũng không tạo cơ hội để người khác nghĩ ngợi về tâm trạng đau khổ của bạn. Nếu không, mọi người khác sẽ chú ý tới bạn, chú ý tới con người khốn khổ đang gặp khó khăn, và bạn cảm thấy mình thấp kém. Điều này không tốt gì cho bạn cũng không giúp gì cho người khác.
    Trong cuộc sống của mình, tôi có phát lời nguyện như sau: không cảm giác buồn khổ hay lo âu bất cứ về ai hay về một chuyện gì. Tôi cũng không để một người nào khác có cảm giác đó với tôi. Tôi không sợ hãi một người nào khác, và cũng không làm ai sợ hãi. Tôi hợp tác với mọi người trong tình thương và giúp đỡ người khác, khi cần thiết.
    Ngay khi một người nào đó không yêu thương tôi, tôi cũng không cần chịu thiệt thòi gì để không yêu thương họ. Người khác có thể không tôn trọng tôi, nhưng sao tôi lại phải bỏ đức hạnh của tôi là tôn trọng người khác? Sẽ là điều không tốt đối với tôi, nếu tôi có ý nghĩ không tôn trọng một người đã tôn trọng tôi, hay đã là một trở ngại đối với tôi.
    Tôi đang ở trong một cuộc hành trình tâm linh, và các tình huống sẽ đến với tôi. Bổn phận của tôi là tiến theo con đường của mình, và không làm trở ngại những người khác.
    Khi đi máy bay, và máy bay gặp phải đám mây, viên phi công không thể hỏi tại sao, anh ta chỉ biết là anh ta phải vượt qua đám mây. Tổ lái thông báo hành khách phải xiết chặt dây an toàn, do máy bay chao đảo. Nhưng bạn không được tạo ra chao đảo trong tâm bạn, nếu lo máy bay có thể rơi, một tình huống mà bạn không cảm nhận. Bạn phải gửi niềm tin ở tổ lái và người lái, bạn phải tỏ ra bình tĩnh và tỏ ra hợp tác. Phi hành đoàn sẽ cám ơn bạn, vì bạn không tạo ra một bầu không khí sợ hãi, có thể lan tràn đến các hành khách khác.
    Với sự bình tĩnh và lòng tin, hãy tạo ra một bầu không khí yêu thương, khiến cho dù việc gì xảy ra thì cũng qua đi mà thôi. Đó là sự minh triết của những nhà kể chuyện cổ tích, khi họ viết: ?oThế rồi, mọi việc trôi qua...?
    Cái gì tạo ra sự ổn định đó? Chắc là bạn đã thấy một cái tháp. Để có một chiều cao như vậy, cái tháp phải có cái nền chôn sâu dưới đất. Bạn cũng cần sống hướng nội, đi sâu vào nội tâm, trở thành mạnh mẽ đến mức, nếu cả thế giới này rung chuyển, bạn vẫn đứng vững.
    Sức mạnh đó đến từ bên trong, từ con người nội tại của bạn. Khi các động cơ của bạn đều trong sáng và tích cực, dực trên lòng thương yêu và chân lý, thì bạn sẽ có sức mạnh của sự bình tĩnh.
    Chân lý có phạm vi rộng hơn những thông tin mà bạn có thể tư duy, nói, đọc hay là viết về nó. Nó có nghĩa là sức mạnh giữ im lặng và an tịnh. Thậm chí cũng không tư duy nữa. Cũng không phải nghe nhiều, mà chỉ duy trì bản chất con người thật của bạn, những đức tính nhân bản của bạn, trong tri thức và sự tỉnh giác của bạn. Hòa đồng vào tất cả mọi cái xảy ra, từ bên trong hay là từ bên ngoài, như đại dương tiếp thu các con sông, mà vẫn bình lặng.
    Trạng thái chân lý là một trạng thái trong đó, bất cứ sức mạnh nào bạn cần để cho bạn và những người khác giữ được bình tĩnh, sức mạnh đó luôn luôn hiện hữu bất cứ lúc nào. Tôi có thể đang nói, nhưng trong nội tâm tôi vẫn bình tĩnh. Hơi thở của tôi, ý nghĩ của tôi và thời gian đều thẩm thấu khắp sự bình tĩnh và ổn định, đến mức nếu ai đó đến gặp tôi, đều thấy tôi là người có ích, và sự bình tĩnh lan tràn khắp nơi. Và rồi tôi cũng có ích cho bản thân tôi.
    Không cần thiết phải nhớ lại và nói về những chuyện buồn của thế giới đã xảy ra trong quá khứ.
    Cũng như vậy, phát tán tin tức về những sự cố đang xảy ra trên thế giới, khiến mọi người sợ hãi và bức xúc, cũng sẽ không có ích gì. Nếu bản thân tôi sợ hãi, tôi sẽ không làm được việc gì có ích cả.
    HƯỚNG NỘI
    Một vài người nghĩ rằng, chỉ có từ giã gia đình, đi vào rừng núi, thì họ mới có thể giải thoát khỏi mọi lo âu và đau khổ. Nhưng sự giải thoát hoàn toàn không phải thực hiện theo kiểu ấy, mà là phải sống hướng nội để tâm hồn không còn bị vướng mắc vào cái thân xác này, bị vướng mắc vào các quan hệ. Một người sống hướng nội sẽ có thể tích lũy năng lượng tâm linh, để có thể sống giữa đời mà không có sợ hãi.
    Trong cuộc sống của tôi, tôi không bao giờ để cho mình phải sợ hãi, nhưng gặp những thời buổi khó khăn, tôi lại có thể giúp đỡ người khác với sức mạnh của sự bình tĩnh của tôi. Có nhiều tình huống đễn với tôi hoặc do tôi ốm đau hay thiếu tài chính, nhưng tôi không để cho mình bị lúng túng, sợ hãi hay lo âu.
    Có thể tôi không được giáo dục (thực tế, tôi chỉ đến trường có 3 năm). Nhưng ít nhất, tôi giữ được bình tĩnh và đem lại sự bình tĩnh cho người khác. Ít nhất, tôi có thể ôm một người khác với tình thương yêu.
    Khi người ta sợ hãi, người ta còn có thể ôm ai được? Khi người ta còn lo lắng về chuyện sẽ xảy ra cho mình và con cái mình, thì người ta còn có thể giúp ai được? Một người như thế cũng không tự mình giúp được cho mình hay là giúp người khác. Hãy thoát khỏi một lối suy nghĩ như vậy.
    Sức mạnh duy trì được sự bình tĩnh được tích lũy qua những việc làm trung thực, với một tri thức được nâng cao và sự hiểu biết. Lệ thuộc vào một người khác hay làm cho một người khác lệ thuộc vào mình đều là hành xử của một người yếu kém.
    Bổn phận của tôi là duy trì được lối sống vị tha, và với thái độ trung thực, giữ được mối quan hệ hài hòa với những người khác, và có một trái tim bao dung rộng mở. Có một vài người xem bổn phận hay trách nhiệm như là một gánh nặng. Còn tôi thì trách nhiệm hay bổn phận trở thành nhẹ nhàng. Nói cho cùng, trách nhiệm của tôi là gì? Chỉ là mỉm cười, giữ thái độ bình tĩnh, tỏa ra những rung động như vậy từ trái tim mình, thái độ và tầm nhìn của mình. Bất cứ người nào cũng có trách nhiệm như vậy.
    Tôi nói với mọi người rằng, đừng có thay đổi bộ mặt thường xuyên như thế. Đừng có vẻ mặt mệt mỏi. Tốt hơn là tỏ ra không mệt mỏi. Người nào có thể làm được như vậy? Đó là người có sức mạnh nội tâm, chuyện gì xảy ra đối với anh ta cũng không phải là chuyện lớn. Có thể được hay không? Nỗi đau khổ, sợ hãi và lo âu của bạn đã biến mất hay chưa?
    Ngày nay, người ta có cái tật tư duy quá nhiều. Đối với những việc có ích, họ nói: ?oTốt, tôi sẽ suy nghĩ về chúng?. Nhưng đối với một chuyện gì đó vô ích, một chuyện mà trên thực tế họ không được làm, không nên làm, nhưng sao họ vẫn không ngừng suy tư về nó!
    Tự để cho mình phải sống bất hạnh là chuyện không có ích gì. Nên nhớ, đau khổ là vì thiếu hiểu biết. Những người nuôi dưỡng những ý nghĩ tiêu cực thì sẽ phải lo âu. Hãy suy nghĩ điều lành và làm điều lành. Anh suy nghĩ thế nào, thì bộ mặt anh hiện ra như thế ấy. Làm sao anh có thể che giấu ý nghĩ của anh khỏi bộ mặt của anh được chứ?
    Vì sao bạn lo âu? Hãy làm điều lành, mọi việc sẽ trở thành thiện lành. Nếu bạn nghĩ những chuyện lành, thì những chuyện lành sẽ xuất hiện. Nếu từ trước bạn đã nghi ngờ rồi, thì làm sao có thể chờ đợi có kết quả tốt được?
    Tại sao người ta không thể làm việc thiện? Họ phạm hai sai lầm. Họ nhớ những chuyện quá khứ và họ nhìn người khác để xem họ nhìn mình ra sao. Trước khi làm bất cứ điều gì, họ cứ lo không biết người khác nhìn mình như thế nào. Những việc quá khứ, việc của người khác, sẽ không để bạn làm chuyện tốt lành đâu ?ochuyện này giống như thế này, và chuyện này giống như thế kia?. Những suy nghĩ như vậy làm mất thì giờ và hao phí năng lượng, còn sự bình tĩnh chân chính hạnh phúc thì tạo ra năng lượng.
    Những tư tưởng phê phán và sợ hãi người khác đều bắt nguồn từ lòng thiếu tự trọng. Những người sợ hãi người khác đều sợ hãi chính bản thân mình và trở thành hay bức xúc. Họ không có sức mạnh nội tâm.
    Bản thân tôi không bị bức xúc. Sao bạn lại trở nên bức xúc? Bạn hãy trở thành mạnh mẽ tới mức, không có gì thành vấn đề đối với bạn. Rồi ngay những người đến quấy nhiễu bạn cũng làm bạn trở thành mạnh mẽ.
    Đó là chuyện rất đơn giản. Hãy trở nên mạnh mẽ tới mức, bất cứ cái gì ném vào bạn cũng không làm bạn ngã.
    Hãy hành xử giống như đội cứu hỏa. Đến đúng lúc để dập tắt ngọn lửa của một đám cháy. Hãy trở thành bộ phận của một đạo quân như thế, một đạo quân hùng mạnh. Hãy chủ động trong công việc này, rồi công việc sẽ đến. Nếu bạn cứ chờ đợi người khác làm một việc gì đó rồi mới tính toán hành động thì bạn sẽ không bao giờ hành động cả. Đừng có nhìn người khác! Hãy có thái độ: ?oTôi phải làm việc này. Tôi tập trung toàn bộ vào công việc này. Hãy để cho tôi làm, để tôi đem lại sự lợi ích cho những người khác. Nếu không, thì tôi sống cuộc đời này để làm gì??
    Sự bình tĩnh đích thực, mạnh mẽ, không phải là sự bình tĩnh tạm bợ, nhờ tránh được những tình huống khó khăn, hay là nhờ loại bỏ những cảm xúc nào đó.
    Sự bao dung, lòng trung thực, tình thương và sự bình tĩnh sẽ đem lại sức sống cho người khác. Chúng tác động đến tôi và đến những người khác. Với sức mạnh của thực nghiệm, sự săn sóc những người khác và tùy thời, chia sẻ với họ, bạn sẽ tạo cảm hứng ở những người khác qua cuộc sống của bạn. Đó cũng là sự bao dung đích thực đối với cái ta.
    Muốn được như vậy, tôi không thể để cho mình có những tư tưởng lãng phí, vô ích và tiêu cực. Nếu những tư tưởng như vậy nảy sinh, thì tôi quét chúng đi như quét bầy kiến vậy. Nếu không có sự bình tĩnh nội tâm, thì chính nội tâm bị yếu ớt: Người nào có sự bình tĩnh nội tâm thì người đó hết sức mạnh mẽ.
    Tôi thường tự nói chuyện với mình một cách thuần thục. Trong cuộc sống của tôi, nếu có người nào đó tôi quen biết, mà có làm một việc vô ích lãng phí, mặc dù tôi cầu chúc họ tốt lành, thì tôi sẽ tự bảo mình ?oO.K?. Tôi cứ phải tiếp tục cầu chúc cho họ điều tốt lành chứ không xem xét công việc làm của họ. Tôi không thể nói với họ: ?oĐừng làm thế này, hãy làm thế kia?. Hay thậm chí, cũng không nghĩ như vậy. Tôi tự suy nghĩ như thế này: ?oRồi mọi việc sẽ kết thúc tốt lành?. Giữ một thái độ bao dung, bình tĩnh và thương yêu theo kiểu như vậy thì sẽ có ích hơn là để cho bản thân mình chao đảo.
    Tôi chỉ nghĩ đến những công việc mà tôi phải làm. Có một số hoạt động rất tự nhiên, không đòi hỏi phải suy nghĩ gì. Tôi tích lũy sự bình tĩnh và hạnh phúc với những hoạt động như vậy, cho nên tôi không cần tư duy gì về chúng. Thành công ở chỗ, chúng đem lại cho tôi sự bình tĩnh, sức mạnh và hạnh phúc. Đó là công việc đích thực.

    Dadi Janki
    (Tia Sáng)
    Hết
    Nguồn http://www.thuvienhoasen.org/tunoitamhuongrabengoai.htm
  8. KedohoixuDoai

    KedohoixuDoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    1.788
    Đã được thích:
    0
    Nhà cháu vzẫn tiếc nuối cái vzụ "Thập mục ngưu đồ" ! Nhà cô muaxuan cho nó rơi vào "miền tĩnh lặng" vzậy, chắc là buông xuôi !...
    Nhà cháu cũng bắt chước nhà cô muaxuan, "cut & past" một tí từ thuvienhoasen về đây một tí nói vzìa Tuệ Trung thượng sĩ và hình tượng con trâu :
    "...
    Và cứ như thế pháp chăn trâu được nhiều người sử dụng, vừa tự mình chăn vừa dạy kẻ khác chăn. Mãi về sau này người ta mới vẽ thành tranh, và được gọi là: "Thập Mục Ngưu Đồ." Tranh vẽ thập mục ngưu đồ này tuy nhiều, nhưng có thể xếp thành hai loại: Loại theo khuynh hướng Đại thừa, và loại theo khuynh hướng Thiền tông. Loại theo khuynh hướng Đại thừa vẽ lại quá trình công phu tu tập của hành giả. Trước hết phải tự thắng bản năng mình, sau đến tự tri, và cuối cùng đạt đến tự tại; còn khuynh hướng Thiền tông trình bày bước tiến tâm linh theo hình vẽ qua ba giai đoạn: sai tâm bắt tâm-tâm vô tâm-tâm bình thường.
    Qua hình ảnh biểu tượng con trâu được trình bày. Từ hình ành biểu tượng một con trâu Ấn-độ sang hình ảnh biểu tượng một con trâu Trung hoa, chúng ta thấy không có gì sai khác về hình thức cũng như nội dung trong việc "hàng phục tâm mình" mà con trâu là một biểu tượng. Như ở đây về mặt biểu tượng hình thức, chúng cũng có những nét độc đáo xuất hiện qua con trâu bùn của Long sơn. Tuy nhiên chúng không nói đến tiến trình tâm linh, mà chúng chỉ được sử dụng như một nghi án cho một công án. Nhưng từ hình ảnh biểu tượng con trâu đó, khi sang Việt nam trên mặt hình thức, chúng chỉ còn là một con trâu đất, con trâu bùn hay con trâu đá không hơn không kém.
    Vào cuối thế kỷ mười ba, người chăn giữ con trâu đầu tiên trong văn học Thiền Việt nam chính là Tuệ Trung Thượng sĩ. Ông đã chăn con trâu chính ông, mà ông đã phát hiện từ Qui Sơn Trung Hoa chòm xóm. Đây, chúng ta hãy theo dõi bài thơ Tuệ Trung viết:
    "Ngẫu hướng Qui sơn đắc đệ lân,
    Hoang vu cam tác mục ngưu nhân;
    Quốc vương đức trạch khoan như hải,
    Tùy phận ta ta thủy thản xuân
    ."
    Dịch:
    "Chợt hướng non qui được thảnh thơi,
    Đồng hoang đành vậy giữ trâu chơi;
    Nhà vua đức rộng như sông biển,
    Tùy phận xuân về nước cỏ tươi
    ." (Trúc thiên dịch)
    Ở đây, chúng tôi không làm cái việc bình thơ như thông tục, mà chúng tôi chỉ làm cái việc theo dõi bước tiến tâm linh con trâu đất của Tuệ Trung Thượng sĩ. Từ khi ông chợt thấy con trâu của Đại An ở Qui Sơn chòm xóm; cũng từ đó ông cam chấp nhận làm kẻ chăn trâu cho chính mình, và biến hình ảnh biểu tượng con trâu ban đầu thành con trâu đất Việt nam. Ông luôn luôn chạy theo nó, cho dù nó ở dưới bất cứ hình thức nào trong cát bụi, ông vẫn một mực là kẻ chăn. Chúng ta hãy theo dõi Thượng Sỹ viết:
    "Thiều thiều khoát bộ nhập trần lai,
    Hoàng sắc mi đầu đảnh đảnh khai;
    Bắc lý ưu du đầu mã phúc,
    Đông gia tán đản nhập lư thai.
    Kim tiên đả sấn nên ngưu tẩu,
    Thiết sách khiên trừu thạch hổ hồi;
    Tự đắc nhất triêu phong giải đống,
    Bách hoa nhưng cựu lệ xuân đài
    ."
    Dịch:
    "Vào vòng cát bụi nhịp chân đưa,
    Vàng óng đầu mi chớp chớp đùa;
    Xóm bắc rong chơi gieo bụng ngựa,
    Nhà đông vui bước nhập thai lừa.
    Roi vàng đuổi mất trâu bùn chạy,
    Gậy sắt lôi về cọp đá thua;
    Rồi một ngày mai băng giá hết,
    Trăm hoa như cũ rộn xuân xưa
    ."
    Trên tay ông có roi vàng luôn luôn sẵn sàng giáng xuống, nếu trâu chạy bậy. Nhưng trâu nào chịu khuất phục, chỉ vì duyên bên ngoài quá hấp dẵn và lôi cuống nó, nên nó luôn luôn chạy bậy vào vùng đất cấm và, roi kia bỗng trở thành bất lực. Không cách nào khác hơn để khuất phục nó, chỉ còn có cách "Xỏ mũi dắt về chẳng nghỉ ngơi" mới có thể khuất phục được nó. Chúng ta theo dõi Thượng Sỹ điều phục con trâu của chính mình:
    "Nhất thân độc thủ nhất nê ngưu,
    Đằng tỵ khiên lai vị khẳn hưu.
    Tương đáo Tào khê đô phóng hạ,
    Mang mang thủy cấp đả viên cầu.
    "
    Dịch:
    "Một mình cố giữ con trâu đất,
    Xỏ mũi dắt về chẳng nghỉ ngơi.
    Vừa đến Tào khê buông xuống hết,
    Mênh mông nước chảy cuống bọt trôi
    ."
    Thế là con trâu đất của Thượng Sỹ đã bị Thượng Sỹ điều phục, bằng cách xỏ mũi dắt về. Và cũng từ đó, hai hình ảnh người chăn và trâu đất không còn ngăn cách nữa, đã trở thành một. Chính cái một này nó được thể hiện là hai trong câu: "Tương đáo Tào khê đô phóng hạ". Đây là hình ảnh "Nhân cảnh lưỡng câu đoạt" trong TỨ-LIỆU-GIẢN của ngài Lâm Tế. Chính giây phút đô phóng hạ này là giây phút không giữ, mà không giữ thì có gì để buông, do đó không buông. Ở đây, chính thái độ KHÔNG GIỮ KHÔNG BUÔNG này là thái độ TỰ TẠI, cũng là hình ảnh: "Nhân cảnh câu bất đoạt". Đây chính là âm thinh của khúc hát VÔ SINH của Thượng sỹ. Chúng ta hãy theo dõi "Người trâu đều không bị đoạt" trong cuộc sống tự tại của Thượng Sỹ Tuệ trung qua bài thơ:
    "Nhất khúc Vô sinh xướng liễu thì,
    Đảm hoành tất lật cố hương qui.
    Thượng đầu đả quá hồ hà hữu,
    Nhất cá nê ngưu nhậm đảo ki
    (kỵ).
    Dịch:
    "Khi khúc vô sinh vừa hát xong,
    cầm ngang ống sáo về cố hương.
    Vượt qua tất cả không chướng ngại,
    Tự tại trâu bùn cỡi ngược dong
    ".
    Qua hình ảnh biểu tượng con trâu đất của Tuệ Trung Thượng sĩ , đã cho chúng ta thấy bước tiến tâm linh của ông, từ khi mới phát hiện cho đến khi tự tại. Giờ đây chính là giai đoạn Thiền sư thỏng tay vào chợ, sống với đời mà không bị đời lôi kéo, an nhiên tự tại trong "Nhân cảnh câu bất đoạt" thể hiện qua bài ngâm cuồng phóng, và bài ngâm bĩu môi của ông. Vì hai bài ngâm quá dài, nên ở đây chúng tôi chỉ trích bốn câu cuối của mỗi bài cũng đủ nói lên cái tự tại của "Nhân cảnh câu bất đoạt" trong cuộc sống của Tuệ Trung Thượng sĩ. Đây, chúng ta theo dõi bốn câu cuối của bài ngâm cuồng phóng:
    "? Phóng tư đại hề, mạc bả tróc,
    Liễu nhất sinh hề, hưu bôn mang.
    Thích ngã nguyện hề, đắc ngã sở,
    Sinh tử tương bức hề, ư ngã hà phương?
    "
    Dịch:
    "? Buông bốn đại chừ, đừng nắm bắt,
    Tỉnh một đời chừ, chớ chạy rông.
    Thõa nguyện ta chừ, đạt điều ta muốn,
    Sống chết bức nhau chừ, làm gì được ta
    "
    Và đây là bốn câu cuối của bài ngâm Bĩu môi:
    "? Đáo nhậm ma thì hề, lý sự toàn chương,
    Đề trì phóng quá hề, hà tu nghĩ nghĩ.
    Thạch ngưu dạ bán nhập hải đông,
    Tràng trước san hô nguyệt như thủy
    .
    Dịch:
    "? Đến khi nao chừ, lý sự rõ ràng,
    Nắm giữ buông xuôi chứ, cần gì lo nghĩ.
    Nửa đêm trâu đá vào biển đông,
    Khua động san hô ánh trăng như nước
    ."
    Chuyện bốn đại chừ đâu còn can hệ chi với tâm trâu đất, và việc sống chết cũng chả làm được gì nó; vì nó giờ đây không còn lệ thuộc vào nhân quả, cho nó nó sống trong nhân qủa đi chăng nữa. Vậy thì cái việc lý sự rõ ràng kia làm gì có được, trong khi chúng dung thông vô ngại, và việc giữ buông có can hệ gì đến y. Y cứ như là một con trâu đất tự tại ra vào nào ai giữ được, cần gì phải nửa đêm hay không nửa đêm?
    Tóm lại, ai muốn thấy được cái độc đáo trong con trâu đất của Tuệ trung, thì phải tham thấu lọt qua công án này, mới mong thấy được BẢN LAI DIỆN MỤC cuủa chính mình. Thí dụ có người hỏi Tuệ trung:
    "Phật là gì ?"
    Thượng Sỹ đáp: "Con trâu đất. (công án của Đ.L.)"
    Ở đây, nếu ai là người lanh cơ, thì con trâu đất của Thượng Sỹ không còn đất đứng. Cũng có thể có người bị con trâu đất ám ảnh, nghi ngờ, và từ đó tạo ra mối nghi tình. Nếu họ biết cách đẩy mối nghi tình này đến chỗ cùng tột, không sớm thì muộn con trâu đất của Thượng Sỹ cũng bị vỡ tung, và lúc đó mọi người mới thấy được cái độc đáo của con trâu đất. Còn không thì qua mấy trang giấy trên, quí vị sẽ không nhận ra chỗ độc đáo của con trâu đất đâu; vì chúng chỉ là trò chơi của ngôn ngữ, chúng chỉ có khả năng làm mờ mắt thiên hạ mà thôi."
    (Trích từ : CON TRÂU ĐẤT - MỘT BIỂU TƯỢNG ĐỘC ĐÁO CỦA TUỆ TRUNG - TT. Thích Đức Thắng)
    Được KedohoixuDoai sửa chữa / chuyển vào 13:48 ngày 19/03/2007

Chia sẻ trang này