1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thành Tựu Quân Sự

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi terminatorx, 23/12/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. madau999

    madau999 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2010
    Bài viết:
    752
    Đã được thích:
    309
    liếm giầy đẳng cấp cao đến thế là cùng =))
  2. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    các bác ném tạ nhẹ thôi :D
  3. terminatorx

    terminatorx Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/11/2010
    Bài viết:
    725
    Đã được thích:
    1
    Tìm hiểu F-22, loại máy bay cấm xuất khẩu của Mỹ

    Nhằm vượt Nga trong cuộc chạy đua vũ trang, Mỹ đẩy mạnh việc chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm. Sản phẩm đầu tiên là chiến đấu cơ F-22 có nhiều tính năng đáng kể.Những năm 1990, nước Nga ngập đầu trong khó khăn, nhưng vũ khí của họ, đặc biệt là những hệ thống phòng không hiện đại và các loại máy bay thế hệ thứ tư như Mig-29, Su-27 vẫn đến được nhiều quốc gia ưa chuộng.

    Điều này thách thức thế độc tôn quân sự của Mỹ. Ba công ty của Mỹ là Lockheed Martin, Boeing và General Dynamic đã được giao nhiệm vụ cùng phối hợp để thiết kế một loại máy bay thế hệ thứ năm, vượt trội hơn hẳn các máy bay thế hệ thứ tư đang thống lĩnh bầu trời thế giới.
    [​IMG]

    Theo đó, máy bay thế hệ thứ năm cần phải thỏa mãn những yêu cầu hết sức ngặt nghèo:

    * Tàng hình: Phải có khả năng tác chiến 24/7 mà không bị radar đối phương phát hiện
    * Phải có khả năng bay tuần tiễu ở tốc độ siêu âm, có thể đạt được tốc độ Mach 1,5 (510m mỗi giây) mà không cần đốt nhiên liệu lần hai.
    * Phải cực kỳ linh hoạt, cho phép thao diễn tốt ở tốc độ cao
    * Hệ thống radar nhạy bén, cho phép phi công luôn kiểm soát được trận chiến ở mọi hướng
    * Có khả năng phối hợp tốt cùng với các máy bay cũng như các khí tài khác

    Dựa trên mẫu thiết kế ra mắt năm 1990 là YF-22, đến tháng 4/1997, chiếc F-22 đầu tiên đã ra đời và được đặt tên là Raptor (có nghĩa là chim ăn thịt). Tháng 9/2002, Không quân Hoa Kỳ quyết định đổi tên chiếc máy bay thành F/A-22 để miêu tả khả năng tấn công toàn diện của nó bao gồm tất cả các mục tiêu trên không. Đến tháng 12/2005, chiếc máy bay được đổi tên thành F-22A sau khi hoàn thành các bài kiểm tra về khả năng chiến đấu.
    [​IMG]

    F-22 bắt đầu được sản xuất hạn chế từ tháng 8/2001 với số lượng 49 chiếc tại nhà máy của Lockheed Martin và theo các hợp đồng mà không quân Mỹ đã ký thì cho đến năm 2011, họ sẽ mua 183 chiếc F-22.

    Mặc dù nhu cầu về loại máy bay này của Không quân Mỹ là 381 chiếc nhưng do thiếu kinh phí nên dự án về F-22 đã được Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gate chính thức đình chỉ vô thời hạn. Vì thế, tại thời điểm tháng 7/2008, số F-22 mà không quân Hoa Kỳ đã được giao là 122 chiếc.

    Hiện nay, Lockheed Martin đang có chương trình nghiên cứu để chế tạo ra phiên bản tấn công mặt đất chuyên dụng cho F-22 là FB-22 với cánh delta, tầm bay xa và khả năng mang đến 15.000kg vũ khí (trong đó có 4.500 kg được treo bên ngoài) và phiên bản F-22N có thể sử dụng trên tầu sân bay.

    Công nghệ chế tạo

    Vật liệu chế tạo F-22 gồm: 39% ti tan, 24% composite, 16% nhôm và 1% chất dẻo nhiệt theo khối lượng. Titan được sử dụng với khối lượng lớn để chịu lực và chịu nhiệt cho các chi tiết trọng yếu. Sợi composite các bon được sử dụng để bao bọc khung thân, cửa hút khí, cánh máy bay giúp gia tăng khả năng tàng hình.

    Buồng lái F-22 được thiết kế hiện đại với những màn hình LCD 6 màu, điều khiển bằng hệ thống điện tử Kaiser, có khả năng hiển thị các mục tiêu trên không cũng như trên mặt đất. Ngoài ra, các mối nguy hiểm cùng với dữ liệu tìm kiếm mục tiêu hiển thị trên hai màn hình LCD khác.

    Hệ thống hiển thị hình ảnh trên mũ bay phi công (HUD) sẽ cung cấp các thông số như tình trạng mục tiêu, tình trạng vũ khí và giúp phi công ngắm bắn. Các thông số hiển thị trên HUD sẽ được một camera ghi lại để phân tích sau trận chiến.

    Hệ thống vũ khí

    F-22 được trang bị một khẩu pháo 6 nòng M61A2 phía bên cánh phải, ngay phía trên cửa lấy khí. Tuy nhiên, 480 viên đạn dự trữ chỉ giúp vũ khí này có tác dụng trong một thời gian ngắn vì khẩu pháo cỡ nòng 20 mm này có thể bắn với tốc độ 100 phát đạn mỗi phút, thật đáng kinh ngạc. 1 điều mà không có loại máy bay Nga hay Châu Âu nào làm được cho đến thời điểm hiện tại[​IMG]

    F-22 có ba khoang vũ khí có thể đóng mở được nằm trong thân: một khoang lớn phía dưới thân và hai khoang nhỏ phía bên cạnh cửa hút gió. Ngoài ra nó cũng có bốn mấu cứng ở cánh, thường chỉ để gắn thùng dầu phụ trong những phi vụ bay tuần tiễu, tuy nhiên cũng có thể gắn tên lửa, điều này sẽ làm giảm khả năng tàng hình rất nhiều.

    Vũ khí mang theo của F-22 có thể thay đổi tùy theo nhiệm vụ. Để không chiến, F-22 sẽ mang theo 6 tên lửa AIM-120C AMRAAM tầm xa (tầm bắn 90 km) và hai tên lửa AIM-9 Sidewinder ở hai khoang cạnh thân.

    Để tấn công mặt đất, bốn tên lửa AIM-120C ở khoảng giữa thân sẽ được thay bằng hai bom thông minh GBU-32 JDAM loại 204 kg ( hoặc bỏ cả 6 tên lửa AMRAAM để thay bằng hai bom GBU-30 JDAM loại 454 kg), Trong nhiệm vụ tuần tiễu, F-22 chỉ mang theo bốn thùng dầu phụ và 8 tên lửa tầm ngắn AIM-9. Một số chuyên gia quốc tế nhận định 1 phi đội khoảng 4 chiếc F-22 cũng đủ tiêu diệt nhiều hơn thế các loại Su-35 vốn đã có số lượng cực kì hạn hẹp trong không quân Nga

    [​IMG]

    Radar AN/APG-77 của F-22 được hai công ty Northrop Grumman và Raytheon sản xuất. Mỗi radar này chứa 2.000 thiết bị truyền dẫn tín hiệu, cho phép phát sóng với tần số thay đổi trên một dải băng thông rộng, giúp F-22 tránh được việc bị phát hiện bởi những dàn radar thụ động của đối phương.

    Thiết bị thông tin liên lạc và định vị trên F-22 có tên TRW CNI được Boeing sản xuất có nhiệm vụ đảm bảo liên lạc trong suốt hành trình, chia sẻ mục tiêu trong những nhiệm vụ phối hợp và nhận biết bạn - thù. Ngoài ra, F-22 còn trang bị thiết bị dẫn đường bằng laser LTN-100G và hệ thống GPS cùng cảm biến hạ cánh sản xuất bởi Northrop Grumman.

    Hệ thống động cơ

    F-22 được trang bị hai động cơ Pratt & Whitney F-119-100. F-119 là loại động cơ tua bin khí cực mạnh, có thể tạo ra lực đẩy lên tới 156 kN.

    Tuy nhiên, động cơ F-119 chỉ là loại động cơ có khả năng chỉnh hướng phụt 2D, nghĩa là miệng xả của F-119 chỉ có thể chỉnh hướng theo hướng trên dưới, lạc hậu hơn các loại động cơ chỉnh hướng phụt đa hướng của máy bay Mig-29OVT và Su-35BM của Nga, do đó khả năng thao diễn của F-22 vẫn thua kém những loại máy bay này. Nhưng máy bay Mig-29 chỉ giỏi về biểu diễn còn khi chiến đấu, như chúng ta đã biết trong chiến tranh vùng vịnh, nó bị hủy diệt bởi các chiến đấu cơ như F-15 hoặc F-16....

    [​IMG]

    Việc sản xuất F-22 là kết quả của sự phối hợp đầu tư của rất nhiều công ty sản xuất thiết bị lớn với những công nghệ tiên tiến hàng đầu nên giá thành của F-22 bị đội lên đến mức khủng khiếp. Toàn bộ chi phí cho chương trình phát triển F-22A cho đến lúc sản xuất xong 141 chiếc đầu tiên vào tháng 5/2009 là 65 tỷ USD, nghĩa là bình quân 461 triệu USD triệu một chiếc.

    Mặc dù nhà sản xuất cho biết nếu sản xuất với số lượng lớn, giá thành của F-22 có thể giảm xuống đến mức 137,5 triệu USD mỗi chiếc nhưng điều này xem ra khó thành hiện thực vì Chính phủ Mỹ đã dừng chương trình F-22 và loại máy bay này cũng bị cấm không được xuất khẩu.

    Dù cho là loại máy bay chiến đấu hao tiền tốn của nhất trên thế giới, F-22 vẫn chưa đạt đến độ hoàn hảo cần có. Những trục trặc kỹ thuật vẫn xảy ra, điển hình là vụ phi công F-22 bị mắc kẹt trong buồng lái ngày 10/4/2006 khiến các nhân viên cứu hộ phải dùng đến cưa máy để giải thoát. Trầm trọng hơn, hai vụ tai nạn xảy ra vào tháng 12/2004 tại Nevada và ngày 25/3/2009 khiến không quân Mỹ mất toi hai chiếc máy bay đắt đỏ và một phi công thiệt mạng.

    Dù sao, khi máy bay Sukhoi T-50 của Nga chưa ra đời có lẽ dự án bị hủy bỏ rồi chăng, F-22 vẫn mang trong mình niềm kiêu hãnh là chiếc máy bay thế hệ thứ năm duy nhất trên toàn cầu, biểu tượng đáng để các quốc gia muốn đối đầu với Mỹ cần cân nhắc kể cả Nga hay Trung. Gần đây, khi vấn đề hạt nhân tại bán đảo Triều Tiên trở nên căng thẳng, Mỹ đã gia tăng sự hiện diện quân sự của mình tại khu vực Đông Bắc Á, trong đó có việc điều 12 "siêu" máy bay F-22 tới căn cứ không quân Kadena trên đảo Okinawa, phía Nam Nhật Bản.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Những siêu chiến hạm , máy bay vĩnh cữu


    Chiến hạm Iowa

    Chiến hạm Iowa là tên của 4 chiếc tàu chiến được đóng từ năm 1939 đến năm 1942. Chính phủ Mỹ đã đặt hàng những chiến hạm này để hộ tống các tàu lớn thực hiện nhiệm vụ vận chuyển nhanh, đây là lực lượng điều hành và kiểm soát việc vận chuyển hàng hoá trên Thái Bình Dương trong suốt chiến tranh thế giới thứ hai. Ban đầu đơn đặt hàng là 6 chiếc nhưng vì phải tiêu tốn một khoản tiền kếch sù, kim loại cũng như nhân công nên trước khi hoàn tất 2 chiếc bị loại khỏi đơn đặt hàng.

    [​IMG]


    Những cỗ máy này được xuất xưởng vào ngày 22/2/1943 và bắt đầu một sự nghiệp đầy ấn tượng trong suốt những năm cuối thế kỷ rồi ngừng hoạt động vào tháng 3/2006. Mỗi con tàu sẽ đáng giá xấp xỉ 1,8 tỷ đôla. Như vậy tổng giá trị 4 chiến hạm khoảng 7,4 tỷ đôla.


    Chiến xa viễn chinh

    Bạn đã từng xem John McCain và Barack Obama tranh luận trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ chưa? Bạn có nhớ khi được hỏi về chi phí cho quốc phòng, McCain đã nhắc đến một chương trình cung cấp phương tiện có thể dùng cả trên cạn và dưới nước tốn kém cả tỷ đôla tiền thuế của người dân? Hãy xem thử Chiến xa viễn chinh, tên viết tắt là EFV. Việc lên kế hoạch sản xuất và thiết kế loại xe này bắt đầu từ những năm 70 và bây vẫn đang tiếp tục.

    [​IMG]

    Chiếc chiến xa viễn chinh này là một loại xe có bánh xích với thân bằng nhôm, được thiết kể để có thể vận hành được ở biển, đồng thời chạy được trên bãi biển, có sức chứa 17 người cộng thêm 3 người điều khiển. Ngân quỹ cho các thiết bị thần kỳ này không ngừng tăng lên năm này qua năm khác và hiện đang ở mức xấp xỉ 15,9 tỷ đôla. Số tiền không ngừng tăng lên là do cần phải cải tiến và phát triển.

    Về nguyên mẫu, thực tế, Tập đoàn Tàu biển Mỹ chỉ gửi lại một loạt mẫu cuối cùng cho nhà sản xuất, không hài lòng với việc theo tính toán, chúng cứ ngừng chạy sau 4,5 giờ hoạt động. Điều đó sẽ xảy ra với mỗi chiếc xe hai lần trong một ngày làm việc. Chi phí hiện tại 15,9 tỷ đôla chưa phải là con số cuối cùng, bởi vì những chiếc chiến xa chưa được sản xuất đến giai đoạn thành phẩm. Số tiền 15,9 tỷ đôla tiêu tốn vào thứ xe cộ đó đủ để mua cho mỗi cư dân (đủ tuổi lái xe) của đảo Virgin ở Mỹ một chiếc Ferrari F430 sản xuất năm 2007.


    Siêu tàu ngầm Ohio

    Chắc hẳn phải có thứ gì đó vốn đã đắt đỏ vì được đặt theo tên của các bang. Siêu tàu ngầm hạt nhân Ohio, được đặt theo tên của chiếc tàu lừng danh USS Ohio, là một chiếc tàu ngầm Trident II. Điều đó có nghĩa là mỗi chiếc tàu ngầm loại đó cần một đội ngũ 155 thuỷ thủ, và đều chứa một lò phản ứng hạt nhân riêng.

    Chúng tôi sẽ không mô tả lò phản ứng này vì sợ rằng bạn có thể xây một cái trong tầng hầm nhà mẹ bạn, nó có khả năng cung cấp năng lượng cho tàu ngầm, bao gồm những hệ thống hỗ trợ sự sống, tách oxy từ nước để tạo không khí và tinh lọc nước biển để cung cấp cho tàu trong 100 năm. Điều đó có ý nghĩa gì với bạn không?

    [​IMG]

    Hiểu theo cách khác, nếu một trong số những chiếc tàu ngầm này rời cảng, khoảng thời gian ở trên biển sẽ chỉ bị giới hạn bởi lượng thức ăn có thể mang theo. Nếu trên tàu có một vài nhà kính để trồng rau củ và vài con gà, nếu không kể tới việc chất thải bốc mùi, những chiếc tàu ngầm có thể thoải mái lênh đênh lặn ngụp trên biển.

    Vậy thì nước Mỹ phải chi bao nhiêu cho một trong 18 chiếc siêu tàu ngầm này? Khoảng 2 tỷ đôla mỗi chiếc. Còn chi phí thay thế cho mỗi cậu nhóc này thì phải gấp đôi chừng ấy. Tổng hoá đơn cho 18 chiếc tàu ngầm này chính xác là vào khoảng 36 tỷ đôla. Số tiền đó có thể mua được gì cho bạn?

    Hàng không mẫu hạm Nimitz

    Hàng không mẫu hạm Nimitz được đặt theo tên của Tổng Tư lệnh hải quân Mỹ Chester W. Nimitz, và đầu tiên được đưa vào sử dụng ngày 3/5/1975. Giống như tàu ngầm Ohio, loại máy bay này được đặt tên sau khi chiếc đầu tiên được sản xuất. Ngoại trừ chiến hạm John C. Stennis và chiến hạm Carl Vinson, mỗi chiếc tàu sau đó được đặt theo tên tổng thống Mỹ.

    [​IMG]


    Từ năm 1975 đã có 10 trong số những chiếc tàu tốn kém đó được sản xuất, mỗi chiếc đều có riêng một lò phản ứng hạt nhân cũng giống như tàu ngầm Ohio. Sự khác biệt duy nhất là những chiếc tàu này không thể lặn được và không cần hệ thống sản xuât không khí. Hơn nữa, với kích cỡ rất lớn (dài khoảng 1/4 dặm), những chiếc tàu trên không này có thể chứa khoảng 5.700 người. Được coi như là biểu tượng sức mạnh của Mỹ, cả hạm đội có chi phí lên tới 45 tỷ đôla. Bạn có thể làm gì với đống tiền đó? Nó đủ để mua một chiếc iPod Nano cho mỗi người đàn ông, đàn bà, trẻ con trên toàn đất Mỹ.

    Máy bay ném bom B2 Spirit

    Thứ cuối cùng mà chúng tôi muốn giới thiệu hôm nay là máy bay ném bom B2 Spirit, chỉ sản xuất 21 chiếc và không đơn giản chỉ là máy bay ném bom. Nó hết sức kín đáo. Trên bầu trời đêm, bạn có thể nhìn thấy chúng như là những đốm sáng lớn nhưng không thể nghe thấy và vệ tinh cũng như rađa đều không thể phát hiện được. Chi phí cho việc lên kế hoạch và thiết kế là 23 tỷ đôla. Đó là sự thật, trước khi những thiên thần đen này được sản xuất, chúng đã tốn tới 23 tỷ đôla.


    Để những thiết kế trở thành sự thật, chi phí sản xuất cho mỗi chiếc xấp xỉ 1,3 tỷ đôla tính theo giá trị hiện tại của tiền. Hiện nay vẫn có 20 chiếc đang được sử dụng và được bảo mật rất cao. Với sải cánh 174m, những chiếc máy bay này nhất định sẽ không vừa vặn với đường băng thông thường. Để có được con số 21 chiếc, chi phí sản xuất mỗi chiếc là 1,3 tỷ đôla, cộng với 23 tỷ thiết kế và lên kế hoạch, cần phải tiêu tốn khoảng 50,3 tỷ đôla. Số tiền đó nhiều tới mức nào? Nó có vẻ đủ để mua Afghanistan, kết thúc cuộc chiến dai dẳng tại nơi đây. Nó cũng đủ để mua Honduras và biến nó thành một công viên giải trí khổng lồ ở trung tâm nước Mỹ.

    [​IMG]
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Công nghệ đồ chơi giảm tính sát thương của súng quân dụng

    Quân đội Mỹ vừa đặt hàng nhà sản xuất đồ chơi Lund & Company Invention áp dụng công nghệ phóng tên lửa đồ chơi để làm giảm khả năng sát thương súng quân dụng bằng cách chỉnh tốc độ của viên đạn bắn ra.

    [​IMG]

    Súng chống bạo động bắn đạn không gây chết người. Ảnh: NewScientist.
    Lund & Company Invention sản xuất các loại tên lửa đồ chơi chạy bằng hydro thu được từ quá trình điện phân nước. Mới đây, quân đội Mỹ yêu cầu công ty này áp dụng công nghệ tương tự để chế tạo loại súng trường mà binh sĩ có thể dễ dàng chuyển đổi giữa hai chế độ sử dụng: hạ gục đối phương và bắn bị thương. Loại vũ khí mới cho phép binh sĩ hoặc cảnh sát dùng cùng một khẩu súng trường bắn đạn với tốc độ thấp để giải tán đám đông, làm bị thương đối tượng… Hiện nay, cảnh sát Mỹ phải dùng hai loại súng săn (có đánh dấu màu tránh nhầm lẫn) để bắn hai loại đạn.

    Bruce Lund, Giám đốc điều hành của công ty, cho biết: "Trong buồng đốt phía sau viên đạn, nhiên liệu dạng khí hoặc lỏng được trộn lẫn với không khí và điều này quyết định khả năng phát nổ của thuốc phóng. Khả năng của thuốc phóng quyết định tốc độ viên đạn bắn ra. Có thể thiết kế tốc độ theo ý muốn: bắn bị thương ở khoảng cách 10m hoặc xa hơn", Lund nói.

    Theo Lund & Company Invention, dòng vũ khí mới tỏa ít nhiệt và lửa hơn loại truyền thống. Công ty cũng có thể sản xuất loại súng này với trọng lượng nhẹ hơn và thiết kế tốt hơn cho mục đích bắn tỉa tầm xa.

    Dù được đánh giá cao nhưng phát minh mới vẫn gây nhiều lo ngại. Theo Steve Wright, chuyên gia an ninh tại ĐH Leeds Metropolitan, Anh, người dùng sẽ có xu hướng chọn chế độ "sát thương" hơn là chế độ "bắn bị thương" trong các trường hợp căng thẳng, mức độ an toàn cá nhân thấp.
  4. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    đến cái súng bắn bi mà cũng là thành tựu cho được =)) =))
  5. terminatorx

    terminatorx Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/11/2010
    Bài viết:
    725
    Đã được thích:
    1
    1 Đồng minh của Mỹ ở Châu Á tuy ko có quân đội vì lý do lịch sự, nhưng họ cũng có những thành công trong lĩnh vực QS dù GDP dành cho QS chỉ 1%. Đó là đất nước mặt trời mọc Nhật Bản


    Những vũ khí "khủng" của Cục phòng vệ Nhật Bản

    Sau thế chiến thứ hai, Nhật Bản bị hạn chế về quốc phòng, họ hầu như phải nhập khẩu vũ khí từ nước ngoài. Một vài năm gần đây, “đất nước mặt trời mọc” đang trỗi dậy như muốn lấy lại vị thế năm xưa bằng việc nghiên cứu chế tạo nhiều loại vũ khí cực kì hiện đại.


    Đại chiến thế giới lần hai kết thúc năm 1945, lực lượng lục quân đế quốc Nhật Bản và hải quân đế quốc Nhật Bản bị giải thể hoàn toàn, thay vào đó người ta thành lập Cục phòng vệ Nhật Bản (Japan Self – Defense Forces).

    Cục phòng vệ Nhật Bản (JSDF) gồm ba thành phần hợp thành: Lực lượng phòng vệ mặt đất Nhật Bản (JGSDF), Lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản (JMSDF) và Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF).

    Tính đến năm 2005, Nhật Bản duy trì khoảng 239.430 người trong các đơn vị của Cục phòng vệ. Ngân sách quốc phòng năm 2008 là hơn 48 tỉ USD.

    Về trang bị vũ khí, Nhật Bản sau năm 1945 hầu hết sử dụng thiết bị quân sự được viện trợ hoặc nhập khẩu từ Mỹ. Tuy nhiên, theo thời gian, nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ cùng với sức mạnh khoa học – công nghệ đỉnh cao, họ bắt đầu tự sản xuất các loại vũ khí cho riêng mình dựa theo thiết kế nổi tiếng của nước ngoài hoặc chính người Nhật “tự chế”.

    Điển hình trong kho vũ khí hiện tại của nước Nhật có:

    Xe tăng chiến đấu chủ lực Type -90
    Type – 90 là xe tăng chiến đấu chủ lực được thiết kế chế tạo bởi “Mitsubishi Heavy Industries” (công ty chuyên sản xuất thiết bị công nghiệp nặng).

    Xe có kết cấu cổ điển với bộ phận động cơ - truyền động nằm ở phía sau, khoang lái nằm bên trái phía mặt trước thân xe, khoang chứa đạn nằm phía bên phải pháo chính, trưởng xe và pháo thủ ngồi trong tháp pháo quay.

    [​IMG]

    Tổng trọng lượng xe nặng 50 tấn, toàn bộ thân xe và tháp pháo được bọc giáp bảo vệ. Giáp của Type – 90 hình thành từ nhiều lớp kết hợp loại giáp gốm. Giáp đằng trước thân xe có độ nghiêng lớn, điều nay gia tăng khả năng bảo vệ xe chống đạn xuyên. Toàn bộ các phần còn lại trên thân xe và tháp pháo đều dùng giáp đứng.

    Vũ khí của Type – 90 gồm một pháo nòng trơn Rh – M – 120 120mm được Nhật Bản chế tạo theo giấy phép sản xuất của Đức, với loại pháo tương tự dùng trên xe tăng Leopard 2 - xe tăng duy nhất trên thế giới có khả năng tham gia các cuộc chiến tranh hóa học. Xe cũng sử dụng cơ cấu nạp đạn tự động do Misubishi phát triển.

    Vũ khí phụ của Type - 90 gồm một súng máy đồng trục 7,62mm và súng máy phòng không 12,7mm đặt trên nóc tháp pháo.

    Hệ thống điều khiển hỏa lực gồm laze đo xa, máy tính đường đạn, kết hợp kính ngắm ngày - đêm, kính tiềm vọng cho pháo thủ, thiết bị điều khiển cho trưởng xe kết hợp kính ngắm. Với trang bị này, Type - 90 được xếp vào một trong những xe tăng có hệ thống điều khiển hỏa lực tốt nhất thế giới.

    Ngoài ra, xe còn bố trí hệ thống bảo vệ chống xạ - sinh - hóa (NBC), hệ thống chữa cháy tự động, các ống phóng lựu đạn khói, hệ thống cảnh báo sớm laze…

    Xe trang bị động cơ diesel Mitsubishi ZG 10 xi lanh giúp đạt tốc độ tối đa 70 km/h.

    Không lạ gì khi Type - 90 được xưng tụng là “xe tăng đắt nhất thế giới”, bởi giá thành của nó khoảng 7,4 triệu USD, đắt gấp nhiều lần so với T-90 (Nga) và khả năng cơ động chiến đấu cũng hơn T-90 là cái chắc
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    còn tiếp
  6. battleship

    battleship Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/12/2010
    Bài viết:
    338
    Đã được thích:
    0
    câu cuối quá hay
    giá type 90 đắt nên phải tài hơn T- 90 rẻ bèo =)) =))
    chưa đánh mà đã phán như thánh sống =))
    nếu cứ so bằng dola thằng nào giàu thằng đó thắng
    thì chắc h này mĩ đã đại đại đại thắng ở VN , với i rắc =))
  7. alansaint

    alansaint Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2009
    Bài viết:
    519
    Đã được thích:
    350
    Nguồn : vndefence
    Tăng T-90 là phiên bản cải tiến cuối cùng của tăng T-72B. Lúc đầu người ta dự tính sau khi biên chế vào quân đội, loại tăng cải tiến này sẽ được gọi là T-72BU. Tuy nhiên, khi Liên Xô tan rã, nó được đặt tên mới là T-90, đồng nghĩa với việc khẳng định chất lượng của nó khác hẳn với loại T-72 vốn đã phần nào lạc hậu. Việc sản xuất hàng loạt T-90 bắt đầu vào mùa thu năm 1992. Song, do đơn đặt hàng của quân đội Nga ngày càng giảm, nên loại tăng hiện đại này không thể được đưa vào sử dụng rộng rãi. Đến năm 2000, bộ binh Nga mới được trang bị khoảng 200 chiếc T-90.

    [​IMG]

    Thừa kế các ưu điểm của T-72, chiếc T-90 có cấu tạo kỹ thuật cao, nhưng cơ động hơn, linh hoạt hơn nên rút ngắn thời gian huấn luyện, giảm thiểu chi phí đào tạo ê-kíp lái. Một trong những khác biệt của T-90 so với T-72B là hệ thống thấu kính “Shtora-1-7”. Hệ thống này nhằm bảo vệ chiếc tăng khi đối phương sử dụng vũ khí laser (đạn, bom, hỏa tiễn...) bằng cách gây nhiễu bức xạ. Đồng thời giúp ê-kíp lái xác định và tránh các loại tên lửa chống tăng phổ biến như TOW, HOT, MILAN, M47 Dragon, hay các đầu đạn điều khiển bằng laser như Maverick, Hellfire, Copperhead. Ngoài ra, nó còn có hệ thống điều khiển vũ khí 1A45 “Yrtysh”, súng máy liên thanh điều khiển từ xa, súng bắn bom phá có độ chính xác cao...

    Vũ khí chính của T-90 là nòng pháo 125 ly, có thể bắn đạn (tầm bắn 4.000m), phóng hỏa tiễn (5.000m), bom phá (10.000m). Nếu bắn thẳng đứng thì có thể hạ mục tiêu ở độ cao đến 2.120m. Trong chế độ tự động, T-90 có thể bắn 8 lần/phút, còn nếu điều khiển bằng tay thì 2 lần/phút. Nhờ các hệ thống định vị PNK-4S hay TKN-4S mà T-90 có thể tìm diệt các mục tiêu vào ban đêm và ban ngày trong khi xe vẫn đang chuyển động, trong bất kỳ thời tiết nào, trên băng tuyết hay sa mạc nắng nóng.

    [​IMG]

    Khi bắn mục tiêu, hệ thống SUO bao gồm những thấu kính hiện đại, các bộ cảm biến kỹ
    thuật cao đảm bảo tự điều chỉnh các tham số bắn, tự tính toán tốc độ di chuyển của tăng, tầm xa của mục tiêu, góc bắn, nhiệt độ, áp suất khí quyển và cả hướng gió. Bên cạnh đó, hệ thống điều khiển 9K119 “Reflex” (nhờ nó mà T-90 có tên gọi là tăng hỏa tiễn chứ không phải tăng pháo như thông thường) cho phép phóng hỏa tiễn bằng nòng pháo vào các mục tiêu cố định và di động từ khoảng cách 100m – 5.000m. Thực ra, trước đó vào năm 1985, 9K119 “Reflex” đã được lắp đặt cho tăng T–80U, T-80UD, T-72AG để phục vụ cho việc xuất khẩu.

    Hệ thống kính ngắm mới cho phép T-90 tăng độ phát hiện mục tiêu trên chiến trường từ 1.500 – 2.500m (đạt chuẩn quốc tế hiện nay). Tuy nhiên, do chi phí để sản xuất hệ thống kính ngắm này tại Nga khá đắt, nên T-90 sẽ dùng loại Catherine do hãng Thales của Pháp cung cấp (hợp đồng vừa được ký giữa Rosoboronexport và Thales tại Russian Expo Arms-2008). Tới đây, Thales sẽ cung cấp hệ thống kính ngắm cho 25 chiếc T-90. Trước đó, Rosoboronexport từng mua hơn 1.000 hệ thống kính này lắp cho loại T-80 và T-90 xuất khẩu.

    Để triệt hạ các mục tiêu mở và các loại xe bọc thép, T-90 được trang bị súng liên thanh 12,7 ly, súng tự động AKMS-74 ngay trên tháp tăng với khoảng 2.000 viên đạn. Phía trong khoang còn có súng ngắn và 10 trái lựu đạn loại F-1.

    [​IMG]

    Tiếp tục hoàn thiện

    T-90 có động cơ V-84MS, 12 xi-lanh chạy dầu diesel có công suất 840 mã lực. Khác với động cơ của T-72, V-84MS có thể sử dụng nhiều loại nguyên liệu từ diesel, xăng.


    Chỗ ngồi của xa trưởng và xạ thủ pháo được bố trí ngay trên tháp quay của tăng, người lái ngồi riêng ở khoang phía trước mũi xe. Kích thước và trọng lượng T-90 hầu như không khác so với T-72 và T-80. Tuy nhiên, trục lăn của T-90 rộng hơn so với T-72B nên nó chịu tải lớn hơn và có thể dùng vòng xích loại cao su-sắt hỗn hợp, hoặc loại xích sắt có khớp nối. Do có vỏ bọc thép thuộc thế hệ thứ ba, T-90 có thể chịu được loại đạn 120 ly của các loại tăng hiện đại như M1 Abrams hoặc Leopard 2, cũng như các loại đạn khác được bắn từ phía trên xuống.


    T-90 được thiết kế và phát triển thành 3 kiểu là T-90K, T-90S và T-90SK. Mỗi loại đều được cải tiến và lắp đặt thêm các trang thiết bị khí tài tân tiến. Trong số này, T-90S phục vụ cho xuất khẩu, có động cơ V92S2 mạnh hơn. Các hệ thống kỹ thuật đều thuộc loại mới nhất và đây chính là chiếc tăng được giới thiệu tại Russian Expo Arms-2008.

    Trong tương lai gần, phía Nga còn dự định nâng công suất động cơ của T-90 lên đến 1.400 mã lực. Và như vậy chiếc xe sẽ có vận tốc cao hơn, cơ động hơn trong tác chiến, vượt các loại tăng có cùng tính năng tương đương của nhiều quốc gia khác hiện nay. Bên cạnh đó, hệ thống thông tin, hệ thống thấu kính, hệ thống điều khiển tự động, các vũ khí đi kèm cũng sẽ được hoàn thiện... Hiện T-90S được các chuyên gia quân sự nước ngoài đánh giá cao, cho rằng không hề thua kém các dòng tăng cùng loại của phương Tây nhưng giá lại rẻ hơn 40 – 50%. Loại tăng này được Ấn Độ ưa chuộng và quân đội nước này dự định sẽ trang bị 1.600 chiếc T-90S.

    Cho dù T-90S đầy tiềm năng, nhưng Nga vẫn muốn tiếp tục cải tiến nó. Tại Russian Expo Arms-2008, lãnh đạo Rosoboronexport - ông Sergei Maev, thông báo tới đây T-90 sẽ được trang bị loại hỏa lực mạnh hơn với hỏa tiễn có tầm bắn đạt từ 6.000 – 7.000m. Hệ thống bảo vệ và hệ thống thông tin thế hệ mới nhất cũng sẽ được lắp đặt và vận tốc cao nhất sẽ là 95 km/giờ. Ê-kíp lái sẽ có thể tác chiến 24/24 giờ. Hơn thế nữa, cơ chế hoạt động sẽ được tự động hóa để tiến tới việc điều khiển tăng từ xa.

    [​IMG]






    Su-30MK, phi cơ tấn công đa năng
    Được đánh giá là một trong những loại phi cơ chiến đấu tốt nhất thế giới hiện nay, Su-30 và các phiên bản cải tiến của nó do Nga chế tạo được nhiều nước mua về sử dụng.
    Một trong các phiên bản cải tiến của SU-30 là SU-30MK (MK tức thương mại hóa) trình làng lần đầu ở triển lãm hàng không Paris 1993. Nó là máy bay tấn công đa năng, tầm xa và hạng nặng, có khả năng thực hiện các nhiệm vụ đa dạng, trong bất kỳ điều kiện thời tiết, môi trường khắc nghiệt, bất kể ngày hay đêm và khoảng cách.
    Máy bay được trang bị đầy đủ phù hợp với toàn bộ một chuỗi những kịch bản chiến thuật và hoạt động chiến đấu, nó được thay đổi từ nhiệm vụ không chiến (bao gồm chiếm ưu thế trên không, phòng không, tuần tra trên không và hộ tống), thành tấn công mặt đất, chống hệ thống phòng không của địch, ngăn chặn trên không, hỗ trợ mặt đất và tấn công mục tiêu trên biển.
    Đồng thời, Su-30MK có thể thực hiện chống gây nhiễu điện tử và cảnh báo sớm trên không, cũng như ra lệnh và điều khiển một nhóm thực hiện nhiệm vụ chung.
    [​IMG] Su-30. Ảnh: Enemyforce. Có thể mang thông thường 5.270 kg nhiên liệu trong các thùng chứa (không tính nhiên liệu trong các thùng chứa phụ), Su-30MK có khả năng thực hiện liên tục nhiệm vụ trong 4,5 giờ trong phạm vi 3.000 km. Trong khi bay, nếu được tiếp nhiên liệu trên không thì nó có thể duy trì 10 giờ bay nhiệm vụ với tầm bay là 8.000 km.
    Phiên bản SU-30MK2 được nâng cấp hệ thống điện tử hàng không, cho phép hỗ trợ tên lửa chống tàu. Sau cùng, phiên bản SU-30MK2V còn có thêm một số cải tiến phụ khác nữa, trang thông tin Wikipedia cho hay.
    Phi hành đoàn của Su-30MK2 có hai người. Chiều dài thân máy bay gần 29 mét. chiều cao 6,4 mét, gồm hai động cơ. Phi cơ chiến đấu này có vận tốc cực đại lên đến 2.120 km/h. Hỏa lực của Su-30MK gồm rocket, tên lửa không đối đất, không đối không; các loại bom có đẫn đường bằng laser và bom không dẫn đường; hệ thống điện tử hàng không. Trong phiên bản Su-30MK2V, hệ thống điện tử hàng không được cải tiến để hỗ trợ chống tàu.
    Hiện Su-30 và các phiên bản cải tiến có mặt ở Nga, Trung Quốc, Venezuela, Malaysia và Ấn Độ. Dưới đây là hình ảnh một số máy bay SU-30 và các phiên bản cải tiến:
    [​IMG] Hệ thống vũ khí dưới cánh của Su-30. Ảnh: wikipedia. [​IMG] Su-30MK tại triển lãm hàng không MAKS Airshow-2007. Ảnh: wikipedia. [​IMG] Một chiếc SU-30MK2 của Venezuela. Ảnh: Airliner. [​IMG] Su-30MKI, bản chế cho Ấn Độ. Ảnh: Ausairpower. [​IMG] Động cơ của Su-30, nhìn từ phía sau. Ảnh: Ausairpower. [​IMG] Su-30MKK, bản thương mại hóa dành cho Trung Quốc. Ảnh: Ausairpower.




    Ka-52 Alligator [Cá sấu], NATO gọi là Hokum B, là biến thể 2 chỗ ngồi của trực thăng tiến công sản xuất loạt Ka-50. Ka-52 khác với Ka-50 ở phần mũi mới với buồng lái 2 chỗ ngồi, các động cơ mới và hệ thống avionics thế hệ mới. Được phát triển dựa trên Ka-50 Black Shark (Cá mập đen), NATO gọi là Hokum, trực thăng chiến đấu đa năng mọi thời tiết Ка-52 Alligator có thể tiêu diệt phương tiện bọc thép và không bọc thép, sinh lực và mục tiêu bay trên chiến trường, cả ban ngày và ban đêm, trong mọi mùa trong năm, sử dụng được tất cả các loại vũ khí của Ка-50.


    [​IMG]
    Trực thăng tiến công Ka-52 (RIA Novosti - Anton Denisov)​

    Ngoài ra, Ка-52 còn là trực thăng chỉ huy của không quân lục quân, dùng để nâng cao hiệu quả tác chiến theo tốp của các trực thăng chiến đấu, làm các nhiệm vụ trinh sát địa hình, chỉ thị mục tiêu và điều phối hoạt động của tốp trực thăng chiến đấu. Alligator có khả năng chỉ huy tốp trực thăng với vai trò “trung tâm thần kinh” làm nhiệm vụ xác định và phân phối các mục tiêu cho toàn tốp bay.

    [​IMG]
    Các đặc điểm:

    - Buồng lái 2 chỗ ngồi và hệ thống avionics thế hệ mới.
    - Các phi công ngồi sát vai cạnh nhau trên các ghế phóng thoát hiểm.
    - Trang bị các động cơ cải tiến VK-2500 công suất 2 x 2.400 mã lực.

    Chức năng:
    - Tiêu diệt xe tăng đối phương.
    - Tác chiến chống mục tiêu bay chậm.
    - Trinh sát và yểm trợ lục quân.

    Về tính năng bay và chiến đấu, uy lực vũ khí, Ka-52 không thua kém trực thăng tiến công Ka-50 Black Shark, АН-64 Apache của Mỹ, đồng thời vượt trội so với tất cả các trực thăng chiến đấu hiện có còn lại.

    Buồng (cáp-xun) bọc giáp có thể phóng thoát hiểm ở độ cao từ 0-4.100 m. Cả 2 phi công đều có thể điều khiển bắn và lái máy bay.

    Với đặc thù rotor nâng đồng trục với các lá cánh quay trái chiều nhau, Ka-52 có thể thực hiện các thao tác cơ động phức tạp để tấn công mục tiêu hoặc tránh đạn phòng không.

    [​IMG]
    Vũ khí

    Các vũ khí chủ lực của Ka-52 là tên lửa chống tăng 9K121 Vikhr (AT-16 Scallion) mang đầu đạn kép (tandem) có tầm bắn 8 km, khả năng xuyên giáp 900 mm; tên lửa không-đối-không tự dẫn hồng ngoại R-73 (AA-11 Archer) có thể diệt mục tiêu bay ở độ cao từ 20 m trở lên với tốc độ bay đến 2500 km/h ở cự ly 700-11.000 m; tên lửa không-đối-không tự dẫn hồng ngoại Igla-V có độ cao tác chiến từ 10-3.500 m, tầm bắn 800-5.200 m; các loại rocket, bom.

    Ở Ka-52 vẫn giữ lại pháo lắp bên cạnh như Ka-50. Trong tương lai, Ka-52 có thể sử dụng cả tên lửa không-đối-đất có điều khiển.

    Avionics

    КА-52 được trang bị hệ thống radar Arbalet, hệ thống ngắm TV/ảnh nhiệt ngày/đêm Sam****e và có buồng bọc giáp cho tổ lái 2 người. Hệ thống ngắm Sam****e đặt trong 2 tháp hình cầu (1 bên trên buồng lái và 1 bên dưới mũi máy bay).

    Hệ thống radar Arbalet:

    Hệ thống radar kết hợp Arbalet dùng để trang bị cho trực thăng hoạt động ngày/đêm, trong mọi thời tiết. Radar có 2 anten (1 lắp trên cột dùng cho nhiệm vụ đối không, 1 lắp ở mũi dùng cho nhiệm vụ đối đất.

    Arbalet có các chức năng cơ bản sau:

    • Lập bản đồ
    • Hỗ trợ tấn công bằng vũ khí có điều khiển và không điều khiển chống các mục tiêu mặt đất, mặt nước và trên không.
    • Hỗ trợ bay độ cao nhỏ
    • Phát hiện máy bay, trực thăng, tên lửa đối phương tấn công
    • Phát hiện các hình thế khí tượng nguy hiểm
    • Hiệu chỉnh hệ thống đạo hàng và hỗ trợ hạ cánh
    Arbalet có thể có thêm module độc lập thứ hai là Arbalet-L. Module này có các chức năng cơ bản sau:

    • Phát hiện máy bay, trực thăng, tên lửa đối phương tấn công
    • Nhận dạng loại mục tiêu tấn công
    • Xác định mức độ đe dọa của các mục tiêu bay phát hiện được
    • Bảo đảm phòng vệ vòng tròn cho tốp và trực thăng đơn lẻ
    [​IMG]
    Arbalet
    được thiết kế để trang bị cho trực thăng chiến đấu. Đây là radar xung kết hợp 2 băng tần hoạt động ở băng Ka và L.

    Trong điều kiện thời tiết bình thường hoặc phức tạp, khi có nhiễu tự nhiên hoặc nhân tạo, Arbalet bảo đảm:

    - ở chế độ không-đối-diện: phát hiện và nhận dạng mục tiêu mặt đất/mặt nước, xác định tọa độ của chúng; chỉ thị mục tiêu động mặt đất/mặt nước; sử dụng tên lửa có điều khiển và pháo; lập bản đồ địa hình.
    - ở chế độ không-đối-không: phát hiện và nhận dạng mục tiêu bay, xác định tọa độ của chúng; sử dụng tên lửa có điều khiển và pháo chống mục tiêu bay; phòng vệ chống tên lửa.
    - ở chế độ bay độ cao nhỏ: phát hiện các vật cản mặt đất và bay bám địa hình độ cao nhỏ.
    - ở chế độ khí tượng: phát hiện các hiện tượng thời tiết nguy hiểm và xác định khu vực của chúng, mức độ nguy hiểm.

    [​IMG] [​IMG] Chế độ không-đối-diện:

    Tầm phát hiện mục tiêu, km:
    - Cầu: 25
    - Xe tăng: 12
    Cự ly lập bản đồ tối đa, km 32
    Góc quét theo phương vị, độ: 120

    Chế độ không-đối-không:

    Tầm phát hiện mục tiêu, km
    Máy bay tấn công: 15
    Tên lửa: 5
    Thời gian phát hiện tên lửa, s: 0,5
    Góc quét (khu vực phát hiện), độ: 120
    - theo phương vị: 360
    - theo góc ngẩng: ±30

    Chế độ bay độ cao nhỏ:

    Tầm phát hiện, km
    - đường dây tải điện: 0,4
    - sườn dốc (trên 10 độ): 1,5
    Trọng lượng, kg: 140
    Arbalet-D là radar sóng dm, chuyên dùng cho trực thăng. Trong điều kiện thời tiết bình thường hoặc phức tạp, Arbalet-D bảo đảm: phát hiện và đo các thông số của các mục tiêu tiếp cận trực thăng, trong đó có hỗ trợ thông tin tên lửa có điều khiển để tổ lái chặn đánh tên lửa có điều khiển tấn công, truyền thông tin về kẻ địch tấn công tới tổ lái và lực lượng mặt đất, cũng như tới máy ghi trên khoang; hỗ trợ thông tin cho các hệ thống cảnh báo quang học, quang-điện tử và các hệ thống cảnh báo trên không khác để nâng cao khả năng phát hiện mục tiêu tiếp cận.

    Cự ly phát hiện mục tiêu tối đa, km:
    - Tên lửa: 3
    - Máy bay tấn công: 10
    Góc quét (khu vực phát hiện), độ:
    - thep phương vị: 360
    - theo góc ngẩng: -45 đến +15
    Thời gian phát hiện và khóa mục tiêu tiếp cận, s: 1
    Số lượng mục tiêu có thể bám đồng thời: 10
    Trọng lượng, kg: 30
    [​IMG]
    Lịch sử phát triển:

    Ka-52 bắt đầu được phát triển năm 1994, mẫu thử nghiệm Ka-52 được chế tạo năm 1996. Chiếc Ka-52 đầu tiên của lô thử nghiệm thực hiện chuyến bay thử đầu tiên vào ngày ngày 25.6.1997.

    Ka-52 đã vượt qua tất các loại thử nghiệm của OKB Kamov và ngày 29.10.2008, Công ty cổ phần chế tạo máy bay Progress mang tên Sazykin ở thành phố Arsenev, vùng Primorie bắt đầu sản xuất loạt nhỏ Ka-52.

    Tình hình sản xuất, trang bị:

    Trực thăng tiến công mới Ка-52 Alligator hiện đang được Nga sản xuất loạt.

    Hiện chưa rõ số lượng cụ thể Ka-52 đã được chuyển giao cho Không quân Nga. Theo các nguồn khác nhau thì ước tính có khoảng trên dưới 10 chiếc đang được sử dụng cho các lực lượng đặc nhiệm Tổng cục Tình báo GRU của quân đội Nga, chủ yếu tại khu vực Bắc Kavkaz.

    Trong tương lai, Ka-52 và Mi-28N là 2 loại trực thăng tiến công cơ bản của quân đội Nga, trong đó, Mi-28N là trực thăng tiến công chủ yếu của không quân lục quân, còn Ka-52 dùng cho nhiệm vụ tác chiến đặc biệt.

    Tháng 11.2009, Bộ Quốc phòng Nga cho biết, từ năm 2007, Bộ Quốc phòng Nga đã nhận được 7 Ка-52; và Ка-52 sản xuất loạt sẽ bắt đầu chuyển giao cho Không quân Nga và xuất khẩu vào năm 2012. Đơn giá của trực thăng này là khoảng 480 triệu rouble. Tháng 1.2010, Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong năm 2010, họ sẽ nhận vào trang bị một số Mi-28N và Ка-52. Theo kế hoạch, đến năm 2012, quân đội Nga sẽ nhận được 30 Ka-52.

    Vào năm 2015, gần 40% trực thăng của quân đội Nga là các loại mới hoặc cải tiến. Không quân Nga sẽ đưa vào trang bị gần 400 trực thăng chiến đấu mới (Mi-28N và Ka-52) và trực thăng vận tải-đổ bộ cải tiến (Mi-8). Tất cả đều có khả năng tác chiến ban đêm và trang bị hệ thống chống tên lửa phòng không vác vai.

    Ngoài ra, ngày 14.8.2010, Tư lệnh Không quân Nga, Thượng tướng Aleksandr Zelin cho biết, trực thăng Ka-52 sẽ được triển khai trên các tàu đổ bộ vạn năng (tàu sân bay trực thăng) lớp Mistral mà Nga dự định mua của Pháp. “Các trực thăng Ka-52 của chúng tôi sẽ được triển khai trên các tàu Mistral”, ông Zelin nói.

    Nga dự định mua của Pháp 4 tàu lớp Mistral, trong đó 2 chiếc do hãng DCNS (Pháp) đóng tại Pháp, 2 chiếc còn lại đóng tại Nga theo giấy phép để trang bị cho các hạm đội Biển Bắc và Thái Bình Dương. Hợp đồng mua Mistral dự kiến ký vào cuối năm 2010.

    Tàu Mistral có thể chuyên chở và triển khai 16 trực thăng, 4 xuồng đổ bộ, 70 xe bọc thép, trong đó có 13 tăng chủ lực và 450 lính.

    Ngoài ra, Ka-52 Alligator còn cùng với Mi-28N Night Hunter tham gia cuộc thầu cung cấp 22 trực thăng chiến đấu cho Ấn Độ.

    [​IMG]
    Tính năng kỹ-chiến thuật:

    Tổ lái: người: 2
    Kích thước: chiều dài (kể cả cánh quạt) x chiều cao x sải cánh (thân máy bay), m: 14,2 (16,0) x 4,9 x 7,3
    Đường kính lá cánh rotor nâng, m: 14,5
    Trọng lượng cất cánh tối đa/thông thường, kg: 10.800 / 10.400
    Tốc độ bay tối đa / hành trình, km/h: 310 / 250
    Tốc độ bay cạnh / bay lùi, km/h 80 / 90
    Trần bay tĩnh / động, m: 3.600 / 5.500
    Tầm bay thực tế, km: 520
    Tốc độ tối đa đạt được, km/h: 350
    Động cơ: Chủng loại x số lượng x công suất (mã lực): VK-2500 x 2 x 2.400 mã lực.
    Tốc độ leo cao, m/s: 10
    Quá tải tối đa, g: 3,5

    Vũ khí

    - 1 pháo 30 mm 2А42 cơ số đạn 500 viên;
    - 12 tên lửa chống tăng có điều khiển siêu âm Vikhr dẫn bằng tia laser;
    - các thùng contenơ chuẩn hóa gắn súng máy và pháo;
    - 80 rocket 80 mm S-24;
    - các tên lửa có điều khiển không-đối-không R-73, Igla-V;
    - (trong tương lai) các tên lửa có điều khiển không-đối-đất;
    - các loại bom;
    - Tải trọng chiến đấu 2000 kg gắn trên 4 điểm treo.
  8. Bac_gia

    Bac_gia Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/10/2003
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Có biết "hệ thống ổn định nòng pháo để bắn" trong khi di chuyển không? Trên thế giới hiện tại chỉ có Nga và Đức sở hữu kĩ thuật ưu việt này của tăng/pháo tự hành thôi. Thử tưởng tượng Type-90 muốn ngắm bắn lại dừng, trong khi con T-90 - flying tank, phi như bay và nã 8 phát/phút thôi là Type-90 đi đời nhà ma rồi, vậy thì tăng đắt nhất thế giới để làm gì?
  9. tekute1976

    tekute1976 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/02/2007
    Bài viết:
    1.022
    Đã được thích:
    250
    F22 thì kinh rồi, chưa thèm giết một thèng địch nào, nhưng đã nướng mấy tay phi công của mình thơm lừng :P:P:P
  10. Ran_Chu

    Ran_Chu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2010
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Ô hô hô hô
    =D>=D>=D>=D>=D>=D>

    Hoá ra siêu phẩm F22 sinh ra để cạnh tranh với Su27 và các biến thể vốn chỉ thành công trên giấy .
    Vậy chẳng hoá ra F22 vô địch trên giấy à .
    =))=))=))=))=))=))=))=))=))
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này