1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thành Tựu Quân Sự

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi terminatorx, 23/12/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thangtutai

    thangtutai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/01/2009
    Bài viết:
    1.086
    Đã được thích:
    43
    Thành tựu xe viễn trinh à . ơ mà chưa ra đời mà cũng là thành tựu .....=D>
    Thế mà siêu tàu ngầm Mỹ sao lại dán hình typhoon của Ngố [-X
    Chu cha tốn kém quá ........ :P
  2. sohtrop

    sohtrop Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/12/2010
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    0
    xxx thì nên ngậm mồm vào. Xe tăng hiện đại thời nay cái nào chả vừa di chuyển vừa bắn.=))
  3. alansaint

    alansaint Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2009
    Bài viết:
    519
    Đã được thích:
    350
    Đề nghị anh em không spam, chém gió hay không không cần biết. Cứ show lên cho anh em tham khảo là được rùi.
  4. sohtrop

    sohtrop Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/12/2010
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    0

    Đây vào xem tăng Pháp và HQ. Bay thì xe Pháp nó cũng bay được. Kiếm cái dốc phi vào là xong. Còn cái trò vừa bay vừa bắn là trò PR thôi . Thằng nào chả bay bắn được. Quan trọng là có trúng hay lên giời.
    Chọn xe Pháp để @ khỏi bảo là pháo và điều khiển bắn mua của Đức

    http://www.youtube.com/watch?v=rg50awMmNPc
    http://www.youtube.com/watch?v=csHT8V04hlk
  5. terminatorx

    terminatorx Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/11/2010
    Bài viết:
    725
    Đã được thích:
    1
    thú thật với các bạn ngoài Nga ra thì Anh Pháp gì đi chăng nữa cũng chiếu dưới của Mỹ thôi, biết điều thì ngồi im mà xem.

    Chiến Tranh Iraq là câu trả lời cho mọi quá trình cãi cùn của các bô lão pro Ngố =)) VN đã là quá khừ rồi "mạnh yếu thời nào chẳng có" Bình Ngô Đại Cáo đấy :))

    Top 5 loại súng công nghệ cao cho bộ binh tương lai

    Nếu như thời chiến tranh lạnh Mỹ và NATO chỉ sử dụng súng tiêu chuẩn như M16 hoặc các dòng FN FAL, nên khi viện trợ cho 1 đồng minh nào đó, luôn có sự thiếu hụt vì tài chính so với các quốc gia CS viện trợ, như VNCH chỉ nhận được đa phần là M14 so với đối tác tương ứng Bắc Việt là AK47 phần nào cũng ảnh hưởng đến cục diện cuộc chiến lúc bấy giờ. Nhưng đã là quá khứ rồi AK47 đã hết thời.

    Đó là các loại súng trường tiến công tiên tiến FN SCAR-Light (Mỹ-Bỉ) và SAR-21 (Singapore), súng phóng lựu XM-25 (Mỹ) và Corner Shot Launcher (Israel), súng tiểu liên gập FMG9 (Mỹ).

    1. Súng trường tiến công FN SCAR-Light 5,56 mm

    [​IMG]

    Súng trường tiến công FN SCAR-Light

    Từ lâu, quân đội Mỹ đã tìm kiếm loại súng thay thế cho súng trường M-16 và biến thể gọn nhẹ của nó là M4.

    Mỹ đã triển khai chương trình vũ khí cá nhân module tiên tiến OICW (Objective Individual Combat Weapon) tích hợp 1 súng phóng lựu và máy laser đo xa. OICW. Việc phát triển hệ súng kết hợp OICW lâm vào bế tắc do trọng lượng quá nặng và nỗ lực cứu vớt phần cốt lõi của OICW là súng trường tiến công XM8 cũng thất bại.

    Trong bối cảnh chưa thể thay thế M-16, M4 và cũng không quan tâm tới loại vũ khí đa năng như OICW, Bộ Chỉ huy Tác chiến Đặc biệt Mỹ (Special Operations Command - SOCOM) đã mở một cuộc thi thiết kế súng trường tiến công mới để trang bị cho lực lượng của mình.

    Với mẫu súng FN SCAR có độ chính xác và tin cậy hơn M-16 và M4, hãng FNH USA (Mỹ) đã ký được hợp đồng chế tạo súng này với 2 biến thể: SCAR-Light 5,56 mm và SCAR-Heavy 7,62 mm.

    Hai biến thể có tới 99% chi tiết giống nhau nên công tác sửa chữa và bảo đảm sẽ rất thuận lợi. Súng đáp ứng yêu cầu của SOCOM về khả năng thay nòng nhanh trong điều kiện chiến trường. Trong vài phút là có thể thay nòng súng SCAR-Light dài 18 inch, dùng để bắn chính xác bằng nòng tiêu chuẩn dài 14 inch hoặc nòng ngắn 10 inch dùng để tác chiến trong môi trường đô thị chật hẹp.

    SCAR-Light nhiều khả năng sẽ được sử dụng phổ biến hơn SCAR-Heavy có uy lực mạnh hơn. Ban đầu, FNH USA dự kiến triển khai súng SCAR năm 2006, song súng này vẫn chưa được chính thức đưa vào trang bị sau khi được sản xuất một lô nhỏ năm 2007.

    2. Súng phóng lựu XM-25 25 mm
    [​IMG]

    Súng phóng lựu XM-25
    Khi chương trình OICW lâm vào bế tắc, thành phần có tính cách mạng nhất của OICW là đạn tạo mảnh gắn microchip có thể phát nổ trên không ở cự ly chính xác để sát thương sinh lực đối phương ẩn nấp trong công sự hoặc sau vật cản đã được tiếp tục phát triển ở chương trình súng phóng lựu XM-25 25 mm.

    XM-25 được tích hợp hệ thống ngắm với máy tính đường đạn và máy laser đo xa nên xạ thủ có thể ngắm và xác định nhanh cự ly phát nổ cho đạn lựu tạo mảnh 25 mm. Loại đạn điều khiển chính xác này có hiệu quả cao trong tác chiến đô thị vì có thể cài đặt để đạn nổ trên không hoặc khi vừa bay qua góc nhà, trong cửa sổ hay trên đầu tốp lính đối phương núp sau tường bê tông.

    Alliance Techsystems (Mỹ), hãng đang phát triển XM-25, cho rằng, loại đạn nổ trên không này có uy lực sát thương cao gấp 5 lần súng phóng lựu M203 hiện nay nhờ các mảnh đạn có xác suất văng chụp xuống đầu đối phương cao hơn.


    3. Súng trường tiến công SAR-21 5,56 mm

    [​IMG]

    Súng trường tiến công SAR-21
    Trong khi Mỹ chật vật và thất bại với ý đồ thay thế loại súng đã lỗi thời M-16, từ năm 1999, Singapore đã đưa vào sử dụng loại súng trường tiến công mới SAR-21 5,56 mm, có tính năng cao để thay thế cho biến thể M-16 do Singapore chế tạo theo giấy phép.

    SAR-21 do Singapore Technologies Kinetics (Singapore) phát triển, được các chuyên gia vũ khí coi là một trong những súng trường tiến công sử dụng thiết kế kiểu “bullpup” (cái tẩu) tốt nhất trên thị trường.

    Súng có chiều dài toàn bộ ngắn hơn M-16, nhưng vẫn duy trì được độ dài của nòng và hạn chế đáng kể được lực giật hậu; lực giật hậu tác động thẳng về phía sau vào xạ thủ chứ không làm hất nòng lên trên. Súng được trang bị thiết bị ngắm laser hồng ngoại hoạt động ở dải sóng khả kiến và kính ngắm quang học có độ khuếch đại 1,5x; sử dụng hộp đạn trong mờ.

    SAR-21 đặc biệt hiệu quả trong tác chiến đô thị nhờ kích thước nhỏ gọn, tạo điều kiện cho xạ thủ cơ động cận chiến trong không gian chật hẹp với chế độ bắn tự động. SAR-21 là một trong số ít súng trường tiến công trên thế giới được tích hợp thiết bị ngắm laser.

    4. Súng phóng lựu Corner Shot Launcher
    [​IMG]

    Súng phóng lựu Corner Shot Launcher
    Súng Corner Shot do hãng Corner Shot (Israel) và Dynamit Nobel Defence (Đức) thiết kế để tác chiến trong môi trường đô thị. Súng có thiết kế rất lạ với thân súng có khớp gập, 1 camera gắn dưới nòng và 1 màn hình video nhỏ, cho phép xạ thủ bắn từ sau góc tường.

    Súng hiện có 3 biến thể: súng ngắn, súng trường tiến công cỡ nhỏ và súng phóng lựu 40 mm. Các kiểu súng này có thể bắn khi súng gập 60 độ.

    Súng phóng lựu Corner Shot Launcher 60 mm được tiết lộ năm 2004 dựa trên thiết kế tương tự , gồm thân súng gập được gắn với 1 súng phóng lựu chứa 1 quả đạn 60 mm, cũng cho phép xạ thủ ngắm bắn bằng 1 camera tích hợp và màn hình video, nhưng bắn đạn cỡ 60 mm nên có thể tác chiến chống xe cộ, lô cốt của đối phương và có thể bắn khi súng gập 90 độ.

    5. Súng tiểu liên gập FMG9

    [​IMG]

    Súng tiểu liên gập FMG9
    Ý tưởng chế tạo súng tiểu liên gập được đã có ít nhất 2 thập kỷ. Tháng 3/2008, hãng Magpul Industries (Mỹ) đã đưa ra mẫu chế thử bán tự động của loại súng như thế có tên FMG9 (Folding Machine Gun) cỡ 9 mm với hình dáng như một hộp dụng cụ gắn đèn pin bên trên để làm loá mắt đối phương.

    Khi cần chỉ bấm một nút bấm là cơ cấu lò xo sẽ đưa FMG9 từ dạng hộp thành súng ở tư thế chiến đấu với hộp đạn Glock 18 chứa 31 viên đạn sẵn sàng bắn.

    FMG9 là vũ khí thích hợp cho các cuộc tấn công chớp nhoáng, bất ngờ. Súng được tích hợp thiết bị ngắm laser và có thể mang mà không cần lắp tay xách và đèn pin để dễ mang giấu hơn. (Theo PM)
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    ko phải thế đề nghị đọc kĩ lại đê. Có nghĩa là nếu có thế hệ F-22 thì ưu thế tuyệt đối hơn đảm bảo 1 chọi 10 ok :))
  6. vinh2k5

    vinh2k5 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/08/2005
    Bài viết:
    765
    Đã được thích:
    3
    Bạn muốn nâng bi ca ngợi Mỹ nhưng bạn lại ca ngợi nhầm:

    Mỹ đúng là có nhiều cái giỏi, chúng sản xuất ra vô số loại vũ khí giết người ghê tởm, thậm chí có lại chúng rải lên VN mà bây giờ còn có khoảng 4 triệu người mắc phải, trong đó có rất nhiều con cháu của những tên tay sai cho giặc ngày đó.

    Còn về quân sự thì Mỹ lại rất kém, tuy có nhiều tiền nhiều bơ sữa dụ được nhiều tay sai, nhiều vũ khí giết người ghê tởm làm không ít kẻ khiếp sợ, nhưng vì trình độ quân sự kém, nên Mỹ đã bị quân du kích ăn cơm nắm muối vừng mặc quần xà lỏn VN đánh bại phải chui trực thăng tháo chạy đạp bọn tay sai bám càng xuống biển.

    Bạn thuộc dạng chỉ biết nâng bợ bi, chứ không biết gì khác nên bạn ca ngợi nhầm lẫn.

    Ca ngợi cũng phải học, chứ không phải là cứ nâng bi là được.


    Nói về quân sự thì trên thế giới từ cổ chí kim chưa có ai hơn VN cả, chỉ có khoảng 300 ngàn lính MTDTGPMNVN trang bị thô sơ mà "cướp vũ khí địch đánh địch", "lấy nhân nghĩa thắng hung tàn" nên đã đánh bại 1 đội quân trang bị tận răng và vô hạn gồm hàng triệu quân và hàng triệu tay sai bản xứ sẵn sàng vì viện trợ nhảy ra đỡ đạn chết thay, gồm:

    ++ 575 ngàn lính Mỹ tại VN
    ++ 300 ngàn lính Mỹ tại Phi, Đài, Hàn, Thái, Gu-am, Hạm đội 7
    ++ 100 ngàn lính ALXX như Úc Niu DL, ANh, Can-na-đa + Bọn chư hầu Hàn cuốc, Thái, Phi, ......
    ++ 1,2 triệu lính tay sai bản xứ chính quy đứng thứ 3 thế giới (tự nhận)
    ++ 1 triệu dân vệ, cảnh sát, ..... da vàng trung thành với giặc Mỹ sẵn sàng vì miếng ăn viện trợ mà hăng máu bắt bớ nhốt đồng bào vào các nhà tù gọi là ấp chiến lược, khu trù mật, v.v...


    Chỉ đến tháng 4/1975 thì quân GPMN mới được tăng cường lên con số lớn nhất là khoảng 500 ngàn, trước đó quân số của MTDTGPMNVN chỉ luôn khoảng 200-300 ngàn.
  7. To_lai__nd

    To_lai__nd Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/10/2010
    Bài viết:
    1.207
    Đã được thích:
    0
    Thành tựu con khỉ gì mà viết về Ohio lại treo ảnh Akula >:P
  8. terminatorx

    terminatorx Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/11/2010
    Bài viết:
    725
    Đã được thích:
    1
    Uy lực của Tank Hàn lại 1 người bạn chí cốt của Mỹ


    Số lượng xe tăng chiến đấu chủ lực của Hàn Quốc tuy chỉ bằng nửa so với Triều Tiên, tuy nhiên chúng cũng thực sự là lực lượng đáng gờm bởi phần nhiều các xe tăng chủ lực của Hàn Quốc khá hiện đại.


    Xe tăng chiến đấu chủ lực M-48A5 “Patton”

    Được phát triển từ xe tăng chiến đấu M-47 “tướng Patton”, M-48 từng là xương sống trong lực lượng tăng thiết giáp lục quân và lính thủy đánh bộ Mỹ. Trong chiến tranh Việt Nam, chúng được quân đội Mỹ đưa tới tham chiến, một số ít Mỹ đã để lại cho quân **** Sài Gòn.


    Trong khoảng thời gian từ 1952 tới 1959 có khoảng 12.000 chiếc ra đời và quân Mỹ viện trợ cho không ít quốc gia đồng minh trong đó có quân đội Hàn Quốc. Theo tạp chí Globalsecurity, lục quân Hàn Quốc hiện tại sở hữu 850 chiếc M48A5 (phiên bản cải tiến của M48).

    [​IMG]

    M-48 được thiết kế với mục đích là chống lại xe tăng Liên Xô, vào thời điểm đó chúng được đánh giá tương đương T-54. Tổng trọng lượng của M48A5 là 52 tấn, dài 9,3 mét. Trong xe được bố trí thành ba khoang: khoang dành cho lái xe, khoang chiến đấu (dành cho pháo thủ, nạp đạn, trưởng xe) và khoang động cơ.

    Xe tăng M-48A5 được bọc giáp dày 120mm ở mặt trước thân xe, ở hai mặt phía trước xe dày 76mm, hai mặt phía sau dày 51mm, mặt trước tháp pháo dày 110mm. Nơi mỏng nhất trên M-48 là sàn xe bọc giáp 25mm.

    Hỏa lực chính của xe tăng M48A5 là pháo nòng xoắn 105mm (54 viên đạn trong xe) bắn được các loại đạn chống tăng nổ phá (Hight Explosive Anti Tank), đạn thuốc nổ chất dẻo (High Explosive Plastic), đạn phốt pho trắng (White Phosphorus), đạn “canister” (trong đạn chứa rất nhiều vật nhỏ nhọn dùng sát thương bộ binh).

    Vũ khí phụ gồm một súng máy 12,7mm M2HB (3.000 viên đạn) do trưởng xe phụ trách, một súng máy đồng trục 7,62mm M73 (10.000 viên đạn). Hệ thống điều khiển hỏa lực trên M48A5 được cải tiến tốt hơn so với M-48 đời đầu.

    Xe trang bị động cơ diesel AVDS-1790-2 V12 750 mã lực. Xe có tốc độ tối đa 48km/giờ, tầm hoạt động 463km.

    Xe tăng chiến đấu chủ lực K1

    [​IMG]

    Nguyên mẫu đầu tiên hoàn thành năm 1983, công việc sản xuất tiến hành năm 1985. Có chừng 1.000 chiếc K1 được chế tạo bởi tập đoàn Huyndai của Hàn Quốc.

    Xe tăng K1 có tổng trọng lượng 51,1 tấn, chiều dài tính cả nòng pháo là 9,67m. Xe được điều khiển bởi kíp lái bốn người: lái xe, trưởng xe, pháo thủ, nạp đạn.
    K1 sử dụng loại giáp tổng hợp bọc toàn bộ phần thân trước và tháp pháo, loại giáp này tương tự giáp trên xe tăng M1 Abrams.

    Ngoài việc lắp đặt các thiết bị của Mỹ sản xuất, K1 còn sử dụng nhiều bộ phận nhập khẩu từ nước khác như: pháo chính, hệ thống kiểm soát hỏa lực, động cơ.

    Vũ khí chính của K1 là pháo nòng xoắn 105mm M68A1 (tương tự pháo nòng xoắn L7 của Anh) kết hợp hệ thống kiểm soát hỏa lực hiện đại tương tự loại dùng trên xe tăng Leopard của Đức.

    Hệ thống kiểm soát hỏa lực này cung cấp độ chính xác cực cao lên tới hơn 90% trong phát bắn đầu tiên tấn công xe quân địch đang di chuyển Vũ khí phụ của K1 gồm một súng máy phòng không 12,7mm nằm ở cửa ra của trưởng xe, súng máy đồng trục 7,62mm.

    Xe tăng chiến đấu chủ lực K1 sử dụng động cơ diesel MTU MB 871 Ka-501 1.200 mã lực do Đức sản xuất. Động cơ này cho phép K1 đạt tốc độ tối đa 65km/giờ, tầm hoạt động 437km.

    Xe tăng chiến đấu chủ lực K1A1

    K1A1 thực chất là phiên bản cải tiến từ K1. Nó hoàn toàn tương tự K1 duy chỉ có thay đổi lớn ở vũ khí trang bị.

    Xe tăng chiến đấu cải tiến K1A1 vũ trang pháo nòng trơn 120mm (32 viên đạn) thay cho cỡ 105mm. Xe vẫn sử dụng thiết bị nạp đạn thủ công, nên tốc độ bắn sẽ không được cao.

    Pháo 120mm có tầm bắn hiệu quả xa hơn, kết hợp với hệ thống kiểm soát hỏa lực thì độ chính xác hơn 90% tiêu diệt các mục tiêu di động. Vũ khí phụ giống với các loại trên K1. Giáp bảo vệ của K1A1 là giáp tổng hợp, nhưng thiếu mất các tấm giáp Uranium nghèo.

    Xe tăng chiến đấu K1A1 sử dụng động cơ diesel MTB MB 871 Ka-501 1.200 mã lực của Đức. Nó đạt tốc độ 65km/giờ, tầm hoạt động 400km.

    [​IMG]

    Xe tăng chiến đấu T-80U

    T-80U là phiên bản cải tiến từ xe tăng chiến đấu chủ lực T-80 do Liên Xô thiết kế và phát triển vào những năm 1980. Hàn Quốc mua một số lượng rất ít T-80U từ Nga (dưới 100 chiếc).

    Tổng trọng lượng xe 46 tấn. Kíp lái chỉ gồm ba người: lái xe, trưởng xe và pháo thủ.

    Nổi tiếng là loại xe tăng có lớp giáp bảo vệ cực tốt và hỏa lực cực mạnh. Giáp bảo vệ của T-80U hình thành từ giáp tổng hợp và giáp phản ứng nổ Kontark-5. Ngoài ra, còn có hệ thống phòng vệ chủ động và hệ thống đối phó trả đũa bảo vệ xe trước các mối hiểm họa ví dụ tên lửa chống tăng có điều khiển.

    T-80U vũ trang pháo nòng trơn 125mm tích hợp bắn tên lửa chống tăng có điều khiển qua nòng, đó là loại 9k119 (AT-11) có tầm bắn tối đa 5.000m, được dẫn đường laze bán chủ động.

    Pháo chính 125mm bắn các loại đạn xuyên giáp, đạn thuốc nổ phá mảnh (HE-FRAG), đạn chống tăng thuốc nổ phá (HEAT). Tuy nhiên phần lớn loại này đã bị mổ xẻ nghiên cứu và hầu như không được ứng dụng gì cho loại K1 vì quá lạc hậu.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    M80 Stiletto là mẫu tàu chiến mới của Hải quân Mỹ do công ty M Ship sản xuất năm 2006, được trang bị đặc biệt theo yêu cầu của Cơ quan Phát triển lực lượng Bộ Quốc phòng Mỹ. Đây được coi là thế hệ tàu chiến sẽ thay thế các tàu chiến hạng nhẹ trong tương lai.

    M80 Stiletto được chế tạo bằng vật liệu sợi các bon có kết cấu kiểu mạng lưới. Nó được coi là chiếc tàu độc nhất trên thế giới xét về góc độ thiết kế vỏ, tốc độ di chuyển, khả năng lướt sóng, trọng tải so với các loại tàu cùng cỡ.

    M80 Stiletto hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm. Bộ Quốc phòng Mỹ từng sử dụng loại tàu chiến này trong cuộc tập trận Trident Warrior tại khu vực duyên hải bang California. Sau đó, M80 Stiletto còn được triển khai tại Colombia nhằm hỗ trợ lực lượng chống ma túy tại đây.

    M80 Stiletto có tốc độ nhanh và có thể hoạt động ở các khu vực biển nông, gần bờ. M80 Stiletto đang được tiếp tục phát triển thành phiên bản có thể tham gia các lực lượng hải quân viễn chinh của Mỹ trong thế kỷ XXI.

    M80 Stiletto có cấu tạo vỏ hai lớp, dài 88 feet (27 m), rộng 40 feet (12 m), cao 18,5 feet (5,6 m). Mớn nước của tàu khi đầy tải là 3 feet (1 m), không tải là 15 feet (4 m).

    Vỏ tàu M80 Stiletto chế tạo bằng sợi cacbon có những ưu điểm vượt trội so với vỏ các loại tàu chiến truyền thống giúp tăng cường tốc độ. Động cơ có sức mạnh 6.600 mã lực giúp M80 Stiletto đạt tốc độ tối đa 60kt (khoảng 100 km/h). Tầm hoạt động 500 dặm (trên 800 km).

    Kết cấu đặc biệt còn giúp M80 Stiletto tránh được tầm quan sát của rada đối phương nên giúp tàu có khả năng sống còn rất cao.

    Boong tàu M80 Stiletto có độ ổn định cao giúp nâng cao khả năng bắn chính xác trong bất kỳ tốc độ di chuyển nào. Đặc biệt M80 Stiletto có khả năng quay 360 độ khi di chuyển ở tốc độ tối đa.

    Dự án chế tạo tàu M80 Stiletto tiêu tốn của Bộ Quốc phòng Mỹ khoảng 6-10 triệu USD.

    [​IMG]
    [​IMG]
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    To_lai.... thì nhầm cái ảnh có gì đâu mà xoắn tít cả lên
  9. terminatorx

    terminatorx Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/11/2010
    Bài viết:
    725
    Đã được thích:
    1
    Tiếp theo những thành tựu của Lực Lượng phòng vệ Nhật Bản ,điều gì đã khiến cho Nga và Trung Quốc, phải hợp lực mới có thể đẩy lùi một ít sức mạnh của Nhật đến như vậy, câu trả lời cho 2 cường quốc đó là đây

    Tàu chở trực thăng lớp Hyuga

    Hyuga là chiến hạm mới nhất của lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản (JMSDF).

    Đây là chiếc tàu đầu tiên và lớn nhất mà Nhật Bản chế tạo kể từ sau năm 1945. Tàu dài 197m, lượng choán nước tiêu chuẩn 13.950 tấn. Với kích thước như vậy, nó được so sánh với các tàu sân bay hạng nhẹ hiện đại Giuseppe Garibaldi (Italy), Principe de Asturia (Tây Ban Nha) và Invincible (Anh). Nhưng khác với các lớp tàu đó, Hyuga không thể mang các máy bay cánh cố định mà chỉ mang được trực thăng chiến đấu.

    [​IMG]

    Tàu chở trực thăng Hyuga thiết kế với hai thang máy nâng máy bay từ khoang chứa dưới boong tàu lên trên boong tàu. Theo tuyên bố của Nhật Bản, trong vai trò chống ngầm, nó mang ba trực thăng SH – 60K và một trực thăng quét mìn MCH – 101. Hoặc mang 11 chiếc trực thăng vận tải CH – 47 Chinooks và nhiều trực thăng cỡ nhỏ hơn.
    Tàu chở trực thăng lớp Hyuga trang bị bốn động cơ tuốc bin khí General Electric LM2500, cho phép nó đạt tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ.

    Máy bay chiến đấu đa năng Mitsubishi F - 2

    Mitsubishi F - 2 là mẫu thiết kế máy bay chiến đấu đa năng một động cơ do Nhật Bản và Mỹ cùng thực hiện chương trình phát triển. Misubishi F – 2 hiện được xem là một trong những chiến đấu cơ chủ lực của lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF).
    Hình dáng của F-2 khá giống với thiết kế F-16 của quân đội Mỹ. Toàn bộ cấu trúc thân được phân chia cho các công ty Kawasaki, Mitsubish và tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) chịu trách nhiệm chế tạo.
    Các hệ thống điện tử hàng không trên máy bay hầu hết do Nhật Bản tự sản xuất. F-2 sử dụng rađa mạng ăngten quét chủ động (AESA) J/APG - 1.
    Là một loại máy bay đa nhiệm, F-2 trang bị nhiều loại vũ khí khác nhau để thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trên không, tấn công mặt đất, tiêu diệt tàu chiến. Nó có 13 giá treo vũ khí nằm trên thân và cánh máy bay mang:
    Vũ khí đối không của F-2:gồm tên lửa không đối không tầm trung AIM -7F/M “chim sẻ”, tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9 “rắn đuôi chuông” và tên lửa đối không tầm ngắn Mitsubishi AAM- 3.
    Vũ khí đối đất: Gồm bom không điều khiển 227kg, bom bầy CBU-87 và ống phóng rocket.

    Vũ khí chống hạm: gồm tên lử diệt hạm Mitsubishi ASM-1 (tầm bắn 50km) và ASM-2 (tầm bắn 80km).
    [​IMG]

    Ngoài ra, người ta còn thiết kế một pháo “hỏa thần” M61A1 20mm nhiều nòng dùng để không chiến tầm gần, loại pháo này hiện chỉ được sử dụng trên F-22

    Mitsubishi F-2 sử dụng động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy General Electric F110 - GE - 129, F - 2 đạt tốc độ Mach 2, trần bay 18.000m. Như vậy có thể thấy các đồng minh của Mỹ học Mỹ nhưng ko phải copy mà vẫn có được nền quân sự thuộc loại nhất nhì châu á, tiêu biểu như với loại M F-2 này toàn bộ vùng trời của Nhật thực sự an toàn trong khi lực lượng của Nga và Trung Quốc với các chiến đấu cơ chưa bao giờ được kiểm nghiệm chiến trường như J-10 (đã từng rớt rất nhiều lần) Su-30 (cũng đã từng rơi nhiều lần) và Su-34/35 còn hạn chế và số lượng tí thì làm gì có thể đeo dọa đến Nhật Bản được nên chúng mới phải liên kết gần đây, chưa hết trên đất nước Nhật Bản anh hùng còn có sự hiện diện của Quân Sự Hoa Kì.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Xe chiến đấu bọc thép RG Outrider có khả năng kháng mìn của lục quân Mỹ là sản phẩm công nghệ cao của tập đoàn sản xuất sản phẩm quốc phòng BAE Systems của Anh nghiên cứu và phát triển. RG Outrider là phiên bản cải tiến có nguồn gốc từ xe chiến đấu hạng nhẹ RG32M LTV, loại phương tiện đa năng được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau trong quân đội.




    Bọc thép kháng mìn hạng nhẹ RG Outrider được quân đội Mỹ đặt hàng và triển khai nhiều trên chiến trường Afghanistan. Phương tiện này đã tỏ ra thích hợp và đáp ứng được các yêu cầu của quân đội Mỹ đang tham chiến tại một trong những chiến trường có khí hậu khắc nhiệt nhất hiện nay.

    [​IMG]

    Xe bọc thép kháng mìn RG Outrider của lục quân Mỹ.


    The RG Outrider là phương tiện di chuyển dã chiến cấu hình 4 bánh, trục dẫn động 4 × 4 (giống đa phần các xe dã chiến và thể thao) giúp tăng khả năng bám đường, chống lật. Chiến xa RG Outrider được thiết kế dành cho kíp lái 4 người (1 lái chính, 1 chỉ huy và 2 lái phụ vũ trang).

    Việc quân đội Mỹ lựa chọn RG Outrider phục vụ được đánh giá là phương án khá hiệu quả nhằm tăng cường khả năng bảo vệ tính mạng binh sỹ và đáp ứng được các điều kiện khắc nghiệt tại Afghanistan.

    Sản phẩm chiến xe bọc thép hạng nhẹ RG Outrider lần đầu tiên xuất hiện ở Mỹ là tại Trung tâm thử nghiệm ô tô Nevada ngày 10/1/2010 dưới sự chào hàng của BAE Systems.
    [​IMG]

    RG Outrider gần giống hai phiên bản chiến xa RG31, RG32 trước đó của BAE.


    Điều khiến giới chức quân sự Mỹ tỏ ra chú tâm đến sản phẩm RG Outrider là khả năng lắp đặt, thậm chí thay thế các hệ thống từ thông tin liên lạc đến hệ thống vũ khí trên thân xe đều rất dễ dàng, điều này đánh trúng tâm lý thích “thửa hàng riêng” của quân đội Mỹ với các loại vũ khí đặc biệt.

    Không chỉ có vậy, RG Outrider còn được chú ý đến bởi khả năng kháng mìn bảo vệ binh sỹ, đặc biệt loại phương tiện này có thể chạy trên mọi địa hình, thích ứng với mọi loại khí hậu thời tiết, từ giá lạnh như tại châu Âu, ẩm ướt như châu Á hay khô hanh như Trung Đông.

    Thiết kế

    Về hình dáng, tính năng, bọc thép RG Outrider tương tự như hai phiên bản chiến xa RG31, RG32 – các sản phẩm của tập đoàn Land Systems South Africa ( hợp tác giữa BAE Systems Anh Quốc (75%) với tập đoàn Black Economic Empowerment (BEE) Group, DGD Technologies (2001) Pty Ltd (25%) của Nam Phi).

    [​IMG]

    Thiết kế hình chữ V giống một số phiên bản thiết giáp khác giúp RG Outrider có thể hạn chế tối đa sự công phá của mìn bộ binh. (ảnh minh hoạ).


    Tính năng chống mìn của RG Outrider thực sự thuyết phục được các chỉ huy quân sự của Mỹ và liên quân đang tham gia các chiến dịch quân sự bình định Afghanistan, mặc dù kích thước và trọng lượng của loại chiến xa này có vẻ hơi khiêm tốn. RG Outrider có trọng lượng 9,5 tấn với hình dáng thân được mô phỏng theo mô hình hạt mầm hình chứ V.

    Hình dáng thân chữ V của RG Outrider giúp nó có khả năng kháng được các loại mìn bộ binh (có giới hạn - STANAG Level 2B) vì khi thuốc nổ công phá thiết kế khung, gầm, thân hình chữ V bằng thép gia cường sẽ giúp phân tán lực tác động của mìn công binh.

    Kính chắn gió trước có tầm bao quát rộng, cửa sổ phụ được lắp kính dày 5 cm và có thể gia cố bên ngoài bằng lưới thép chống va đập khi có yêu cầu.

    [​IMG]

    RG Outrider có thể chạy trên mọi loại địa hình.


    Khoang chứa đồ với tải trọng lớn được thiết kế gắn phía sau thuận tiện cho việc cất giữ điện đài, quân tư trang cá nhân vá các thiết bị quân sự khác. Tuỳ theo yêu cầu của khách đặt hàng khoang chứa đồ này có thể được BAE Systems thiết kế lại theo yêu cầu và mục đích sử dụng của đối tác đặt mua.

    Trang bị

    Trang bị vũ khí đi theo bọc thép RG Outrider có thể được đặt hàng theo yêu cầu đi kèm. Về cơ bản mỗi chiếc RG Outrider có thể được lắp đặt một súng máy có giáp chắn loại 7,62 mm hoặc12,7 mm.

    Bản thân chiến xa RG Outrider cũng là một loại vũ khí phòng ngự cơ động vì tính năng chống mìn của nó.

    Phương tiện này có thể chống được sức công phá của các loại mìn chống tăng thông thường, đạn súng máy dưới kích cỡ 7,62 × 39 mm không thể chọc thủng được giáp ngoài và sát thương binh sỹ ngồi bên trong.

    Động cơ

    RG Outrider sử dụng động cơ làm mát trong (turbocharged intercooled engine) Steyr M16SCI công suất 272HP HP với tốc độ quay 4.000 vòng/phút. Mô men xoắn cực đại ở tốc độ 1.800 vòng/phút là 610 Nm. RG Outrider sử dụng hộp số 5 cấp Allison S1000.
    Một số thông số cơ bản về xe bọc thép RG Outrider
    Hãng sản xuất: BAE Systems
    Trọng lượng: Tối đa: 9,5 tấn/Không tải: 7,6 tấn
    Kích thước: Chiều dài: 6 mét/Chiều cao: 2,1 mét/Rộng: 2,2 mét
    Động cơ: Máy: Steyr M16SCI/Thể loại: Turbo-charged intercooled/Công suất cực đại: 200kW (272 HP) @ 4,000 rpm/Mô men xoắc cực đại: 610Nm (451 ft-lbs) @ 1,800 rpm
    Tốc độ tối đa: 120 km/giờ
    Khả năng chống đạn, chống mìn: Đạn súng máy 7.62mm × 39mm AP (STANAG 4569A Level 2)/Mìn theo quy các quy chuẩn: IED protection, Mine protection STANAG Level 2B under center, STANAG Level 2A under wheels.
    Trang bị vũ khí: Súng máy 7,62/12,7 mm
    Phụ kiện đi kèm: Búa, rìu, tời kéo, lốp dự phòng phía sau
    Kíp lái: 4 người.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Đài Loan cóc sợ Tung Cẩu

    Chiến hạm tên lửa "tàng hình" của Đài Loan

    Ngày 18/5, Đài Loan đã lần đầu tiên đưa vào sử dụng hạm đội tên lửa tàng hình tự chế với 10 chiến hạm Kuang Hua VI. Giới lãnh đạo hòn đảo này coi đây là sự tăng cường đáng kể cho lực lượng Hải quân. Đặc biệt, Kuang Hua VI sẽ được trang bị loại tên lửa mới có sức hủy diệt và độ chính xác mạnh hơn.

    Chiến hạm tên lửa Kuang Hua VI là loại tàu tuần dương. Nguyên mẫu Kuang Hua VI đầu tiên được chế tạo năm 2003. Mỗi chiếc Kuang Hua VI có giá khoảng 12,29 triệu USD.

    Dự án Kuang Hua VI được Đài Loan khởi động từ năm 1996 nhằm sản xuất loạt chiến hạm mới thay thế tuần dương hạm lớp Hai Ou và Seagull đã đưa vào sử dụng từ 20 năm trước. Theo kế hoạch, Đài Loan sẽ sản xuất 30 (có thông tin là 31) chiếc Kuang Hua VI và công việc này do Tập đoàn CSBC của Đài Loan đảm nhiệm.

    Nguyên mẫu Kuang Hua VI đầu tiên mang tên FACG-60 (Fast Attack Craft, Guied missile – tạm dịch là Chiến hạm tấn công tốc độ, Tên lửa có điều khiển) được hoàn thành vào tháng 10/2003. Sau đó FACG-61 và FACG-62 tiếp tục được sản xuất và hoàn thành hồi cuối tháng 8/2009.

    Từ tháng 9/2009 đến 15/3/2010 Đài Loan đã sản xuất được thêm 9 chiếc Kuang Hua VI, từ FACG-63 đến FACG-71.

    Đúng theo kế hoạch, ngày 18/5 Hạm đội tên lửa tàng hình đầu tiên đã ra mắt và chính thức đi vào hoạt động với 10 chiếc Kuang Hua VI. Theo một số thông tin, hạm đội này này sẽ gia nhập Hạm đội Rồng Biển số 3.

    Theo Hải quân Đài Loan, Kuang Hua VI có hai ưu điểm vượt trội chính là: khả năng tàng hình và được trang bị loại tên lửa đối hạm mới Hsiungfeng II hoặc III.
    Tuy nhiên, cho đến nay chưa có bất kỳ thông tin chi tiết nào về chất liệu cũng như kết cấu Kuang Hua VI được tiết lộ. Hiện chưa rõ Đài Loan sử dụng chất liệu gì để chế tạo vỏ tàu giúp Kuang Hua VI có được tính năng “tàng hình” mà phía Đài Loan tuyên bố có thể tránh được sự phát hiện của rada.

    Bên cạnh đó, thiết kế Kuang Hua VI cũng vẫn nằm trong vòng bí mật khi mà Đài Loan chỉ mới công bố một số hình ảnh không thật sự đáng tin cậy của loại chiến hạm mới này.

    Phía Đài Loan chỉ tiết lộ mỗi chiếc Kuang Hua VI sẽ mang 4 tên lửa đối hạm Hsiungfeng II. Đây là loại tên lửa có tầm bắn lên tới 150 km, vượt trội so với loại tên lửa Hsiungfeng I hiện đang được trang bị cho tuần dương hạm lớp Seagull.

    Một số nguồn tin nước ngoài tiết lộ Kuang Hua VI dài 34 m và rộng 7,6 m với tốc độ lên tới 61 km/h. Chiến hạm tên lửa tàng hình mới này còn được trang bị rada cùng hệ thống điện cải tiến. Các thông số khác về loại động cơ, sức mạnh động cơ, các loại vũ khí khác đều chưa được tiết lộ.

    Đến cuối năm 2011, Đài Loan sẽ đưa vào sử dụng thêm 12 chiến hạm Kuang Hua VI nữa, nâng tổng số chiến hạm tên lửa tàng hình có trong trang bị của Hải quân hòn đảo này lên 22 chiếc. Theo kế hoạch, sẽ có tổng số khoảng 30 chiếc được sản xuất. Tuy nhiên, kể từ năm 2008 sau khi ông Mã Anh Cửu lên làm lãnh đạo của Đài Loan, chính sách của hòn đảo này đã có nhiều thay đổi. Dự án Kuang Hua VI gặp phải nhiều trở ngại, đặc biệt là vấn đề ngân sách.
    Sau đây là một số hình ảnh về Kuang Hua VI và loại tên lửa Hsiungfeng:

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
  10. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    này thì Đồng minh với bạn tốt của Mỹ này

    RPG-29 hoả thiêu "cỗ xe thần" Merkava


    Vũ khí chống tăng của Nga, đặc biệt là RPG-29, đã gây tổn thất nặng nề cho lực lượng xe tăng Merkava vốn được coi là vững chắc nhất thế giới trong cuộc chiến Israel-Libăng lần thứ hai. RPG-29 Vampir đã làm lãnh đạo Israel khiếp hãi và phá tan huyền thoại về loại tăng "tốt nhất" thế giới Merkava.

    [​IMG]

    Các chuyên gia quân sự Israel đã gióng chuông cảnh báo khi mà chỉ trong một tuần chiến sự ở Libăng, quân đội Israel đã mất ba chục xe tăng Merkava vốn được quảng cáo rùm beng là một trong những loại tăng được bảo vệ tốt nhất, trang bị thiết bị hiện đại nhất thế giới. Mức độ tổn thất đó là chưa từng có trong bất kỳ một chiến dịch nào của Israel ở Cận Đông.

    RPG-29 Vampir đã làm lãnh đạo Israel khiếp hãi khiến họ mất tin tưởng vào loại tăng "tốt nhất" thế giới Merkava. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Israel Amir Perez và Bộ trưởng An ninh nội địa Avi Dichter, xe tăng của họ đã bị các hệ thống tên lửa chống tăng hiện đại của Nga cung cấp cho Hezbollah tiêu diệt.

    Ý của họ là nói đến việc Hezbollah sử dụng các súng rocket chống tăng xách tay RPG-29 Vampir chống xe tăng Israel. Nga đã bác bỏ cáo buộc cung cấp các vũ khí này cho Hezbollah. Các vũ khí này có thể do các nước thứ ba mua được từ Nga cung cấp lại cho Hezbollah.

    Súng rocket chống tăng RPG-29 được phát triển và nhận vào trang bị vào cuối thập kỷ 1980. Đây là vũ khí trang bị cho tiểu đội bộ binh cơ giới để tiêu diệt tất cả các loại binh khí kỹ thuật bọc thép hoặc không bọc thép, cũng như sinh lực địch trong các loại công trình phòng ngự. Ngoài ra, RPG-29 tuy có tính năng cao hơn nhiều loại súng thế hệ trước RPG-7 vẫn đơn giản trong sử dụng, tin cậy và hoạt động bền bỉ, trơn tru trong mọi điều kiện khí hậu. Khẩu đội RPG-29 gồm 2 người.

    Để tiện vận chuyển và sử dụng, RPG-29 được tách thành 2 phần. Ở tư thế hành quân, 2 phần này được để trong ba lô đặc biệt cho một người mang. Khi chuyển sang tư thế chiến đấu, 2 phần này được nối lại bằng khớp nối đặc biệt.

    Trên thân súng có gắn cơ cấu cò-kim hoả với tay cầm, chân súng gấp được và thước ngắm cơ khí. Súng cũng được trang bị kèm kính ngắm quang học để bắn ban ngày và khí tài nhìn đêm để bắn đêm.

    RPG-29 dùng phát bắn PG-29V với đầu đạn tandem (2 lượng nổ bố trí trước-sau) và động cơ phản lực thuốc phóng rắn. Liều phóng của động cơ cháy hết trong phạm vi chiều dài của súng.

    Như vậy, RPG-29 thực sự là vũ khí khủng khiếp với đầu đạn tandem có thể xuyên 650 mm vỏ giáp và giáp phản ứng nổ.

    Loại súng thế hệ trước RPG-7 với phát bắn PG-7V do FGUP GNPP Bazalt chế tạo và đưa vào trang bị 45 năm trước đã lừng danh thế giới không kém súng AK là bao và đến nay vẫn được sử dụng trong quân đội Nga và nhiều nước trên khắp thế giới.

    Đưa vào trang bị các hệ súng rocket RPG-7 và SPG-9, Liên Xô/Nga đã nhanh chóng trở thành nước đi đầu về phát triển súng rocket cận chiến, được mệnh danh là "pháo phản lực cỡ nhỏ" của người lính.

    RPG-7 được coi là phát minh độc đáo của các nhà chế tạo vũ khí Nga, với độ bền chắc, tin cậy, đơn giản trong sản xuất và sử dụng nên đã lập được kỷ lục về tuổi thọ phục vụ.

    Tính năng kỹ-chiến thuật của RPG-29:

    - Cỡ đạn, mm: 105,2;

    - Trọng lượng súng có nạp đạn, kg: 11,5;

    - Trọng lượng phát bắn (quả đạn), kg: 4,5;

    - Sơ tốc đạn, m/s: 130;

    - Khả năng xuyên giáp, mm: 650;

    - Tầm bắn có ngắm, m: 450.
    Một nguyên nhân cơ bản để RPG-7 thành công là tập thể thiết kế đã chọn được cấu trúc tối ưu cho hệ thống về phương diện dài hạn, chiến lược. Với những ưu thế của thiết kế, người ta đã kéo dài tuổi thọ của RPG-7 thêm nhiều thập kỷ chỉ bằng cách hoàn thiện đạn (PG-7VM, PG-7VS, PG-7VL, PG-7VR) và bản thân súng.

    Các loại súng thế hệ sau đã kế thừa tất cả những ưu điểm của RPG-7. Năm 1963, sau khi thử nghiệm thành công, Liên Xô đã đưa vào trang bị súng rocket chống tăng có chân SPG-9 với đạn PG-9V. Súng này được nâng cấp nhiều lần và có thể tiêu diệt sinh lực địch trong các toà nhà và công trình bằng gạch, bê tông, xe tăng và các xe thiết giáp khác, chế áp các mục tiêu đơn lẻ, phá huỷ các căn cứ quân sự và sân bay.

    Năm 1970, Bộ đội đổ bộ đường không Liên Xô đã nhận vào trang bị súng rocket chống tăng xách tay RPG-16 với đạn PG-16V, còn từ năm 1970-1980, hãng Bazalt đã phát triển và đưa vào trang bị các súng rocket sử dụng một lần RPG-18, RPG-22, RPG-26. Chúng đều có cấu tạo đơn giản, cần rất ít thao tác để đưa vào trạng thái chiến đấu, kích thước nhỏ, trọng lượng nhẹ.

    Từ năm 1966, các công trình sư của Bazalt đã nghiên cứu chế tạo các súng rocket chống người nhái ở dưới nước. Hải quân Liên Xô đã nhận vào trang bị hệ rocket nhiều nòng MRG-1 bắn đạn RG-55M và GRS-55, các loại súng rocket chống tăng xách tay DP-61, DP-64.

    Trong thập niên 1990, hãng Bazalt đã lần đầu tiên trên thế giới giải quyết được vấn đề chế tạo các hệ súng chống tăng cận chiến có khả năng tiêu diệt vỏ giáp phức hợp, phân tán và phản ứng nổ. Đó là nhờ chế tạo được đầu đạn tandem mới và dựa trên đó là đạn mới PG-7VR cho súng tiêu chuẩn RPG-7. Sản phẩm này đến nay vẫn chưa có đối thủ tương tự.

    Sau đó, loại đầu đạn tandem này đã đuợc sử dụng để phát triển loại rocket chống tăng RPG-27 sử dụng một lần và súng rocket chống tăng RPG-29 Vampir với đạn PG-29V. Như vậy, tuy là vũ khí thực sự đáng sợ, RPG-29 Vampir không còn là loại vũ khí hiện đại nhất nữa.

    Hiện nay, GNPP Bazalt đang tiếp tục hiện đại hoá các loại súng và đạn hiện có, phát triển các mẫu vũ khí cận chiến mới. Đã xuất hiện các loại đầu đạn tandem xuyên được vỏ giáp dày trên 800 mm và xuyên phá hiệu quả giáp phản ứng nổ.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    có cần mềnh liệt kê ra các vụ RPG # nữa hem =))
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này