1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thành Tựu Quân Sự

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi terminatorx, 23/12/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. terminatorx

    terminatorx Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/11/2010
    Bài viết:
    725
    Đã được thích:
    1
    XM25 - Vũ khí nguy hiểm nhất hiện nay có khả năng điều khiển đầu đạn


    Khẩu súng trường XM25 chính là khẩu súng có sức công phá ghê gớm và nguy hiểm nhất trên chiến trường hiện nay. Sự nguy hiểm của XM25 đến từ việc viên đạn 25mm khi bắn ra có thể được điều khiển kích nổ sẵn từ xa khi nó bay được một quãng đường nhất định được người cầm súng định sẵn. Bán kính phát nổ của viên đạn có thể tương đương với một quả lựu đạn cầm tay. Có khả năng phá nát một bức tường hoặc chướng ngại vật mà kẻ địch đang ẩn nấp.




    Hãy xem cách XM25 hoạt động trên chiến trường:

    Giả sử có một tay súng bắn tỉa đang ẩn nấp đằng sau cửa sổ của một tòa nhà.
    Người lính với khẩu XM25 trong tay sẽ chỉa súng về hướng cửa sổ đó để đo khoảng cách giữa hai người thông qua phím bấm trên súng. Sau đó nhập số liệu về khoảng cách này cho viên đạn bên trong.
    Sau đó người lính khai hỏa, viên đạn 25mm sẽ bay ra. Điều đặc biệt là viên đạn này có khả năng tự xác định vị trí đang bay hiện tại nhờ vào một mạch điện thông minh được tích hợp bên trong viên đạn.
    Khi viên đạn bay đến khoảng cách mà người lính đã tính trước đó. Viên đạn sẽ phát nổ, phóng ra các mảnh đầu đạn nhỏ gây sát thương cho mọi thứ xung quanh.

    Người lính không cần phải tính toán khoảng cách quá chính xác vì sức công phá của viên đạn tương đương với một quả lựu đạn thông thường. Chính vì vậy mà XM25 trở nên vô cùng nguy hiểm đối với những kẻ đang ở bên kia chiến tuyến.

    Súng trường XM25 hiện đã hoàn thiện và sắp tới sẽ được triển khai sử dụng tại Afghanistan. Giá cho mỗi khẩu súng này là 25.000 USD và mỗi viên đạn thông minh được gắn chip có giá 25 USD. Ngoài ra thì XM25 cũng có thể dùng một loại đạn khác không có khả năng phát nổ tùy theo tình huống
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Mắt thần E-2C của không quân Mỹ siêu đẳng đến mức nào?

    (VTC News) - Vào cuối những năm 50, công ty Grumman đã thiết kế máy bay cảnh báo sớm thế hệ mới với động cơ cánh quạt tuabin và hệ thống radar phát hiện xử lý thông tin dẫn đường và chỉ huy trên khoang đa năng.



    Cỗ máy thử nghiệm thế hệ mới có mật danh là E-2 “Hokai” hay còn gọi là “Mắt Diều hâu”, thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 10/1960. Năm 1964, nhà sản xuất đã tiến hành thử nghiệm các hệ thống trên khoang và đưa máy bay vào trang bị.
    Tham gia thử nghiệm tác chiến vào năm 1971, "Mắt Diều hâu" được nâng cấp lên thành phiên bản máy bay E-2C với động cơ công suất lớn hơn và các thiết bị radar cải tiến. E-2C là loại máy bay cảnh báo sớm chủ lực của Mỹ, một trong những loại máy bay cảnh báo sớm hiệu quả nhất trên thế giới, có thể so sánh được với mắt thần A-50 của không quân Nga, tuy nhiên như chúng ta đã biết trong cuộc chiến với Gruzia mắt thần này dường như bị mù nên gây cho quân Nga tổn thất nhân mạng cực kì lớn, tổn thất nhiều máy bay các loại.

    [​IMG]
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    E-2C dùng để kiểm soát không gian trong phạm vi khu vực 300km, tìm kiếm và phân loại các mục tiêu cũng như dẫn đường cho các loại máy bay tiêm kích đánh chặn. Theo tuyên bố của nhà sản xuất, E-2C có khả năng chỉ huy 3 phi đội máy bay tiêm kích đánh chặn, trạm radar, có thể phát hiện và theo dõi đồng thời đến 300 mục tiêu. Cự ly phát hiện mục tiêu phụ thuộc vào kích thước của mục tiêu và các điều kiện ngoại cảnh trong khoảng từ 270 đến 740km.

    E-2C được thiết kế theo sơ đồ thông thường, là loại máy bay cánh đơn 2 động cơ, thân được làm từ hợp kim nhôm. Phi hành đoàn gồm 5 người, trong đó có 2 phi công ngồi ở cabin phía trước, 3 trắc thủ điều khiển các hệ thống bố trí ngồi ở khoang thân (trắc thủ thứ nhất có nhiệm vụ bảo đảm hoạt động của tất cả các trạm thông tin, trắc thủ thứ hai có nhiệm vụ chỉ huy các máy bay đánh chặn - tấn công, trắc thủ thứ ba - điều khiển radar).

    Buồng lái của phi công, khoang thiết bị và khoang của trắc thủ độc lập với nhau. Hệ thống anten radar của máy bay gồm anten mạng pha phát hiện từ xa, cơ cấu dẫn động quay tròn, anten máy hỏi của hệ thống nhận biết “địch - ta” và anten truyền dữ liệu. Máy bay được sơn màu bạc trắng ở phía trên và bên sườn, còn phía dưới được sơn màu trắng để dễ nguỵ trang.


    Hiện nay, E-2C được trang bị cho hải quân, lực lượng không quân của hải quân, lực lượng bảo vệ bờ biển và cơ quan chống ma tuý Mỹ. Ngoài ra, Mỹ còn bán 4 chiếc E-2C cho không quân Israel (năm 1977-1978), 13 chiếc cho Nhật Bản, 5 chiếc cho không quân Hy Lạp, 4 chiếc cho Singapore, 4 chiếc cho Đài Loan, 2 chiếc cho Pháp.

    [​IMG]
  2. anheoinwater

    anheoinwater GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    25/10/2007
    Bài viết:
    2.811
    Đã được thích:
    1.208
    Mấy cái xe tăng trọng lượng thấp lao lên hết dốc rồi khi lao xuống có một khoảng bay từ một đến hai mét, trông trình diễn thì đẹp nhưng trong thực tế không nên chút nào đâu các bồ. Đó là khiếm khuyết chứ không phải lợi thế, nó gây nguy hiểm cho thành viên tổ lái. Vì buồng lái xe tăng luôn chật hẹp, xe lại năng nề, rơi xuống kiểu đó rất dễ gây chấn thương. Bay kiểu đó tổ lái phải thắt dây an toàn để tránh va chạm đầu vào thành xe, dẫn đến tù túng và mất tính linh hoạt, và cho dù có thắt dây an toàn cũng ảnh hưởng nặng nề đến cột sống. Đẹp không có nghĩa là hiệu quả.

    Cứ thử tưởng tượng ngồi trong khối sắt 50 tấn, lao đi với tốc độ sáu bảy mươi km/h, bay lên rơi xuống đánh ầm xuống đất, giời ạ, chắc long hết cả xương khớp.:))
  3. terminatorx

    terminatorx Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/11/2010
    Bài viết:
    725
    Đã được thích:
    1
    Xem chiến hạm 3 thân hiện đại nhất của hải quân Mỹ

    Chiến hạm USS Independence là mẫu tàu chiến mang đặc trưng của lớp hạm nổi tác chiến ven bờ (LCS) lớp Independence của hải quân Mỹ. Đây là chiến hạm thứ sáu của quân đội Mỹ được đặt tên theo khái niệm Independence.

    [​IMG]

    Chiến hạm USS Independence của hải quân Mỹ.
    Tàu tác chiến ven bờ USS Independence là sản phẩm công nghệ quốc phòng do quân đội Hoa Kỳ đặt hàng hãng General Dynamics nghiên cứu và chế tạo, USS Independence (LCS-2) được xem là sản phẩm cạnh tranh với chiến hạm tác chiến ven bờ USS Freedom cũng của hải quân Mỹ đặt hàng tập đoàn Lockheed Martin.
    USS Independence (LCS-2) có thiết kế của loại thuyền chiến 3 thân, chạy với vận tốc trung bình 40 knots (tương đương 74 km/giờ hoặc 46 dặm/giờ). LCS-2 được tập đoàn General Dynamics chính thức bàn giao cho hải quân Mỹ cuối năm ngoái 2009.

    Sản phẩm này chế tạo dựa trên thiết kế 3 thân của loại tàu cao tốc dân dụng Benchijigua Express do tập đoàn Austal của Áo nghiên cứu và chế tạo. Chính đối tác Austal của Genegal Dynamics là nhà thiết kế chính chiến hạm LCS-2 trong bản hợp đồng hải quân Mỹ ký kết với Genegal Dynamics.

    Phần thân của chiến hạm USS Independence (LCS-2) dài 127,4 mét với thuỷ thủ đoàn gồm 40 người. Khi cần thiết, USS Independence (LCS-2) có thể chạy hết tốc lực với vận tốc tối đa khoảng 50 knot (tương đương 90 km/giờ) với tầm hoạt động tối đa đạt 10.000 hải lý (tương đương 19.000 km).

    USS Independence được chế tạo dựa trên thiết kế 3 thân của loại tàu cao tốc dân dụng Benchijigua Express . USS Independence (LCS-2) có thể chở được lượng hàng hoá gồm vũ khí, trang thiết bị tương tương 11.000 mét khối. Số lượng này đủ để USS Independence (LCS-2) hoàn thành 2 sứ mệnh chiến đấu mà không cần cập cảng để tiếp tế.

    Bong dành riêng cho máy trực thăng, do thám cất, hạ cánh trên chiến hạm USS Independence (LCS-2) có tổng diện tích 1.030 m2. Có thể phục vụ cho 2 trực thăng SH-60 Seahawk, máy bay do thám do thám không người lái hoặc 1 trực thăng cỡ lớn CH-53 Sea lớp Stallion (to hơn kích thức của trực thăng vận tải V-22).

    Các trang thiết bị quân sự hiện đại được trang bị cho chiến hạm USS Independence (LCS-2) giúp tàu chiến có khả năng tự vệ, tự chỉ huy, kiểm soát và hiệp đồng tác chiến với tàu chiến và lực lượng khác của quân đội.

    Không giống như trang bị vũ khí cố định trên các chiến hạm truyền thống khác của hải quân, tàu tác chiến ven bờ USS Independence, ngoài những trang thiết bị liên lạc thông tin cố định, nó có thể được lắp đặt các loại vũ khí khác nhau tuỳ vào từng sứ mệnh mà nó được giao phó.

    Chiến hạm USS Independence (LCS-2) chính thức được phục vụ hải quân Mỹ vào ngày 16/1/2010.

    [​IMG]
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Máy bay trực thăng trinh sát RAH-66 "Comanche" (có thể coi nó là trực thăng tành hình)

    RAH-66 “Comanche” bay chuyến bay đầu tiên vào năm 1996. Hiện nay là máy bay trực thăng tiên tiến nhất và đắt tiền trong lịch sử các máy bay trực thăng đầu tiên. Tuy nhiên, trong năm 2004, Lầu Năm Góc đã quyết định chấm dứt chương trình chế tạo trực thăng trinh sát - tấn công đa năng RAH-66 "Comanche". Chương trình này đã bị chỉ trích vì chi phí quá cao khoảng 40 tỷ USD - đắt nhất trong các chương trình vũ khí của Mỹ.
    Máy bay trực thăng này được thiết kế dựa trên các máy bay truyền thống với một cánh quạt chính và một cánh quạt phụ. Rotor chính được làm hoàn toàn từ vật liệu composite.
    Ở phía trước của thân máy bay là một cabin đôi gồm vị trí của các phi công và xạ thủ súng máy. Phía trước buồng lái là khoang hệ thống định vị, quan sát và một ngăn chứa hệ thống điện tử nằm bên dưới cabin.
    Vũ khí được lắp đặt ở giữa thân máy bay. Sau buồng lái là động cơ chính và các thùng nhiên liệu. RAH-66 “Comanche” có ba bánh đáp với bánh xe có thể thu vào đuôi. Hệ thống điều khiển kỹ thuật số được liên kết với máy tính trên máy bay.
    Hệ thống vũ khí được trang bị cho RAH-66 gồm: Súng 3 nòng 20mm XM301 được gắn ở dưới mũi của thân máy bay; 14 giá treo tên lửa AGM-114D Longbow Hellfire hay TOW HOT II. Ngoài ra máy bay còn được trang bị tên lửa “ đất đối không ” AIM-92 Stinger và Matra Mistral hoặc Starstreak 56-70mm Nur Hydra 70 hoặc 80-mm Nur Sura D và Snora Oerlikon.
    Chiều dài của trực thăng là 14,43m, chiều cao 3,39 m, trọng lượng cất cánh 4.218kg và sử dụng 2 động cơ TBGLHTECLHT-T800-801. Tốc độ tối đa 317km/h, phạm vi hoạt động 2.335km.
    Hình ảnh về máy bay trực thăng RAH-66:

    [​IMG]

    Có thể nói không quá rằng loại RAH này dư sức tiêu diệt các loại Mi 24 28 hoặc thậm chí là Ka52
  4. terminatorx

    terminatorx Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/11/2010
    Bài viết:
    725
    Đã được thích:
    1
    Tàu ngầm lớp Yuushio của Nhật Bản

    Tìm hiểu tàu ngầm lớp Yuushio của Nhật Bản
    VIT - Nhật Bản là một trong những quốc gia sở hữu số lượng tàu ngầm tương đối lớn. Các tàu ngầm loại Yuushio, Harushio và Oyashio của Nhật Bản sở hữu những đặc điểm kỹ-chiến thuật tương đối cao và sở hữu vũ khí điện tử, ngư lôi và tên lửa hiện đại.
    Những tàu ngầm loại Yuushio có thời gian vận hành lâu nhất. Chúng được thiết kế vào đầu thập niên 70 (Project S122). Chiếc tàu ngầm đầu tiên SS573 Yuushio trong seri 10 chiếc đã được đóng tại nhà máy đóng tàu của công ty Mitsubishi hồi tháng 12/1976 và được đưa vào sử dụng hồi tháng 2/1980. Những tàu ngầm diesel còn lại trong seri này được đóng tại các xưởng đóng tàu của các công ty Mitsubishi và Kawasaki. Hiện nay, Hải quân Nhật Bản chỉ sử dụng 3 tàu loại này - SS580 "Takeshio", SS581 "Yukishio" và SS582 "Sachishio” vào mục đích chiến đấu, còn 2 chiếc khác dùng để huấn luyện.

    Xét từ góc độ giải pháp cấu trúc thiết kế, những tàu ngầm Yuushio là sự phát triển của tàu ngầm loại Uzushio – tàu ngầm hiện đã ra khỏi biên chế Hải quân Nhật Bản. Dự án tàu ngầm loại Uzushio được nghiên cứu chế tạo với sự trợ giúp kỹ thuật của Mỹ dựa trên tàu ngầm chạy bằng năng lượng điện – diesel Barbel của Mỹ.

    Tàu ngầm lớp Yuushio là tàu ngầm đại dương hai vỏ một trục có khả năng tiêu diệt tàu nổi và tàu ngầm của kẻ địch trên Thái Bình Dương. Vỏ tàu vững chắc được làm từ loại thép NS-63 (tương tự như loại thép HY-80 của Mỹ). Sau này, để chế tạo thân tàu vững chắc hơn, từ tàu ngầm SS576, Nhật Bản đã sử dụng thép NS-80 với giới hạn chảy cao hơn. Điều này cho phép tăng độ lặn sâu của tàu đến khoảng 390 và kéo theo đó lượng choán nước của tàu tăng lên 50 tấn.

    Tàu được trang bị động cơ năng lượng điện – diesel là chính. Thành phần của động cơ gồm 2 máy phát điện diesel công suất 1420KW, 2 động cơ điện công suất 3610 mã lực và 2 bộ ắc quy tích điện.

    Khi chuyển động dưới ngầm, tàu di chuyển với vận tốc 20 hải lý, ở chế độ nổi – 12 hải lý.

    Căn cứ theo nguồn dự trữ nguyên liệu, lương thực và nước ngọt, tàu có thể hoạt động độc lập trong vòng 60 ngày.

    Tàu được trang bị vũ khí tên lửa – ngư lôi. Khác với tàu ngầm loại Barbel được trang bị 6 máy phóng ngư lôi cỡ nòng 533mm ở phần mũi tàu, tàu ngầm Yuushio cũng mang 6 máy phóng HU-603 được lắp đặt ở phần giữa tàu.

    Ngư lôi dùng để bắn ngư lôi điều khiển chống tàu loại 80 hoặc ngư lôi vạn năng loại 89 do Nhật Bản sản xuất.

    Về đặc điểm của vũ khí điện tử, tàu ngầm loại Yuushio tương đương với tàu ngầm Mỹ đóng từ cuối thập niên 80. Tàu được trang bị hệ thống điều khiển tự động ZYQ-1 với màn hình loại S-95 và tổ hợp thủy âm học Hughes-Oki ZQQ-5B. Trên tàu còn lắp đặt và sử dụng radar JRC ZPS-6 dẫn đường và phát hiện tàu nổi cũng như radar phát hiện tín hiệu ZLA-6.

    Những đặc điểm chính của tàu ngầm lớp Yuushio: Dài: 76,2m, Rộng: 9,9m, Phần chìm: 7,4m, Lượng choán nước: trên mặt nước 2250 tấn, dưới nước 2500 tấn, thủy thủ đoàn: 75 người (10 sĩ quan), các seri tàu: SS580 "Takeshio" (1987), SS581 "Yukishio" (1988), SS582 "Sachishio" (1989).
  5. anheoinwater

    anheoinwater GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    25/10/2007
    Bài viết:
    2.811
    Đã được thích:
    1.208
    ******, ******, ******....

    Pro Mỹ một cách trâng tráo thực chất là clone nick của pro Nga, pro Nga một cách ngu dốt thực chất là clone nick của pro Mỹ.

    Cả hai không ai xứng đáng cầm tượng vàng Oscar cả.
  6. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    cái khỉ gì mà Nga Tàu ko dám với Nhật bẩn chấp cả họ thằng Mỹ ở đó luôn ấy chứ
  7. tekute1976

    tekute1976 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/02/2007
    Bài viết:
    1.022
    Đã được thích:
    250
    Gớm quá, hãi quá, Nhựt Bổn buộc cả Nga với Tàu hợp lực ^:)^
    Làm ơn dùng đến cái nhầy nhầy trong não trước khi phát ngôn chứ siêu nhân? Nhựt ghê thế sao không ra mà lấy lại Kuril với lại Senkaku - Điếu Ngư Đài đi. Đến cả siêu cường của nhà siêu nhân cũng có dám hé răng nửa lời cho chú em đâu =))=))=))
    Vũ khí + trình huấn luyện + chiến thuật theo chuẩn Mẽo thì ghê gớm rồi, cứ nhìn gương Grudia là biết :-"
  8. vinh2k5

    vinh2k5 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/08/2005
    Bài viết:
    765
    Đã được thích:
    3
    Bạn lại quên nói: "Cứ nhìn gương VNCH thì biết"
  9. nobita1102

    nobita1102 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    5.394
    Đã được thích:
    655
    Topic kiểu gì thế này :|
    Chủ topic muốn lôi tất tần tật các vũ khí được chế tạo từ xưa tới nay ra hay nâng bi hàng Mỹ và đồng minh thế :|
    Có bao nhiêu topic về Mỹ, Is, Nga, Trung, Hàn ... Lấy đồ ở mỗi cái vứt vào topic này thì khác nào nồi cám lợn :|
  10. battleship

    battleship Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/12/2010
    Bài viết:
    338
    Đã được thích:
    0
    chủ top lượn rồi
    lấy đống thập cẩm lên khoe đã
    bị hỏi sao thua ở VN với i rắc lại trích bình ngô đại cáo của VN
    ra để che hài quá =))
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    F-22 ưu thế 1 vs 10 =)) đang tàng hình bỗng mở rada sục sạo và
    bắn được nhát đầu may lắm cháy 1 con thế là 1 vs 9
    và lộ hàng ko còn tính bí mật thì có F-999 cũng
    lên bàn thờ đấy .
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này