1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THÀNH TỰU VỀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC Ở VIỆT NAM

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi Enh_uong, 13/05/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    THÀNH TỰU VỀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC Ở VIỆT NAM

    Không ngoài mục đích giới thiệu với các bạn yêu thích lĩnh vực CNSH, mình xin trích một số bài chọn lọc để các bạn có khái niệm cơ bản về lĩnh vực này :

    Ở Việt Nam, trong hơn 2 thập niên qua, công nghệ sinh học bắt đầu được chú ý phát triển và ngày càng được đầu tư mạnh mẽ hơn. Trong nông nghiệp, hoạt động nghiên cứu, sản xuất và thương mại hóa công nghệ sinh học chủ yếu trong một số lĩnh vực sau :

    1. Kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm :

    1.1. Về công nghệ gen :

    Sử dụng kỹ thuật chỉ thị phân tử (CTPT) (Market Asisted Selection - MAS) trong chọn tạo giống đã giúp các nhà chọn giống khắc phục các trở ngại với phương pháp truyền thống và chọn lọc chính xác các tính trạng mong muốn. Thời gian chọn tạo giống chỉ cần ba thế hệ (Tanksley và Cs, 1996) và đặc biệt phương pháp MAS sẽ không tạo ra bất kỳ một hiểm họa nào cho môi trường, sức khỏe cộng đồng cũng như hệ sinh thái nói chung. Với phương pháp này đã phát hiện và lập bản đồ phân tử 2 gen bất dục đực nhạy cảm nhiệt độ của giống lúa Việt Nam, đó là gen tms4 nằm trên nhiễm sắc thể 2 kiểm soát tính trạng TGMS và gen mts6 nằm trên nhiễm sắc thể 4 qui định tính đa phôi của lúa Việt Nam. Ngoài ra, còn tìm được CTPT liên kết với các gen bất dục đực nói trên.

    - Đã lập bản đồ ƯTL tính trạng chống mặn và chịu độ độc nhôm trên vật liệu lúa dại và lúa địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long. Du nhập gen có lợi từ lúa dại Đồng Tháp Mười vào lúa trồng để tạo giống lúa chịu phèn năng suất cao.

    - Tạo cây trồng chuyển gen : Trong lĩnh vực này, Việt Nam cũng đã đào tạo được đội ngũ cán bộ, thu thập và phân lập được hàng chục gen quí có giá trị để chuyển vào cây trồng. Hướng tập trung nghiên cứu và triển khai trên cây bông, cây lúa, cây cúc kháng sâu, đu đủ kháng bệnh đốm vòng và cây lúa sinh tổng hợp tiền vitamin A.

    - Nghiên cứu chuyển gen chịu thuốc diệt cỏ và kháng bệnh khô vằn vào giống lúa DT10, DT13; gen kháng bệnh bạc lá vào giống lúa VL902; gen kháng sâu tơ vào bắp cải CB26, gen Bt, GNA, Xa-21 (chuyển nạp 2 gen cùng lúc) bằng súng bắn gen và agrobacterium vào lúa indica, gen B-caroten vào lúa indica (MTL250, IR64, KDML) để có giống lúa giàu vitamin A. Sử dụng RAPD để đánh giá đa dạng di truyền của tập đoàn lúa Tám, một số dòng bắp ngô thuần và dự đoán một số tổ hợp lai có triển vọng.

    - Trong lâm nghiệp đã nghiên cứu sử dụng izozyme và CTPT trong chọn giống keo, bạch đàn và lát hoa cũng như trong bảo tồn nguồn gen cây rừng. Đã tách chiết AND và định vị dược một sô allen cho một số dòng keo lai, đang khảo nghiệm một số dòng bạch đàn biến nạp gen về thay đổi hàm lượng và tính chất lignin.

    - Trong chăn nuôi, bằng kỹ thuật di truyền phân tử PCR-RFLPs, Sequencing đã phát hiện gen halothan liên quan đến tỷ lệ nạc và khả năng chống stress của lợn; gen kappa casein và B-lactolobulin điều khiển năng suất và chất lượng sữa bò, gen hooc-môn sinh trưởng liên quan đến tốc độ sinh trưởng và thành phần thịt xẻ của lợn và gen qui định giới tính của bò để xác định giới tính phôi 7 ngày tuổi.
  2. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Bảng : Một số gen có ích cho cây trồng đang nghiên cứu ở Việt Nam
    ........Gen.....................Tính trạng.........................Nguồn gốc
    1. Cry (a, ba,c, d).... Kháng sâu ...............ĐHTH Ottawa, Canada
    2. GNA.......................Kháng rầy..................John Inne institute Anh
    3. Xa21......................Kháng bạc lá VK.............UC, Davis, Mỹ
    4. Asp1......................Tăng protein dự trữ............Demegen, Mỹ
    5. Chitinase..............Kháng bệnh nấm............Uni Genf, Bỉ
    6. P5CS.....................Chịu hạn...........................VUB, Bỉ
    7. OAT.........................Chịu hạn..........................VUB, Bỉ
    8. HAL.........................Chịu hạn........................PUV, Tây Ban Nha
    9. nha..........................Chịu hạn........................PUV, Tây Ban Nha
    10. Bar.........................Chịu thuốc trừ cỏ...........PMB, Pháp
    11. Dhpds....................Chịu hạn...........................VUB, Bỉ
    12. CP...........................Kháng bệnh đệm vòng........IBT, Việt Nam
    13 . ACC antisense......Làm chín chậm....................IBT, Việt Nam
    14. Chil442....................Chịu rét............................IBT, Việt Nam
    15. Tps...........................Chịu hạn.....................PUV, Tây Ban Nha
    16.Gen họ myb..............Cải tiến giống lúa.................NIAR, Nhật
    Được enh_uong sửa chữa / chuyển vào 08:36 ngày 13/05/2003
  3. weirdhobbit

    weirdhobbit Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn Enh_uong, tôi không biết bài này là của bạn tổng hợp hay từ đâu ra, nhưng một khi đã viết về một thuật ngữ nào đó bằng tiếng Việt và cẩn thận chú thích chữ đó bằng tiếng Anh thì làm ơn cũng cẩn thận coi lại coi chữ tiếng Anh đó có đúng không.
    Kỹ thuật chỉ thị phân tử như bạn nói có lẽ là Marker Assisted Selection - nếu đúng là kỹ thuật này thì dịch là kỹ thuật chỉ thị phân tử cũng không ổn về mặt nghĩa, vì nó còn chữ selection ở đó.
    Cho tôi hỏi, thế ứng dụng CNSH ở Việt Nam chỉ gói gọn trong nông nghiệp và trên thực vật thôi ạ?
    Everything has two sides or more.
  4. ConCay

    ConCay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2003
    Bài viết:
    950
    Đã được thích:
    0
    01. Bài viềt này không phải do Ễng ương chấp bút mà thực ra đây kà một bài báo cáo thành tích của các sếp sinh-công Việtnam. ít ra cảm ơn EU là đã nhặt được cái báo cáo này về cho anh em chúng ta đọc.
    02- Chữ MAS viết đúng phải là Marker Assisted Selection; nếu các sếp sinh-công Vn đã dịch là chỉ thị phân tử thì cũng đành chịu vậy (các sếp đã dịch thì chỉ có các sếp ngửi được, chứ chẳng ai chịu nổi). Dịch sát nghĩa hoặc hiểu nghĩa của nó là: Sự chọn giống dựa trên các dấu chỉ điễm (marker) phân tử hay là sự chọn giống có sự hỗ trợ của các chỉ điểm phân tử.
    Chữ marker trường hợp này tôi dịch là "chỉ điểm"
    vắn tắt về vấn đế này như sau:
    - Trước đây người ta chọn giống di truyền dựa trên sự quan sát phenotype (tính trạng hình thái) rồi kiến thiết các cây phả hệ của cây trồng vật nuôi. Từ đó cho lai (tá lả tùm lum) giữa con này với con kia để thu được thế hệ thương phẩm đạt yêu cầu. Nhưng cách làm này thì rất lâu, tốn vài thế hệ đến vài chục thế hệ vật nuôi và cây trồng là chuyện thường. Trong phương pháp này người ta không biết một cách tường tận bản chất của gene quy định các tính trạng thương phẩm. Người ta chỉ cần biết CÓ là được rồi.
    - Ngay sau khi Functional Genomics ra đời thì tình hình đổi khác. Việc giải mã gene là chuyện vặt thì người ta đã tận dụng tối đa thành tựu của di truyền hiện đại trong việc chọn lọc giống vật nuôi cây trồng.
    Việc sử dụng các chỉ điểm DNA để xác định bản chất di truyền (genotype, kiểu gene) và dự đoán hiệu suất và đặc tính vật nuôi cây trồng đã trở thành 1 công cụ rất có giá trị. Một trong những chiến thuật tận dụng tính năng của marker DNA là marker-assisted selection (viết tắt là MAS). Theo đó, chiến thuật MAS thúc đẩy quá trình khám phá tính đa dạng di truyền trong quần thể cây-con nhờ vào các dấu hiệu di truyền và bản chất của các dấu hiệu đó và có thể từ các khám phá đó sẽ quay trở lại nhằm nâng cao toàn bộ các tính trạng mà con người mong muốn con-cây sẽ biểu hiện ra ngoài. Theo định nghĩa thì DNA markers chính là polymorphic và các phương pháp để xác định tính đa hình polymorphic này bao gồm restriction fragment length polymorphisms (RFLPs), microsatellites, và single nucleotide polymorphisms (SNPs). Các phân tích theo chiều dọc lẫn chiếu ngang ( tức là linkage analysis, và association analysis - tôi hay gọi hai kiểu phân tích này là phân tích dọc và phân tích ngang) cũng như phân tích chức năng gene có thể được sử dụng để xác định kiểu polymorphisms nào có thể sử dụng như một marker thực sự đối với 1 hay nhiều tính trạng quan tâm .
    Trong tương lai người ta hứa hẹn sẽ dùng thêm cả kỹ thuật DNA microarray (DNA chip) để nâng cao khả năng chọn lọc giống cây trồng.
    Như vậy MAS là một chiến thuật (hay kỹ thuật hiểu theo nghĩa rộng) chứ không phải là công cụ, chỉ có marker DNA mới là công cụ mà thôi và như vậy chỉ thị phân tử phải là DNA. Cho nên dịch theo các sếp VNese MAS là chỉ thị phân tử là không chính xác, phải hiểu đúng bản chất thì nên viết hay nói là sử dụng kỹ thuật/chiến thuật MAS cho nó lẹ, còn muốn dong dài thì bê nguyên cái định nghĩa, khái niệm MAS vô mà nói.
    03- Các công việc chọn giống vật nuôi cây trồng trước giờ ngành di truyền vẫn phải làm và đó là nhiệm vụ của họ, nay họ có vài công cụ mới thì họ vẫn là di truyền chọn giống ví dụ có MAS thì công việc sẽ lẹ hơn và ở thời điểm này thì gọi là di truyền hiện đại. Ấy thế các nhà sinh-công Vnese lại lôi cổ anh di truyền hiện đại và bắt anh ta mặc cái áo Công nghệ sinh học lòe loẹt, còn chơi thêm cái quần "công nghệ gene" nữa chứ, thiệt hết biết.
    Concay
  5. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn ý kiến và giải thích của bác ConCay. Còn đây là nội dung phần tiếp theo thay cho việc trả lời thắc mắc của bác weirdhobbit :
    1.2. Công nghệ tế bào và phôi :
    - Nhân giống in vitro : Đến nay trình độ của Việt Nam phát triển khá cao đạt đến trình độ cho phép hoàn thiện qui trình nhân giống ở hầu hết các đối tượng ở qui mô phòng thí nghiệm, nhưng thực tế các qui trình này còn chưa thích ứng cho qui mô sản xuất lớn. Nhiều đối tượng thành công như : khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn (cây lương thực); cây ăn quả như dứa, chuối, gốc ghép cam chanh; một số cây công nghiệp như mía, cà phê, điều, dứa sợi? các cây lâm nghiệp như bạch đàn, keo, tre và nhiều loại hoa như hoa lan, cẩm chướng, hồng, đồng tiền?
    - Thông qua nuôi bao phấn đã tạo các giống lúa thuần như Khao 85, Khao 1105, VH2. Đặc biệt thông qua chọn dòng tế bào soma thu được các giống DR1, DR2, DR3 đang mở rộng ra qui mô sản xuất. Kết hợp biến dị tế bào soma với gây đột biến đã tạo giống lúa KDM39. Trong nghiên cứu lúa lai đang áp dụng kỹ thuật lai xa, cứu phôi, đột biến tạo dòng TGMS và CMS mới.
    - Trong chăn nuôi đã hoàn thiện công nghệ sản xuất phôi tươi và phôi đông lạnh, sử dụng phương pháp cấy truyền phôi để tạo đàn bò có ưu thế lai đạt 30-40%. Gần đây đã thành công trong công nghệ cắt phôi, tạo ra 2 bê song sinh cho phép nhân nhanh đàn bò sữa và một vài nghiên cứu ban đầu về thụ tinh trong ống nghiệm, ghép phôi, cấy chuyển nhân, chuyển gen cũng được tiến hành.
    1.3.Công nghệ vi sinh vật :
    - Sử dụng VSV làm phân bón (phân VSV cố định nitơ tự do hoặc hội sinh, phân VSV phân giải phốt phát khó tan từ vi khuẩn hoặc nấm mốc; phân bón VSV có nguồn gốc từ nấm Mycorhiza, vi khuẩn Rhizobium, xạ khuẩn Franka cho cây lâm nghiệp (thông, keo, phi lao, sao đen); chế phẩm VSV bổ sung thức ăn gia cầm?
    - Chế phẩm thuốc BVTV sinh học được ứng dụng rộng rãi như NPV, V-Bt để trừ sâu khoang, sâu xanh hại rau, màu, bông, đay, thuốc lá, chế phẩm vi khuẩn huỳnh quang (Pseudomonas flourescens) phòng trừ bệnh hại rễ cà phê, vải thiều, lạc.
    - Công nghệ sản xuất chế phẩm bả diệt chuột sinh học trên cơ sở vi khuẩn gây bệnh chuyên tính Salmonella enteri***iss Isachenco có hiệu lực phòng trừ chuột 80-90% được ứng dụng trong sản xuất. Đã sản xuất chế phẩm diệt chuột Micorat, biorat.
    - Nhiều kết quả nghiên cứu sử dụng nấm có ích diệt côn trùng đã đạt kết quả tốt như Metarhizium flovoviridae trừ mối, châu chấu hại mía, Beauveria bassiana trừ sâu róm hại thông, Beauveria bassianaMetarhizium aniopliae phòng trừ sâu hại dừa; nấm đối kháng Tricoderma trừ khô vằn trên ngô và hạn chế bệnh lở cổ rể đậu tương. Hiện nay, các nhà khoa học đang hoàn thiện qui trình sử dụng nấm Exserohilum monoceras (nòi 85.1) để trừ cỏ ***g vực.
    - Trong lĩnh vực sử lý môi trường đã ứng dụng thành công công nghệ biogas để chuyển chất thải hữu cơ thành khí đốt. Đã xử lý rác thải, than bùn,? làm phân bón. Những nghiên cứu trong ứng dụng công nghệ vi sinh để xử lý nước thải, chuyển đổi sinh học các nguồn phế thải nông, lâm nghiệp,?
    - Sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu bằng phế phụ liệu nông nghiệp đã thu nhiều kết quả, tăng thu nhập và giải quyết thêm việc làm cho nông dân.
    1.4. Công nghệ enzyme.
    - Sử dụng kỹ thuật phân tích enzyme xác định hàm lượng độc tố nấm, mức độ tồn dư thuốc trừ sâu trong sản phẩm nông nghiệp, trong lên men lá, củ sắn để làm giảm hàm lượng độc tố, tăng protein.
    - Sản xuất chế phẩm đậu tương lên men từ vi khuẩn Bacillus subtilis nato; hương thơm trên cơ chất gạo, ngô và một số quả ít hương thơm, rượu vang, chế phẩm Iturin A để bảo quản nông sản và bảo vệ cây trồng; chế phẩm Bacteriocin để bảo quản thực phẩm tươi sống.
    - Đang tiếp tục nghiên cứu sản xuất axit amin L-Lysin
    mentionintừ phế phụ phẩm của côn nghiệp đường, men phytaza từ cám gạo.
  6. weirdhobbit

    weirdhobbit Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    0
    Xin góp ý với bác concay chút xíu, RFLPs, microsatellites và SNPs là các dạng đa hình (polymorphisms) mà người ta dùng làm marker chứ không phải là các phương pháp để xác định tính đa hình. Trong các dạng này chỉ có RFLP cũng đồng thời là phương pháp xác định dạng đa hình RFLP (sự đa hình về chiều dài của các đoạn được cắt bằng enzyme cắt hạn chế), còn để xác định sự đa hình về microsatellite thì thường người ta dùng ... sequencing, PCR-Fragment analysis (chỗ này hông rành lắm...??? ai biết gì thêm hông???); đối với SNPs thì dùng các phương pháp xác định đột biến điểm, cái này thì nhiều lắm. như dHPLC, SSCP, HA, DGGE, allele-specific PCR, sequencing, và thậm chí là RFLP ....
    Everything has two sides or more.
  7. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    2. Kết quả triển khai diện rộng :
    Như đã nêu phần trên, kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm khá phong phú và đa dạng, nhưng triển khai ở quy mô công nghiệp lại rất ít. Một số kết quả có thể kể như :
    Sản xuất giống cây ăn quả có múi sạch bệnh và giống dứa cayen chất lượng cao.
    Hoàn thiện công nghệ sản ********* cọng rạ đông lạnh. Hiện khoảng 30-35% số lợn nái trong nước được thụ tinh nhân tạo bởi tinh dịch pha chế băng môi trường này.
    Tạo ra khoảng 60 bò sữa, và hiện có 10 con đang vắt sữa bằng phương pháp cấy truyền phôi. Sản xuất vacxine cho gia súc,?
    Sản xuất phân bón vi sinh và phân hữu cơ sinh học,?
    Trong lâm nghiệp đã cung cấp đủ giống bạch đàn, keo bằng phương pháp nuôi cấy mô để trồng trên 10.000 ha rừng.
    Tuy nhiên, so với một số nước trong khu vực thì lĩnh vực CNSH nói chung và GMO của Việt Nam còn chậm. Các nước như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippin đều đã có văn bản của Nhà nước hướng dẫn việc thử nghiệm, đánh giá và cho phép sử dụng GMO và các quốc gia ASEAN đã có văn bản hướng dẫn được thống nhất cho cả khu vực để trình ký. Ở Việt Nam, văn bản này đang là dự thảo. Đây cũng là điểm hạn chế làm chậm tiến độ hội nhập, nhiều công ty muốn giới thiệu các loại giống cây trông GMO vào Việt Nam đang mong đợi văn bản pháp lý chính thức của Nhà nước.
  8. ConCay

    ConCay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2003
    Bài viết:
    950
    Đã được thích:
    0
    Trước nay tôi chỉ nghe nói đến vắt sữa bằng tay thủ công và vắt sữa bằng máy, chư có nghe nói đến cái dzụ "vắt sữa bằng phương pháp cấy truyền phôi" đâu nè, phương pháp mới hả??
    ==============
    Tạo ra khoảng 60 bò sữa, và hiện có 10 con đang vắt sữa bằng phương pháp cấy truyền phôi
    ==============
    Thì ra rằng, ý tác giả muốn viết là : Tạo ra khoảng 60 bò sữa bằng phương pháp cấy truyền phôi, và hiện có 10 con đang vắt sữa.
    Nghĩa là 10 trong số 60 con bò sữa sinh ra từ công nghệ cấy chuyền phôi đã trưởng thành và đang cho sữa. Hú hồn hú vía
    Concay
  9. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Hiếm hoi mới thấy bác Concay đùa vui. Vậy ai nói bác Concay khó tính đâu.
  10. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Để theo dõi tìm hiểu thêm, nắm bắt các công trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành CNSH trong nước (TP HCM), bạn có thể truy cập theo link dưới đây :
    http://www.doste.hochiminhcity.gov.vn/CTDETAIKHCN/17ctnckh/list%20nghiem%20thu/15cnsh.htm

Chia sẻ trang này