1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THÀNH TỰU VỀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC Ở VIỆT NAM

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi Enh_uong, 13/05/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. elixir

    elixir Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/05/2005
    Bài viết:
    414
    Đã được thích:
    0
    Xin góp ý với các bác, nếu tiếp tục trao đổi về công nghệ sinh học thì cứ tiếp tục....
    Nhưng nói đến chọn giống thì...........
    Nếu ai đã học ở VN dù muốn hay không cũng phải công nhận là người Nga họ có Thuyết Lư-xen-cô, và họ cũng đã bỏ từ lâu nhưng VN mình thì khong thể nói là chỉ rơi rớt mà nó còn thống trị rất nặng. Để khắc phụ hạn chế ấy của mình (và để bịp các nhà quản lý) các nhà khoa học nhìn thấy cứu tinh trong CNSH. MAS đã được sử dụng ở nước ngoài cũng đã lâu, nhưng chưa bao giờ họ có thâm vọng thay thế di truyền quần thể được, do vậy những hệ thống giống (tìm hiểu giống bò, giống ngô, cây lâm nghiệp...) không lồ với sự trợ giúp của các siêu mấy tính cùng với các quy định rất chặt chẽ được xây dựng. Riêng từ A trong MAS đã nói lên điều đó (nếu dịch từ Assíted là hỗ trợ có khi đúng đấy).
    Ai lại dại khi thấy rõ ràng là cái lá nó mầu xanh rồi lại đi phân tích ADN của hàng ngàn hạt giống để xem nó có gene quy định lá màu xanh hay không (còn nữa)
  2. elixir

    elixir Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/05/2005
    Bài viết:
    414
    Đã được thích:
    0
    (Tiếp)
    Các nhà KH VN quá ngây thơ khi nghĩ rằng CNSH sẽ giúp được họ lấp lỗ hổng trong kiến thức về di truyền quần thể.
    Để tìm ra được các QTL người ta phải tổ chức khảo sát với số lượng quan sát (nếu nói đến quan sát ?" Observation ?" thì tìm thấy markers cũng là một bước quan sát). Sau đó với sự hỗ trợ của toán thống kê phân tích tần suất họ mới suy ra 1 hay 2 gen quy định tính trạng ấy có thể nằm ở 1 vị trí trên nhiễm sắc thể số mấy và bằng nhiều biện pháp khác (lúc này CNSH mới ra tay) người ta suy ra trình tự hoặc xác định một số markers cho những genes đó.
    Con đường khác cũng phải qua nghiên cứu họ xác định được loại protein nào quy định tính trạng nào và đọc trình tự protein -> trình tự gene và tìm vị trí của nó.
    Những cái này cũng vẫn quá xa vời với các nhà KH VN, mặc dù rất nhiều báo cáo đã giải mã được bộ gene, cấy được gene này vào cây này, gene kia vào cây kia. Thực tế họ chỉ nhắc lại công đoạn cuối của 1 công trình đã được công bố. Nhiều nhà KH khi bị hỏi vặn về công đoạn trước đó lại đứng ngay như trời trồng.
    Trong chăn nuôi đã hoàn thiện công nghệ sản xuất phôi tươi và phôi đông lạnh, sử dụng phương pháp cấy truyền phôi để tạo đàn bò có ưu thế lai đạt 30-40%. Gần đây đã thành công trong công nghệ cắt phôi, tạo ra 2 bê song sinh cho phép nhân nhanh đàn bò sữa ... Tại sao đã khoác lên minh áo nhà khoa học lại có thể ngây thơ tin rằng một con bò qua cấy phôi sẽ cho năng suất cao hơn 30-40%, trong khi cái G của nó vẫn y nguyên (rõ ràng là intact). Chắc bệnh viện C ở HN, Từ Giũ ở TP. HCM thất nghiệp quá vì con của các bà mẹ thụ tinh trong ống nghiệm và cấy phôi sẽ béo hơn các bà ấy từ 30-40% (vốn là những người có thiền các bà ấy đã béo rồi). Mà tôi còn được biết mặc dù nhà nước cấp cho rất nhiều kinh phi NC, nhất là trong lĩnh vực động dục đồng loạt-cây truyền phôi, nhưng các nhà khoa học ở VCN (Chèm) đều không phải là BS thú y cho nên họ chưa lấy được phôi từ bò cái sống mà phải ra lò mổ, khám trước bò cái trước khi giết thịt xem con nào mang thai để tiến hành lấy phôi (sau khi đã mổ bò cái xong, thịt chờ mang vào chợ). Không biết có nhà chọn giống nào ra lò mổ để chọn các con vạt elite của mình không? Vạn sự khởi đâu nan, làm những việc ấy để thực tập thì quá OK, nhưng báo cáo, quảng cáo như vậy thì không trung thực!!!
    Hoàn thiện công nghệ sản ********* cọng rạ đông lạnh. Hiện khoảng 30-35% số lợn nái trong nước được thụ tinh nhân tạo bởi tinh dịch pha chế băng môi trường này... Rõ khổ cho các vị lãnh đạo!!!
    Trong chăn nuôi lợn họ không sử dụng tinh cọng ra. Tinh đông lạnh chỉ có một số Cty nước ngoài đang hoạt động ở VN sử dụng!!! Để tăng khả năng thụ thai của nái tơ (chuyển từ hậu bị lên), kể các ở nước ngoài họ cho nhảy trực tiếp. Phần lớn các công ty chăn nuôi sử dụng tinh tươi (không pha loãng), chỉ có rất ít trong các trại thí nghiệm sử dụng môi trường pha tinh.
    Ai cũng biết một cá thể muốn thể hiện (P) genotype của mình (G) còn có yếu tố môi trường. Nhưng G ở đây không phải chỉ là 1 gene đơn độc (kể cả với các tính trạng định tính đơn gene- từ tính trạng đơn gene chỉ đúng theo nghĩa thật đơn giản nhất của nó). Để thể hiện được gene chính (hoặc nhóm gene chính) còn phải tương tác với rất nhiều các gene khác (ai đã biết giống bông BT của VN vừa trồng xong không-Cũng như vậy. chuyển gene BT để nâng cao khả năng chống sâu bệnh nhưng mới 1 đợt khô đầu tiên đã quay ra chết sạch, trong khi giống không BT vẫn sống nhăn răng). Ở nước ngoài họ thành công vì có NC chính quy, những cá thể sau khi được tuyển chọn đã hoàn toàn sống chung và cho năng suất với gene được cấy thêm vào (không kể còn kiểm tra độ an toàn của GMO...).
    Do những điều nói ở trên khoa học mới có SAGE để NC về cơ chế từ bộ DNA ra được một cơ thể và nó sống như thế nào, với SAGE thì khoa học thế giới mới đang ở chữ A, không biết bao giờ mới đến chữ O-P để nắm chắc ở những chữ Y-Z.
    Để khắc phục lỗ hổng đó thì việc tạo ra cá thể chuyển gene mới chỉ là giai đoạn bắt đầu. Còn tiếp tục phải tuyển chọn... Lúc này Marker assisted selection mới ra tay... và cơ bản vẫn là di truyền quần thể!!
    Thực ra Marker assisted selection hỗ trợ các nhà chọn giống rất nhiều khi phải chọn chống lại các gene lặn (quy luật tự nhiên, các gene bất lợi đều là các gene lặn). Do giá thành cao ở nước ngoài họ không tiến hành đại trà mà chỉ cho những nhóm cá thể quý (theo cấp giống từ đó sẽ được nhân rộng rất nhanh ví dụ như bò đực giống, đàn hạt nhân cấp cụ kỵ...).
    Còn ứng dụng các gene năng suất thì cũng đang được NC, mặc dù được chỉ ra rât nhiều genes, nhưng kết quả thực tế chưa tương xứng với đầu tư do cơ chế phức tạp qua lại giữa các genes năng suất với các genes khác!!
  3. phaphai

    phaphai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2004
    Bài viết:
    1.203
    Đã được thích:
    1.825
    "Tạo ra khoảng 60 bò sữa, và hiện có 10 con đang vắt sữa bằng phương pháp cấy truyền phôi..."
    Cấy truyền phôi trong công tác giống bò sữa được ứng dụng trong những mô hình hạt nhân mở MOET. Vì các quy định dịch tễ người ta không được phép đưa bò sữa dù có năng suất cao đén mấy đi nữa trở lại đàn hạt nhân, nhưng với phôi bò thì hoàn toàn được. Như vậy các đàn bò cơ bản (base) không những làm sản xuất sữa, là nơi để theo dõi năng suất cho các đực giống đang kiểm tra, từ nay còn có thể cung cấp bò sữa giống. Để tạo bò đực non họ cũng dùng kỹ thuật cấy truyền phôi: bố và mẹ của bò đực giống tương lai được chọn (dựa trên theo dõi năng suất và hệ phả). Chủ bò mẹ được ký hợp đồng để cung cấp phôi và phôi sẽ được chuyển về cấy ở các đàn hạt nhân, nếu bê sinh ra là bê đực sẽ đưọc gửi đến TT IA để kiểm tra năng suất (bê cái đưọc) giữ tại đàn. Sau từ 7 đến 8 năm bò đực mới đưọc công nhận. Giá phôi trong các hợp đồng này ở Châu Âu khoảng 3200 đến 3500 EU. Xem cái quy trình phức tạp mới thấy các nhà KH VN (ở VCN) quá siêu. Ra lò mổ để chọn bò giống, dùng phương pháp cấy truyền phôi đã đưọc lựa chọn giới tính để tạo đàn toàn bê cái... trên cả đàn bò cơ bản!. (Họ đã quảng cáo cho nông dân trên tivi).
    Vừa rồi họ đang định đề nghị Nhà nước cho mua mấy con bò "đực" về làm giống! Tại sao lại có các nhà KH ngây thơ như vậy nhỉ? VN mình co bao nhiêu tiên để mua được bò đực giống đã qua kiểm tra? còn những con khác thì mua về làm gì nhỉ?
    Những công nghệ cắt phôi, xác định giới tính phôi đã được nghiên cứu và hoàn thiện từ lâu, nhưng ứng dụng vẫn rất hạn chế do giá thành, còn cấy phôi thì ở Châu Âu người ta có thể thực hiện ngay tại đàn hạt nhân, nhưng cũng chỉ cho các bò sữa có năng suất rất cao từ các đàn cơ bản.
  4. elixir

    elixir Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/05/2005
    Bài viết:
    414
    Đã được thích:
    0
    "Sử dụng kỹ thuật chỉ thị phân tử (CTPT) (Market Asisted Selection - MAS) trong chọn tạo giống đã giúp các nhà chọn giống khắc phục các trở ngại với phương pháp truyền thống và chọn lọc chính xác các tính trạng mong muốn. Thời gian chọn tạo giống chỉ cần ba thế hệ (Tanksley và Cs, 1996)..."
    Người viết đoạn này (không phải người đăng trên topic này) đã chép từ người khác và ngưòi kia cũng đã cố tình, hoặc không đọc hết cả bài của ông Tanksley và Cs.
    3 thế hệ cũng chỉ đủ trong trường hợp chỉ "chọn" thuần 1 genotype trong các genotypes của backcrossing hoặc trường hợp introgression. Ở đây từ "chọn" mặc dù cũng giống như từ "giống" của tiếng Việt rất rộng, nhưng chỉ có thể hiểu theo nghĩa hẹp nhất của nó là trong các genotypes tạo ra do lai lẫn nhau sau một số lần backcross chỉ chọn lấy 1. Còn chọn lọc (selection) thì chưa được thực hiện.
    Còn đối với việc "chọn lọc chính xác các tính trạng mong muốn.."
    mà các tính trạng ở đây là tính trạng định tính thì MAS tỏ rõ ưu thế tuyệt đối, mặc dù về vấn đề chi phí và yêu cầu về tính đa dạng di truyền (cũng liên quan đến chi phí) thì tùy giá trị của tính trạng mà các nhà chọn giống quyết định việc áp dụng hay không MAS. Còn đối với các tính trạng số lượng thì còn nhiều vấn đề, mặc dù cho đến giờ có đến hàng vạn genes đã được phát hiện và từ đó các markers cho những genes này được khuyến cáo nhưng hiệu quả thì còn lâu mới đạt được sự mong đợi như đối với các tính trạng định tính. Cũng vì đó mà thời gian 3 năm thì trên thế giới cũng mới chỉ có các nhà tạo giống VN mình đạt được! (hình như có người có 1 năm còn làm được những 3 giống)
  5. phaphai

    phaphai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2004
    Bài viết:
    1.203
    Đã được thích:
    1.825
    Chúc mừng các nhà khoa học VN! Có lẽ hôm nào phải thông báo cho mấy đứa bạn cùng học và mấy ông thầy tổ chức đến VN học tập về công nghệ SH và công nghệ giống mất! Tôn vinh các nhà khoa học. Hiện nây NN đang xét giải thưởng HCM, có rất nhiều nhà KH chọn giống (nhất là lúa lai) và CNSH (ngoài chuyện tìm được bao nhiêu genes quý hiếm, lại đã cấy vào bao nhiêu là cây con và còn để muối dưa-món cà trong sứ Nghệ chắc không một ông Tây nào làm nổi mất) là những ứng cử viên sáng giá!!!
  6. ConCay

    ConCay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2003
    Bài viết:
    950
    Đã được thích:
    0
    mời bạn qua trang sinhhocvietnam.com, sẽ có nhiều chủ đề lý thú để chúng ta thảo luận
  7. phaphai

    phaphai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2004
    Bài viết:
    1.203
    Đã được thích:
    1.825
    Cảm ơn bạn Concay đã chỉ ra thêm 1 Website tương đối lý thú cho những ai quan tâm đến di truytền. Nhưng thực ra tớ vẫn thấy thiếu 1 điều rất cơ bản: nếu ai đã học di truyền thì sẽ thấy có di truyền học đại cương, di truyền quần thể và gần đây được đề cập nhiều là di truyền phân tử (mà nhiều người ghép vào CNSH). Người làm giống là người ứng dụng lý thuyết di truyền cho công việc cụ thể của họ. Ở VN mình, lĩnh vực di truyền quần thể rất ít người dám theo đuổi, chỉ một phần vì nó khó, ít phù hợp với những người ngay từ đầu chọn lĩnh vực sinh học (ở nước ngoài phần lớn là những người học toán tổng hợp xong học thêm sinh học nghiên cứu lĩnh vực này), nhưng nguyên nhân chính là VN bị ảnh hưởng rất nặng nề của học thuyết Lư-Xen-Kô. Các giáo sư đầu ngành về di truyền giống đều được học tại Nga và các nước XHCN trong giai đoạn đó. Mặc dù người Nga và các nước Đông Âu họ bỏ từ lâu, nhưng ở VN do các cán bộ dầu ngành của mình ít có khản năng tiêp cận với thay đổi và vẫn mang nặng nề tư tưởng chỉ đạo của học thuyết ********* này. Họ vẫn tiếp tục truyền đạt lại cho các thế hệ kết tiếp. May nhờ có mở cửa tình hình có sáng sủa hơn, nhưng chắc cũng còn cần thời gian để các "cụ" nhà mình không còn khả năng gây ảnh hưởng đến lớp trẻ nữa. Mong rằng có các fora như thế này, quá trình thay đổi sẽ được đẩy nhanh hơn.
  8. elixir

    elixir Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/05/2005
    Bài viết:
    414
    Đã được thích:
    0
    "Các nhà KH VN quá ngây thơ khi nghĩ rằng CNSH sẽ giúp được họ lấp lỗ hổng trong kiến thức về di truyền quần thể..."
    Nhắc lại câu nói này đề bàn 1 lần nữa về thành tựu và ứng dụng CNSH ở VN. Một ví dụ điển hình trần trọc rất dễ để dẫn chứng là chương trình lúa lai. Từ khi xuất hiện lúa lai (một giống lúa cứu tinh cho các nước đang bị đói-thiếu lương thực) Nhà nước đã đầu tư rất nhiều kinh phí cho lúa lai: công tác giống và nghiên cứu tạo giống. Các nhà KH VN cũng đã báo cáo với nhà Nước rất nhiều các "gặt hái" của mình trong nghiên cứu và tạo giống lúa lai. Nhưng từ đầu năm nay, khi hệ thống giống của Trung Quốc bị mất mùa, Việt Nam đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bộ NN đã phải khuyến cáo các tỉnh đang cấy lúa lai chuyển sang giống lúa khác và các cây trồng khác! Xem xét lại chương trình (giống) lúa lai của các Viện thì mới thấy chủ yếu họ làm các đại lý nhân giống (trong hệ thống giống là gai đoạn nhân lên chứ không phải chọn lọc-trước khi chuyển cho người nông dân SX lúa thịt) theo kuyến cáo của nhà sản xuất và chuyên gia Trung Quốc. Giống "gốc", ở đây là các dòng siêu nguyên chủng-nhập thẳng từ Trung Quốc! Do vậy khi phía Trung Quốc không cung cấp đủ thì VN bị thiếu giống như hiện nay. Còn nghiên cứu thì đúng như câu trên cùng được trích dẫn. Dựa vào CNSH để may ra có thể bỏ qua được các công đoạn còn lại của quá trình tạo ra 1 giống! Và sai lầm của họ chính là ở chỗ này. Bao nhiêu kinh phí có thể đủ được khi hướng đi thì lại sai! (xin lỗi tớ sẽ viết tiếp-bây giờ phải đi họp-HĐKH)
  9. elixir

    elixir Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/05/2005
    Bài viết:
    414
    Đã được thích:
    0
    Xin được tiếp tục về chương trình lúa lai:
    Ai đã học qua sinh vật học phổ thông đều biết, lai là để tạo ưu thế lai. Lúa lai, ngô lai, đậu tương lai.... Nhưng thực ra người ta xây dựng lên các dòng trong bộ giống tạo con lai không chỉ nhằm mục đích có được ưu thế lai, mà còn hơn thế nữa...
    Ở cây lúa, khác với cây ngô, cả bao phấn và noãn cái đều nằm trên 1 cọng, với kích thước nhỏ rất khó can thiệp. Tuy vậy trong nghiên cứu vẫn có kỹ thuật cắt hay bọc bao phấn lại để tránh sự phát tán và tự giao của cây lúa đang nghiên cứu. Nhưng để áp dụng ở diện rộng thì không thể khả thi. (sẽ tiếp tục)
  10. ConCay

    ConCay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2003
    Bài viết:
    950
    Đã được thích:
    0
    bài viết và ý kiến của bạn rất hay, nếu trang sinhhocvietnam có ý định mời bạn gom lại các ý kiến của bạn và viết thành một review nho nhỏ thì bạn sẽ đồng ý chứ.
    Hơn nữa, nếu shvn mời bạn đứng ra chủ trì mổ xẻ một vấn đề nào đó trong chuyên môn của bạn (ví dụ như phân biệt di truyền hiện đại- cổ điển, sự cần thiết bổ sung của hai lĩn vực này) thì bàn sẽ góp 1 tay chứ, tất cả để các sv ngành SH có cái nhìn đầy đủ toàn diện về những gì họ đang học trên cơ sở những kiến thức hiện đại của thế giới

Chia sẻ trang này