1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thánh vật ở Sông Tô Lịch (bài viết có hình ảnh)

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi sonoma, 17/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. sonoma

    sonoma Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2005
    Bài viết:
    1.114
    Đã được thích:
    0
    Thánh vật ở Sông Tô Lịch (bài viết có hình ảnh)

    Thánh vật ở Sông Tô Lịch


    Cty liên doanh XD VIC trúng thầu gói thầu 07 dự án cải tạo hệ thống thoát nước HN. Công việc cụ thể là nạo vét và kè đá dọc bờ sông Tô Lịch. Tác giả bài viết này là ông Nguyễn Hùng Cường đội trưởng đội XD số 12 trực tiếp chỉ huy thi công đoạn sông qua làng An Phú, P Nghĩa Đô, Q Cầu Giấy. Và mọi việc kỳ bí và đáng sợ bắt đầu từ đây. Có thể là sự trùng hợp ngẫu nhiên nhưng cũng có thể là chuyện tâm linh chúng ta chưa giải thích được.

    Trước khi thi công, với tư cách chỉ huy công trường tôi có mời ông Phạm Ngọc Anh kỹ sư thủy lợi làm chuyên viên kỹ thuật. Ngay ngày đầu tiên khi khảo sát thực địa, ông Anh phát hiện một ngôi Đền rất lớn ở bờ sông phía An Phú. Đó là ngôi Đền Quán Đời có từ thời Lý. Ông Anh nói luôn: ?ocậu không nên nhận thi công đoạn sông này. Nguy hiểm lắm?. Rất ân hận, tôi đã không nghe theo lời khuyên này.

    Ngày 15/8/2001 tôi vừa làm lễ trong đền Quán Đời, vừa cho máy xúc, máy ủi xuống bờ sông khơi công. Vừa thắp được mấy nén hương thì tự nhiên lửa trong nắm hương cứ bùng bùng cháy rực, đồng thời ngực tôi đau buốt. Mãi mới dập được lửa, cắm lên bát hương thì công trường báo có sự cố. Vái vội mấy vái, tôi chạy ra ngoài. Thì ra ngoài công trường sau khi đắp đe bơm nước ra, anh em phát hiện rất nhiều cọc gỗ lim đóng theo những hàng ngắn, bố trí rất lạ. Cũng là vô sư, vô sách, tôi chỉ huy cho máy nhổ cọc lên. Máy vừa nhổ được 2 chiếc cọc, thì tự nhiên như có một lực gì đẩy, chiếc máy xúc tự trôi xuống sông, không có cách gì giữ được. Đồng thời đê ngăn nước vỡ, nước tràn vào ngập kín chiếc máy xúc. Cũng gần như cùng lúc ấy có tiếng người hét lên. Trong đống bùn mà máy xúc đã xúc lên bờ có lẫn rất nhiều sương người, xương thú vật, rất nhiều đồ gốm, đồ sắt, đồ dùng như bát đĩa, dao, liềm, kim khâu, tiền đồng, tiền cổ. Biết là gặp chuyện lớn, tôi cho dừng thi công, yêu cầu công nhân gom tất cả đồ cổ, xương người lại và báo với Bảo tàng HN. Ông Phạm Kim Ngọc GĐ Bảo tàng HN và nhiều nhà khoa học đã đến hiện trường thu nhặt cổ vật mang về bảo tàng. Tối hôm đó, anh Hùng, người lái máy xúc nhổ cọc, đang khoẻ mạnh vừa về đến nhà chợt lên cơn động kinh, mắt trợn, miệng sủi bọt mép, người cứ quay tròn như gà bị cắt tiết. Cả nhà anh Hùng biết có sự lạ, sắm lễ ra bờ sông vừa khóc vừa lễ. Thật sợ, vừa lễ xong, đốt vàng mã được một nửa thì điện thoại ở nhà báo tin anh Hùng đã tỉnh lại.

    Không biết làm cách nào, nghe bạn bè mách, tôi phóng xe đi Hải Phòng mời 1 thầy pháp nổi tiếng về trừ tà. Vừa nói chuyện với thầy, tự nhiên thầy trừng mắt: ?oNày, chỗ ấy âm khí nặng nề, sức tôi không trừ được?. Năn nỉ mãi thầy mới đi về HN mà cũng chỉ dám làm lễ cầu an ở bờ sôngvà ngay đêm đó về HP.
    Mấy ngày sau, Bảo tàng HN tổ chức 1 hội thảo khoa học, hội tụ rất nhiều các nhà khoa học cả về sử học, bảo tàng, tâm linh? Kết luận của giáo sư Trần Quốc Vượng được chất nhận: đây là trận đồ bát quái yểm trấn giữ cửa thành Đại La từ thế kỷ IX. GS cũng đề cập đến lực lượng âm binh tại đây và dặn tôi phảỉ cẩn thận kẻo ảnh hướng đến sức khoẻ và tính mạng công nhân.

    Tôi cùng anh em công nhân thu nhặt hết tất cả xương người liệm vào tiểu và chôn ở bờ sông, hàng ngày cắt cử người hương khói. Nhưng công việc không tiến triển được. Cứ đắp đe lên, lại vỡ. Anh em công nhân ở công trường thì luôn luôn mơ thấy ma quỷ và thường gặp tai nạn lao động. Vét được chút bùn nào lên thì cũng thấy xương người, có khi cả đầu lâu. Chúng tôi liệm hết vào tiểu đêm chôn gần đó.

    Một mặt tích cực đổi mới kỹ thuật thi công, mặt khác tôi vẫn tiếp tục mời thầy cúng trừ tà giải hạn. Nhưng tất cả các thầy bắc, nam đều bất lực. Công nhân toàn nằm mơ thấy những người mặc áo the, khăn xếp đánh đuổi không cho nằm. Nhiều người đã bỏ việc không dám ở lại. Anh Thương quê ở Nghệ An là công nhân xây lắp ngủ ở lán công trường, đêm nào cũng mơ thấy 1 bà cụ hiện lên nắm tóc đuổi đi và nói ?oĐây không phải chỗ kiếm ăn của mày, về quê mà sống?. Anh Thưởng không chịu bỏ đi, còn khuyên nhiều công nhân ở lại làm. Được 3 hôm vợ anh làm cấp dưỡng cho công nhân bị bỏng độ 3 toàn thân. Sợ quá anh đưa vợ đi bệnh viện và bỏ việc luôn.
    Đến tháng 11/2001 nhờ tích cực vận động tôi đã mời được thượng toạ Thích Viên Thành ở chùa Hương về làm lễ cúng cho tôi ở hiện trường. Vừa đến hiện trường thầy đẫ ngồi xuống nhắm mắt niệm Phật. Niệm 1 lúc thầy đứng lên nói: Đây là trận đồ trấn yểm rất nguy hiểm. Vì các đệ tử thầy sẽ lập đàn tràng hoá giải. Sau đó thầy lập đàn tràng ở bờ sông hoá giải trấn yểm. Lễ xong thầy Thích Viên Thành nói với mọi người, ?omặc dù thầy đã cố hoá giải nhưng anh em phải cẩn thận, còn anh Cường thì phải chịu nhiều hậu quả, gia đình, anh em con cháu cũng gặp hoạ. Rồi buồn buồn thầy nói: vì cái đàn tràng này tính mạng thầy cũng khó giữ?, Ba tháng sau thầy Thích Viên Thành hoá. Các đệ tử nói trước khi mất thầy còn nói thầy mất vì trận đồ yểm ở sông Tô Lịch.

    Nhưng công việc cũng không tiến triển được. Đê đắp lên là vỡ, kè thép không vỡ thì nước sói từ dưới lên. Đặt đá xuống thì đá chìm nghỉm. Để kiểm tra địa tầng tìm kiếm biện pháp thi công mới tôi thuê 1 dàn khoan thăm dò đến khoan mấy mũi. Dàn khoan dựng ở giữa sông, đội khoan hạ mũi khoan. Lạ thay cứ hạ mũi khoan xuống 1 đoạn là mũi khoan gãy. Ba lần như vậy họ lẳng lặng tháo dàn khoan đi mất, không cần đòi tiền. Công nhân thì vẫn hoang mang vô cùng. Anh Hoàn quê ở Ninh Bình làm đốc công, có hôm vừa dẫm chân lên đầu cột gỗ thì ở quê nhắn lên bố anh ốm thập tử nhất sinh phải cấp cứu. Anh Nguyễn Văn Nông, thủ kho là người tích cực trong việc thu lượm các hài cốt và di vật thì mẹ bị tai biến mạch mãu lão. Sau khi thầy Thích Viên Thành làm lễ hoá giải yểm trừ, anh Trần Văn Lợi người Bắc Giang xông xáo nhất nhẩy xuống lòng sông vét bùn. Vừa lên bờ tắm rửa xong thì nghe tin nhà ở quê bị cháy rụi, một đứa cháu rất thân với anh đột nhiên chết.
    Các công nhân sợ hãi nghỉ việc cả. Chiều chiều đứng bên bờ sông hoang vắng lòng tôi bỗng chua xót. Tôi có tội gì đâu mà Thánh thần hại tôi đến nỗi này?.

    Hết phần 1

    Báo quản lý pháp luật dạo này bán chạy như tôm tươi.
  2. sonoma

    sonoma Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2005
    Bài viết:
    1.114
    Đã được thích:
    0
    Thấm thoắt đã cuối năm , trời trở rét , chỉ còn anh em than thiết với tôi là ở lại làm . Tôi đóng cọc thép sâu tới 4 m rồi làm cữ thép chắn nước : Lạ thay cứ bơm sạch nước thì cữ lại vỡ . Lúc này một số báo chí đã nói tới những sự kỳ lạ xung quanh coong trình sông Tô Lịch đoạn qua làng An Phú này . Bảo tàng Hà Nội , rồi viện tâm lý , các nhà ngoại cảm cận tâm lý đều đã tổ chức các cuộc họp tại công trình .Kết luận cuối cùng là ?không giải thích được .Phía các nhà sử học khảo cổ học thì giải thích đây là di tích namừ trong quần thể chính của Tây thành Đại La. ( có thể là Ngọ môn ).Nhiều người còn yêu cầu khôi phục di tích này ,phía các nhà tâm linh ,dịch học thì nói đây là một trận đồ trấn yểm tà ma,không cho phép xâm phạm kinh thành , vì là trận đồ nên đã giam giữ rất nhiều ma mãnh, những bộ xương người mà tôi đào được rất có thể là xương người bị tế sống chôn lúc làm lễ trấn yểm .Cũng theo họ tôi đã động đến trận đồ , phá hủ nó , giải thoát cho bao nhiêu tà ma nên nó ám vào làm hại những người có mặt lúc đó, mặt khác thánh thần cũng oán giận việc làm của chúng tôi nên ra tay trừng phạt . Chuyện thánh thần ma quỷ thì không ai nhìn thấy , nhưng những sự rủi ro mà chúng tôi phải chịu đựng thì quả là đáng sợ . Có một hôm đóng cữ mới , bơm nước cạn chuẩn bị để kè bờ thì phát hiện có thêm một cọc gỗ . Dùng máy xúc nhổ mãi không được , tôi giao nhiệm vụ cho anh Thủy ( Người Ninh Bình )xuống chặt cụt đi để lấy chỗ làm . Ngay đêm hôm đó anh bị cảm nặng sốt cao phải đưa vào bệnh viện . Nhưng kinh khủng hơn sáng hôm sau điện thoại từ gia đình anh điện lên mẹ anh bị tai nạn giao thông chấn thương sọ não .Đến chiều thì tin lên đứa con anh đang học lớp 7 bước từ trên hè xuống sân ngã gãy xương đùi , mặc dù từ hè và sân chỉ chênh nhau 30 cm . Đến sáng hôm sau thì mẹ anh bị đứt mạch máu não. Đang sốt hừ hừ anh Thủy cũng phải vùng dạy chạy vào đền làm lễ mới bỏ về . Sau này tôi mới biết nhà anh còn gặp nhiều chuyện không may nữa, phải cúng lễ rất nhiều anh mới sống sót được.
    Nhưng bỏ không làm nữa cũng không được, đã đổ hết vốn liếng vào đây rồi bỏ đi thì không chỉ chết một mình tôi mà còn chết cả nhà , cả họ.Xin nhắc là công ty VIC trúng thầu nhưng làm từng đoạn, các đội nhậ khoán lại, phải tự bỏ tiền ra làm rồi thanh toán sau. Mặc dù tôi đã báo cáo lãnh đạo công ty nhiều lần, báo chí cũng đã nói đến chuyện này nhưng ông Nguyễn Quang Hưng- Giám đốc công ty vẫn không quan tâm giúp đỡ, ngược lại ông còn nhạo báng chê trách chúng tôi không biết làm việc . Vì vốn liếng , vì sĩ diện của một kỹ sư xây dựng tôi bàn với anh em thân tín quyết tâm làm đến cùng. May thay có ông Nguyễn Trương Tiểu.Chủ tịch Hội đồng Quản trị VIC ủng hộ tôi rất nhiều trong công việc ( hiện nay ông Tiểu đang làm Phó tổng giám đốc Tổng công ty xây dựng Hà Nội ). Được sự giúp đỡ của ông , tôi đã mời được thầy Mão, một thày tứ phủ nổi tiếng, nhà ở Vĩnh Tuy-Hà Nội, đến làm lễ tại công trường .Nhiều lần tôi và ông Tiểu đến mời ông Mão và cuối cùng đến 6/2002 ông Mão nhận lời lập đàn tràng giải trận đồ bát quái cho tôi.Đàn lớn lắm , có đủ cờ phướn , hương án , lễ mặn ,hoa quả có đỉ . Trong danh sách chủ lễ có toàn bộ ban giám đốc công ty VIC, nhưng ông Hưng không đến dự.Cúng lễ hai ngày, hai đêm , hàng trăm người đến xem ầm ĩ một khúc sông.Cúng xong ông Mão nói với tôi :?Cậu đào khúc sông này là cậu khổ rồi.Bây giờ cậu có thể làm xong việc, nhưng nhà cậu sẽ gặp nhiều tai vạ lớn , cậu sẽ mất tất cả những gì quý giá nhất , anh em cậu sẽ tán gia bại sản , gặp nhiều sự oan khuất .Tôi làm lễ cho cậu cũng sẽ bị trả giá .Mặc dù không chết nhưng e rằng khó được như trước ?o.
    Ngay sau khi ông Mão lễ xong , chúng tôi cùng về đến nhà ,thì ông Mão ngất đi . Từ lúc đó trong gần nửa tháng người nhà ông Mão đưa ông đi khắp các bệnh viện , không bác sĩ nào biết ông mắc bệnh gì , còn ông Mão thì lúc mê lúc tỉnh , lúc thì kêu khó chịu trong người, lúc thì kêu đau đầu?
    ?Cứ như vậy mãi sau ông mới khỏi , nhưng từ đó sức khỏe yếu hẳn đi .Trước đây tôi không tin là thầy Thích Viên Thành chết vì tai họa sông Tô Lịch , nhưng từ khi chứng kiến ông Mão ốm thì tôi tin rằng thầy Thích Viên Thành chết vì ma sông Tô Lịch thật. Nhưng lạ nhất là từ lúc lập đàn tràng lần thứ 2 do ông Mão chủ lễ,công việc có suôn sẻ hơn. Cữ dựng lên không bị phá nữa , kè đập cũng không bị sụtlở , chúng tôi làm được gần 150m dài , quá 1/3 đoạn sông tôi nhận .Đến đây thì tôi kiệt sức , vốn liếng vay mượn khắp nơi rồi không thể vay mượn thêm được nữa.Tôi quyết định ngừng công việc tại đây .
    Nhưng tai họa thì không dừng lại , vào đúng ngày tôi hết sạch tiền , định cho anh em nghỉ việc thì tự nhiên một anh công nhân lên cơn động kinh ngay tại công trường , miệng sùi bọt mép ,mất hoàn toàn ý thức . Lúc tan cơn co giật anh vẫn mê sảng mồm lảm nhảm : Trả tao đây , trả tao đây . Ngay hôm sau tôi được tiếp một người quen mớitừ Lào về . Đó là anh Tuấn một cán bộ ở Ủy ban dân tộc Trung ương . Năm trước , trong lúc chúng tôi đào trong trận đồ bát quái anh có đến thăm và chọn trong các đồ cổ xúc ở dưới sông lên , xin một cái bát hoa cúc đời Lý Anh mang về bày ở trong nhà .Từ ngày ấy gia đình lục đục, làm ăn thất bại .Vừa rồi anh có đi công tác sang Lào , có một ông thầy cúng vừa nhìn thấy anh đã hốt hoảng :? Anh có cầm vật gi của người âm không ??.Anh trả lời : ?oKhông có ạ?.Ông thầy cúng lắc đầu :? Anh phải nhớ lại thật kỹ đi,tôi tháy sau lưng anh có rất nhiều người âm đang đòi anh cái gì đáy , hình như là bát ăn cơm thì phải . Anh lấy của họ ở dưới sông làm họ không có cái bát ăn cơm. Anh phải trả họ ngay không thì gay go đấy .?
    Anh Tuấn nhớ lại chuyện cái bát sợ quá phải bỏ dở chuyến công tác , quay về Hà Nội sắm lễ vật làm lễ tạ tội và trả cái bát vào lòng sông đúng chỗ tôi đã múc lên .Hôm đó là ngày 24/7/2002.
    Chuyện còn rất dài, tai họa còn rất nhiều . Ba ngày sau đó , bố đẻ tôi đột ngột ra đi và nhiều chuyện nữa đã xảy ra tôi sẽ kể chi tiết sau .Bởi ngay đến hôm nay gia đình tôi vẫn còn phải chịu nhiều oan khuất ?
  3. sonoma

    sonoma Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2005
    Bài viết:
    1.114
    Đã được thích:
    0
    Còn tiếp bài có liên quan....
    PHÁT LỘ TRẤN YỂM Ở SÔNG TÔ LỊCH (HÀ NỘI)
    Ngày 21/9/2002, Báo Kinh Tế và Xã Hội đã đăng một bài về sự phát hiện trên sông Tô lịch, phía cửa Tây của La Thành, một hiện tượng chấn yểm của người xưa.
    Hiện tượng này đã gây xôn xao dư luận của Hà Nội và cả nước về những kỳ bí đang xẩy ra vào đầu thế kỷ 21 - Khi mà KHKT đang phát triển như vũ bão.
    Tóm lược sự việc như sau: Vào ngày 27/9/2001, đội thi công số 12 -Thuộc Công ty xây dựng VIC, trong khi nạo vét sông Tô Lịch, thuộc địa phận làng An Phú - Phường Nghĩa Đô - Quận Cầu giấy - HÀ NỘI đã phát hiện được di vật cổ rất lạ và huyền bí. Đó là 7 cây gỗ được chôn đứng dưới lòng sông, tạo thành một đa giác đều, tại đó có các bộ hài cốt bị đóng đinh bả vai, táng giữa các cọc gỗ đó. Ngoài ra còn phát hiện được tấm gỗ Vàng tâm có hình Bát quái, một số đồ Gốm, xương Voi, Ngựa, dao, tiền đồng.
    Sau khi đã rút những cọc gỗ đó lên, lấy các bộ hài cốt đem lên Bát Bạt -Hà tây (là nơi nghĩa trang chôn cất chung của TP. Hà nội ), thấy có rất nhiều hiện tượng kỳ lạ xẩy ra. Nào là các việc chuẩn bị tiến hành thi công bị rối tung lên, máy xúc KOMATSU tự nhiên lao xuống sông. Nào là một số người đang làm việc tự nhiên ngã lăn ra đất, chân tay co rúm, cứng đờ, lưỡi thè ra ngoài và trở nên hoàn toàn mất tư thức trong nhiều giờ. Địa tầng của cả khu vực thi công tự nhiên biến đổi, không giống như khảo sát ban đầu; Thử đưa la bàn vào khu vực đó thấy kim la bàn quay tít.
    Một năm sau sự việc trên, có hàng loạt sự kiên ngẫu nhiên xẩy ra, gây kinh hoàng cho toàn đội xây dựng số 12, là đội đă trực tiếp thi công khu vực trên. Bản thân, gia đình, anh em của những người công nhân trực tiếp ngụp lặn vớt hài cốt, nhổ cọc đóng dưới lòng sông liên tục bị các tai nạn thảm khốc như chết, bệnh tật, tai nạn. Sự việc lên đến đỉnh cao khi có tới 43 người thợ bỏ không dám tiếp tục làm việc tại công trường nữa. Trong số đó nhiều người không nói rõ lý do, cũng không đòi hỏi vật chất mà đáng ra họ được hưởng.
    Ngày 9/10/2001, những người thợ đã mời một thày theo đạo Tứ phủ đến giải thich, theo nhận định của Thày thì đây là một đạo Bùa Bát quái trận đồ được chôn yểm lâu đời để chấn yểm Long mạch của khu vực này. Sau đó các công nhân lại tiếp tục mời Thượng tọa Thích Viên Thành tới. Thượng tọa Thích Viên Thành đã cho 5 đệ tử lập đàn tràng, làm lễ Hàn lại Long mạch. Theo một số người nói lại (tôi không có điều kiện kiểm tra). Chỉ hơn 1 tháng sau, Thượng tọa Thích Viên Thành đã bị bệnh chết.
    còn tiếp....
  4. royalgia

    royalgia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2006
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    0
    Tớ cũng đang theo dõi vụ này. Hai bài trên đọc ở báo Pháp Luật Cuối Tuần. Không biết trên mạng có nguồn nào không. Nếu bạn có thì up lên nhé.
    Thanks.
  5. cosin

    cosin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    628
    Đã được thích:
    0
    Có người phá hoại ngầm, gây tâm lý hoang mang. Điều tra nội bộ sẽ rõ.
  6. sonoma

    sonoma Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2005
    Bài viết:
    1.114
    Đã được thích:
    0
    Các nhà khoa học đã có những đánh giá sơ bộ, song cho đến nay vẫn chưa có kết luận nào khả dĩ có thể lý giải và khắc phục các sự việc trên.
    Giáo sư Trần Quốc Vượng có kết luận như sau: ?oTrước đây, cổng Hoàng thành ngoài lính còn có Thần chấn giữ 4 cửa (Thăng Long Tứ trấn) và có yểm bùa hay còn làm lễ Hiến Sinh. Như vậy đây là cổng thành phía Tây của La thành. Thông qua tính tương đối thống nhất giữa niên đại của Tiền và đa số đồ gốm cho thấy niên đại của địa điểm này trong khoảng thế kỷ 11 cho đến 14, thuộc vào thời Lý -Trần Việt Nam hay thời Tống của Trung Quốc.
    Sự trùng hợp ngẫu nhiên giữa hiện tượng sông Tô bị lở do đổi dòng và mắt nhà Vua bị đau, đã tạo ra một lễ trấn yểm, trong đó có những bộ xương người cùng những hiện vật khác chăng. (Ở đây GS Trần Quốc Vượng muốn nhắc đến sự tích Ông Dầu bà Dầu trong chuyện cổ tích Việt nam - Người viết). Đó là một phần của những gì đã đăng tải trên tờ báo. Gần đây, một người bạn của tác giả có cho biết: Đài truyền hình có phát tin người ta đã chuẩn bị khôi phục lại hiên trạng di vật như lúc ban đầu.
    Người viết bài này lại có ý kiến khác hẳn: Theo thiển ý của người viết, đây là một hiện tượng chấn yểm nhằm cắt và bế Long Mạch, chận đường của Khí. Ai đã chấn yểm vị trí này và mục đích sự chấn yểm này để làm gì?. Theo thiển ý của người viết: Đây là tác phẩm của Cao Biền, Tiết độ sứ của TQ vào thế kỷ 8 -Tức là trước thời nhà Lý khoảng 200 năm.
    Người viết xin được chứng minh như sau: Trước hết nói về ý kiến của GS Trần Quốc Vượng; người viết cũng đồng ý rằng đây là một sự chấn yểm sông Tô lịch, song không chỉ căn cứ vào niên đại của một số đồ gốm nhặt được mà cho rằng sự việc xẩy ra vào thời Lý - Trần. Nếu theo Truyền thuyết ?oTại sao sông Tô lịch và sông Thiên Phù hẹp lại? hay truyền thuyết ?osự tích Ông Dầu bà Dầu?, tác giả của sự việc trên là các vị Vua nhà Lý, nhằm trấn yểm sự Báo thù của Ông bà Dầu, thì không có sự việc sông Tô Lịch và Thiên Phù cứ ngày càng hẹp lại, đến nay chỉ còn là một con sông nhỏ xíu, làm nhiệm vụ thải nước bẩn cho Hà Nội. Ta nhớ rằng theo sử sách sông Tô lịch ngày xưa rất rộng, trên bến, dưới thuyền, là trục Giao thông chính thủa ấy. Mặt khác thời Lý Trần có rất nhiều nhà Phong Thủy Việt nam tài giỏi như: Thiền sư Định không làng Cổ pháp (Sư thọ 79 tuổi -Năm Bính tư 808), Sư La chân Nhân (852 -936), Sư Vạn Hạnh..
  7. sonoma

    sonoma Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2005
    Bài viết:
    1.114
    Đã được thích:
    0
    Bài viết về lai lịch Cao Biền và các sự tích có liên quan đến Thành Đại La...
    Cao Biền (tiếng Trung: ~駢; tự Thiên Lý; 821?"887) là một viên tướng của nhà Đường, ông là người thay mặt cho nhà Đường cai quản Giao Châu (tên gọi khi đó của Việt Nam) từ năm 866 đến năm 875 với chức vụ tiết độ sứ. Sau lại làm phản nhà Đường và bị giết năm 887. Tổ tiên là người Bột Hải (Mãn Châu), sau di cư đến U Châu.
    Cuộc đời
    Ông nội là Nam Bình quận vương Cao Sùng Văn, thời Đường Hiến Tông Lý Thuần (806-820) là một danh tướng, chỉ huy cấm quân. Từ khi còn nhỏ, Cao Biền đã là người rất chịu khó trau dồi về văn học. Giao du với các nho sĩ, ông thường bàn luận đường lối chính trị một cách rắn rỏi. Cao Biền theo Chu Thúc Minh, làm tư mã.[1] Cao Biền làm quan, được thăng dần đến hữu thần sách đô ngu hậu, sau vì có công, lại được thăng làm phòng ngự sứ Tần Châu. Những năm đầu thời Đường Ý Tông (859?"873), Cao Biền chỉ huy quân tại biên cương phòng chống người Đảng Hạng và Thổ Phồn, kiêm Tần Châu thứ sử.
    Năm Hàm Thông thứ bảy (866), Cao Biền sang trấn thủ Giao Châu, làm Tĩnh Hải quân tiết độ sứ, cai quản cả Giao Châu và Quảng Châu. Năm Càn Phù thứ hai (875) đời Đường Hi Tông (873?"888), nhà Đường chuyển ông đến cai quản Tây Xuyên. Cao Biền là người nghiêm khắc nhưng lạm dụng hình phạt, lạm sát cả người vô tội. Tuy vậy, trong thời gian cai quản Tây Xuyên ông đã có công lui quân Nam Chiếu.
    Năm Càn Phù thứ sáu (879) quân đội của Hoàng Sào từ bờ nam sông Hoàng Hà tiến về phía tây, triều đình nhà Đường điều Cao Biền đến làm Hải Quân tiết độ sứ (ngày nay là Trấn Giang, Giang Tô). Quân của Hoàng Sào chuyển hướng tiến về hướng nam tới Chiết Giang. Tháng 5 năm Quảng Minh thứ nhất (880) tại Tín Châu (ngày nay là Thượng Nhiêu, Giang Tây) quân Hoàng Sào giết chết Hoài Nam tiết độ sứ (ngày nay là bắc Dương Châu, Giang Tô). Tháng bảy, quân Hoàng Sào vượt qua Trường Giang. Cùng năm, quân Hoàng Sào từ Quảng Châu (ngày nay thuộc Quảng Đông) tiến lên phía bắc tới khu vực Giang-Hoài, Cao Biền khiếp sợ uy thế Hoàng Sào, chỉ cố thủ Dương Châu, dù binh lực có trên 100.000 để bảo tồn lực lượng. Quân Hoàng Sào tiến vào Trường An, Đường Hi Tông khẩn cấp điều Cao Biền đem quân cứu giá, nhưng Cao Biền không tuân lệnh của nhà Đường mà lại cát cứ một phương. Năm Trung Hòa thứ hai (882), nhà Đường bãi miễn Cao Biền.
    Về già, Cao Biền trở nên tin vào phép thuật thần tiên, trọng dụng thuật sĩ làm lòng người ly tán, tướng cai quản Hoài-Nam là Tất Sư Đạc rất lo sợ, năm Trung Hòa thứ năm (885) Cao Biền tạo phản, nhà Đường cử Tuyên Châu quan sát sứ là Tần Ngạn trợ chiến với Tất Sư Đạc. Năm Quang Khải thứ ba (887), Tất Sư Đạc xuất quân từ Cao Bưu, hợp cùng các tướng khác tấn công Dương Châu. Cao Biền phái người đi cầu cứu Dương Hành Mật, nhưng người của Cao Biền chưa tới nơi thì thành Dương Châu đã bị phá, Cao Biền bị bắt làm tù nhân, một thời gian sau bị Tần Ngạn, Tất Sư Đạc giết chết.
    [sửa] Tại Giao Châu
    Năm Ất Dậu (865) Cao Biền được nhà Đường cử là đại tướng họp cùng giám quận là Lý Duy Chu đem quân sang đóng ở Hải Môn để giải quyết vấn đề Nam Chiếu. Cao Biền sinh ở cửa tướng lại là tay văn học uyên thâm dẫn 5000 quân làm tiền đạo và ước cùng Lý Duy Chu điều động quân hậu viện tiến sau. Lý Duy Chu không muốn Cao Biền thành công, và biết rằng Cao Biền giàu mưu lược, có tài quân sự ắt sẽ thắng trận. Nam Chiếu tuy đông nhưng man mọi và ô hợp, chiến đấu lại không có phương pháp. Y chỉ còn cách không đem quân tiếp viện để Cao Biền hao mòn dần thực lực mà thất bại. Cao Biền cất quân đi rồi, Lý Duy Chu vẫn cứ đóng binh nguyên vẹn tại chỗ.
    Giám quận nhà Đường là Trần Sắc lại phái thêm 7.000 quân do tướng Vi Trọng Tể điều khiển sang tăng cường cho đoàn quân viễn chinh của Cao Biền. Bấy giờ Cao Biền mới xuất trận đã thắng được Nam Chiếu mấy kỳ, và tháng 6 năm 866 cho báo về Trung Quốc. Tháng 9 năm thứ 6 niên hiệu Hàm Thông (865), Cao Biền đánh úp quân Nam Chiếu đang gặt hái ở Phong Châu (Vĩnh Yên) và cướp thóc lúa đem về nuôi quân.
    Biết tình thế khó khăn, vua Nam Chiếu phái Đoàn Tú Thiên làm tiết độ sứ đất Thiên Xiển (kinh đô riêng của Nam Chiếu ở tây bắc Giao Châu), phái Dương Tư Tấn đến giúp Đoàn Tú Thiên giữ Giao Châu, và cho Phạm Nê Ta làm đô thống phủ đô hộ.
    Tin báo thắng trận của Cao Biền đến Hải Môn thì bị Lý Duy Chu chặn lại. Triều đình Trung Quốc lâu không thấy tăm hơi của Cao Biền liền cho hỏi Lý, Lý nói dối rằng Cao Biền vẫn không chịu xuất quân và án binh bất động ở Phong Châu. Thực ra lúc đó Cao Biền đã phá được quân Nam Chiếu, hàng được hơn 1 vạn quân, và đang vây hãm quân Nam Chiếu ở La Thành quá 10 ngày. Trong lúc đó Đường Ý Tông phái Vương Án Quyền và Lý Duy Chu tới thay họ Cao, và trước khi về kinh, Cao Biền đã phái Tăng Cổn về Trung Quốc trình bày tin tức thắng trận và mọi sự hãm hại của họ Lý. Sau khi giao binh quyền, Cao Biền cùng 100 thủ túc lên đường. Khi vua Đường hiểu rõ manh mối, Cao Biền được thăng chức kiểm hiệu công bộ thượng thư và được quay gót về Giao Châu tiếp tục việc đánh dẹp. Trong lúc này Vương Án Quyền và Lý Duy Chu mới đánh thành. Vương Án Quyền thì nhút nhát còn Lý Duy Chu lại tham lam tàn ác nên tướng tá không phục, nhờ vậy quân Nam Chiếu giải được vòng vây 2 lần trốn thoát quá nửa.
    Đến khi Cao Biền trở lại, tháng 4 năm Hàm Thông thứ 7 (866) thì hạ được thành, đánh bại được Dương Tư Tấn, chém được Đoàn Tú Thiên, Phạm Nê Ta, Nạc Mi và Chu Cổ Đạo là thổ mán đã làm hướng đạo cho Nam Chiếu cùng sát hại hơn một nửa quân Nam Chiếu. Cao Biền lại đánh phá 2 động thổ mán đã theo Nam Chiếu và giết tù trưởng. Tháng 11 cùng năm, nhà Đường đặt Tĩnh Hải quân, dùng Cao Biền làm tiết độ sứ kiêm hành doanh chiêu thảo sứ các đạo. Bắt đầu từ đấy, Giao Châu đổi tên thành Tĩnh Hải quân tiết trấn.
    Xét ra Giao Châu bị nạn Nam Chiếu ròng rã 10 năm vô cùng tai hại. Từ đó Cao Biền ở lại Giao Châu làm tiết độ sứ. Sau khi Nam Chiếu bại trận được vài năm, Trung Quốc bị loạn. Nam Chiếu lại lợi dụng cơ dấy quân. Vua Đường muốn phương nam được ổn định nên điều đình gả công chúa cho vua Nam Chiếu. Nam Chiếu liền cử một phái bộ đặc biệt sang đón công chúa trong đó có mấy thượng tướng. Cao Biền gửi mật thư cho vua Đường bảo trong phái bộ có 3 nhân vật cao cấp nhất là linh hồn của Nam Chiếu nên đầu độc họ để trừ hậu họa, sau này Nam Chiếu có phục hồi được ắt cũng còn lâu. Vua Đường y lời cho đánh thuốc độc vào rượu, các sứ giả Nam Chiếu bỏ mạng nhờ vậy nhà Đường giữ Giao Châu thêm một giai đoạn [cần chú thích].
    Cao Biền khởi việc xây thành đắp lũy ở các nơi biên cảnh để đề phòng giặc giã. Một kỳ công của ông là việc dựng lên thành Đại La bên bờ sông Tô Lịch. Thành này bốn mặt dài hơn 1.982 trượng, cao 2 trượng 6 thước. Bên ngoài thành có một con đê chạy theo để bao bọc lấy thành. Đê dài hơn 2.125 trượng 8 thước, cao 1 trượng rưỡi, dầy 2 trượng. Trong thành có tới 20 vạn nóc nhà. Sự sống của nhân dân rất là sầm uất. Ông lại khai phá các ghềnh thác để mở rộng đường thủy cho các thuyền bè buôn bán đi lại.
    Về mặt cai trị, ông cũng có một chính sách rõ rệt tránh được mọi điều nhũng lạm của bọn thừa hành. Ông đã gây được thiện cảm giữa ông và dân chúng cho nên được tôn là Cao Vương. Ông lập các sở thuế để có tiền chi dụng.
    Năm Ất Tỵ (875) vua Đường đổi Cao Biền đi làm tiết độ sứ tại Tây Xuyên (tỉnh Tứ Xuyên) và ưng thuận lời đề nghị của Cao Biền cho Cao Tầm (cháu Cao Biền) thay thế ở phương nam.
  8. sonoma

    sonoma Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2005
    Bài viết:
    1.114
    Đã được thích:
    0
    Thành Đại La
    Thành Đại La
    Thành Đại La ban đầu do Trương Bá Nghi cho đắp từ năm Đại Lịch thứ 2 đời Đường Đại Tông (767), năm Trinh Nguyên thứ 7 đời Đường Đức Tông (791), Triệu Xương đắp thêm. Đến năm Nguyên Hòa thứ 3 đời Đường Hiến Tông (808), Trương Chu lại sửa đắp lại, năm Trường Khánh thứ 4 đời Đường Mục Tông (824), Lý Nguyên Gia dời phủ trị tới bên sông Tô Lịch, đắp một cái thành nhỏ, gọi là La Thành, sau đó Cao Biền cho đắp lại to lớn hơn. Theo sử cũ thì La Thành do Cao Biền cho đắp có chu vi 1.982,5 trượng (?^6,6 km); thành cao 2,6 trượng (?^8,67 m), chân thành rộng 2,5 trượng (?^8,33 m), nữ tường[2] bốn mặt cao 5,5 thước (?^1,83 m), với 55 lầu vọng địch, 6 nơi úng môn[3], 3 hào nước, 34 đường đi. Ông còn cho đắp đê vòng quanh ngoài thành dài 2.125,8 trượng (?^7,09 km), đê cao 1,5 trượng (?^5,00 m), chân đê rộng 2 trượng (?^6,66 m) và làm hơn 400.000 gian nhà.
    [sửa] Người vợ
    Theo thần phả ở Hà Đông, Cao Biền có một người vợ là Lã Thị Nga, theo ông từ phương bắc sang Việt Nam. Bà không ở cùng Cao Biền trong thành mà ra ở bên ngoài, khu vực ngày nay là thị xã Hà Đông. Bà đã truyền nghề dệt lụa cho dân ở đây và trở thành bà tổ nghề dệt lụa Hà Đông. Sau khi Cao Biền về bắc, bà ở lại Tĩnh Hải quân. Sau nghe tin Cao Biền mất ở Trung Quốc, bà gieo mình xuống sông tự vẫn. Dân lập đền thờ bà ở bờ sông.
    [sửa] Các truyền thuyết
    Với Cao Biền, ngày nay ở dân gian Việt Nam vẫn còn những truyền thuyết hoang đường, như cho rằng Cao Biền thấy ở đất Giao Châu có nhiều kiểu đất đế vương, nên thường cưỡi diều giấy bay đi xem xét, rồi dùng phép thuật phá những nơi có hình thế sơn thuỷ đẹp, và chặn những đất có long mạch bằng cách đào những giếng khơi rất sâu.
    Mỗi khi thấy người nào sức yếu, tay chân cử động run rẩy, người ta hay sử dụng câu gần như đã là thành ngữ: Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non. Người ta giải thích là Cao Biền có phép thuật "tản đậu thành binh", nghĩa là mỗi khi cần có quân lính đi đánh dẹp, không cần mộ người chỉ cần rắc đậu vào một bãi đất, rồi ủ kín, đọc thần chú rồi mở ra, mỗi hạt đậu hóa thành một người lính. Có lần Cao Biền đọc thần chú còn thiếu, khi mở ra những hạt đậu đã thành lính nhưng đều còn non chưa đủ sức, đứng lên không vững.
    Một thuyết khác giải thích về Cao Biền dậy non là khi Cao Biền sang nước Nam với mục đích yểm bùa và triệt hạ long mạch thì ông có nuôi 100 âm binh để phục vụ mục đích này. Để nuôi đủ 100 âm binh Cao Biền nhờ một bà hàng nước mỗi ngày thắp một nén hương để gọi dậy một âm binh. Khi thắp đủ 100 nén hương trong vòng 100 ngày sẽ gọi dậy được đủ 100 âm binh. Nhưng bà lão nước Nam đã phá âm mưu của Cao Biền bằng cách thắp cả một lượt 100 nén hương trong vòng 1 ngày. Kết quả là âm binh của Cao Biền đã dậy đủ 100. Nhưng vì không đủ ngày, dậy non nên không có tác dụng.
    Truyền thuyết dân gian kể rằng khi sang Giao Châu, Cao Biền thấy long mạch rất vượng, nên muốn phá đi, thường mặc áo phù thủy, cưỡi diều giấy đi khắp nơi để xem địa thế, hoặc giả tảng lập đàn cúng tế để lừa thần bản địa đến rồi dùng kiếm báu chém đầu, xong đào hào, chôn kim khí để triệt long mạch. Cao Biền có lần đến núi Tản, định dùng chước này, nhưng Tản Viên sơn thánh biết được, liền mắng Cao Biền rồi đi.
    Xét ra, theo sử Trung Quốc, chính Cao Biền khi về bắc bị cấp dưới là Lã Dụng Chi cuốn vào những trò ma thuật phong thủy và trở thành nạn nhân của những trò pháp thuật đó. Nếu là thày phong thủy cao tay, ông phải là người đi mê hoặc người khác, không thể bị mê hoặc và bị chết bởi thuật này.
  9. sonoma

    sonoma Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2005
    Bài viết:
    1.114
    Đã được thích:
    0
    Sự tích đền Bạch Mã
    Chuyện kể rằng Cao Biền đắp La Thành, mấy lần bắt đầu đều bị sụt lở. Một đêm, Cao Biền đứng trên vọng lâu nhìn ra, thấy một vị thần cưỡi ngựa trắng chạy đi, chạy lại như bay, rồi bảo Cao Biền cứ theo vết chân ngựa chạy mà đắp thành. Vì vậy, sau khi đắp thành xong, Cao Biền cho lập đền thờ vị thần ấy ở ngay nơi hiển hiện, gọi là đền Bạch Mã. Đền thờ này ngày nay vẫn còn ở phố Hàng Buồm, Hà Nội. Chuyện này còn có dị bản khác nói rằng Cao Biền đã cho đắp thành Đại La. Một hôm, Cao Biền ra chơi ngoài cửa đông của thành, chợt thấy trong chỗ mây mù tối tăm, có bóng người kì dị, mặc áo hoa, cưỡi rồng đỏ, tay cầm thẻ bài màu vàng, bay lượn mãi theo mây. Cao Biền kinh sợ, định lấy bùa để trấn yểm. Bỗng đêm hôm ấy thấy thần báo mộng rằng:Ta là tinh anh ở Long Đỗ, nghe tin ông đắp thành nên đến để hội ngộ, việc gì mà phải trấn yểm?
    Cao Biền lấy làm kỳ lạ, bèn lấy vàng, đồng và bùa chôn xuống để trấn yểm. Chẳng dè, ngay đêm đó mưa gió sấm sét nổi lên dữ dội, sáng ra xem, thấy vàng, đồng và bùa trấn yểm đều đã tan thành cát bụi. Cao Biền sợ hãi, bèn lập đền thờ ở ngay chỗ ấy và phong cho thần là thần Long Đỗ.
    Sau này Lý Thái Tổ dời kinh đô đến đất này, đổi gọi Đại La là Thăng Long. Nhà vua sai đắp lại thành, nhưng hễ thành đắp xong lại lở, bèn sai người đến cầu đảo thần Long Đỗ. Chợt người cầu đảo thấy có con ngựa trắng từ trong đền đi ra, dạo quanh thành một vòng, đi tới đâu, để vết chân rõ ràng tại đó và cuối cùng vào đền rồi biến mất. Sau nhà vua cứ theo vết chân ngựa mà đắp thành thì thành không lở nữa, bèn nhân đó, phong làm thành hoàng của Thăng Long. Các vua đời sau cũng theo đó mà phong tới Bạch Mã Quảng Lợi Tối Linh Thượng Đẳng Thần.
  10. sonoma

    sonoma Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2005
    Bài viết:
    1.114
    Đã được thích:
    0
    Dĩ nhiên các vị sư đó không thể nào để cho các Vua Lý chấn yểm sông Tô Lịch và Thiên Phù, để đến nỗi sông Tô Lịch và Thiên Phù cứ ngày càng hẹp lại và Ngôi báu Vua Lý chẳng bao lâu về tay nhà Trần. Dòng họ Lý bị tuyệt diệt đến nỗi chỉ có người nào đổi qua họ Nguyễn mới thoát khỏi.
    Bây giờ ta xét sự việc dưới một góc độ khác qua các sự kiện Lịch sử và các truyền thuyết còn lưu lại trong dân gian.
    Theo Việt sử lược: Thành Đại La được xây dựng vào thế kỷ 7 có tên là Tống Bình. Năm thứ 2 niên hiệu Trường khánh (Nhâm Dần -822 ), Vua Mục Tông nhà Đường dùng Nguyên Hỷ làm quan đô hộ. Nguyên Hỷ thấy cửa thành có dòng nước ngược sợ rằng dân ở thành có ý đồ phản nghịch, liền sai Thầy bói gieo 1 quẻ. Thầy bói nói rằng: Sức ông không đủ để bồi đắp thành lớn, 50 năm sau, có một người họ Cao đóng đô tại đây mà xây dựng Vương phủ .
    Tới đời vua Đường Y Tôn (841 -873), Cao Biền được cử sang đất Việt làm Tiết Độ sứ. Cao Biền là một con người đa hiệu: Vừa là một vị Tướng,vừa là một nhà Phù thủy, một Đạo sĩ, cũng là một nhà Phong thủy có tài. La Thành được Cao Biền sửa chữa, chỉnh đốn lại cho hợp Phong Thủy vào các năm: 866, 867, 868. Theo truyền thuyết, khi Cao Biền xây dựng lại thành Đại La, thì khu vực thi công có hiện tượng sụp lở đất. Cao Biền liền tiến hành chấn yểm Thần sông Tô lịch và một số điểm khác như đền thờ Thần Bạch mã, núi Tản Viên. Sau đó công viêc xây dựng mới có thể hoàn tất.
    Tới đây, ta nhớ lại một truyền thuyết khác của dân tộc Việt nam. Đó là ?oTruyền thuyết Thành Cổ Loa? Tương truyền rằng khi xây dựng thành Cổ loa, An Dương Vương cũng xây mãi mà thành vẫn bị đổ. Khi đó Rùa Thần hiện ra chỉ cách cho xây và cho một cái móng chân, lúc đó thành Cổ loa mới có thể xây dựng xong?.
    Về mặt địa lý, La thành và Thành Cổ loa cách nhau không xa (Theo đường chim bay chỉ vài chục km).
    Tới đây, ta buộc phải tự đặt câu hỏi: Có sự trùng hợp giữa hiện tượng sụp đất của Thành Cổ loa, sự sụp đất của thành Đại la và sự sụp lở đất không thể khắc phục được trên công trình nạo vét sông Tô Lịch?.
    Qua hai truyền thuyết trên, bỏ qua các sự việc có tính chất dị đoan, chúng ta phải chấp nhận một sự thực là: Vùng đất từ đầu nguồn sông Tô Lịch kéo dài đến Cổ Loa - Đông Anh HÀ NỘI là một vùng đất có địa tầng địa chất không ổn định. Ta cũng cần phải nhớ rằng: Núi Tản viên nằm ở hướng Tây Hà Nội. Mặt khác phía Tây và Tây Bắc của La Thành là một vùng núi non trùng điệp của các tỉnh HÒA BÌNH, SƠN LA, LAI CHÂU? Theo định nghĩa của môn Phong Thủy, Long Mạch xuất phát từ những rặng núi cao. Núi mà từ đó khởi nguồn Long mạch gọi là Tổ sơn. Ngoài ra Long mạch còn xuất phát từ những khu vực khác gọi là Thiếu sơn. Ta cũng biết rằng thiên khí từ trên trời luôn có tính chất giáng xuống, các đỉnh núi cao là những antena tiếp thu sinh khí. Từ những sự việc trên, ta cảm nhận được rằng có một Long mạch rất lớn bắt nguồn từ núi Tản Viên và các rặng núi phía Tây, Tây bắc của Thành Đại la kéo dài qua thành Đại La theo dọc sông Tô Lịch (khí thường đi theo nướ), chạy qua khu vực Hồ Tây bây giờ (Hồ Tây trước kia là một khúc của dòng sông Hồng), sau đó sang tới tận địa phận Cổ Loa - Đông Anh - HÀ NỘI và còn theo hướng Đông, Đông Bắc đi tiếp .

Chia sẻ trang này