1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thánh vật ở Sông Tô Lịch (bài viết có hình ảnh)

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi sonoma, 17/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. sonoma

    sonoma Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2005
    Bài viết:
    1.114
    Đã được thích:
    0
    Chương trình truyền hình hôm qua các bác có thể xem ở link này
    http://www3.tuoitre.com.vn/Media/#javascript:void(0)
  2. sonoma

    sonoma Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2005
    Bài viết:
    1.114
    Đã được thích:
    0
    Sưu tầm thêm ............
    Thánh vật ở sông Tô Lịch ?" Kỳ 4
    Vào năm 1986, tôi mới là một thanh niên trẻ của làng An Phú ?" lúc đó thuộc thị trấn Nghĩa Đô của huyện Từ Liêm - bên sông Tô Lịch.
    Ở ngay bên bờ sông có miếu Đôi Cô, nay là đền Quán Đôi, đối diện khu đất sau này đội thi công 12 thuộc Công ty VIC đào phải trận đồ trấn yểm, gây ra bao chuyện kỳ lạ cũng như bất hạnh cho nhiều người. Do liên quan đến nhiều người còn sống nên cho tôi xin được giấu tên thật của họ.
    Vào năm đó ?" 1986 ?" tôi được làng chọn làm dân phòng, là nhân viên an ninh tự nguyện để phối hợp với công an bảo vệ trật tự an ninh xóm làng. Khi đó, miếu Đôi Cô chỉ là một ngôi miếu nhỏ gồm một gian nhà xây, lớp ngói một mái.
    Trước cửa miếu có cây đa khá xanh tốt. Trong miếu, trên bệ thờ chỉ có mấy tượng thờ (hình như là tượng Cô) và mấy bát hương cũng rất nhỏ. Miếu nhỏ nhưng có nhiều người đến lễ vào những ngày sóc vọng (mồng một, ngày rằm).
    Ở đó thường có một ông thầy Tứ Phủ từ thôn Vòng (Dịch Vọng Hậu) đến chủ trì lễ bái, gọi hồn, ốp đồng. Chính quyền thị trấn, vào những năm đó, do bà Nguyễn Thị Sang làm chủ tịch UBND. Ông N.L là phó chủ tịch UBND. Ông M.G làm bí thư đảng ủy xã.
    Trong phong trào chống mê tín dị đoan, bảo vệ trật tự an ninh cơ sở, miếu Đôi Cô được UBND và công an thị trấn coi là một điểm đen cần được giải tỏa. Công an thị trấn Nghĩa Đô và dân phòng thôn An Phú quyết tâm bắt quả tang một vụ hầu đồng để giải tỏa cả miếu Đôi Cô này.
    Nghe cơ sở báo tối ngày rằm tháng 10/1986 có một vụ lên đồng tại miếu Đôi Cô, anh Chung - công an khu vực thôn An Phú, cùng ông N.L dẫn các dân phòng phục sẵn gần miếu.
    Nghe thấy lầm rầm có tiếng ?olạy cô, lạy cô?, từ bốn phía anh em ập vào bắt quả tang hơn 10 bà cùng ông thầy tứ phủ đang lên đồng. Chúng tôi thu hết lễ vật, đưa toàn bộ những người này lên trụ sở UBND.
    Ông N.L còn ra lệnh thu hết đồ thờ cúng mang lên trụ sở UBND. Chúng tôi thu hết tất cả bát hướng, tượng thờ, cả rắn thờ, nón thờ mang lên để ở góc phòng UBND.
    Theo đúng luật lệ, thầy tứ phủ và các bà tham gia lên đồng bị phạt hành chính rồi được thả về. Còn lại một đống lễ vật và cả đồ áo mũ để lên đồng, cả miếng khăn phủ diện màu đỏ, chất ở góc phòng không biết xử lý ra sao.
    Ông N.L đề nghị anh Chung ?" công an ?" xin ý kiến, ông M.G đến xem sau đó phán một câu xanh rờn: ?oCác cậu ném hết xuống sông Tô Lịch cho tôi?.
    Sau này tôi nghĩ có lẽ ông M.G cũng không chủ định như vậy nhưng lúc đó, do hứng chí, ông phán như vậy.
    Tôi bàn với anh Chung nên xem xét lại, đừng ném đồ thờ xuống sông. Sau đó ông N.L và anh Chung quyết định xuống chùa Bái Ân (thôn Bái Ân), lúc đó cũng thuộc địa phận thị trấn Nghĩa Đô, mời sư thầy Đàm Thanh xuống UBND nhận đồ thờ cúng mang về cất ở chùa.
    Ngay sau đó, sư thầy Đàm Thanh lên nhận hết đồ, chở bằng xe đạp về chùa Bái Ân. Hiện nay các ông có tên trên vẫn sống. Anh Chung nay là thiếu ta công an tại Đội 113, công an quận Cầu Giấy. Sư thầy Đàm Thanh vẫn trụ trì chùa Bái Ân.
    Sự việc bắt giữ và thu đồ thờ của miếu Đôi Cô cũng qua đi bởi, ngay sau đó, những người đến đến thời cúng tại miếu lại sắm đủ đồ thờ và mọi việc lễ lạy lại y như cũ.
    Chỉ có chúng tôi thấy mọi sự không yên được. Đêm nằm thường hay mộng mỵ những chuyện ma quái. Thêm nữa, ngay trong những người tham gia vụ bắt giữ đồ thờ cúng đã xảy ra nhiều chuyện mâu thuẫn. Rồi dần dần những việc lớn xảy ra.
    Có điều mọi việc đều tập trung vào những người đã liên quan tới vụ bắt giữ đồ thờ ở miếu Đôi Cô. Việc đầu tiên xảy ra với ông N.L. Chỉ sau đó ít lâu, ngay kỳ bầu cử hội đồng nhân dân thị trấn, ông N.L không trúng cử và mất chức chủ tịch UBND thị trấn.
    Sau thời gian bắt vụ miếu Đôi Cô khoảng gần một năm, vợ ông M.G bị bệnh về mắt khi mới 40 tuổi. Cũng chỉ sau đó ít lâu, con trai ông M.G tham gia một vụ dùng súng cướp tài sản công dân may mà không có ai bị thương.
    Ngay sau đó con trai ông M.G bị bắt. Cơ quan công an khám nhà ông M.G nhưng không tìm ra khẩu súng tang vật. Tuy nhiên, khi khám phòng làm việc của ông M.G ở trụ sở đảng ủy thị trấn, cơ quan công an lại phát hiện khẩu súng được cất ở trong tủ đựng tài liệu.
    Ông M.G khai rằng thấy khẩu súng ở nhà, sợ con ông phạm tội nên ông đã đem lên phòng làm việc cất. Lúc thu khẩu súng, tôi cũng có mặt ở đó và không hiểu sao tôi thấy nét mặt ông M.G rất giống lúc ông nói câu: ?oNém tất cả xuống sông Tô Lịch cho tôi?.
    Hơn một năm sau, vụ án sai phạm về đất đai tại UBND thị trấn Nghĩa Đô vỡ lở, bà Nguyễn Thị Sang bị bắt và sau đó bị xử hai năm tù.
    Anh Chung sau đó chuyển công tác sang quận Tây Hồ và nhiều nơi, trong công việc có nhiều lận đận. Tôi cũng bị nhiều rủi ro nhưng có lẽ do mình là chính.
  3. ppqq

    ppqq Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/12/2006
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Bác này nhàm quá, toàn copy rồi post lại cũng topic "Thánh Vật Sông Tô Lịch" bên box Hỏi gì đáp nấy. Bà con sang đấy mà xem, nhiều bài hay hơn bên này.
  4. sonoma

    sonoma Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2005
    Bài viết:
    1.114
    Đã được thích:
    0
    ko sưu tầm post lên chắc là tự sáng tác để viết ra à :)) mà post lên cho mọi người cùng xem chứ có lợi lộc gì mà bạn này có vẻ cay cú thế nhỉ.
  5. hiepsi1975

    hiepsi1975 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    0
    Đã nói rồi, nhảm nhí, mê tín dị đoan.
    Tay Cường làm ăn thất bại tìm cách xù nợ đỏ vấy cho thần thánh. Em gái phạm tội hình sự cũng tìm cách đổ tại thành thánh.
    Rất tiếc nhiều ngưòi mang tiếng có học thức mà ngu muội tin lời mấy thằng nói nhảm.
    [​IMG]
  6. toiyeutruongtoi

    toiyeutruongtoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2007
    Bài viết:
    201
    Đã được thích:
    0
  7. toiyeutruongtoi

    toiyeutruongtoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2007
    Bài viết:
    201
    Đã được thích:
    0
    "Thánh vật ở sông Tô Lịch": Đâu là sự thực?
    Ông Nguyễn Hùng Cường: Trong quá trình nạo vét và kè sông Tô Lịch đoạn thuộc địa phận phường Nghĩa Đô thì vào ngày 24/9/2001, đội 12 chịu trách nhiệm thi công đã gặp hiện tượng:
    Sau khi đào qua lớp bùn khoảng 40-50cm thì gặp một lớp cát xốp, đồng thời làm xuất lộ 3 cọc gỗ, 3 âu, 2 liễn.
    Thấy đây là hiện tượng lạ đồng thời thu nhặt những hiện vật tiền đồng, bát gốm, gạch, dao sắt? cùng một loạt xương. Theo phân loại có 4 bộ xương người và xương động vật.
    Đến ngày 4/10/2001 âm lịch, trong khi tiếp tục làm gặp thêm một số cọc gỗ, xen giữa các cọc có một liễn sành. Cho đến trước khi có cuộc họp thì đội đã thu được 7 bộ xương người và đã tìm thấy bộ thứ 8, nằm ở vị trí cách đó khoảng 70-90cm về phía dốc Bưởi.
    Đội thi công đã đào lên được một số hiện vật như liễn sành, bát gốm? Những người có trách nhiệm đã cho gửi thông báo đến một số cơ quan chức năng.
    GS Trần Quốc Vượng: Giả thiết chúng ta đang ở vào vị trí cửa phía Tây của La Thành mà cổng phía Tây của Hoàng thành? Trước đây, cổng Hoàng thành ngoài lính còn có thần trấn giữ 4 cửa (Thăng Long tứ trấn) và có yểm bùa hay còn làm lễ hiến sinh.
    Như vậy, đây là cổng thành phía Tây của La Thành. Ngoài ra, nhìn một cách tổng quát về niên đại của khu vực thông qua tính tương đối nhất giữa niên đại của tiền và đại đa số đồ gốm: bát, hòn kê? cho thấy niên đại của địa điểm này trong khoảng thế kỷ XI cho đến đầu XIV. Niên đại thuộc vào thời Lý-Trần hay thời Tống của Trung Quốc?
    PGS.TS Đỗ Văn Ninh: Tôi nhất trí với những ý kiến của GS Trần Quốc Vượng và nói thêm, đây là một trong 6 ?oủng môn? còn sót lại duy nhất, khá rõ nét, đáng tin cậy để nghiên cứu về những ủng thành khác đã được nhắc và ghi lại trong một số bản đồ cổ.
    Coi hiện tượng này là một hiện tượng trấn yểm mà bất kỳ công trình xây dựng nào cũng phải có lễ trấn yểm, động thổ đặc biệt là đối với một vị trí quan trọng như cổng phía Tây La Thành.
    TS Phạm Quốc Quân: Vấn đề được đặt ra là cần có sự kết hợp giữa Bảo tàng Hà Nội và Bảo tàng Lịch sử xem xét, chỉnh lý khoa học hiện vật. Đồng thời cần kết hợp giữa kinh tế và khoa học, khảo sát theo dõi công trường, đào thám sát nhỏ để đánh giá đúng giá trị của di tích này.
    Nhà khảo cổ Phạm Như Hồ: Tôi nhất trí với những ý kiến trên. Tuy nhiên, vấn đề trước mắt là phải tiến hành khai quật tại địa điểm hiện đang nằm dưới lòng sông. Bởi vì, chỉ có như thế mới có những cơ sở kết luận xác đáng được.
    GS Trần Quốc Vượng: Hiện tượng có dải cát dài khoảng 200m khác hẳn so với những đoạn sông khác có thể là vào thời Lý do sự hợp lưu của sông Tô và sông Nhuệ đã làm đổi dòng chảy của sông Tô và vị trí chúng ta đang ngồi đây có thể là nơi mà con sông Tô đổi dòng.
    Vì vậy, đã tạo cho địa tầng nơi đây bị tụ cát thành một dải như vậy. Sự trùng hợp ngẫu nhiên giữa hiện tượng sông Tô bị lở do đổi dòng và mắt nhà vua bị đau đã tạo nên một lễ trấn yểm, trong đó có những bộ xương người cùng những hiện vật khác chăng (?).
    http://vietnamnet.vn/xahoi/2007/04/687876/
  8. sonoma

    sonoma Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2005
    Bài viết:
    1.114
    Đã được thích:
    0
    "Thánh vật ở sông Tô Lịch?: Đâu là sự thực?
    Những ngày gần đây tại Hà Nội, ở đâu cũng bắt gặp cảnh người dân hiếu kỳ chuyền nhau đọc báo lẫn tờ phô tô có đăng bài ?oThánh vật ở sông Tô Lịch?. Tôi may mắn nắm được khá nhiều thông tin liên quan đến ?osự cố? sông Tô Lịch ngày từ đầu. Vậy đâu là sự thực?
    Đó là vào quãng thượng tuần tháng 11/2001, ông Nguyễn Hùng Cường, Đội trưởng Đội thi công 12 thuộc dự án VIC, đơn vị thi công xây dựng tuyến kè sông Tô Lịch gọi điện báo: ?oChỗ anh đang thi công phát hiện được nhiều cổ vật, chú xuống xem?.
    Tôi là phóng viên đầu tiên được ông Cường thông tin vụ việc này.
    [​IMG]
    Đền Quán Đôi gần đoạn sông Tô Lịch, nơi xảy ra những sự việc được coi là ?oThánh vật?- Ảnh: Hồng Vĩnh
    Khoảng mấy phút sau, tôi có mặt tại khúc sông Tô Lịch, đoạn đối diện giữa đường Bưởi. Đến nơi, tôi thấy một nửa chiếc máy cẩu xúc bùn nằm bên bờ, một nửa dưới sông.
    Đoạn sông này nước vẫn đen ngòm, xung quanh đã được đội thi công cho đóng cọc tre bao để không cho nước vào.
    Mấy chiếc tiểu sành, sứ và một vài hiện vật như bát bị sứt, mẻ, vỡ, xương răng động vật được công nhân lấy lên xếp vội trên bờ. Còn những bộ di cốt do máy xúc lấy lên đã được đội thi công đưa đi chôn cất gần đấy (Mãi sau này họ mới đưa lên Bất Bạt).
    Cách gần 100 m nơi phát hiện là khu lán xập xệ của đội 12.
    Đúng ra, theo luật định, trong quá trình thi công, nếu đơn vị phát hiện hiện vật thì phải giữ nguyên hiện trường, hiện vật và báo với cơ quan chức năng nơi gần nhất để xem xét, xử lý nhưng họ đã làm ngược lại.
    Có nghĩa là hiện trường đã bị xáo trộn, hiện vật đã bị mang đi gần hết chỉ còn lại mấy cái tiểu sành, liễn sành, bát vỡ và xương răng động vật.
    Sau khi quan sát kỹ hiện trường, trao đổi với những người trực tiếp tham gia thi công đoạn kè này trong đó có ông Nguyễn Hùng Cường, tôi đã viết bài phản ánh phát hiện di vật, cổ vật tại sông Tô Lịch và đề nghị chính quyền và cơ quan chuyên môn vào cuộc.
    Thời gian đó, một số cơ quan báo chí đã phản ánh sự việc khá nghiêm túc, thậm chí có tờ báo đứng ra tổ chức cuộc tọa đàm với sự tham gia của một số nhà chuyên môn.
    Chỉ một thời gian ngắn sau, sự việc đi vào yên lặng. Về sau, tức sự việc ở sông Tô Lịch đã có độ lùi khoảng một, hai năm thì tôi được ông Nguyễn Hùng Cường cho biết những chuyện xảy ra đối với một số cá nhân trong đội 12, và một số người liên quan.
    Những chuyện đó đã được ông Cường viết trên báo trong những ngày gần đây. Thời điểm đó, vì không có cơ sở để kiểm chứng hơn nữa lời kể có vẻ mang tính hoang đường nên tôi đã không tiếp tục phản ánh.
    Ngay sau khi báo chí đăng tin phát hiện hiện vật ở sông Tô Lịch, một số nhà khoa học đã đến hiện trường. Dựa trên những lời kể của công nhân đội 12 cộng với hiện trường bị xáo trộn và hiện vật bị phân tán nên khi đó các nhà khoa học này chưa thể đưa ra nhận định.
    Một thời gian ngắn sau đó, Bảo tàng Hà Nội đã mời một số nhà khoa học lịch sử, khảo cổ đến hiện trường xem xét. Cuộc hội thảo ?ođầu bờ? diễn ra. Đó là ngày 22/12/2001.
    Bài viết về việc ?oThánh vật ở sông Tô Lịch? đăng trên báo Bảo vệ pháp luật cuối tuần
    Các nhà khoa học tham dự bao gồm: GS Trần Quốc Vượng, PGS TS Đỗ Văn Ninh, TS Phạm Quốc Quân (Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Việt Nam), TS Vũ Quốc Hiền (Phó Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Việt Nam);
    TS Ngô Thế Phong (chuyên gia khảo cổ học Bảo tàng Lịch sử Việt Nam), Nhà khảo cổ Phạm Như Hồ (Trưởng phòng Khảo cổ học lịch sử, Viện Khảo cổ học Việt Nam), TS Bùi Văn Liêm (chuyên gia khảo cổ học, Viện Khảo cổ học Việt Nam).
    Về phía cơ quan hữu quan của Hà Nội có ông Nguyễn Đức Hòa, Phó Giám đốc Sở VH-TT, TS khảo cổ Nguyễn Thị Dơn, Phó ban quản lý di tích Hỏa Lò, TS Đặng Kim Ngọc, Giám đốc Bảo tàng Hà Nội, đại diện Ban quản lý Di tích danh thắng, Phòng VH-TT quận Cầu Giấy, UBND phường Nghĩa Đô?
    Sở dĩ liệt kê danh sách dài như vậy vì để thấy rằng, tuy là cuộc hội thảo khoa học ?ođầu bờ? nhưng đã có sự hiện diện của những chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành về lịch sử, khảo cổ nhằm đưa ra những nhận định mang tính khoa học chứ không phải giải thích sự huyền bí như có tờ báo đã phản ánh.
    Cũng trong cuộc hội thảo này có GS.TS Nguyễn Trường Tiến, Chủ tịch HĐQT Tổng Cty Liên doanh xây dựng VIC, ông Nguyễn Văn Cường, Phó tổng giám đốc Cty VIC, ông Nguyễn Hùng Cường và ông Trần Mạnh Linh, Bộ GT-VT.
    Cuộc hội thảo ?ođầu bờ? đã được ghi thành biên bản với 11 chữ ký và sáu con dấu đỏ, thể hiện sự nghiêm túc trong khoa học.
    Sau khi các nhà khoa học, các chuyên gia cùng những người có mặt đi xem xét, khảo sát hiện trường và một số điểm xung quanh, cuộc họp bắt đầu từ 10 giờ 30.
    Mở đầu, ông Đặng Kim Ngọc, Giám đốc Bảo tàng thông báo nội dung, tiếp đến ông Nguyễn Hùng Cường kể lại quá trình phát hiện ở đoạn sông Tô Lịch.
    [​IMG]
    Sau đây, chúng tôi ghi lại một số ý kiến của một số nhà khoa học và người trong cuộc từ biên bản cuộc họp để bạn đọc nhận biết:
    Ông Nguyễn Hùng Cường: Trong quá trình nạo vét và kè sông Tô Lịch đoạn thuộc địa phận phường Nghĩa Đô thì vào ngày 24/9/2001, đội 12 chịu trách nhiệm thi công đã gặp hiện tượng:
    Sau khi đào qua lớp bùn khoảng 40-50cm thì gặp một lớp cát xốp, đồng thời làm xuất lộ 3 cọc gỗ, 3 âu, 2 liễn.
    Thấy đây là hiện tượng lạ đồng thời thu nhặt những hiện vật tiền đồng, bát gốm, gạch, dao sắt? cùng một loạt xương. Theo phân loại có 4 bộ xương người và xương động vật.
    Đến ngày 4/10/2001 âm lịch, trong khi tiếp tục làm gặp thêm một số cọc gỗ, xen giữa các cọc có một liễn sành. Cho đến trước khi có cuộc họp thì đội đã thu được 7 bộ xương người và đã tìm thấy bộ thứ 8, nằm ở vị trí cách đó khoảng 70-90cm về phía dốc Bưởi.
    Đội thi công đã đào lên được một số hiện vật như liễn sành, bát gốm? Những người có trách nhiệm đã cho gửi thông báo đến một số cơ quan chức năng.
    GS Trần Quốc Vượng: Giả thiết chúng ta đang ở vào vị trí cửa phía Tây của La Thành mà cổng phía Tây của Hoàng thành? Trước đây, cổng Hoàng thành ngoài lính còn có thần trấn giữ 4 cửa (Thăng Long tứ trấn) và có yểm bùa hay còn làm lễ hiến sinh.
    Như vậy, đây là cổng thành phía Tây của La Thành. Ngoài ra, nhìn một cách tổng quát về niên đại của khu vực thông qua tính tương đối nhất giữa niên đại của tiền và đại đa số đồ gốm: bát, hòn kê? cho thấy niên đại của địa điểm này trong khoảng thế kỷ XI cho đến đầu XIV. Niên đại thuộc vào thời Lý-Trần hay thời Tống của Trung Quốc?
    PGS.TS Đỗ Văn Ninh: Tôi nhất trí với những ý kiến của GS Trần Quốc Vượng và nói thêm, đây là một trong 6 ?oủng môn? còn sót lại duy nhất, khá rõ nét, đáng tin cậy để nghiên cứu về những ủng thành khác đã được nhắc và ghi lại trong một số bản đồ cổ.
    Coi hiện tượng này là một hiện tượng trấn yểm mà bất kỳ công trình xây dựng nào cũng phải có lễ trấn yểm, động thổ đặc biệt là đối với một vị trí quan trọng như cổng phía Tây La Thành.
    Cũng xin được thông tin thêm rằng, sau cuộc họp này, đơn vị thi công vẫn tiến hành xây kè sông Tô Lịch một cách bình thường và đã hoàn thành như hiện nay.
    Trong khoảng thời gian làm tiếp đó, không biết xuất phát từ điều gì mà Đội 12 mời nhiều thầy cúng về lập đàn cúng tế.
    Việc làm này cơ quan chức năng không hề biết. Thời gian vẫn cứ trôi đi, sự kiện phát hiện hiện vật ở sông Tô Lịch cũng mờ dần và dường như không ai để ý nữa, báo chí cũng không còn phản ánh.
    Thi thoảng, năm tháng hay một năm, ông Cường lại gọi điện cho người viết thông báo chuyện xảy ra này, khác đối với một số người liên quan.
    Xong công việc xây kè ở sông Tô Lịch, nghe nói ông Cường sang Lào thi công cho một công trình nào đó.
    Và gần đây nhất, khi em gái ông Cường dính vào vòng lao lý trong vụ Cty Bảo hiểm Pjico ở Sài Gòn phải ra hầu tòa nên ông Cường đã nghĩ rằng vì chuyện ?ongày xưa? mới gây nên cơ sự mà viết lại nhưng câu chuyện của cái gọi là ?othánh vật? chăng?
    TS Phạm Quốc Quân: Vấn đề được đặt ra là cần có sự kết hợp giữa Bảo tàng Hà Nội và Bảo tàng Lịch sử xem xét, chỉnh lý khoa học hiện vật. Đồng thời cần kết hợp giữa kinh tế và khoa học, khảo sát theo dõi công trường, đào thám sát nhỏ để đánh giá đúng giá trị của di tích này.
    Nhà khảo cổ Phạm Như Hồ: Tôi nhất trí với những ý kiến trên. Tuy nhiên, vấn đề trước mắt là phải tiến hành khai quật tại địa điểm hiện đang nằm dưới lòng sông. Bởi vì, chỉ có như thế mới có những cơ sở kết luận xác đáng được.
    GS Trần Quốc Vượng: Hiện tượng có dải cát dài khoảng 200m khác hẳn so với những đoạn sông khác có thể là vào thời Lý do sự hợp lưu của sông Tô và sông Nhuệ đã làm đổi dòng chảy của sông Tô và vị trí chúng ta đang ngồi đây có thể là nơi mà con sông Tô đổi dòng.
    Vì vậy, đã tạo cho địa tầng nơi đây bị tụ cát thành một dải như vậy. Sự trùng hợp ngẫu nhiên giữa hiện tượng sông Tô bị lở do đổi dòng và mắt nhà vua bị đau đã tạo nên một lễ trấn yểm, trong đó có những bộ xương người cùng những hiện vật khác chăng (?).
    Cuối cùng, cuộc họp đi đến kết luận: Đề nghị giữ lại ủng thành (đấu đong) dấu tích của di tích liên quan đến thành Đại La. Đề nghị xem xét xếp hạng di tích và giải quyết xâm phạm;
    Không tiến hành những hố thám sát khảo cổ trong khu vực hiện đang thi công (nơi có phát hiện khảo cổ);
    Trong thời gian thi công tiếp theo nếu phát hiện ra hiện vật khảo cổ mới, Bảo tàng Hà Nội và các đơn vị có liên quan cử người theo dõi và thu giữ đưa về Bảo tàng.
    Được biết, sau cuộc hội thảo ?ođầu bờ? hôm đó, dường như cơ quan chức năng và các chuyên gia, nhà khoa học không còn quan tâm nhiều lắm. Có lẽ, họ nghĩ rằng đây là vấn đề cần được nghiên cứu dài dài về sau.
    Mọi chuyện tưởng đã khép lại từ lâu thì tự nhiên có tờ báo đăng tải lại những câu chuyện huyền bí có liên quan đến khúc sông Tô Lịch gây hoang mang cho người dân như là sự ?ophát hiện? mới trong khoa học.
    Nếu trở lại sự việc đó trên cơ sở lý giải bằng nghiên cứu khoa học thì chẳng nói làm gì, nhưng nó lại được thể hiện bằng những trải nghiệm cá nhân của người trong cuộc với những suy luận, gán ghép thiếu căn cứ.
    Những tài liệu hiện vật hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Hà Nội cần được xem là một cơ sở để chúng ta tiếp tục nghiên cứu, chứ không thể đưa ra dư luận những câu chuyện huyền bí để làm rúng động dư luận như vậy.
    Cũng xin được thông tin thêm rằng, sau cuộc họp này, đơn vị thi công vẫn tiến hành xây kè sông Tô Lịch một cách bình thường và đã hoàn thành như hiện nay.
    Trong khoảng thời gian làm tiếp đó, không biết xuất phát từ điều gì mà Đội 12 mời nhiều thầy cúng về lập đàn cúng tế.
    Việc làm này cơ quan chức năng không hề biết. Thời gian vẫn cứ trôi đi, sự kiện phát hiện hiện vật ở sông Tô Lịch cũng mờ dần và dường như không ai để ý nữa, báo chí cũng không còn phản ánh.
    Thi thoảng, năm tháng hay một năm, ông Cường lại gọi điện cho người viết thông báo chuyện xảy ra này, khác đối với một số người liên quan.
    Xong công việc xây kè ở sông Tô Lịch, nghe nói ông Cường sang Lào thi công cho một công trình nào đó.
    Và gần đây nhất, khi em gái ông Cường dính vào vòng lao lý trong vụ Cty Bảo hiểm Pjico ở Sài Gòn phải ra hầu tòa nên ông Cường đã nghĩ rằng vì chuyện ?ongày xưa? mới gây nên cơ sự mà viết lại nhưng câu chuyện của cái gọi là ?othánh vật? chăng?
    Nguyễn Nguyên Thành (Tiền Phong
  9. sonoma

    sonoma Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2005
    Bài viết:
    1.114
    Đã được thích:
    0
    Thêm 1 bài nữa để tham khảo này
    Chẳng lẽ Thánh lại vật Phật?
    Thứ ba, 24/4/2007, 10:25 GMT+7
    Có lẽ quá mệt mỏi trước dư luận về những thông tin huyền bí mà tờ báo nọ đăng tải, lúc đầu tiếp xúc với phóng viên, PGS Long đã từ chối phỏng vấn và cho rằng: "Tôi không biết về chuyên môn, tôi chỉ quản lý văn hoá và lại đang rất bận".
    Thế nhưng, có lẽ với trách nhiệm của một nhà quản lý về văn hoá và thông tin của Hà Nội, PGS Long đã có cuộc trao đổi "ngoài chuyên môn" như PGS từng nhắc lại nhiều lần với chúng tôi.
    >> ?oKhông hề tìm thấy hiện tượng trấn yểm nào trong lịch sử?
    >> Xuyên tạc về cái chết của Thượng tọa Thích Viên Thành và GS Trần Quốc Vượng
    >> Thánh vật hay... "người vật"?
    >> "Thánh vật ở sông Tô Lịch?: Đâu là sự thực?
    >> Ông Dương Trung Quốc nói về "Thánh vật" ở sông Tô Lịch
    Đoạn sông Tô Lịch cạnh đền Quán Đôi, nơi phát hiện nhiều cổ vật và xương người
    Điều đầu tiên, PGS Long nhấn mạnh là "phải kiểm chứng thông tin trước khi đưa, đưa thông tin phải có chủ đích, không chỉ là cho người này người kia kể rồi đưa, gán ghép sự việc rồi không cần biết đến hậu quả của nó ra sao". Trước việc vì sao, cả một thời gian dài hơn một tháng, trên địa bàn Hà Nội người ta chụp các bài báo, truyền tay nhau đọc, rồi bàn luận xung quanh các câu chuyện huyền bí chưa có lời giải mà các cơ quan chức năng không có phản ứng gì.
    Rồi PGS Long nói ngay: "Tôi đã nhận khuyết điểm. Đúng là chúng tôi phản ứng quá chậm trước dư luận xung quanh sự việc này".
    PGS Long bức xúc: "Nếu nói như họ nói thì chẳng lẽ Thánh lại vật cả Phật. Mà theo Đại Đức Thích Minh Hiền - trụ trì chùa Hương (đệ tử chân truyền của Thượng toạ Thích Viên Thành) thì Thượng toạ Thích Viên Thành có đến sông Tô Lịch đâu. Còn GS Trần Quốc Vượng mất do ung thư vòm họng từ lâu, ai mà chả biết. Thượng toạ Thành, GS Vượng, rồi cả những công nhân của đội xây dựng kia, họ cũng là người tốt cả chứ. Chẳng lẽ Thánh lại vật người tốt?".
    Đánh giá về những thông tin trên tờ báo nọ mà ông Nguyễn Hùng Cường kể, PGS Long cho biết: "Về trận đồ bát quái thì tôi xin nói, trừ ông Cường ra, không ai có thể nói như vậy. Vì khi TS Đặng Kim Ngọc được mời đến thì câu chuyện ấy đã xảy ra 10 ngày trước và tất cả những gì người ta nói tới như cọc lim, cốt người, xương thú vật, đồ gốm sứ... cái nguyên vẹn thì không còn ở đó, những cái vỡ, nát thì bày ở trên bờ sông. Làm sao biết được những hiện vật ấy trước đó nằm ở vị trí nào, theo nguyên tắc nào để nói rằng đó là trận đồ bát quái. Ông Ngọc đã rất thất vọng khi ông Cường đã kể trên báo khác với thực tế".
    Đền Quán Đôi không liên quan đến "Thánh vật"
    Còn việc GS Vượng khẳng định về chuyện trấn yểm, tôi tìm trong biên bản cuộc họp ngày 22.12.2001 của Sở VHTT thì thấy ghi ý kiến của GS là "giả thiết chúng ta đang ở vào vị trí của cửa phía tây của La thành mà cổng phía tây của Hoàng thành thuộc vào vị trí Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh"...
    "Trước đây, cổng Hoàng thành ngoài lính còn có thần trấn giữ 4 cửa và có yểm bùa hay còn là lễ hiến sinh... đại đa số đồ gốm như bát, hòn kê... cho thấy niên đại của địa điểm này thuộc vào thời Lý - Trần Việt Nam hay thời Tống Trung Quốc.
    PGS Đỗ Văn Ninh cũng đồng tình với GS Vượng và cho rằng có thể coi hiện tượng này "là một hiện tượng trấn yểm mà bất kỳ công trình xây dựng nào cũng phải có lễ trấn yểm, động thổ, đặc biệt là đối với một vị trí quan trọng như cổng Tây của La thành". Như vậy, cả hai ông đều rất thận trọng trong nhận định và cũng chỉ giả thiết đó là hiện tượng trấn yểm khi xây dựng các công trình thôi.
    Những người dân bán tín bán nghi đến thắp hương tại 2 cây gỗ được coi là dùng để trấn yểm.
    Còn nếu nói đó là huyệt long mạch và trận đồ bát quái do ông Cao Biền đặt ra thì tôi cho là sự tưởng tượng, nếu không cố ý vì những động cơ không lành mạnh thì cũng là "nói ẩu". Vì sao ư? Ông Trần Quốc Vượng nói rồi: "Niên đại của những thứ tìm thấy từ thời Lý - Trần, tương ứng với thời Tống ở Trung Quốc, trong khi ông Cao Biền sống vào thời Đường, trước đó nhiều thế kỷ.
    Những hiện vật tìm thấy ở nơi đó có niên đại muộn hơn nên không thể nói đó là nơi ông Cao Biền trấn yểm được. Truyền thuyết và thư tịch có ghi việc làm của ông Cao Biền nhưng cũng chỉ ghi thế thôi. Phải chăng vì thế mà có người đã "đoán đại" ra thế?".
    Có 4 chuyện ông Cường nói, tôi kiểm tra được đều thấy sai. Đó là nguyên nhân cái chết của 2 người nổi tiếng, chuyện mời ông Ngọc là Giám đốc Bảo tàng Hà Nội đến "ngay khi" phát hiện ra "trận đồ bát quái", chuyện ông ta mời cố Hoà thượng Thích Viên Thành làm lễ trấn yểm và những lời có tính chất giối giăng của cụ.
    Còn những chuyện khác, không kiểm tra được nên tôi không bình luận. Nhưng 4 chuyện lớn này đều sai cả thì khó nói tới những chuyện khác".
    Khó có thể nói đây là nơi yểm
    TS sử học Đặng Kim Ngọc - một trong hai người đầu tiên trong ngành khảo cổ học đến hiện trường - đã đưa ra những luận chứng để cho rằng, nơi này khó có khả năng là nơi yểm bằng hình bát quái. Ông cũng cho rằng, hiện chưa có nhà sử học nào có thể nói được việc yểm cần những gì và có những thủ tục nào.
    Người dân đến lễ tại đền Quán Đôi
    Những ý kiến không thống nhất
    Sau khoảng 10 ngày phát hiện được hiện vật cổ thì đơn vị thi công mới thông báo cho Bảo tàng Hà Nội. Ngay sáng hôm sau, Giám đốc Bảo tàng Hà Nội - TS Đặng Kim Ngọc cùng TS Bùi Văn Liêm ở Viện Khảo cổ đã đến hiện trường. Đây cũng chính là những người đầu tiên trong ngành sử học đã đến đây.
    Về những nhận xét đầu tiên, ông Ngọc cho biết, đội thi công sử dụng máy xúc lại chủ yếu làm vào ban đêm. Do đó, lúc hỏi những người làm trực tiếp tại đó khi tiếp xúc với các cọc gỗ như thế nào, mỗi người nói một cách khác nhau. Do đó, không thể đưa ra được đánh giá các cọc gỗ ở vị trí nào ở lòng sông. Vì vậy khó nói được các cọc gỗ đó là cọc được sử dụng để yểm.
    Vậy lý giải như thế nào với các cổ vật, những cọc gỗ, những xương người, xương động vật xuất hiện rất nhiều ở đây? Tại cuộc hội thảo "đầu bờ" ngày 22.12.2001, lần lượt GS Trần Quốc Vượng và GS Đỗ Văn Ninh đã cùng đưa ra giả thiết có khả năng ở vị trí này có trấn yểm, nhằm xua đuổi ma tà ở phía tây thành Đại La (thời Cao Biền - thế kỷ thứ IX). TS Đặng Kim Ngọc cho biết thêm, hai GS Vượng và GS Ninh thuộc số rất ít người được khảo sát thành Thăng Long ( thời Lý Công Uẩn, thế kỷ thứ XI) phát lộ khi đào móng xây dựng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
    Thời đó, hai ông cũng nhận định có dấu hiệu trấn yểm cho thành Thăng Long ở vị trí này. Nhưng cũng tại hội nghị "đầu bờ" đó, có hai luồng ý kiến không đồng tình với quan điểm của hai GS Vượng và GS Ninh.
    Ông Phạm Như Hồ - Trưởng phòng Khảo cổ học lịch sử, Viện Khảo cổ - cho rằng có nhiều khả năng đây là nơi tập trung phế thải của cư dân quanh vùng. Còn ý kiến của TS Đặng Kim Ngọc nhất trí với các ý kiến đây là địa điểm giao nhau giữa 3 con sông Tô, sông Nhuệ và sông Thiên Trù (hiện sông này không còn tồn tại). Nhưng điểm khác biệt là, TS Ngọc cho rằng, chính sự hợp thuỷ của 3 con sông này đã tạo ra ở đây những dòng chảy xiết, tạo xoáy mạnh đã hút các đồ vật, kể cả xương người, xương động vật về đó.
    Khó có thể nói đây là nơi yểm
    Khi trao đổi với chúng tôi, TS Đặng Kim Ngọc đưa ra một số luận chứng để nói rằng, rất khó có khả năng ở đây có việc yểm bằng hình bát quái.
    Thứ nhất là về hiện vật, phần lớn chúng có niên đại từ thời Lý- Trần - Lê (từ thế kỷ XI- XV) kéo dài khoảng 500 - 600 năm. Như vậy, không có khả năng các đời rất xa nhau cùng yểm một chỗ và làm chồng lên nhau như vậy.
    Thứ hai, phạm vi thành Đại La thời kỳ đó còn rất nhỏ. Theo nghiên cứu của các nhà sử học, chu vi của thành Đại La chỉ khoảng từ 7- 8km. Thành khi đó có 3 vòng bảo vệ và phía tây của thành Đại La ở vòng ngoài cùng khi đó còn cách chỗ được ông Nguyễn Hùng Cường - đội trưởng đội thi công số 12 - cho là có yểm (ở sông Tô Lịch) khoảng 2 - 3km đường chim bay.
    Năm 2002, chúng ta đã phát hiện ra tường thành phía tây thành Thăng Long thời Lý - Trần nằm ở dưới đường Trần Phú (khi thi công đường phát hiện ra). Do đó, khả năng yểm bằng bình đồ bát quái ở tại vị trí gần đền Quán Đôi (bên sông Tô Lịch, Hà Nội) hiện nay là rất khó xảy ra, vì nếu có yểm để trừ ma tà thì người ta phải yểm ở thành, chứ không thể yểm ở ngoài thành.
    Đền Quán Đôi không liên quan đến "Thánh vật"
    Chiều 23.4, bà thủ từ của đền Quán Đôi đã không ngần ngại khẳng định với rằng: Chuyện "Thánh vật" ở bờ đối diện bên kia sông chẳng liên quan gì đến ngôi đền đã có từ thời Lý này.
    Trông mà thấy ngán...
    Bà thủ từ Nguyễn Thị Chiển (hơn 70 tuổi) đã trông giữ ngôi đền trên 20 năm.
    Bà thủ từ đền Quán Đôi.
    Theo thần phả, đền thờ Hậu lý mẫu nghi và con trai là Thái tử thống hoàng đế. Bên phải điện thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo đại vương, các cụ thờ thế nào thì nay tiếp tục thờ như vậy.
    Năm 2003 tôn tạo đền, nhân dân địa phương đã đưa thêm tượng ***** vào thờ ở gian bên trái điện. Theo bà Chiển: "Sự việc xây kè diễn ra đã lâu từ năm 2001, đúng là đoạn này rất khó làm, đơn vị thi công đã phải làm đi làm lại nhiều lần. Khó làm vì lý do gì thì tôi không giải thích được, chỉ có các nhà khoa học mới giải thích được".
    Trả lời câu hỏi: "Khi đội xây dựng số 12 của ông Nguyễn Hùng Cường thi công kè đoạn sông này và phát hiện ra nhiều xương người và nhiều cổ vật, họ có nhờ đền giúp đỡ gì không?" - bà Chiển khẳng định: "Không, chả liên quan gì. Họ tổ chức làm lễ bên kia sông (bên đường Bưởi), bên này chả liên quan gì. Chỉ ngán hộ người ta thôi!".
    Khi PV hỏi sao lại bác lại "ngán", bà Chiển cười vui bảo: "Họ làm xong là lại vỡ, lại vỡ. Sau đó thì họ mời thầy đến tế lễ. Chỉ có điều sau khi họ tế lễ xong, họ cũng thay đổi phương pháp thi công. Họ dùng máy nén đóng những tấm thép dày xuống, liên kết với nhau thành bức tường thép, thế là hết sụt lún. Sự việc là thế, từ đó đến nay bẵng đi, ở đây không hề thấy gì.
    Về "Thánh vật" ở sông Tô Lịch thì tôi chỉ nghe người ta kéo đến đây lễ nói thế thôi. Những người đến lễ cũng bảo là người ta đọc báo rồi tìm đến thôi".
    "Thánh vật" và lễ đền: Hai cái khác nhau
    Đó là khẳng định của những người dân ở đầu cầu T11 dẫn vào khu vực làng An Phú cũ. Một bác trung niên người địa phương, cựu bộ đội, 58 tuổi, đã nhiệt tình kể sự thật về chuyện ông Cường xây kè bờ sông như thế nào, nhưng dứt khoát không cho biết tên với lý do: "Bây giờ dân người ta tin báo chí, kéo đến đây ầm ầm, tôi lại bảo là không có, thành cãi nhau mệt lắm. Chuyện anh Cường tin vào ma quỷ bát quái thì là chuyện của anh Cường, tôi chỉ thấy đáng trách là các vị báo chí sao làm um lên. Thực tế là không có chuyện gì đâu. Hồi trước thi công đoạn sông này, giờ này (khoảng 15 giờ) tôi vẫn ra sông chơi, xem thi công. Tôi nói thật làm ẩu, không đến nơi đến chốn lại gặp phải nền đất yếu".
    Chỉ cho PV thấy bờ bên kia sông Tô Lịch, bác trung niên bảo: "Anh nhìn kìa, chân bức tường bên kia sông đã nứt cả ra kia kìa".
    Cũng như bà Chiển kể, nhiều người dân ở đây khẳng định, sau khi tổ chức tế lễ ở bên kia sông thì đơn vị thi công cũng thay đổi biện pháp thi công. Một bác trung niên khác - làm nghề sửa quạt - khẳng định: "Áp dụng khoa học kỹ thuật vào là làm được thôi. Chẳng có ma quỷ gì!".
    Chị Đàm Phương Hồng (41 tuổi) - ở tổ 26 cũ, phường Nghĩa Đô - đã đặt ngay câu hỏi với phóng viên: "Nãy giờ thấy anh phỏng vấn, lấy tư liệu thì anh thấy những gì? Anh nghĩ thế nào và định viết những gì?".
    Sau khi nghe cam kết sẽ phản ánh trung thực ý kiến của người dân, chị Hồng cười bảo: "Từ bé tôi lớn lên có thấy gì đâu! Trước nước sông chưa ô nhiễm nặng, người ta còn nuôi rau muống ở trên sông, cả ở đoạn bảo có "Thánh vật" ấy chứ.
    Những năm 1979 - 1980, người ta cũng đã nạo vét, khơi rộng sông, mà có thấy Thánh vật gì đâu?". Chị Hồng bảo: "Giờ tự nhiên thấy người ta đến dồn dập thì ra bán hàng thôi".
  10. sonoma

    sonoma Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2005
    Bài viết:
    1.114
    Đã được thích:
    0
    Người bị ''Thánh vật'' nói gì?
    TP - Hôm qua, Tiền phong đã tìm gặp ông Nguyễn Hùng Cường - tác giả bài báo ?oThánh vật ở sông Tô Lịch? gây xôn xao dư luận trong thời gian qua. Những vấn đề gây nghi ngờ về độ chân thực trong bài viết của ông Cường đã được Tiền phong đặt ra thẳng thắn.
    [​IMG]
    Ông Nguyễn Hùng Cường
    Có ý kiến cho rằng ?onhững chuyện ông Nguyễn Hùng Cường kể là bịa đến 90%?. Ông nghĩ thế nào về chuyện đó?
    Nhiều người dân làng An Phú (nơi có khúc sông này) cũng được mắt thấy tai nghe. Lẽ nào tôi lại đem chuyện tôi và gia đình bị ốm đau, bệnh tật, chết chóc, tù tội ra làm trò đùa, đắc tội với người quá cố.
    Thêm nữa, theo tôi, trong câu chuyện này, có thể còn những yếu tố địa chất, địa lý, kỹ thuật thi công... mà chúng tôi chưa lường hết được.
    Trong gia đình ông có một người (bà Nguyễn Thị Bích Hợp) bị vướng vào vụ án Trần Nghĩa Vinh - Tổng Giám đốc Cty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO) có hành vi tham nhũng chiếm đoạt tài sản Nhà nước, đưa và nhận hối lộ. Ông có định nhân dịp này thanh minh cho bà Hợp?
    Đến nay, tôi vẫn nghĩ rằng, tôi và gia đình mình gặp những hậu quả rất nghiêm trọng từ việc đụng phải trận đồ bát quái đó. Còn chuyện của em gái tôi (Nguyễn Thị Bích Hợp) là việc của đời sống hôm nay, chịu sự quy định của luật pháp hiện hành.
    Tôi nghĩ, em tôi có sai phạm đến đâu thì các cơ quan pháp luật sẽ kết luận, xử lý đến đó, tôi có bênh cũng chẳng được.
    Vậy ông viết chuyện ?oThánh vật? tường tận như thế để làm gì?
    Viết những điều đó ra, tôi muốn được bạn đọc cùng tôi chia sẻ những điều đã xảy ra với tôi, cùng chia sẻ đời sống tâm linh và quan niệm, văn hóa phương Đông.
    Theo tôi được biết, qua sách vở và qua tiếp xúc với nhiều nhà khoa học thì nơi chúng tôi thi công là một di tích của thành cổ La Thành mà chúng ta phải tôn trọng. Khi phát hiện được các di vật lịch sử dưới lòng sông, tôi đã giao cho anh em công nhân trong đội (tôi làm Đội trưởng) gom nhặt và báo cho các cơ quan hữu quan, trước hết là Bảo tàng Hà Nội (chỉ tiếc rằng chúng tôi báo cáo hơi chậm).
    Việc chúng tôi báo chậm cũng có lý do khách quan. Chúng tôi vừa thi công vừa lo lắng, không hiểu sao, vì chúng tôi chưa gặp chuyện kỳ lạ đáng sợ như thế bao giờ.
    Tôi vốn người vô sư vô sách, cũng có tổ chức cúng lễ trước khi khởi công, nhưng cứ tưởng hương khói sơ sơ là ổn rồi. Nào ngờ, khi đào lên gặp toàn những thứ đáng kinh hãi, chúng tôi mới biết mình đã gặp chuyện rất hệ trọng.
    Khoảng ngày 23 ?" 24/9/2001, ngay sau khi đào được di vật (cọc gỗ, đồ gốm, sứ, xương người và động vật...), tôi đã yêu cầu anh em trong đội thu lượm đầy đủ, rồi báo cáo lãnh đạo Cty và xin ý kiến. Nhưng chờ mấy hôm không thấy lãnh đạo Cty cho đường hướng giải quyết thế nào; trong khi đó nhiều người nói đây có thể là một trận đồ bát quái từ xưa và liên quan chuyện tâm linh...
    Ngày 4/10/2001, sau khi biết chắc các hiện vật chúng tôi đào được là đồ cổ vô giá, tôi đã tìm số điện thoại và báo cáo với Bảo tàng Hà Nội. Ông Đỗ Kim Ngọc, Giám đốc Bảo tàng Hà Nội là người đầu tiên ngoài công ty chủ quản nghe tôi báo cáo.
    Ngày 4/10/2001, ông Ngọc dẫn một số cán bộ tới hiện trường và chúng tôi đã đề nghị ông Ngọc đem các di vật đó về Bảo tàng Hà Nội.
    Trong bài viết ông có nêu một số chi tiết khiến người đọc thấy nghi ngờ tính chân thực của sự việc. Đó là: Thượng tọa Thích Viên Thành có mặt tại một buổi lập đàn tế lễ đó và sau đó chết vì ?oThánh vật?; GS Trần Quốc Vượng bị ?oThánh vật? vì giữ đồ cổ nghiên cứu; ông Đỗ Kim Ngọc (Giám đốc Bảo tàng Hà Nội) được tin báo ngay sau khi đội thi công của ông đào được các di vật đó. Vậy ông có thể nói rõ hơn về việc này không?
    Về cái chết của Thượng tọa Thích Viên Thành, tôi không có cơ sở để giải thích vì sao. Tôi chỉ biết, sau khi nghe thỉnh thị của chúng tôi, thầy Thích Viên Thành đã đến hiện trường lúc đó. Thầy đặt la bàn xuống đất, cho hai đệ tử căng dây đo, thấy kim la bàn quay tít, không chỉ được rõ đâu hướng Bắc đâu hướng Nam.
    Thầy nói: ?oTôi đến đây nhìn thấy nhiều âm khí nặng nề, u ám quá. Bác hãy cùng anh em đang làm việc ở đây hết sức cẩn thận trong khi thi công. Đây là trận đồ bát quái ai đó lập nên để chặn long mạch...?.
    Tôi nhờ thầy ra tay cứu vớt những kẻ vô tội như chúng tôi. Thầy hẹn ngày tôi lên chùa nơi thầy trụ trì để thầy hướng dẫn lập đàn tràng hóa giải. Hôm lập đàn tràng, thầy cho một số đệ tử về chứ thầy không về.
    Trường hợp GS Trần Quốc Vượng, tôi không dám khẳng định ông bị ?oThánh vật?. Theo tôi, đây là vấn đề tâm linh, chỉ có thể ghi nhận bằng cảm quan từng người. Trường hợp ông Đỗ Kim Ngọc (Giám đốc Bảo tàng Hà Nội) được chúng tôi báo cáo sớm muộn đến đâu thì như tôi đã nói trên.
    -----------------------
    Còn nữa

Chia sẻ trang này