1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thánh vật ở sông Tô Lịch? Cùng bàn bạc về thông tin mới gây xôn xao dư luận Hà Nội gần đây.

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi dongphuongbatbai1102, 17/04/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dongphuongbatbai1102

    dongphuongbatbai1102 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2006
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    Thánh vật ở sông Tô Lịch? Cùng bàn bạc về thông tin mới gây xôn xao dư luận Hà Nội gần đây.

    Cty liên doanh XD VIC trúng thầu gói thầu 07 dự án cải tạo hệ thống thoát nước HN. Công việc cụ thể là nạo vét và kè đá dọc bờ sông Tô Lịch. Tác giả bài viết này là ông Nguyễn Hùng Cường đội trưởng đội XD số 12 trực tiếp chỉ huy thi công đoạn sông qua làng An Phú, P Nghĩa Đô, Q Cầu Giấy. Và mọi việc kỳ bí và đáng sợ bắt đầu từ đây. Có thể là sự trùng hợp ngẫu nhiên nhưng cũng có thể là chuyện tâm linh chúng ta chưa giải thích được.

    Trước khi thi công, với tư cách chỉ huy công trường tôi có mời ông Phạm Ngọc Anh kỹ sư thủy lợi làm chuyên viên kỹ thuật. Ngay ngày đầu tiên khi khảo sát thực địa, ông Anh phát hiện một ngôi Đền rất lớn ở bờ sông phía An Phú. Đó là ngôi Đền Quán Đời có từ thời Lý. Ông Anh nói luôn: ?ocậu không nên nhận thi công đoạn sông này. Nguy hiểm lắm?. Rất ân hận, tôi đã không nghe theo lời khuyên này.

    Ngày 15/8/2001 tôi vừa làm lễ trong đền Quán Đời, vừa cho máy xúc, máy ủi xuống bờ sông khơi công. Vừa thắp được mấy nén hương thì tự nhiên lửa trong nắm hương cứ bùng bùng cháy rực, đồng thời ngực tôi đau buốt. Mãi mới dập được lửa, cắm lên bát hương thì công trường báo có sự cố. Vái vội mấy vái, tôi chạy ra ngoài. Thì ra ngoài công trường sau khi đắp đe bơm nước ra, anh em phát hiện rất nhiều cọc gỗ lim đóng theo những hàng ngắn, bố trí rất lạ. Cũng là vô sư, vô sách, tôi chỉ huy cho máy nhổ cọc lên. Máy vừa nhổ được 2 chiếc cọc, thì tự nhiên như có một lực gì đẩy, chiếc máy xúc tự trôi xuống sông, không có cách gì giữ được. Đồng thời đê ngăn nước vỡ, nước tràn vào ngập kín chiếc máy xúc. Cũng gần như cùng lúc ấy có tiếng người hét lên. Trong đống bùn mà máy xúc đã xúc lên bờ có lẫn rất nhiều sương người, xương thú vật, rất nhiều đồ gốm, đồ sắt, đồ dùng như bát đĩa, dao, liềm, kim khâu, tiền đồng, tiền cổ. Biết là gặp chuyện lớn, tôi cho dừng thi công, yêu cầu công nhân gom tất cả đồ cổ, xương người lại và báo với Bảo tàng HN. Ông Phạm Kim Ngọc GĐ Bảo tàng HN và nhiều nhà khoa học đã đến hiện trường thu nhặt cổ vật mang về bảo tàng. Tối hôm đó, anh Hùng, người lái máy xúc nhổ cọc, đang khoẻ mạnh vừa về đến nhà chợt lên cơn động kinh, mắt trợn, miệng sủi bọt mép, người cứ quay tròn như gà bị cắt tiết. Cả nhà anh Hùng biết có sự lạ, sắm lễ ra bờ sông vừa khóc vừa lễ. Thật sợ, vừa lễ xong, đốt vàng mã được một nửa thì điện thoại ở nhà báo tin anh Hùng đã tỉnh lại.

    Không biết làm cách nào, nghe bạn bè mách, tôi phóng xe đi Hải Phòng mời 1 thầy pháp nổi tiếng về trừ tà. Vừa nói chuyện với thầy, tự nhiên thầy trừng mắt: ?oNày, chỗ ấy âm khí nặng nề, sức tôi không trừ được?. Năn nỉ mãi thầy mới đi về HN mà cũng chỉ dám làm lễ cầu an ở bờ sôngvà ngay đêm đó về HP.
    Mấy ngày sau, Bảo tàng HN tổ chức 1 hội thảo khoa học, hội tụ rất nhiều các nhà khoa học cả về sử học, bảo tàng, tâm linh? Kết luận của giáo sư Trần Quốc Vượng được chất nhận: đây là trận đồ bát quái yểm trấn giữ cửa thành Đại La từ thế kỷ IX. GS cũng đề cập đến lực lượng âm binh tại đây và dặn tôi phảỉ cẩn thận kẻo ảnh hướng đến sức khoẻ và tính mạng công nhân.

    Tôi cùng anh em công nhân thu nhặt hết tất cả xương người liệm vào tiểu và chôn ở bờ sông, hàng ngày cắt cử người hương khói. Nhưng công việc không tiến triển được. Cứ đắp đe lên, lại vỡ. Anh em công nhân ở công trường thì luôn luôn mơ thấy ma quỷ và thường gặp tai nạn lao động. Vét được chút bùn nào lên thì cũng thấy xương người, có khi cả đầu lâu. Chúng tôi liệm hết vào tiểu đêm chôn gần đó.

    Một mặt tích cực đổi mới kỹ thuật thi công, mặt khác tôi vẫn tiếp tục mời thầy cúng trừ tà giải hạn. Nhưng tất cả các thầy bắc, nam đều bất lực. Công nhân toàn nằm mơ thấy những người mặc áo the, khăn xếp đánh đuổi không cho nằm. Nhiều người đã bỏ việc không dám ở lại. Anh Thương quê ở Nghệ An là công nhân xây lắp ngủ ở lán công trường, đêm nào cũng mơ thấy 1 bà cụ hiện lên nắm tóc đuổi đi và nói ?oĐây không phải chỗ kiếm ăn của mày, về quê mà sống?. Anh Thưởng không chịu bỏ đi, còn khuyên nhiều công nhân ở lại làm. Được 3 hôm vợ anh làm cấp dưỡng cho công nhân bị bỏng độ 3 toàn thân. Sợ quá anh đưa vợ đi bệnh viện và bỏ việc luôn.
    Đến tháng 11/2001 nhờ tích cực vận động tôi đã mời được thượng toạ Thích Viên Thành ở chùa Hương về làm lễ cúng cho tôi ở hiện trường. Vừa đến hiện trường thầy đẫ ngồi xuống nhắm mắt niệm Phật. Niệm 1 lúc thầy đứng lên nói: Đây là trận đồ trấn yểm rất nguy hiểm. Vì các đệ tử thầy sẽ lập đàn tràng hoá giải. Sau đó thầy lập đàn tràng ở bờ sông hoá giải trấn yểm. Lễ xong thầy Thích Viên Thành nói với mọi người, ?omặc dù thầy đã cố hoá giải nhưng anh em phải cẩn thận, còn anh Cường thì phải chịu nhiều hậu quả, gia đình, anh em con cháu cũng gặp hoạ. Rồi buồn buồn thầy nói: vì cái đàn tràng này tính mạng thầy cũng khó giữ?, Ba tháng sau thầy Thích Viên Thành hoá. Các đệ tử nói trước khi mất thầy còn nói thầy mất vì trận đồ yểm ở sông Tô Lịch.

    Nhưng công việc cũng không tiến triển được. Đê đắp lên là vỡ, kè thép không vỡ thì nước sói từ dưới lên. Đặt đá xuống thì đá chìm nghỉm. Để kiểm tra địa tầng tìm kiếm biện pháp thi công mới tôi thuê 1 dàn khoan thăm dò đến khoan mấy mũi. Dàn khoan dựng ở giữa sông, đội khoan hạ mũi khoan. Lạ thay cứ hạ mũi khoan xuống 1 đoạn là mũi khoan gãy. Ba lần như vậy họ lẳng lặng tháo dàn khoan đi mất, không cần đòi tiền. Công nhân thì vẫn hoang mang vô cùng. Anh Hoàn quê ở Ninh Bình làm đốc công, có hôm vừa dẫm chân lên đầu cột gỗ thì ở quê nhắn lên bố anh ốm thập tử nhất sinh phải cấp cứu. Anh Nguyễn Văn Nông, thủ kho là người tích cực trong việc thu lượm các hài cốt và di vật thì mẹ bị tai biến mạch mãu lão. Sau khi thầy Thích Viên Thành làm lễ hoá giải yểm trừ, anh Trần Văn Lợi người Bắc Giang xông xáo nhất nhẩy xuống lòng sông vét bùn. Vừa lên bờ tắm rửa xong thì nghe tin nhà ở quê bị cháy rụi, một đứa cháu rất thân với anh đột nhiên chết.
    Các công nhân sợ hãi nghỉ việc cả. Chiều chiều đứng bên bờ sông hoang vắng lòng tôi bỗng chua xót. Tôi có tội gì đâu mà Thánh thần hại tôi đến nỗi này?.
    còn nữa...

    Có lẽ Thủ tướng *************** phải xuống mặc áo quan, đi chân đất... thắp hương cầu nguyện cho các linh hồn không nhà cửa... như kiểu Gia Cát Lượng ngày xưa ấy nhỉ?
  2. lamthitdencung9999

    lamthitdencung9999 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    23/02/2006
    Bài viết:
    889
    Đã được thích:
    5
    sao nhà ta không mời mấy chú hồi giáo hoặc ky tô giáo gì đó mà không phải là người việt giải quyết tận gốc nhỉ. đức tin của tôn giáo này cõ lẽ mấy cái bùa của cao biền không làm gì được. nhớ lại cuộc thập tự chinh của ky tô vào babilon mấy nghìn năn trước thấy có sao đâu nhỉ. con cháu họ vẫn khoẻ mạnh đấy thôi
  3. vnpasspost

    vnpasspost Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/07/2005
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    Viết cái dòng này coi chừng vạ lây!
  4. lotus8x

    lotus8x Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/08/2005
    Bài viết:
    997
    Đã được thích:
    1
    Nghe khiếp nhỉ, cái này cũng thuộc trường phái duy tâm. Nhưng trước hết cũng nên cho mọi người biết đôi điều về dòng sông Tô Lịch? Tô Lịch là ai? Nơi đây sao lại yểm bùa? Ai yểm??????
    Rất nhiều câu hỏi được đặt ra và bài viết tổng hợp sau sẽ dần cho các bạn rõ....
    PHẦN 1: TÔ LỊCH NGÀN XƯA
    Thành Đại La ngày xưa được xây dựng tên phần đất cửa làng Long Đỗ. Làng này nằm bên bờ sông nhỏ chảy ra sông cái (Sông Hồøng).
    Tương truyền, xưa kia trong làng có nhà họ Tô, tuy gia tư không giàu có lắm, nhưng mọi người ăn ở với nhau thật là hiếu nghĩa, hòa thuận.
    Đó là vì gia đình này từ nhiều đời này luôn luôn có ba thế hệ cùng ở chung với một nếp nhà, nhưng do chăm chỉ làm ăn lại biết trên kính dưới nhường, nên chẳng hề xảy ra chuyện gì to tiếng. Đối với dân làng, họ cũng đối xử khoan dung và làm nhiều việc nhân nghĩa, nên được mọi người kính nể.
    Sang đến đời Tô Lịch, chẳng những ba đời, mà cả ba anh em trai, tuy đều có gia đình riêng, nhưng vẫn cùng ăn cùng làm, vậy mà trong nhà luôn luôn êm ấm, không bao giờ có đều gì xâu. Còn đối với dân làng, những khi giáp hạt hoặc những năm mất mùa, họ saon sàng bỏ thóc gạo ra cứu trợ người nghèo hoặc cho dân làng vay không lấy lãi. Vì thế lại càng được mọi người mến phục.
    Thời ấy, Giao Châu đang bị nhà Tấn cai trị (264 - 420). Nhà Tấn có lệ đề cử nhưng người hiền đức, hiếu nghĩa và các chức vị ở địa phương nên người anh cả Tô Lịch được chức vụ Long Đỗ. Ông điều hành và xử đoán các việc có lý có tình, lại biết thương yêu quý trọng mọi người nên hương ấp ấy yên vui, mọi người chăm lo sản xuất và không xảy ra những chuyện như tranh giành, đánh chửi nhau hoặc cờ bạc, trai gái trộm cướp.
    Tiếng lành đồn xa, vì thế khi ông còn sống, dân chúng trong vùng lân cận, khi gọi tên trong làng Long Đỗ, thường lại hay nói: "Đấy là làng ông Tô Lịch".
    Khi Tô Lịch già yếu rồi mắt, dân chúng trong vùng tiếc thương, đã lập đền thờ ông để tưởng nhớ, và cái tên làng Tô Lịch mãi mãi được lưu truyền.
  5. lotus8x

    lotus8x Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/08/2005
    Bài viết:
    997
    Đã được thích:
    1
    PHẦN 2: VÙNG ĐẤT LINH THIÊNG
    Khoảng 400 năm sau, lúc ấy vào đười tùy đường cai trị, quân lâm ấp, Nam chiếu ở phía nam thường hay ra Giao Châu cướp phá. Trương Bá Nghi (đời Đường) mới đắp lai La Thành cách sông Tô Lịch khoảng 200 thước, rồi về nhiệm sở từ Long Biên (khoảng thị xã Bắc Ninh) về đây (767). Cao Chính Bình thay Trương Bá Nghi. Khi Phùng Hưng khởi nghĩa đánh Cao Chính Bình rồi chiếm phủ đô hộ, cũng ở trong La Thành (791).
    Triệu Xương rồi Trương Chu sang cai trị sau đó, đều củng cố La Thành thêm. Đến đời Lý Nguyên Gia lại đặt đến trên nền nhàcũ của ông họ Tô thuở trước.
    Lý Nguyên Gia là viên quan cai trị khôn ngoan, lại am tường thiên văn địa lý và thông hiểu lý, số.
    Trước lễ động thổ, y đi dò la nhìn ngắm thế đất và hỏi han các bậc phụ lão trong vùng, nên đã hiểu rất rõ lai lịch. Khi đặt nhiệm sở trên nền nhà của họ Tô và Lý đã có tính toán kỹ càng. Đó là vùng đất bằng phẳng, cao ráo hơn so với chung quanh, lại được cái thế là "rốn của con rồng" (Lông Đỗ).
    Lý Nguyên Gia cho nấu rượu, mổ thịt gia súc làm cổ thật hậu để khao quan sĩ và mời tất cả các bặc ky lão trong vùng tới dự. Lý tỏ ý với mọi người rằng sẽ làm sớ tâu lênh vua đường xin lập Tô Lịch làm thần thành hoàng. Rồi cũng mọi người ăn uống, chuyện trò vui vẻ.
    Lý Nguyên Gia cho rằng như thế mọi việc suôn sẻ, không bị dân sở tại có phản ứng gì. Nhưng đ êm ấy, khi nằm bên cửa sổ thiu thiu ngủ, Lý bỗng thấy một trận gió ào tới, rồi bụi cuốn cát bay mù mịt. Tan cơn gió, trước mặt Lý hiện ra một cụ già phương trượng, râu tóc bạc trắng, vận phảm phục màu tía, cưỡi hươu trắng đến trước mặt bảo:
    - Tôi được bẩm báo khi ban ngày Ngài có nói với mọi người rằng sẽ lập sớ tâu lên nhà vua cho tôi được làm Thần Thành Hoàng của đất này. Xin cám ơn Ngài, Nhưng đó cũng chỉ là cái danh viï thừa, vì có hay không đối với tôi cũng chẳng có can hệ gì . Sự thực thì từ mấy trăm năm trước, khi ấy Ngài con chưa có mặt ở trên đời này, tôi đã được dân làng tưởng nhớ lập đền thờ. Rồi Ngọc Hoàng thượng đế cũng phong tôi làm thần cai quản cả vùng đất này, kể từ ngày ấy trở đi. Bây giờ Ngài lập phủ lệ trên đất của tôi, sự ấy là tùy Ngài, tôi không chấp làm gì, vì ai sống ở trên đời thì cũng cần có một nơi để ở. Chỉ mong Ngài làm quan đầu xứ hãy bão lũ thuộc hạ và quân lính chớ có cướp bóc, sách nhiều chúng dân, và bản thân, khi xét xử việc gì, cũng phải thật công minh. Có như thế thì mới xứng đáng với danh phận và trách nhiệm của mình. Tiếng thơm của tôi để lại, hẳn Ngài hỏi hang các bậc phụ lão trong vùng, nên biết rõ rồi. Mong Ngài cùng hãy làm như thế?
    Tuy nói như vậy nhưng nết mặt cụ già vẫn không hề biến sắc còn giọng vẫn ôn tồn và không hề tức giận. Lý Nguyên Gia mở mắt, há mệng ra mà lắng nghe, như nghe lời thầy dạy bảo. Nói xong, cụ già chợt biến mắt. Lý chỉ còn biết cách cung kính vái theo.
    Khi tỉnh dậy, Lý trong đèn ngồi suy nghỉ trước sau. Lý quyết định chỉ xây phủ đệ vừa phải, và đắp thành bên ngoài cũng nhỏ thôi, chứ không làm to tát. Một mặt Lý thấy binh lực tiền bạc ít, sợ "lực bất tòng tâm" mặt khác Lý cũng sợ người và thần ở đất này không dung. Lý không có biến động, mà chỉ mong được yên thân, rồi còn có ngày trở về phương bắc vẹn toàn.
  6. lotus8x

    lotus8x Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/08/2005
    Bài viết:
    997
    Đã được thích:
    1
    PHẦN 3: SỰ TÍCH THẦN TÔ LỊCH

    Đến thời Cao Biền sang dẹp quân Nam Chiếu cướp phá và ở lại làm tiết độ sứ (866), ý cho xây dựng phủ to tát, nguy nga hơn nhiều. Lại xây đắp la thành cũng bề thế, vững chắc hơn rất nhiều so với thời Lý Nguyên Gia. Biền cậy mình có vũ công lớn, lại bản thân là tay tướng số lão luyện, có nhiều thuật phép và mưu mẹo thâm hiểm, nên y tưởng răng sẽ bất chấp và khuất phục được tất cả. Nhưng y đã lầm to!
    Một buổi đang giữa thang sáu, nước sông cái tràn vào sông nhỏ dâng cao, Biền ngồi thuyền nhẹ thuận theo dòng nước mà vào trong thành. Đi khoảng một dặm, y thấy một cụ già phương trượng đang vừa bơi vừa tăm ở dòng sông, dang điệu có vẻ ung dung phấn trấn lắm. Biền bèn dừng thuyền lại hỏi:
    - Ta chỉ mới thử nhà ngươi một chút đó thôi.
    Sau buổi đó Biền về phủ đệ, đọc hết giấy tờ cũ. Rồi đi hỏi han các cụ phụ lão trong vùng thêm. Bề ngoài thơn thớt nói cười, nhưng trong bụng thì y căm giận, muốn trừ diệt bằng được thần Tô Lịch.
    Một buổi sớm, Biền ra đứng ở bờ sông Cái, phía đông thành Đại La, để ngắm nghìn các thế đất và tìm huyệt định yểm. Bỗng nhiên, một trận bão nổi lên, lá rụng các bay mù mịt và nước sông cũng dâng sóng lên cuồn cuộn. Đứng trên mặt sóng là thần Tô Lịch mà y đã từng gặp mặt, nhưng bây giờ trang phục thật uy nghi, tề chỉnh, lại cười trên một con hươu trắng.
    Biền giương mắt ra nhìn, chưa kịp có phản ứng gì. Bỗng nhiên, cụ già cưỡi hươu bay vút lên, rồi đến trên đầu Biền dâng lên hạ xuống ba lần. Đến lần thứ ba, Biền nghe thấy tiếng nói vọng xuống:
    - Nhà ngươi đừng hòng che được mắt ta, giả vờ ra đây ngắm cảnh. Ta thừa biết bụng dạ nhà ngươi nghĩ thế nào rồi.
    Biền kinh hãi, rồi bảo mấy tên lính hầu cùng nhau lui bước về phủ. Tuy vậy y vẫn cò nuôi ý định trả thù.
    Một tháng sau, khi đã chuẩn bị xong xuôi, Biền xây dựng đ àn tràng để niệm chú, bắt quyết. Bùa yểm của Biền là kim đồng thiết phủ. Đêm hôm ấy, Biền xõa tóc, cầm kiếm đứng giữa đ àn tràng, miệng lẩm bẩm còn tay thì khua khoắng lia lịa. Bỗng nhiên, sấm chớp nổi lên đ ùng đ ùng, nước mưa đổ xuống như trút. Trong cơn mưa gió, có tiếng thiên binh thần tướng hò reo vang lừng. Rồi trong khoảng khắc, trái với ý đồ của Cao Biền, kim đồng thiết phủ bật ra khỏi đất rồi biến ngay thành tro bụi, bay đi mù mịt ...
    Biền khiếp đảm, ngã vật ra đất, hai mắt trợn ngược, bọt mép sùi ra, nom thật gớm guốc, thảm hại. Quân sĩ phải vực y vào trong trướng, đánh gió, xoa bóp và cho uống thuốc, một hồi lâu sau là Biền mới tỉnh. Y than thầm:
    - Xứ sở này nhân kiệt địa linh không thể nào chế ngự được. Ta ở lâu ắt sẽ chuốc lấy tai họa.
    PHẦN 3: SỰ TÍCH THẦN TÔLỊCH
    Từ đấy Biền vơ vét tích cóp thạt hiều vàng bạc, châu báo, lụa là, cùng nhiều thứ quý giá khác. Y cho người thân tín mang về dứt lót quan thái quỳ nha đường. Mấy tháng sau, Biền nhận được chiếu chỉ về kinh thăng chức. Tuy là mừng đấy, nhưng khi ra về người ngượm tay chân y cứ rung lên như rẽ.Về đến nước, y vẫn còn mắc chứng run. Mấy tháng sau thì y mới chết.
    Đây lại nói về thần Tô Lịch do có nhiều công đức với dân chúng nên Ngài được lập là Thần hoàng, như khi nói với Lý Nguyên Gia, Ngài đã bảo như vậy, Ngài lại có hiều công đức với cả đất nước, vì đây là đất của quốc đô Thăng Long sau này, như đã mấy lần Ngài cho Lý Nguyên Gia, rồi cao Biền, biết thế nào là đất có chủ.
  7. ppqq

    ppqq Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/12/2006
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Các bác post bài làm ơn chú thích cho em cái source nguồn là các bác lấy ở đâu với. Hoặc post lại ở các topic khác trên ttvnol hoặc các trang web khác thì cũng để lại đường link. Làm thế này khiến thiên hạ tưởng các bác tự gõ lại hoặc tự sưu tầm những tư liệu chưa được biết đến. Như thế chẳng quá là các bác đi đạo văn, đạo lại những sưu tầm của người khác làm của mình?
  8. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Một số thành viên đã đem topic này đi spam rất nhiều nơi, bị xóa, khóa đến 2-3 lần.
    Topic này đã được đề cập trong box Hỏi đáp.
    http://www8.ttvnol.com/forum/f_69/858131/trang-7.ttvn
    Đề nghị các bạn tập trung trao đổi bên đó. Tôi khóa topic.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này