1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THÀNH VIÊN BOX 84 HÀ NỘI BÀN LUẬN VỀ EURO PORTUGAL 2004.Trận đấu cuối cùng:Bồ Đào Nha - Hy Lạp(4/7/0

Chủ đề trong '1984 Hà Nội' bởi Beckboy, 14/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Beckboy

    Beckboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2003
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    THÀNH VIÊN BOX 84 HÀ NỘI BÀN LUẬN VỀ EURO PORTUGAL 2004.Trận đấu cuối cùng:Bồ Đào Nha - Hy Lạp(4/7/04 - Estádio da Luz _ Lisbon)

    Là fan của England và Italia, xin phép được bắt đầu bằng trận đấu đêm qua (đúng hơn là rạng sáng nay) hic...

    PHÁP - ANH: 2 -1 => ĐAU!!!

    Một trận đấu trên chân của đội tuyển Anh. Một đấu pháp cực kì hợp lí và hiệu quả của HLV Ericksson. Đội tuyển Anh đã phong toả cực kì thành công các mũi nhọn của đội tuyển Pháp, phù thuỷ Zidane không còn chỗ múa may, không có "khe" cho các đường chuyền sát thủ thường thấy. Chiếc giày vàng Châu Âu Henry bị bắt bài, "gà son" Trezeguet thì "mất hút". "ngòi nổ của Arsenal" Pires xông xáo được một hiệp trước khi bị thay ra vì không hiệu quả. Thậm chí cả lão tướng Lizarazu và tài năng trẻ xông xáo Gallas lên tham gia tấn công cũng chẳng thu được kết quả gì. Hàng thủ của Anh dưới sự chỉ huy của hòn đá tảng Sol Cambell, sự dày dạn kinh nghiệm của Gary Neville, sự xông xáo và hiểu đến tận chân tơ kẽ tóc cách đi bóng của các đồng đội tại Arsenal bên kia chiến tuyến của Ashley Cole và sự mong muốn thể hiện mình của trung vệ mới nổi Ledley King đã thi đấu hiệu quả ngoài mong đợi, một lối chơi phòng ngự chẳng khác gì Catenaccio của Italia. Xem trận đấu này đã khiến các fans của đội tuyển Anh hoàn toàn yên tâm sau những nỗi lo về sự thiếu vắng nghiêm trọng của Rio Ferdinand, Jonathan Woodgate và mới đây nhất là John Terry. Phía trên, hàng tiền vệ của Anh với những pha phối hợp đơn giản mà hiệu quả với một sự bố trí cực kì hợp lí khi Paul Scholes đá dạt trái, đội trưởng David Beckham quay về với những quả tạt cánh phải sở trường, Gerrard và Lampard được giao nhiệm vụ cầm trịch khu trung tuyến và những đường bóng dài liên tục được phát ra. Tuy chưa phát huy được hết khả năng bùng nổ của mình nhưng cũng phải thôi khi ngoài việc tích cực châm bóng cho bộ đôi tiền đạo Owen-Rooney ở phía trên, còn một nhiệm vụ cực kì quan trọng của bộ tứ tiền vệ này là trợ giúp khâu phòng thủ bằng cách chặt những đường phối hợp của Pháp ngay từ giữa sân và họ đã thành công. Chả thế mà người xem có thể bắt gặp những pha chèn bóng phá biên của Beckham, Scholes hay sự đeo bám cực kì khó chịu của Gerrard và Lampard ở trung lộ khiến cho đội Pháp không phát huy được thế mạnh của mình. Và trong một pha đá phạt cố định bên cánh phải, pha bật cao đánh đầu từ quả tạt bóng của Beckham của Lampard đã không cho Barthez lấy một cơ hội. 1-0 cho đội tuyển Anh. Vị thế của nhà ĐKVĐ, ứng cử viên số 1của giải bị lung lay dữ dội. Pháp nhào lên tấn công nhưng vô vọng. Sự bế tắc và tuyệt vọng đã thể hiện rõ rệt trên những khuôn mặt của những Zidane, Henry và thậm chí cả đội trưởng Arsenal Patrick Vieira, chiến binh dũng mãnh nhất của Pháp ở hàng tiền vệ, cho đến phút thứ 90, hay nếu tinh tế hơn thì có thể nói, nó đến từ trước đó...
    Đó là giây phút khi cả cầu trường nghẹn ngào. Sân vận động ngập trong màu đỏ và trắng, sắc phục của đội tuyển Anh vỡ tung rồi nín lặng khi Beckham bước lên chấm đá phạt Penalty sau pha phạm lỗi cực kì rõ ràng của hậu vệ M.U Michel Silvestre đối với ngôi sao trẻ Rooney trong vòng cấm khi anh này dẫn bóng xộc thẳng vào vòng cấm của Pháp trong sự đuổi bám bất lực của 3 hậu vệ đội Pháp. Cơ hội để nâng tỉ số lên 2-0 cho đội bóng quê hương đang nằm trong tầm... chân của Beckham. Thế nhưng, pha sút bóng non nớt và ngây thơ này của Beckham trong tư thế thủ môn lão làng Barthez đã sẵn sàng lao về 1 phía không những đã không "kết liễu" được đội Pháp như hàng vạn cổ động viên trên sân mong muốn mà còn gây phản tác dụng. Pháp đã không "chết", họ hiểu rằng họ vẫn còn hi vọng và vẫn kiên trì tấn công nhằm tìm một sai sót nhỏ trong bức tường phòng ngự của đội tuyển Anh. Chúng ta có thể hoàn toàn dễ hiểu khi ông Ericksson rút ra sân cặp tiền đạo đá chính để tung vào Heskey và Vassell là để giữ sức cho những trận sau (ông hoàn toàn tin tưởng vào khả năng phòng ngự của các cầu thủ con cưng của mình cùng khả năng càn lướt của Heskey và sự khéo léo của Vassell). Mọi việc đáng ra đã suôn sẻ đúng như mong muốn nếu như không có pha "phụ lòng" của tiền đạo to con Heskey đối vối ông thầy. Trong một pha bóng tưởng chừng không có gì là nguy hiểm, anh này đã phạm một lỗi hết sức ngớ ngẩn với Zidane khi ngáng chân anh trước khu vực cấm địa, một phản xạ hết sức ấu trĩ đối với "thế" của đội tuyển Anh trong khoảng thời gian nhạy cảm này, trong khi cho dù không làm như vậy thì cũng không có cơ hội cho Pháp khi hàng hậu vệ Anh vẫn chơi chắc chắn và tỉnh táo suốt cả trận. Zidane mỉm cười bước lên chấm đá phạt, người Pháp khấp khởi hi vọng còn người Anh bồn chồn lo lắng. Và nỗi lo lắng ấy đã trở thành hiện thực khi Zidane vẫn là Zidane, cả trận mờ nhạt để rồi một phút loé sáng với pha sút phạt đẳng cấp đưa David James, người trấn giữ khung thành cực hay của đội tuyển Anh trong trận đấu này, vào thế "chào cờ". Bây giờ không phải là Pháp, mà là Anh, sụp đổ. Tưởng chừng trận đấu sẽ kết thúc với tỉ số hoà mà đối với Anh đã là cả một sự thất vọng, thì một hậu quả tất yếu sau khi bị gỡ hoà đã đến, pha chuyền bóng mất tập trung của Gerrard đã cho Henry một cơ hội đủ để tạo cho Pháp một quả phạt đền gây tranh cãi. Thật trớ trêu, thủ môn James trong sự hoảng hốt đã vội vàng lao ra và phạm lỗi với Henry mặc dù bóng đã bị đẩy trôi gần hết biên. Lại là Zidane đá phạt. Anh không phải Beckham, người đồng đội tại CLB Hoàng gia Real Madrid, và pha kết thúc mạnh mẽ vào góc trái khung thành đội tuyển Anh lừa được cả thủ môn James của Zidane chỉ trước tiếng còi chấm dứt trận đấu vài giây đồng hồ.

    Người Anh nuốt hận khóc thầm, còn người Pháp lại hả hê sung sướng vì suýt chết. Xem trận này làm mình nhớ lại nỗi đau của Ý ở trận chung kết Euro 2000, sao mà giống nhau đến thế? Gà trống Gôloa lại tiếp tục cất cao tiếng "gáy" lúc bình minh sau một đêm mưa to gió lớn...

    Một chút an ủi cho người Anh là họ đã được thấy một Wayne Rooney tự tin và xông xáo trên hàng tiền đạo của Anh, cầm bóng, đột phá, che bóng và chạy chỗ rất khoẻ làm lu mờ cả tiền đạo số 1 Michael Owen và đã không ít lần làm hàng hậu vệ của nhà ĐKVĐ phải lúng túng. Rooney đã đẩy tiền đạo "trâu đất" quen đá cặp cùng Owen ở Liverpool là Heskey xuống ghế dự bị, và những gì đã thể hiện trong trận đấu vừa qua cho thấy điều đó là hợp lí và tất yếu. Có lẽ ở những trận đấu sau, anh đã chắc một suất trên hàng công là điều không phải bàn cãi. Hi vọng Rooney sẽ vẫn xứng đáng là niềm hi vọng của Anh ở EURO lần này đúng như lời ca tụng...
  2. cuong4784

    cuong4784 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2003
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    một bài báo rất hay sưu tầm ở đâu vậy
  3. Beckboy

    Beckboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2003
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    Một tay chỉ vào tim
    Tay kia chỉ vào đầu
    Sưu tầm ở đây nè bạn!
  4. ALEX-DEL-PIERO

    ALEX-DEL-PIERO Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2002
    Bài viết:
    1.523
    Đã được thích:
    0
    Bài viết khá hay nhưng mắc 1 số lỗi nhỏ.
    1.Hesky ko phải phạm lỗi với Zidane mà phạm lỗi với Wiltord
    2.Pha phạt đền cuối trận của Pháp là hoàn toàn xứng đáng chứ ko có tranh cãi gì ở đây.
    Có thể nói đây như là 1 kịch bản của trận CK Euro 2000.Cũng là Pháp,cũng bị dẫn trước,cũng chơi bế tắc trong hầu hết 90 phút với 1 Zidane mờ nhạt.Nhưng chỉ 2 sai lầm cũng là quá đủ để đưa trước là Italia và sau là Anh đến thất bại.Đều cay đắng nhưng như nhau nhưng xét cho cùng có lẽ Italia đau hơn Anh nhiều.Có thể nói "Phong độ chỉ là nhất thời,Đẳng cấp mới là mãi mãi".Tiếng gáy của những chú gà trống Goloa Pháp đã làm át tiếng gầm của những chú sư tử Anh.Có lẽ đây cũng là bài học cho Anh cũng như các đội bóng khác,"30 chưa phải đã là Tết",trận đấu chỉ kết thúc sau tiếng còi trọng tài,chớ nên vui mừng quá sớm.
    Vậy là qua 2 loạt trận của 2 bảng đấu A và B chúng ta đã thấy được những bất ngờ và những kịch tính.Đầu tiên là thất bại cay đắng của đội chủ nhà BĐN trước đội bóng được đánh giá là yếu hơn,Hy Lạp.Sau đó là chiến thắng như trong mơ,đầy bất ngờ của Pháp trước Anh cho dù Pháp chơi mờ nhạt trong 1 trận đấu mà họ bị dẫn trước và đáng lẽ ra có thể thua nếu Becks thành công trong quả 11m đó(Có lẽ đó cũng chính là bước ngoặt của trận đấu).Tuy nhiên thất bại của Anh cũng như BĐN chưa phải đã hết bởi họ còn 2 trận nữa.Với Anh thì nhẹ nhàng hơn bởi Croatia và Thụy Sỹ ko mạnh(đã thấy trong cuộc đối đầu của 2 đội này),còn với BĐN thì họ phải đối mặt với người láng giềng TBN,1 bức tường khổng lồ chắn trước cánh của vào tứ kết của đội chủ nhà.Sẽ hứa hẹn 1 trận đấu hấp dẫn và kịch tính trong trận Derby bán đảo Iberia.
    Đêm nay 2 trận đấu của bảng C sẽ diễn ra với cuộc đối đầu đáng chú ý giữa á quân Italia với "Những chú lính chì-Thùng thuốc nổ" Đan Mạch.Được đánh giá cao hơn nhưng á quân Euro 2000 lại vào giải với sự mâu thuẫn và hỗn loạn trong nội bộ.Có trong tay bộ 3 tấn công "nguyên tử" và được coi là "bộ 3 huyền ảo" Totti-Del Piero-Vieri liệu Azzurra có vượt qua được Đan Mạch.Đội bóng vùng Scandinavi tuy ko còn mạnh như những năm trước khi những cầu thủ ưu tú nhất của họ đã ra đi(Đó là anh em nhà Laudrup,thủ môn Smichel) nhưng họ lại có Tomasson,Jorgensen,Laursen...những cầu thủ đã quá hiểu Italia.1 chiến thắng có thể sẽ có cho Italia nhưng có lẽ là rất khó khăn.Trong 2 trận đối đầu gần đây nhất giữa Italia và Đan Mạch,mỗi đội thắng 1 trận(trong đó có trận thắng 3-2 ngay tại đất Italia của đội bóng Đan Mạch).Trận đấu cùng bảng giữa Thụy Điển - Bulgaria sẽ diễn ra sau trận đấu Italia - Đan Mạch 1 tiếng đồng hồ.Thụy Điển với Larsson,Imbrahimovic,Svensson,Mellberg...sẽ là ứng cử viên vào tứ kết sau Italia.Nhưng họ sẽ phải gặp 1 Bulgaria thời hậu Stoiskov với những Berbatov...1 đội bóng với sức trẻ,tràn đầy nhiệt huyết muốn chứng tỏ họ ko thua những đàn anh đi trước.Đây cũng hứa hẹn là 1 trận đấu hay.
    Tuy nhiên trận đấu được mong chờ nhất có lẽ là trận đấu vào ngày mai giữa Đức và Hà Lan.Đây là cuộc đối đầu của Lịch sử,của 2 trường phái bóng đá hoàn toàn khác nhau.Người Đức lầm lỳ,chắc chắn và thực dụng trong khi người Ha Lan hào hoa,thoáng đãng và bay bổng.Từ Beckenbauer với Cruyff,Voller với Van Basten tới Kahn với Nistelrooy...trong những cuộc đối đầu của 2 đội đều ko thiếu những ngôi sao.Trong lịch sử đối đầu thì đội nào thắng thì đoạt chức VĐ,và giờ đây trận "CK sớm" này cũng sẽ định đoạt số phận 2 đội,đội nào thua coi như mất đi 1/2 cơ hội vào tứ kết bởi Séc cũng là 1 đối thủ đáng gờm với những Nedved,Rosicky,Jankulovky...và họ cũng có lợi thế bởi trận mở màn họ chỉ phải gặp đội bóng tý hon Latvia.Cơ hội cho Đức và Hà Lan là 50-50 trong khi Séc gần như có trong tay 3 điểm nếu như họ ko chủ quan như BĐN.Hà Lan hay là Đức?Câu trả lời sẽ chỉ có sau 90 phút trận đấu trên sân Dragao thành phố cảng Porto.Trọng tài được ấn định cho trận đấu này là trọng tài Anders Frisk (người Thụy Điển),người bắt chính trong trận CK Euro 2000.
  5. Beckboy

    Beckboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2003
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi, đẳng cấp của đội tuyển Pháp đã không thể hiện được nhiều ở trận này. Thắng rồi thì nói sao cũng được, nhưng phải thừa nhận là Pháp đã gặp may trong trận đấu vừa qua. Sai lầm của đội tuyển Anh đều xuất phát từ sai lầm cá nhân, đầu tiên là pha đá phạt Penalty của Beckham, mà Penalty là trò chơi khá may rủi ai cũng biết nên sai lầm này không phải là quá nghiêm trọng, mặc dù nếu như Beckham kết thúc thành công thì có lẽ trận đấu đã ngã ngũ sớm, nhất là trong một trận đấu lớn như thế này. Sai lầm thứ 2 là của một cầu thủ dự bị mới vào sân, lại không phải là một cầu thủ phòng ngự đúng nghĩa. Còn sai lầm thứ 3 là tất yếu thôi, hệ quả của hai sai lầm trước. Thế trận được thể hiện trong trận này không cho thấy sự "át vía" của gà trống đối với sư tử, có chăng thì chỉ là trên mặt báo chí ở đất nước của những kẻ thắng cuộc mà thôi.
    Dù sao tôi cũng đồng ý rằng "30 chưa phải Tết".
    Cục diện bảng B như vừa diễn ra trong tối qua và rạng sáng nay thì có lẽ không ai nghi ngờ vào hai suất vào vòng trong của Anh và Pháp, hai ứng cử viên sáng giá cho chức vô địch khi trận đấu giữa Croatia - Thuỵ Sĩ đã kết thúc một cách hết sức tẻ nhạt và vô duyên, cả về tỉ số cũng như cái cách mà họ chơi bóng. Nhìn Thuỵ Sĩ chơi người ta bỗng ngạc nhiên về cái vị thế đứng đầu bảng của họ ở vòng đấu loại, nhưng chúng ta hãy nhớ là chung bảng với Thuỵ Sĩ chỉ có Ai-len và Nga, hai đối thủ cũng cùng "tầm" với họ mà thôi. Có lẽ với sự xuất sắc của một số cá nhân như Hakan Yakin và một chút may mắn mới đưa Thuỵ Sĩ đến với EURO lần này. Croatia cũng chỉ khá hơn một chút, nhưng xem màn trình diễn của họ ta cũng hiểu được vì sao họ chỉ được xếp vào hàng "khá" ở Châu Âu. Cũng có những cá nhân có kĩ thuật tốt, chơi cho những đội bóng lớn ở Châu Âu, nhưng so với hình bóng của họ ở vòng chung kết WC98 cách đây 6 năm khi họ xuất sắc đoạt Huy Chương Đồng (chỉ thua Pháp sau đó trở thành vô địch một cách sít sao) thì là cả một khoảng cách rất lớn. 6 năm đã qua, Croatia đã không bảo vệ được hình ảnh của mình. Trước một đối thủ không có bản sắc như Thuỵ Sĩ, chỉ nhờ vào lối đá phòng ngự chặt phản công nhanh nhường hẳn trung lộ cho Croatia vậy mà những chàng trai mặc áo có sọc caro đỏ trắng không tài nào xuyên thủng được mành lưới Thuỵ Sĩ, cho dù họ đã chơi hơn người từ khá sớm. Hàng loạt các cơ hội được tạo ra, điển hình là pha đối mặt thủ môn của tới... 4 cầu thủ Croatia trong một tình huống bẫy việt vị bóng bổng không thành công của đội bóng áo đỏ vậy mà hai pha đánh đầu liên tiếp của họ cũng không làm sao đi vào cái gôn to đùng cách có... 1 mét trước mặt. Càng chơi càng nôn nóng, thỉnh thoảng lại hú tim trước những pha phản công của Thuỵ Sĩ, có lẽ Croatia cũng như đối phương của họ ở trận đấu này nên hài lòng với 1 điểm có được, bởi vì họ chẳng thể có gì hơn ngoài những pha bóng vô duyên đến mức như vậy, mặc dù trước trận đấu trong hai kẻ ai cũng mong có được điểm số tối đa trước khi bước vào cuộc đấu "sinh tử" với hai đại gia Anh và Pháp. Có lẽ cuộc chơi của Croatia và Thuỵ Sĩ ở Bồ Đào Nha đã sắp đến hồi kết thúc.
    Ngoài kịch tính Anh-Pháp, người ta cũng không thể quên nỗi đắng cay của Bồ Đào Nha ở bảng A. Ở vị thế chủ nhà, trước sự cổ vũ của hàng vạn cổ động viên cuồng nhiệt, vậy mà Bồ Đào Nha đã bị "chú lùn" Hi Lạp "chơi xỏ" một cách tâm phục khẩu phục. Sai lầm của BĐN xuất phát từ sai lầm của HLV Scolari, người đã từng đưa Brazil tới chức vô địch World Cup cách đây 2 năm. Nhưng ông đã quên rằng Brazil vô địch còn bởi vì họ có những cá nhân xuất sắc hơn hẳn Bồ Đào Nha, những người có thể xoay chuyển cục diện trận đấu mà ở Bồ Đào Nha hiện nay không phải là không có, chỉ tiếc là họ đang ngồi trên ghế... dự bị. Đó là tài năng trẻ Ronaldo và linh hồn của CLB Porto ĐKVĐ Châu Âu là Deco. Thiếu niềm tin vào lớp trẻ, đội quân của ông già Scolari đã phải trả giá khi sự gắn kết của các cầu thủ BĐN gần như con số 0. Một Rui Costa chỉ dám cầm bóng và chuyền dài ngay lập tức, một Simao còn non nớt trước sự quyết liệt của các hậu vệ Hi Lạp, một Figo vùng vẫy trong vòng vây của các đối thủ mà không tài nào thoát được và một Pauleta quên mất khả năng ghi bàn. Tất cả tạo nên một hàng công kém "lửa", không giống như những gì người ta mong đợi ở đội chủ nhà. Trong khi đó Hi Lạp vẫn kiên trì đấu pháp của HLV được đánh giá rất cao Otto, đã cắt đứt hết những đường lên bóng đơn giản và rời rạc của BĐN một cách dễ dàng. Tấn công nhiều không ghi được bàn thắng, bàn mở tỉ số của Hi Lạp đến như một hệ quả tất yếu mà thôi. Sau bàn thắng BĐN vùng lên. Sự "hối hận" của Scolari được thể hiện bằng việc đưa ra sân cặp cầu thủ được mong đợi Deco và Ronaldo ở hiệp 2 và ngay lập tức đã phát huy tác dụng, dù là quá ít, bằng một bàn thắng danh dự cho BĐN. Thế nhưng, sự bảo thủ của Scolari vẫn tiếp tục hành hạ đội bóng màu đỏ-xanh, thể hiện ở việc đặt niềm tin vào Couto, một trung vệ đã già nua và không còn sức bật. Dấu chấm hết cho BĐN nằm ở quả Penalty nghiệt ngã mà do chính họ tạo ra.
    Người ta không trách Ronaldo, không trách pha phạm lỗi của anh dù rằng anh còn non nớt về kinh nghiệm thi đấu quốc tế, mà chỉ trách sự kém cỏi về "điều quân khiển tướng" của vị HLV từng được đặt hi vọng rất nhiều, rằng "Hậu vệ đâu mà phải để một tiền vệ tấn công như Ronaldo phải lùi về phòng ngự đến mức phạm lỗi?" BĐN gục ngã, Hi Lạp mở sâm panh hân hoan cho chiến thắng lớn nhất trong lịch sử bóng đá nước này.
    Cũng phải thôi, đá như vậy thì làm sao thắng được, bế tắc như vậy làm sao mà gỡ? Nói về trận đấu mở màn EURO 2004 giữa Hi Lạp và BĐN, một bữa tiệc buồn, người ta chỉ có thể kết luận 1 câu "THUA LÀ ĐÚNG!". Thua trận này, cơ hội lọt vào vòng trong của đội chủ nhà là một dấu hỏi lớn khi họ sắp phải chạm trán với TBN, một đối thủ họ rất kị mà một trận thua nữa sẽ khiến người BĐN phải xem các đối thủ tứ phương tung hoành trên sân cỏ của mình và ẵm luôn chiếc Cúp quí giá mà họ đang "tạm giữ" trong tay.
    Ở bảng A này, TBN đã thể hiện được đẳng cấp của mình, cho dù đối thủ của họ chỉ là Nga, một đối bóng bậc trung, thậm chí còn không có một bản sắc rõ rệt, có chăng chỉ là một vài bài "mượn" của Spartak. Nga vẫn là Nga, mạnh ai nấy chơi, ở họ hiếm khi nhìn thấy một pha phối hợp nào ra hồn. Mờ nhạt để rồi trỗi dậy một vài phút cuối hiệp 1 trước khi... tịt hẳn. Qua vòng đấu này, chắc chắn tỉ lệ đặt cược vào vòng trong cho TBN và Hi Lạp sẽ tăng lên gấp bội.
    Đêm nay người Ý lặng lẽ bước chân ra sân cỏ để thi đấu trận đấu đầu tiên ở EURO lần này. Qua những gì ĐKVĐ Pháp đã thể hiện trong trận gặp Anh, người Ý càng có hi vọng về cơ hội đoạt cúp của đội bóng con cưng của họ ở VCK lần này, bởi lẽ hàng phòng ngự lừng danh của Ý không có lí gì lại không "quay" được những mũi nhọn của Pháp như những gì người Anh đã làm, còn với hàng công, chắc chắn họ sẽ làm được hơn thế với sự trở lại của Christian Vieri, người đã vắng mặt ở VCK lần trước cùng với Totti đang ở phong độ đỉnh cao, cho dù cựu đội trưởng Paolo Maldini đã giã từ đội tuyển. Đội Ý đang sung, nhất là từ vòng đấu bảng khi vùng lên vượt qua "hiện tượng" xứ Wales một cách thuyết phục để nghiễm nhiên đứng ngôi đầu bảng, cho dù trước đó họ đã từng thất thủ trước đối thủ này. Tuy nhiên, chiến thắng chắn chắn sẽ đến với Ý không dễ dàng bởi cùng với Thuỵ Điển, Đan Mạch cũng được đánh giá là "không phải tay vừa". Với các ngôi sao đang chơi ở giải VĐQG Italia như Tomasson, Jorgensen,... đã quá hiểu đối thủ của họ, cùng với quyết tâm dùng lối chơi thể lực và giãn biên nhằm đánh vào điểm yếu của Italia là bóng bổng, có thể thấy Đan Mạch cũng quyết kiếm điểm ở trận này. Tuy không có thể nói trước điều gì, nhưng hãy cùng nghiêng về một chiến thắng tuyệt đối cho Italia.
    Được Beckboy sửa chữa / chuyển vào 19:04 ngày 14/06/2004
  6. Raxun

    Raxun Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    Dám cá đội Anh không có thằng Beckham sẽ chơi còn hay hơn. Nhìn cả trận, bóng cứ đến chân nó là đường tấn công chấm dứt luôn. Dù rằng tạt kiến tạo được một quả, nhưng theo tôi thì cái bàn thắng đấy chủ yếu là công của Lampard, quả đánh đầu đấy khó khủng khiếp.
    Với một thằng đội trưởng thì trượt penalti kiểu đấy là không chấp nhận được.
  7. Beckboy

    Beckboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2003
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    Công nhận là Beckham đã quá "non" trong pha sút phạt Penalty đó. Mặc dù sau đó người ta đã tự hỏi nhau "tại sao không phải Lampard mà lại là Beckham sút?" nhưng dù sao trong một trận đấu như thế này thì trách nhiệm của người đội trưởng là rất lớn, và việc để cho anh sút phạt penalty cũng là suy nghĩ chung của toàn đội mà thôi. Mấy ai biết được chữ ngờ, không biết Beckham có chủ quan hay không mà lại sút đơn giản như thế... Dù sao, anh cũng đá có công dẫn dắt toàn đội thực hiện đúng những gì HLV đã giao phó, hãy tiếp tục tin tưởng bởi lẽ khó có ai có thể thay thế vị trí của Beckham trong đội tuyển lúc này.
  8. vua_anh_sang84

    vua_anh_sang84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/06/2004
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Nói đùa chứ, Bình luận hay thật đấy nhưng các ông xem bóng đá để làm gì nhỉ?
    Tôi hỏi nhé, Heskey phạm lỗi với thằng nào?
    Ông beckboy thì bảo là zidane, sau thì có ông lại bảo là Wintord.
    Sai bét, Thằng Heskey phạm lỗi với Viera. Thế mà cũng .....
    Còn bình thường, thằng Beckham nó sẽ úp mu đá thật căng vào giữa khung thành, nhưng trong 1 trận cầu đỉnh cao như thế này thì không thể mạo hiểm đá penalty như bình thường được. Beck đã chọn 1 giải pháp chắc chắn là đá bbóng bằng má trong chân phải, nên nhớ Beck chỉ thuận má trong chân phải mà thôi. Mặc đã cố gắng sút thật căng và hiểm hóc nhưng thằng trọc nó lại bắt vị, nhẩy đúng góc sở trường của ông beck. Người ta nói rằng, Bathez có những pha bắt bóng xuất thần và kèm theo đó là những pha xử lý ngớ ngẩn, nhưng Bathez là thủ môn của những trận cầu đỉnh cao. Thật quá chính xác.
    Còn Beck vẫn là trụ cột, không thể thiếu được. Ko có beck, ĐT Anh cũng ko có cơ hội thắng.
    Nói thế thôi, nhưng vào đây xem bình luận Bóng Đá cũng sướng phết.
    Anh em cố gắng nhá.

  9. Beckboy

    Beckboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2003
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    hehe chả nhớ nó phạm lỗi với thằng nào nữa. Mà ông viết Barthez, Wiltord và Vieira cũng không chính xác
    Nhân tiện nói đến phạt đền và việc đá vào giữa khung thành, mình nhớ đến quả Penalty của Totti trong trận bán kết kịch tính đến mức đỉnh điểm khi gặp Hà Lan ở EURO lần trước (Ý thắng bằng Penalty sau hàng lọat pha cản phá xuất thần của thủ môn Toldo): một quả sục bóng rất kĩ thuật vào thẳng giữa khung thành mặc dù thủ môn cao 1m98 Van der Sar đã đổ người về đúng phía Barthez đã làm. Điều đó chứng tỏ sự tự tin của Totti là rất cao. Đấy, đội trưởng phải bản lĩnh như thế! Nhưng dù sao, quả Penalty ấn tượng nhất mà mình nhớ mãi vẫn là cú sút quả chuối "impossible" (không thể đỡ nổi) của Paul Gascoigne (chả nhớ vào lưới đội nào): một cú vặn người sau đó cứa bóng bằng lòng trong chân phải, bóng bay xoáy vào đúng góc chết bên phải khung thành => đến mức mình phải thốt lên "thế này thì... bố ai đỡ được cơ chứ?"...
    Thôi, quay lại chủ đề chính nhé. Đêm qua chả hiểu sao buồn ngủ quá đang xem hết hiệp 1 thì lăn ra ngủ lúc nào không biết, chẳng biết tình hình diễn biến tiếp thế nào. Chỉ nhớ là Đan Mạch đá rất hay, rất xông xáo và quyết tâm; còn Ý có vẻ như chưa "khớp" nên vẫn còn cầm chừng lắm, chưa phát huy được hết khả năng của mình, nhất là tuyến trên. Còn hậu vệ vì được "làm việc nhiều" nên có vẻ đã nóng máy sớm hơn, Canavaro và Nesta cùng với Buffon tạo thành một bức tường thép trước mặt "các chú lính chì" khiến cho "chì không xuyên được thép", dù cố gắng nhưng Tomasson và đồng đội vẫn chưa có cách nào đưa được bóng vào lưới của những chuyên gia phòng ngự Italia. Sáng sớm mua báo bóng đá thấy kết quả 0-0 cũng hơi thất vọng nhưng lại nghĩ mình cũng may mặc dù đã lỡ ngủ quên. Khá ấn tượng với cách in số áo của Ý (màu vàng nhũ cùng với mẫu chữ khá nghệ thuật) và kiểu buộc tóc của Totti và Camonaresi (trông gọn hơn nhiều đấy chứ). ANH EM CÓ AI XEM HẾT TRẬN BÌNH LUẬN LẠI CHO TÔI VỚI NHA!
    Người đọc báo Bóng Đá sáng nay sẽ giật mình khi nhìn vào bảng tin kết quả ở góc trái: ngay dưới tỉ số 0-0 nhạt nhẽo của trận đấu đầu tiên bảng C, là một tỉ số cũng có 1 con số 0 nhàm chán, nhưng con số còn lại thì chẳng như vậy chút nào. 5-0, 5 phát "chém", MỘT TỈ SỐ KINH HOÀNG được các chàng trai người Thuỵ Điển sản sinh ra đêm qua và "nạn nhân" của họ không phải ai khác ngoài đội bóng cuối cùng của bảng C, đội Bungari. Cái khiến người ta ngạc nhiên là việc Bungari, một đội bóng đã từng làm mưa làm gió ở vòng đấu bảng với một lối chơi quyến rũ và hiệu quả, để Thuỵ Điển "làm cỏ" không thương tiếc, không hữu nghị, không nể nang. Thuỵ Điển, với sự trở về của một chân sút khủng khiếp của Châu Âu Henrik Larsson, đã mở đầu cho cuộc phiêu lưu của họ ở EURO lần này một cách đầy ấn tượng như thế đấy. Mặc dù vốn đã được giới chuyên môn đánh giá cao hơn nhưng một tỉ số như vậy quả thật là không ai dám nghĩ đến. Chúc mừng Thuỵ Điển, nhưng trận đấu tiếp theo của các vị sẽ không "ngon lành" như thế đâu bởi đối thủ tiếp theo của các vị sẽ là chúng tôi, những người Ý!
    VÀ ĐÊM NAY SẼ KẾT THÚC "VÒNG DƯỢT" ĐẦU TIÊN QUA CÁC BẢNG CỦA EURO LẦN NÀY, DỪNG CHÂN Ở BẢNG D, BẢNG ĐẤU TỬ THẦN VỚI SỰ GÓP MẶT CỦA 3 ĐẠI GIA CHÂU ÂU LÀ HÀ LAN, ĐỨC VÀ CỘNG HOÀ SÉC. Tuy đã từng gây bất ngờ ở vòng loại nhưng Latvia vẫn phải chấp nhận một sự thật là họ chỉ được đánh giá như một kẻ lót đường, thậm chí những người lạc quan nhất cũng không dám tin vào một kết quả khả quan của "chú lùn" này trước CH Czech, đội bóng Á quân EURO 96, kẻ chuyên đi "giết" Pháp với sự dẫn dắt của tiền vệ Pavel Nedved, Cầu thủ XS nhất Châu Âu 2003, của Rosicky, linh hồn của Dortmund,... cùng nhiều danh thủ khác đã chơi gắn bó với nhau nhiều năm. Không khó để dự đoán một chiến thắng cách biệt cho CH Czech, một đối bóng chơi ổn định trong nhiêù năm qua và có một đội quân tinh nhuệ tuy hơi vô duyên ở các giải đấu lớn, mặc dù Latvia cũng sẽ không dễ dàng buôi xuôi cho những chàng trai đến từ Tiệp Khắc cũ.

    Nhưng trận đấu gây chú ý nhất đêm nay và có thể nói là từ khi khai mạc giải đến giờ (ngoài cuộc đối đầu Anh và Pháp) chính là cuộc đọ sức nảy lửa giữa hai đối thủ nhiều duyên nợ Hà Lan- Đức. Đây cũng là cuộc đọ sức giữa hai trường phái hoàn toàn đối lập, một thiên về tấn công tổng lực và đẹp mắt, một thiên về chiến thuật nặng nề và cứng nhắc. Chỉ có một điểm chung giữa hai đội, đó là sự thất thường và sa sút. Cùng được xếp vào hàng "đại gia" ở Châu Âu nhưng chưa bao giờ Đức và Hà Lan lại bị đánh giá thấp như ở giải lần này. Cũng những tên tuổi ấy, chơi ở những CLB nổi tiếng là thế, vậy mà Đức và Hà Lan không khiến người ta yên lòng. Bệnh "sao" hoành hành ở nội bộ của cả hai đối thủ, HLV thì bất lực, bị chê là kém cỏi, cuộc đối đầu đêm nay sẽ là cơ hội để hai đội lấy thêm chút niềm tin của người hâm mộ của hai cường quốc bóng đá vốn đã từng thống trị Châu Âu. SẼ RẤT QUYẾT LIỆT NHƯNG HẤP DẪN HAY KHÔNG THÌ CÒN CHỜ XEM ĐÃ! Chắc chắn Hà Lan sẽ lấy "công" làm trọng, còn Đức sẽ vẫn phô bài bài phòng ngự phản công quen thuộc của mình. Liệu những Cỗ xe tăng có đứng vững được trong Cơn lốc lớn màu da cam để rồi khi Bão qua rồi thì Tăng nổ súng? Là một người dị ứng với lối đá bảo thủ và khô cứng của Đức, tôi ủng hộ Hà Lan và hi vọng những mâu thuẫn nội bộ mang tính "truyền thống" của họ sẽ được gạt sang một bên để cùng nhau "chống phát xít"... Nhất là Van Nistelrooy, cầu thủ tôi yêu thích, hi vọng sẽ thể hiện được bản năng sát thủ của mình ghi bàn cho ĐTQG như những kì tích anh đã làm trong màu áo của MU.
    Hôm nay "hứng" chưa lên nên viết chưa "văn", anh em thông cảm... hehe
    Được Beckboy sửa chữa / chuyển vào 17:45 ngày 15/06/2004
    Được Beckboy sửa chữa / chuyển vào 17:54 ngày 15/06/2004
  10. vua_anh_sang84

    vua_anh_sang84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/06/2004
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Trận 1: Ch sec 2 - 1Latvia
    Nhìn toàn cục, đây là trận đấu với thế trận 1 chiều nghiêng về ĐT Ch séc. Nhưng xem ra trong hiệp thi đấu thứ nhất, ĐT Latvia đã thành công trong việc vô hiệu hoá tiền đạo cao 2m02 Ian Koler, kèm theo đó là những pha phản công khá sắc bén với sự năng động của tiền vệ to con tóc vàng bên phía cánh trái (tôi ko nhớ tên). Và 1 trong những pha phản công vào những phút cuối của hiệp 1, ĐT Latvia đã ghi bàn thắng ấn định tỷ số của hiệp 1.
    Vào hiệp hai, sự hoạt động không biết mệt mỏi của Pobosky bên phía cánh phải đã tạo đk thuận lợi cho Milan Baros ghi bàn thắng quân bình tỷ số. Giải toả tâm lý cho các cầu thủ Tiệp khắc cũ. Và điều quan trọng là đã dập tắt nụ cười như Nga "ngố" của thủ môn ĐT Latvia (bắt khá hay). Và cũng chính Milan Baros dũng cảm trong pha tranh bóng với thủ môn Latvia, tạo đk cho tiền vệ tóc vàng (ko nhớ tên) ghi bàn thắng nâng tỷ số lên 2 -1. Ấn định chiến thắng cho Đt CH SÉC.
    Thực sự trận đấu rất hay và còn nhiều điều đáng bàn nhưng trong khuôn khổ 1 bài viết tôi không thể trình bày diễn biến của toàn bộ trận đấu, các bạn thông cảm.
    Còn trận 2: Đức 1-1 Hàlan
    Trận này không phải bình luận, ai mà không xem thì cũng không cần phải nghe bình luận nữa đâu nhỉ. 1 trận cầu đỉnh cao.

Chia sẻ trang này