1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thảo luận các bài tập tình huống trong Luật Hình Sự

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi Hai_meo, 03/07/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hai_meo

    Hai_meo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    2.396
    Đã được thích:
    0
    Lại quấy quả bà chị Constancy với ông No-fear
    Trước đây xem TV thấy có ông cựu tổng thống nước nào ấy, bị tội gì nghe ghê gớm lắm, nhưng khi ra toà thì tim đập chân run, miệng nói lắp bắp, mũi thở khó khăn. Về sau, ông này được đưa đi khám, và khám ra 1 đống bệnh, thế là không phải ra toà nữa mà vào viện nằm nghỉ dưỡng lão dài dài...
    Không hiểu Luật pháp Việt Nam cho phép những đối tượng nào được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự nhỉ?
    Cuộc đời thật phù du, kiếp người sao sương khói
    Được Terminator3 sửa chữa / chuyển vào 15:21 ngày 09/08/2003
  2. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Chú này hình như là học Luật thì phải. hihi. Đợi chị nhé. Rồi cho chú toét mắt ra.
    http://www.ttvnol.com/forum/f_324
    Gửi Miền Bắc lòng Miền Nam chung thuỷ
  3. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Vì chị thấy chú có vẻ hiểu biết về Luật nên chị không phải nói thế nào là trách nhiệm hình sự, thế nào là truy cứu trách nhiệm hình sự mà chị đi vào câu hỏi của chú luôn: Miễn trách nhiệm hình sự.
    Điều 25 BLHS 1999 quy định 3 trường hợp miễn TNHS:
    1. Miễn TNHS do sự chuyển biến của tình hình (khoản 1)
    2. Miễn TNHS do có hành vi tích cực của người phạm tội (khoản 2)
    3. Miễn TNHS khi có quyết định đại xá (khoản 3)
    Ngoài ra trong từng tội phạm cụ thể sẽ có quy định Miễn TNHS.
    Chú có gì còn thắc mắc cứ hỏi tiếp. Chị sẽ treo nick này trong vài ngày tới nhưng vẫn còn mấy cái nick sơ-cua để trả lời chú.
    http://www.ttvnol.com/forum/f_324
    Gửi Miền Bắc lòng Miền Nam chung thuỷ
  4. Hai_meo

    Hai_meo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    2.396
    Đã được thích:
    0
    Chị này, viết thế thì ai mà hiểu được. Mà em có biết gì về Luật đâu, chỉ là múa may võ vẽ chơi thôi, hoá ra múa rìu vẫn qua được mắt thợ à . Chị giải thích rõ hơn cái khoản 1 và khoản 2 cho em với
    Cuộc đời thật phù du, kiếp người sao sương khói
    Được hai_meo sửa chữa / chuyển vào 18:41 ngày 03/07/2003
  5. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Gớm, phải thía thì chị mới buôn tiếp được chứ. Chứ cứ như anh no-fear, nói một hơi hết chỗ cho người khác buôn à?
    Hêh. Để mai buôn tiếp cho diễn đàn sống động nhá.
    Tại chị thấy chú cũng võ vẽ vài miếng thuật ngữ luật học, chị cứ rào trước thế, không lại mất công đánh máy. he he.
    http://www.ttvnol.com/forum/f_324
    Gửi Miền Bắc lòng Miền Nam chung thuỷ
  6. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Chưa thấy anh T3 treo hộ chị cái Constancy này lên, nên chị vào đây buôn tiếp với chú. Mỗi ngày buôn một tý cho cái box nó vui vẻ. Hôm nay chị trả lời chú cái khoản 1 nhá. Chị mới học được cách trả lời là làm sao phải dễ hiểu, phổ thông, nên chị cũng sẽ cố gắng trả lời chú theo hướng đó, nếu thấy nó thô thiển quá thì cũng đừng trách chị nhé.
    -------------------------------
    Trước tiên hiểu thế nào là chuyển biến tình hình nhé: Có 2 cách hiểu chuyển biến tình hình.
    - Chuyển biến tình hình làm thay đổi tính chất của tội phạm: được hiểu như là sự thay đổi điều kiện xã hội trong phạm vi toàn xã hội, địa phương, cơ quan, xí nghiệp, hoặc thậm chí gia đình (tuỳ vào loại tội phạm). Do sự thay đổi đó mà tính chất xã hội của hành vi thay đổi, không còn nguy hiểm cho xã hội ở mức độ phải truy cứu trách nhiệm hình sự nữa, mặc dù hành vi đó vẫn có thể gây nguy hiểm ở góc độ pháp luạt dân sự, hành chính, hoặc thậm chí là đạo đức.
    Ví dụ nhá: do chuyển đổi cơ chế từ bao cấp (hậu quả là quan liêu) mà một số hành vi được BLHS 1985 quy định là tội phạm như lạm sát gia súc, buôn bán tem phiếu ... không còn nguy hiểm cho xã hội nữa. Mục đích của pháp luật hình sự là trừng trị những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, khi mục đích ban đầu không còn, thì thôi, cũng chẳng truy cứu làm gì cho nhẹ nợ (tốn cơm nuôi tù, tốn công mở phiên toà với hàng đống các thủ tục phức tạp)
    - Hoặc nhiều khi sự chuyển biến tình hình lại xuất phát từ chính bản thân người phạm tội. Ví dụ như anh ta sau khi thực hiện hành vi phạm tội (như đưa hối lộ chẳng hạn, hay giết người cho nó oai) thì mắc bệnh hiểm nghèo, bác sỹ chuyên khoa chuẩn đoán chỉ vài ngày là ngủm củ tỏi. Thế thì còn truy cứu nó làm gì cho nó mệt nữa. Và họ đưọc miễn TNHS ([đùa]nó bị lương tâm lên án rùi, pháp luật khỏi cần đụng đến làm gì cho rách việc[/đùa])
    Vậy tại sao lại có quy định này? Trả lời câu hỏi đó thì phải quay lại về mặt lý luận một chút. Đó là vì tính nguy hiểm cho xã hội là một trong những thuộc tính quan trọng của tội phạm (mức độ nguy hiểm mang tính định tính, tuỳ từng tội phạm mà các nhà làm luật - là các bác đại biểu quốc hội đó, cũng như các nhà áp dụng pháp luật - là mấy chú thẩm phán đó sẽ cân nhắc và quy định cụ thể). Do thay đổi tình hình mà tính chất của tội phạm đó hay chính người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa thì về thực chất là hành vi đó không còn Cấu thành tội phạm được nữa. Và cái gốc mà không có thì người ta còn xử cái ngọn làm gì nữa, chú em nhỉ?
    ---------------------------------------------
    Hôm nay tạm buôn thế nhé.
    Chú có lòng thì câu tiếp cho chị trả lời chú tiếp nào?
    http://www.ttvnol.com/forum/f_324
    Gửi Miền Bắc lòng Miền Nam chung thuỷ
  7. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Sau khi xem lại thì chị thấy là chị vẫn dùng thuật ngữ chuyên môn nhiều quá. Chú thắc mắc thì để chị lại giải thích tiếp cho dễ hiểu hơn nhá. Chị em mình nhất trí quan điểm là cùng buôn dưa trong chủ đề này nhá? OK? Buôn mà vẫn có nội dung. Đồng ý không?
    http://www.ttvnol.com/forum/f_324
    Gửi Miền Bắc lòng Miền Nam chung thuỷ
  8. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Câu hỏi của Hai_meo: Không hiểu Luật pháp Việt Nam cho phép những đối tượng nào được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự nhỉ?
    Tớ xin trả lời cậu nhá:
    Miễn truy cứu trách nhiệm hình sự trong Luật pháp Việt Nam được quy định trong BLHS và BLTTHS như sau:
    Đối với BLHS được quy định trong những trường hợp sau:
    1. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội (Điều 19 Luật Hình sự 1999) - Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng tuy không có gì ngăn cản. Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện đủ yếu tố để cấu thành (quy tội) của một tội khác thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
    2. Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự, nếu khi tiến hành điều tra truy tố hoặc xét xử, do chuyển biến tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa. Hoặc trường hợp trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội đã tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm, thì cũng có thể được miễn trách nhiệm hình sự. Hoặc trường hợp người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có quyết định đại xá. (Điều 25 BLHS 1999).
    3. Điều 23 BLHS 99 quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu hết thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự thì người phạm tội cũng được miễn trách nhiệm hình sự: (Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ thời điểm phạm tội - nếu người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã thì thời gian trốn tránh không được tính và thời hiệu được tính lại kể từ ngày người đó ra tự thú hoặc bị bắt giữ) Cần lưu ý không áp dụng nguyên tắc tính thời hiện đối với các tội phạm Xâm phạm an ninh quốc gia và các tội phạm phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh (Điều 24 BLHS 99).
    Cụ thể như sau:
    5 năm đối với một tội phạm ít nghiêm trọng (tội ít nghiêm trọng là tội mà có khung hình phạt đến 3 năm tù)
    10 năm đối với một tội phạm nghiêm trọng (tội nghiêm trọng là tội mà có khung hình phạt đến 7 năm tù)
    15 năm đối với một tội phạm rất nghiêm trọng (tội rất nghiêm trọng là tội mà có khung hình phạt đến 15 năm tù)
    20 năm đối với một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (tội đặc biệt nghiêm trọng là tội mà có khung hình phạt tới trên 15 năm tù, chung thân tới tử hình).

    4. Người chưa thành niên có thể được miễn trách nhiệm hình sự nếu người đó thực hiện một tội phạm ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng, tuy nhiên gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình, cơ quan tổ chức nhận giám sát giáo dục. (Điều 69 BLHS 99).
    5. Người đã nhận làm gián điệp nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao và tự thú, thành khẩn khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được miễn trách nhiệm hình sự. (Điều 80 BLHS 99 - Tội gián điệp)
    6. Người đưa hối lộ không bị ép buộc hoặc người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ tài sản dùng để đưa hối lộ. Điểm 6 - Điều 289 BLHS 99)
    7. Người môi giới nhận hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự. (Điểm 3 - Điều 290 BLHS 99).
    8. Người không tố giác tội phạm đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt (Điểm 3 ?" Điều 314 ?" BLHS 99)
    9. Ngoài ra còn có trường hợp miễn trách nhiệm hình sự đối với những cá nhân được miễn trừ ngoại giao. Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi về miễn trừ lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo các điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam tham gia hoặc ký kết hoặc theo tập quán quốc tế thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết theo con đường ngoại giao. (Điều 5 ?" BLHS 99)
    Đây là những trường hợp mà BLHS 99 quy định miễn truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, theo câu hỏi của bạn trường hợp này có thể là hoãn xét xử hoặc hoãn thi hành án thôi. Bởi một nguyên tắc căn bản của luật hình sự là Không một tội phạm nào mà không bị xét xử và thi hành hình phạt.
    Theo quy định tại điều 61 BLHS 99 về hoãn chấp hành hình phạt tù như sau:
    Người bị xử phạt tù có thể hoãn chấp hành hình phạt tù trong trường hợp sau:
    a. Bị bệnh nặng được hoãn cho tới khi sức khoẻ hồi phục.
    b. Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, được hoãn cho tới khi con đủ 36 tháng tuổi (trừ trường hợp tự nguyện thi hành án).
    c. Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến 1 năm trừ khi bị kết tội thuộc nhóm xâm phạm an ninh quốc gia, tội đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội rất nghiêm trọng.
    d. Bị kết án về một tội ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, được hoãn đến 1 năm.
    Đối với BLTTHS:
    Tương tự với quy định về hoãn thi hành án phạt tù, BLTTHS được Quốc hội thông qua năm 1988 cũng quy định tại điều 231 về hoãn thi hành án phạt tù như sau:
    Đối với người bị kết án đang được tại ngoại, Chánh án Toà án có thể tự mình hoặc theo đề nghị của Viện Kiểm Sát, cơ quan công an hoặc người bị kết án, cho hoãn chấp hành hình phạt trong những trường hợp sau:
    1. Người bị kết án bị ốm nặng, được hoãn chấp hành hình phạt cho đến khi sức khoẻ phục hồi;
    2. Người bị kết án là phụ nữ có thai hoặc mới sinh đẻ thì được hoãn chấp hành hình phạt từ ba tháng đến một năm;
    3. Người bị kết án là người lao động duy nhất trong gia đình nếu ở tù sẽ làm cho gia đình đặc biệt khó khăn, thì có thể được hoãn chấp hành hình phạt đến một năm, trừ trường hợp là phần tử nguy hiểm cho xã hội hoặc bị kết án về tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội nghiêm trọng khác
    4. Quân nhân bị kết án về một tội ít nghiêm trọng, nếu do nhu cầu chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu mà được người chỉ huy từ cấp trung đoàn trở lên đề nghị thì có thể được hoãn chấp hành hình phạt từ 6 tháng đến 1 năm
    .
    Điều 284 BLTTHS quy định như sau:
    Toà án có thể ra một trong những quyết định sau đây
    a. Miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh;
    b. Đình chỉ vụ án và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh

    c. Tạm đình chỉ vụ án và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh;
    d. Trả lại hồ sơ để điều tra lại hoặc điều tra bổ sung.
    Điều 283 cũng quy định với trường hợp bị can mắc bệnh thì Viện kiểm sát cũng có thể ra quyết định đình chỉ vụ án và quyết định áp dụng biện pháp chữa bệnh bắt buộc.
    Tất cả đều phải căn cứ trên kết luận của giám định pháp y thì các cơ quan tiến hành tố tụng mới có thể ra quyết định đình chỉ hay tạm đình chỉ, miễn hay không miễn TNHS (Toà án), áp dụng hay không áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với đối tượng có liên quan.
    Đây chỉ là một số quy định trong Luật Hình sự và tố tụng hình sự Việt Nam về các trường hợp tạm hoãn, miễn thi hành án hình sự. Ngoài ra cũng còn khá nhiều các quy định khác có liên quan, song do thời gian có hạn nên tôi cũng không thể nêu hết ra được. Nếu có gì còn thắc mắc. Bạn có thể tiếp tục hỏi.
    Được no-fear sửa chữa / chuyển vào 03:37 ngày 09/08/2003
  9. theloner

    theloner Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    Thảo luận các bài tập tình huống trong Luật Hình Sự

    A và B đến cửa hàng bán đtdđ mua một simcard giá 350000 và hỏi mua đt 8250 , C chủ cửa hàng trả lời là 3500000
    A,B đồng ý mua và đặc cọc 200.000 hẹn 2 tiếng sau quay lại lấy ,
    Trên đường đi B bàn với A quay lại lấy đ t mà không trả tiền A đồng ý cả hai cùng quay lại của hàng của C, B đi vào trong cửa hàng A vẫn ngồi ngoài xe và xe vẩn còn nổ máy , khi C đặt đt và cục xạc lên bàn và quay lại lấy vỏ hộp thì B lấy đt và cục xạc chạy ra xe , A chở B chạy nhưng C cùng người thân bắt được ...giao cho CA phường .
    Cơ quan ĐT khởi tố A,B tội lừa đảo
    VKS truy tố tội lừa đảo
    Nhưng toà ra quyết định trả hồ sơ cho Viện để thay đổi tội danh từ Lừa đảo 139 k1 sang cướp giật 136 k1..Xin mời các bạn tham gia đóng góp ý kiến về cách xử lý của các cơ quan trên
  10. You_know_who_am_I

    You_know_who_am_I Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2003
    Bài viết:
    433
    Đã được thích:
    0
    Tớ đồng ý với ý kiến của tòa án.
    Vì hành động này ko thể gọi là hành động "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" được. Xin trích K1 Đ139:
    Điều 139: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
    1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm ngàn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm ngàn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về hànhv i chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
    Hành động cướp điện thoại để trên bàn là hành vi cướp giật, theo điều 136.

Chia sẻ trang này