1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thảo luận các bài tập tình huống trong Luật Hình Sự

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi Hai_meo, 03/07/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Hoá ra là Reme vẫn chưa tung ra hết chiêu để em phải ghét. Hi`.
    Thật ra khi đọc bài báo này em cũng thấy quan toà xử thế là hợp lý rồi. Nhưng trong đầu em lại tự hỏi tại sao quan toà lại không áp dụng các điều khoản khác (có dính dáng đến: như điều 111 khoản 3 hay là điều 93 khoản 1 mà em trích dẫn) để thoả mãn Dư luận nhỉ? :)
    Cám ơn Rême đã giải thích giúp em về điều 11 khoản 3. Vậy thì còn điều 93 khoản 1 thì sao ạ? Nếu đối chiếu với cách giải thích về ?oman rợ? và ?ođê hèn? thì cũng có thể khép tên Thanh vào tình tiết ?ogiết người vì động cơ đê hèn? được lắm chứ? (Nhưng suy nghĩ kỹ ra thì sự tin tưởng của em An với bé Thanh có liên quan trực tiếp đến hành vi hiếp dâm chứ không liên quan trực tiếp đến hành vi giết người nhỉ???).
    Bàn kỹ tiếp về hành vi giết người của tên Thanh. Lỗi của Thanh ở đây theo em là cố ý gián tiếp. Thanh thấy trước hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả xảy ra nhưng để mặc mà không có ý định ngăn chặn. Hành vi của Thanh là không hành động. (Khi học về tội này bạn bè em cứ bảo lấy ví dụ về thế nào là giết người mà không hành động nhưng em không nghĩ ra, giờ thì tốt rồi). Vì vậy hành vi ?ogiết người? của Thanh không hề xuất phát từ sự tin tưởng của em An. Sự tin tưởng của em An chỉ là nhân tố khiến cho Thanh thực hiện hành vi ?ohiếp dâm? một cách dễ dàng hơn thôi.
    Đọc lại em vẫn còn cảm thấy có điều gì đó chưa ổn. Reme được nghỉ hè rồi thì bớt chút thời gian vào ?otìm sâu? cho em với nhé.
    Nhắn Reme: Nhờ em cái gì mà sao chưa thấy gửi.
  2. HOAINAM182

    HOAINAM182 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/05/2003
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    0
    Có phạm tội không ?
    A , B , C la 3 người ban thân với nhau , giữa họ không hề có một mối tư thù gì với nhau ( điều này đã được chứng minh ) .
    Ngày ../.../ 2004 , cả ba cung nhau đến nhà C uống rượu ( nhà C là nhà sàn ) Trong cuộc rượu , họ vẫn vui vẻ , cười đùa với nhau . Cuộc vui tàn , A , B vui vẻ chào C để ra về . C đi ra chân cầu thang tiễn 2 bạn ra về . Khi ra khỏi cửa nhà , C đùa A bằng một cái đẩy nhẹ vào ngực . A cũng đùa B bằng một cái đẩy nhẹ vào ngực . ( Nhưng đó là một cái đẩy định mệnh ) . Vì trong người đang có hơi men , B loạng choạng nên vấp vào người C . Sự va chạm đó khiến C chới với ngã từ trên nhà sàn xuống đất . Cú ngã đó đã cướp đi mạng sống của C vào 3 ngày sau đó . Theo kết luận của giám định pháp y thì nguyên nhân dẫn đến cái chết của C là do chấn thương sọ não kín . Đầu của nạn nhân va đập vào nền đất cứng
    Theo Kết luận điều tra của CQCSDT và Cáo trạng của VKSND , A và B bị truy tố về tội " Vô ý làm chết người " . Đối với trường hợp của A thì không còn băn khoăn , nhưng các bạn thử cho ý kiến xem có thể truy tố B với tội danh như vậy không ?

    TOP OF THE WORLD
  3. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Chưa tốt đâu , trong trường hợp này rõ ràng là hành động: đưa nạn nhân vào một tình trạng nào đó và bỏ mặc nạn nhân để hậu quả xảy ra.
    - "Thanh quấn chặt đến nỗi đầu An trong bao tải không cựa quậy được cũng không thốt lên được 1 tiếng rên la nào nữa ... Thoả cơn dâm dục, Thanh nhởn nhơ đi thẳng về nhà, bỏ mặc An loã lồ, bị trói chặt và chết trên đồi. "
    Việc Thanh trói An như vậy sao lại gọi lại bất hành động ?
    Mà đối với tội "giết người", tớ nghĩ là không có trường hợp nào hành vi phạm tội ở dạng bất hành động cả.
    ---------------------------------------------

    To [nick]Nimarxnijesus [/nick]: Mong một ngày Pháp luật thực sự là vì con người :)
  4. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    To Remé:
    1. Cách giải thích đó không phải của cá nhân em đâu. Nếu của cá nhân em ?ophát minh? ra thì em phải nói rõ chứ. Đấy là kết quả của những gì em đã học được từ bài giảng của các professeur đấy ạ.
    Để em trích lại theo giáo trình của Đại học Luật Hà Nội năm 2001 nhé. Xem có rõ hơn không.
    Trích: ?oVì động cơ đê hèn: Giết người vì động cơ đê hèn là trường hợp giết người mà tính chất của động cơ phạm tội đã làm mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi giết người tăng lên một cách đáng kể so với những trường hợp bình thường. Thực tiễn xét xử thừa nhận những động cơ phạm tội sau bị coi là động cơ đê hèn: Giết vợ hoặc chồng để có thể lấy vợ hoặc chồng khác; giết người vì vụ lợi (giết người để cướp, giết người để được hưởng thừa kế của họ); giết người có tính chất bội bạc, phản trắc (giết người tình đã có thai với mình để trốn tránh trách nhiệm ...)?.
    Qua các ví dụ trên có thể thấy người bị hại có một sự tin tưởng nhất định với người phạm tội (giết vợ hoặc chồng, giết người tình...) ======> Chính vì lý do này nên ?ochắc? (?) các professeur mới ?ophát ngôn? (?) rằng: Giết người vì động cơ đê hèn là giết người với tính phản trắc cao độ. (???)
    2. Rõ ràng em đã phân tích và làm rõ rằng: Hành vi giết người không hề có động cơ đê hèn rồi mà. Thôi, bỏ qua nhé.
    3. Em thì vẫn cho rằng ở đây là dạng không hành động. (Nếu Remé dùng từ BẤT thì phải nói là bất động chứ nhỉ :). Mà hiện nay đang có chủ trương thuần Việt mà, phải không ạ?)
    Thanh trói, buộc, quấn bao tải ... , đó là hành động để tiến hành hành vi ?ohiếp dâm?. Còn sau đó Thanh bỏ mặc em An, (không có bất cứ hành động nào). Chính sự bỏ mặc đó mới dẫn đến hậu quả làm em An chết. Và hành vi của Thanh là không tháo dây trói (quá chặt), .v.v...
    Giết người vẫn có ở dạng không hành động chứ? Điển hình như tội giết con mới đẻ (điều 94) - một trường hợp giảm nhẹ đặc biệt của tội giết người: người mẹ không cho con bú dẫn đến hậu quả là con không có nguồn dinh dưỡng nuôi sống cơ thế ----> đứa trẻ sơ sinh chết.
    Hoặc: Bác sỹ không tiêm thuốc cho bệnh nhân dẫn đến bệnh nhân chết (???)
    4. Mấy hôm nay cũng đang nghĩ trường hợp của anh Hoài Nam nhưng vẫn chưa có lời giải. Để lúc nào thật sự rỗi rãi ngồi suy nghĩ xem sao.
  5. You_know_who_am_I

    You_know_who_am_I Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2003
    Bài viết:
    433
    Đã được thích:
    0
    Đánh chết người vì thực hiện ''''luật ngầm'''' trong trại giam
    Các can phạm tại buồng 18b, Trại tạm giam Hà Nội, tự đặt ra quy tắc bất thành văn rằng, người mới nhập buồng đều phải bị chúng đánh một trận để răn đe. Cứ thế, mỗi khi có ''''ma mới'''' cả nhóm lại lao vào hành hung thật lực như để bù lại trận đòn trước kia đã trải qua.
    Chiều 14/7/2003, Nguyễn Minh Chiến sau khi hầu toà được quản giáo đưa vào buồng giam 18b và xếp chỗ nằm. Đợi cán bộ đi khỏi, Nguyễn Văn Hải (trưởng buồng) "lên lớp dạy dỗ" Chiến. Hải bắt "ma mới" ngồi giữa lối đi, hát cho cả phòng nghe. Chiến phục vụ các đàn anh được khoảng 5-6 bài thì bị Nguyễn Anh Tú đi tới tát vào má vì "tội" giọng yếu, nghe không rõ.
    Sau phần hát, đến 19h can phạm Trần Hồng Trường kéo Chiến xuống khu vực tắm, bắt cởi hết quần áo, quỳ gối xuống sàn nhà. Trưởng gọi Tú tới tham gia trận "hành quyết". Cả hai can phạm liên tục đấm, đá Chiến, đặc biệt chúng nhằm "chỗ hiểm" trên người nạn nhân để tấn công.
    Nhằm át tiếng kêu la của Chiến, không để giám thị nghe thấy, Nguyễn Văn Hải đứng ở cửa ra vào, gào lên bài cải lương. Không chịu nổi "sự dạy dỗ" của 2 đàn anh Trường và Tú, Chiến bất tỉnh. Cả nhóm can phạm trong buồng 18b sợ hãi, Hải cố hô hấp nhân tạo nhưng cũng không cải thiện được tình hình. Giải pháp cuối cùng là gọi quản giáo vào cấp cứu. Trên đường đưa Chiến xuống bệnh xá Trại tạm giam Hà Nội, nạn nhân tắt thở.
    Thấy Chiến chết, Trường và Tú sợ run người. Hải bày cho đệ tử trốn tội bằng cách khai báo với cơ quan điều tra rằng: "Chiến đi tắm bị cảm ngã". Tuy nhiên "quân sư" Hải đã không giúp được Trường và Tú thoát khỏi bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người. Chính Hải cũng bị truy tố về tội danh này, nhưng sau do không đủ chứng cứ buộc tội nên được chuyển thành che giấu tội phạm.
    Hôm qua, TAND Hà Nội đã mở phiên toà xét xử bị cáo Hải, Trường và Tú. Trường khai: "Anh Hải dặn khi nào có lính mới vào buồng thì gọi xuống khu bể nước, đánh để dạy luật". Thực hiện răm rắp lời của buồng trưởng, Trường từng hành hung 3 phạm nhân mới nhập phòng vào đầu năm 2003.
    Xét hành vi của các bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, đánh chết người ngay tại buồng tạm giam, HĐXX tuyên phạt Trường án tử hình, Tú chung thân và Hải 30 tháng tù. Vào thời điểm xảy ra vụ án, 3 trường hợp này chịu hình phạt 2-5 năm tù về tội cướp giật tài sản.
    Về trách nhiệm của cán bộ quản giáo buồng 18b là Tạ Ngọc Thảo, xét thấy đã không làm tròn phận sự, Cơ quan điều tra kiến nghị Trại tạm giam Hà Nội xử lý kỷ luật hành chính với Thảo.
    Anh Thư
    =================================================
    Câu hỏi đặt ra là, liệu tội danh dành cho bị cáo Hải như thế đã đúng chưa???
    Trách nhiệm của Hải là trưởng buồng, kẻ chủ mưu trong chuyện này, tại sao lại chỉ xác định "che giấu tội phạm" và phạt 30 tháng tù????
    bài này tớ lấy từ vnexpress, đọc xong thấy hơi thắc mắc về cách xử của TA, có ai giải thích giùm được ko???
    Được you_know_who_am_I sửa chữa / chuyển vào 08:06 ngày 18/06/2004
  6. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Điều 21: Che giấu tội phạm
    Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện, đã che giấu người phạm tội, các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định
    Điều 313: Tội che giấu tội phạm
    1. Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong các tội phạm quy định tại các điều sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến 3 năm:
    -...
    - Điều 93 (tội giết người); ...
    Yếu tố cần xác định ở đây là có hứa hẹn trước không? Nếu không hứa hẹn trước thì là Đồng phạm.
    Vì tình tiết mà bài báo nêu ra là chưa đủ nhưng với những gì mà bài báo nêu thì chứng tỏ rằng giữa Hải, Trường và Tú đã có sự câu kết chặt chẽ:
    Trích:
    Nhằm át tiếng kêu la của Chiến, không để giám thị nghe thấy, Nguyễn Văn Hải đứng ở cửa ra vào, gào lên bài cải lương.
    .....
    Hải bày cho đệ tử trốn tội bằng cách khai báo với cơ quan điều tra rằng: "Chiến đi tắm bị cảm ngã".
    ....
    Trường khai: "Anh Hải dặn khi nào có lính mới vào buồng thì gọi xuống khu bể nước, đánh để dạy luật"
    Vì vậy, việc Toà án ra bản án đối với tên Hải là không hợp pháp và có căn cứ. Có thể vụ này sẽ tiếp tục bị Viện kiểm sát kháng nghị. Chúng ta chờ xem kết quả thế nào.
    Còn đối với trường hợp của Trường và Tú. Theo những gì mà bài báo viết thì hai tên này chắc chắn bị truy tố theo Khoản 1 điều 93. Nhưng là điểm nào của khoản 1 điều 93?
    Điều 93: Tội giết người
    1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
    .....
    e. Giết người mà liên trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng.
    .....
    i. Thực hiện tội phạm một cách man rợ
    ...
    n. Có tính chất côn đồ.
    ...
    o. Có tổ chức
    p. Tái phạm nguy hiểm
    Theo mọi người thì hai tên kia bị truy tố theo điểm nào?
    Điều 49: Tái phạm, tái phạm nguy hiểm
    1.Tái phạm là trường hợp bị kết án, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.
    2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:
    a. Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý.
    b. Đã tái phạm, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý.
    Giờ phải xem lại là hai tên này đang chịu hình phạt về tội cướp giật tài sản theo khung nào của điều 136?
    Điều 136: Tội cướp giật tài sản
    1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạm tù từ ba năm đến mười năm:
    .....
    Nói chung thì tình tiết bài báo nêu là không chi tiết, cụ thể. Vì thế thật khó để hiểu được nội tình của vụ án. Thế mới nói rằng: Báo chí chỉ cung cấp thông tin mà thôi.
  7. MagicEyesinParadise

    MagicEyesinParadise Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2003
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Đồng ý với ý kiến ccủa CONSTANCY là giết người vẫn có dạng không hành động với các ví dụ cụ thể trên. Tuy nhiên, bạn cho rằng hành vi bỏ mặc nạn nhân AN ở lại trên đồi là dạng giết người không hành động là sai rồi.
    Hành vi trói, buộc, quấn bao tải...lúc đầu nhằm để thực hiện hành vi hiếp dâm. Tuy nhiên, ngay sau khi thực hiện xong hành vi này Thanh đã bỏ mặc An ở lại trên đồi với thân thể loã lồ và đầu bị bịt cứng. Nếu như ta xem xét kĩ một chút sẽ thấy rằng với hoàn cảnh này, khi hành vi hiếp dâm không xảy ra thì nạn nhân cũng sẽ chết nếu bị bịt kín đầu và bỏ lại như vậy. Do đó, hậu quả chết người đã xảy ra có nguyên nhân trực tiếp từ hành vi dùng bao tải quấn và bịt đầu nạn nhân nên không thể cho đây là dạng không hành động được.
    Không hành động phạm tội được hiểu là người phạm tội đã không thực hiện hành vi...Trong trường hợp này Thanh đã dùng bao tải quấn quanh đầu nạn nhân và để như vậy bỏ về...đây là hành động mừ !
    { hix...vài hôm nữa khỏi ốm đọc lại sách vở cái rồi chít với anh em sau}
  8. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Nào, lại tiếp tục với "Động cơ đê hèn" . Đồng chí Constancy lần này có vẻ ngoan .. cố quá nhỉ !
    Những trường hợp như : giết vợ/chồng để lấy chồng/vợ khác; giết người để hưởng thừa kế; giết ân nhân ... có 1 điểm chung là giữa người phạm tội và nạn nhân có một mối quan hệ thân thiết nhất định. Do vậy "người ta" bảo hành vi giết người ở đây mang tính phản trắc - như em đã nêu, nhưng lưu ý em là nó không phải là dấu hiệu có ở tất cả các trường hợp. Mà phản trắc là tính chất của hành vi giết người, nó không liên quan gì đến việc xác định động cơ có hèn hạ hay không cả . Do vậy, tớ không đồng tình với cách giải thích em đã trích .
    Để rõ hơn, tớ đưa ra 1 ví dụ về một trường hợp Giết người vì động cơ đê hèn :
    Giết người để tự do quan hệ với vợ/chồng của nạn nhân ====>>>> Giả dụ nạn nhân và người phạm tội không quen biết , vậy cái sự "phản trắc" ở đây có liên quan gì?
  9. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    1.
    Hic, Anh Magic định nghĩa hay thật đấy. Em mới chỉ nghe rằng: Hành vi có 2 dạng là hành động và không hành động. Không hành động được hiểu là người phạm tội đã không thực hiện bất kì một hành động nào. Nếu nói như anh ?okhông thực hiện hành vi? thì vô hình chung đã khiến cho người đọc nghi ngờ, lẫn lỗn giữa hành vi và hành động rồi.
    Em vẫn bảo lưu ý kiến cho rằng ở đây là không hành động. Qua phân tích của anh thì cũng thấy rằng nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của An là do Thanh không hành động (không cởi dây trói, không tháo bao tải, ..). Em chỉ đồng ý hành vi của Thanh là hành động nếu giờ Thanh cởi bao tải cho em An rồi cầm dao giết chết em.
    2. Chị Reme: Vấn đề ở đây là cái ví dụ chị nêu ra có phải là giết người vì động cơ đê hèn không???
    Ở đây chúng ta đang bàn cãi về khái niệm. Nhưng một khi khái niệm còn đang lập loè thì làm sao lấy ví dụ ra minh hoạ được.
    Để đợi em lấy sách của Đinh Văn Quế ra xem thế nào nhé:
    ?oĐộng cơ đê hèn của người phạm tội giết người được xác định qua việc tổng kết kinh nghiệm xét xử nhiều năm ở nước ta. Thực tiễn xét xử đã coi những trường hợp sau đây là giết người vì động cơ đê hèn:
    - Giết vợ hoặc chồng để tự do lấy vợ hoặc chồng khác
    - Giết chồng để lấy vợ hoặc giết vợ để lấy chồng nạn nhân
    - Giết người tình mà biết họ đã có thai với mình để trốn tránh trách nhiệm.
    - Giết chủ nợ để trốn nợ
    - Giết người để cướp của
    - Giết người là ân nhân của mình?
    Qua thực tiễn trên thì không thấy có cái trường hợp của chị. ;)
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 13:11 ngày 19/06/2004
  10. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Những gì viết ở giáo trình hay bình luận chỉ có ý nghĩa tham khảo thôi Cons à , khi lập luận chỉ nên viện dẫn luật mà thôi . Sách bác Q viết không phải là Luật, về một phương diện nào đó thì việc viện dẫn những gì bác Q. viết ở đây chẳng có ý nghĩa gì cả . Trong tranh luận, hãy đi vào bản chất của vấn đề, đừng bao giờ bảo rằng vì giáo trình/sách này sách nọ viết thế nên phải như thế mới đúng ! Vấn đề cụ thể ở đây đó là : Động cơ phạm tội trong trường hợp tớ nêu ra có được coi là đê hèn hay không ? Để trả lời hãy đối chiếu cái cụ thể với khái niệm chung, chỉ cần vậy thôi .
    Luật không có bảo là chỉ những trường hợp bác Q nêu ra là đê hèn, còn bác Q không nêu tức là không đê hèn , vậy nếu muốn phủ nhận ý kiến của tớ thì em đừng dựa vào sách bác Q. Hãy tranh luận bằng lập luận của riêng mình, đừng trích giáo trình/sách và bảo phải như thế vì giáo trình/sách là "khuôn vàng thước ngọc".
    Mà ví dụ tớ đã nêu hình như tương tự với trường hợp thứ 2 mà em đã liệt kê ra đấy ! Vậy hỏi lại, có đê hèn hay ko nào?

Chia sẻ trang này