1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thảo luận các bài tập tình huống trong Luật Hình Sự

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi Hai_meo, 03/07/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. MagicEyesinParadise

    MagicEyesinParadise Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2003
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Về hình phạt và cách thức thi hành thì có thể giống đấy REME ạ, nhưng về mục đích thì chưa chắc họ đã cùng quan điểm với MG đâu. Họ cho hình phạt nàt chẳng qua là muốn "cắt đứt" công cụ, phương tiện phạm tội thôi, còn MG nêu hình phạt này với mục đích răn đe cao độ, tuy hơi man rợ và có vẻ như "không tôn trọng quyền con người" lắm nhưng hiệu quả sẽ rất cao. Không tin cứ nói hình phạt này với mấy thằng bạn àm xem chúng nó đảm bảo sẽ ...xxx... ngay.
    Chẳng biết dạo này dân Thanh Hoá nhà MG này ăn gì mà oánh nhau, cướp bóc, rồi hiếp dâm, giết người như ngoé, vụ án nào đọc qua hồ sơ cũng thấy rợn gai ốc. Báo VnExpress.net lại mới đăng một vụ nữa nè, ặc ặc...Tính nhân văn, nhân đạo bị xâm phạm nghiêm trọng rồi !!!
    ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    ''Đền'' trinh tiết cho chồng.
    Hà Thị Ngọc bị chồng ruồng rẫy ngay từ đêm tân hôn vì phát hiện không còn trinh tiết. Nhằm cứu vãn cuộc hôn nhân, bù đắp thiệt thòi của ông xã, Ngọc đã lừa đưa cô bé mới lớn L.T.T. (13 tuổi) tới cho chồng ''ăn trái cấm''... Tuy nhiên mọi việc không suôn sẻ như vậy, T. chống cự và bị chém chết.
    Chiều 11/6, người dân xã Thượng Ninh (Như Xuân, Thanh Hoá) phát hiện trong hang núi Rát có một xác chết. Công tác khám nghiệm tử thi kết luận người xấu số là bé gái 13 tuổi, chết cách đó 2 tháng. Nhiều dấu hiệu cho thấy đây là vụ án mạng, vì trên người nạn nhân không có quần áo.
    Công an tỉnh Thanh Hoá phát hiện giữa tháng 4 ở xã Thượng Ninh có cháu L.T.T. (13 tuổi) bị mất tích, đến nay vẫn chưa tìm ra. Đối chiếu các tình tiết, cảnh sát điều tra kết luận xác chết trong hang núi Rát chính là T.
    Nhiều lời khai cho thấy, trước hôm mất tích, T. có đi cùng vợ chồng Hà Thị Ngọc và Lê Quang Trường, trú cùng xã. Từ khi cả vùng xôn xao về cái chết của T., đôi vợ chồng trẻ ở độ tuổi đôi mươi này có nhiều biểu hiện lạ. Họ luôn căng thẳng, hoảng hốt... Từ những những nghi vấn trên, Cơ quan điều tra Công an tỉnh Thanh Hoá triệu tập Ngọc và Trường tới thẩm vấn.
    Lúc này vụ án đã dần sáng tỏ. Năm 2003, Ngọc và Trường thành thân. Đêm tân hôn, người chồng phát hiện vợ không còn trinh tiết. Kể từ đó, Trường sinh ra chán ghét, căm thù Ngọc. Anh ta liên tục trút lên đầu vợ những trận đòn và bắt phải "đền trinh tiết" cho chồng.
    Sợ chồng bỏ, Ngọc tìm cách đáp ứng yêu cầu trên. Ngày 17/4, hai vợ chồng đi hái thuốc lá trên núi thì gặp L.T.T. Biết T. mới lớn, thân hình phổng phao, xinh xắn, Ngọc hỏi chồng có ưng cô bé không? Trường gật đầu ngay lập tức.
    Ngay sau đó, Ngọc tìm cách tiếp cận T., rủ về nhà chơi và mua bánh cho ăn nhằm tranh thủ tình cảm. Theo ý chồng, Ngọc nói với T. trong hang núi Rát có hòm vàng rất to, chờ đến đêm cả ba cùng vào lấy chia nhau. Thấy hai anh chị cùng xã tốt bụng, cô bé tán thành.
    Trước khi khởi hành, Trường dắt con dao quắm mới mài vào người; đồng thời bắt vợ chuẩn bị một dây thép và một khăn len. Tới núi Rát, Trường bảo vợ đốt đống lửa to trước cửa hang, còn hắn dẫn T. len lỏi qua nhiều ngóc nhách đi tới khoảng trốn sau cùng trong hang. Tại đây, gã trai 21 tuổi trói tay T. ra đằng sau, buộc bằng dây thép. Ngọc cũng chạy vào tiếp sức cho chồng, nhưng khi trói xong Trường đuổi vợ đứng ra ngoài cảnh giới. Hắn dùng dao rạch quần áo của T. rồi giở trò đồi bại. Cô bé 13 tuổi chống cự, van xin nhưng Trường không nương tay mà còn dùng dao chém chết.
    (Theo An Ninh Thủ Đô)
    ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
  2. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Y kiến mọi người ở đây đều thống nhất rằng án sơ & phúc thẩm xử đúng, do vậy Reme nghĩ vụ án này chúng ta chẳng có gì cần phải bàn cãi nữa .
    Reme post bản án lên đây để mọi người có thể rõ hơn về nội dung vụ án cũng như cách lập luận để ra phán quyết của hội đồng xét xử .
  3. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0

  4. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0

  5. MagicEyesinParadise

    MagicEyesinParadise Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2003
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Hơ, hôm nay Magic mới nhận được mấy tập hồ sơ từ khi sơ thẩm, phúc thẩm đến giờ định đi scan mà nàng REME đã post roài...nhanh chân ghê nhẩy....Cảm ơn reme, Magic không phải đi scan nhờ nữa roài...!xxx!.
    Ta chuyển sang vụ khác thôi nhẩy !
  6. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    1 vài câu hỏi trong luật hình sự :
    1-Em được học, về khách thể tuỳ vào mức độ khái quát mà phân thành khách thể chung, khách thể loại và khách thể trực tiếp
    Khách thể chung được qui định tại điều 1 và 8 BLHS
    khách thể loại chính là các chương trong phần các tội phạm
    Còn khách thể trực tiếp thì qui định ở đâu nhỉ ?, Có phải là qui định trong từng điều luật ở phần các tội pạhm không ạ
    2-Về phần các tội phạm thì từng điều luật trong phần các tội phạm là 1 tội , hay từng khoảng là 1 tội ạ, ví dụ như tội giết người theo khoảng 1 tội giết người theo khoảng 2, khoảng 3......(mỗi khoảng là 1 tội)
    3- Về lí thuyết em được học thế này: cấu thành tội phạm là tổng hợp các dấu hiệu pháp lí đặc trưng cho 1 loại hành vi mang tính nguy hiểm cho xã hội mà pháp luật qui kết nó là tội phạm. Em thắc mắc tại sao không phải là hành vi mà là 1 loại hành vi, ghi tthế có ý nghĩa gì . Phải chăng trong cấu thành tội phạm, người ta chia thành cấu thành tăng nặng ,cấu thành cơ bản, cấu thành giảm nhẹ, mỗi loại cấu thành tương ứng với 1 hành vi và 3 cái cấu thành ấy gộp lại là tương ứng với nhiều hành vi cùng 1 loại ?
    4-Về lỗi hỗn hợp: lỗi hỗn hợp là tình trạng trong thái độ tâm lí của 1 người tồn tại nhiều hình thức biểu hiện lỗi khác nhau tương ứng với các tình tiết khách quan khác nhau của cùng 1 loại . thường là cố ý với hành vi và vô ý với hậu quả. Em thắc mắc cụm từ: "các tình tiết khách quan khác nhau của cùng 1 loại là thế nào" ạ ?
    Cám ơn các bác nhiều
  7. nmt83

    nmt83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2004
    Bài viết:
    790
    Đã được thích:
    0
    Chào các bác , theo tớ khách thể trực tiếp được qui định trong từng điều luật ở phần các tội phạm, nó là 1 hay 1 số quan hệ xã hội cụ thể được 1 qui phạm PL hình sự bảo vệ khỏi sự xâm hại của 1 tội phạm , ví dụ như tội giết người thì khách thể trực tiếp là tính mạng con người, còn trong tội cướp thì khách thể trực tiếp lại gồm 2 quan hệ xã hội, đó là quyền nhân thân và quyền tài sản
    Ở câu 2 theo tớ mỗi điều luật là 1 tội, chứ không phải là mỗi khoảng , tuy nhiên cùng 1 tội mà có nhiều mức độ nguy hiểm khác nhau, tương ứng với mỗi mức độ nguy hiểm thì có mỗi khoảng khác nhau
    Câu 2 liên hệ chắc chẽ với câu 3, cấu thành tội phạm là tổng hợp các dấu hiệu pháp lí đặc trưng cho 1 loại hành vi, 1 loại hành vi ở đây là các hành vi cùng loại, ta xếp những hành vi vào cùng 1 loại thì dựa trên các tiêu chí khác nhau, ví dụ như cùng xam hại 1 khách thể, cùng bị chi phối bởi 1 ý định phạm tội thống nhất......Trong các hành vi cùng loại ấy có những hành vi mang tính nguy hiểm cho xã hội cao hơn, cũng có những hành vi mang tính nguy hiểm cho xã hội thấm hơn, nên người ta mới chia thành cấu thành cơ bản ,cấu thành tăng nặng, cấu thành giảm nhẹ
    Về câu 4 , bạn cũng không rõ lắm, LHS tớ cũng sắp thi đây, vẫn còn nhiều lỗ hổng
    tớ có 1 câu hỏi, LHS là ngành luật công không có xung đột thì tại sao trong hiệp định tương trợ tư pháp lại dành 1 số điều khảng để điều chỉnh lĩnh vực hình sự. 2 chữ tư pháp trong hiệp định tương trợ tư pháp có phải đồng nghĩa với 2 chữ tư pháp trong tư pháp quốc tế không, vì thấy hiệp định tương trợ tư pháp cũng là điều ước quốc tế giữa các quốc gia. Tuy nhiên đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế là quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài, thế tại sao trong hiệp định tương trợ tư pháp lại bao gồm lĩnh vực hình sự là quan hệ công mang tính chủ quyền quốc gia tuyệt đối
  8. MagicEyesinParadise

    MagicEyesinParadise Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2003
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0

    Chuyển từ bài viết của MinhTrinh trong topic "Che dấu tội phạm".
    MinhTrinh:
    http://www.thanhnien.com.vn/TinTuc/PhapLuat/2004/8/17/26536/
    -----------
    Đó là 3 phần mà Thọ "đại úy" nợ. Còn một phần thứ tư, phát sinh thêm, là từ khi vụ Năm Cam chưa đưa ra xét xử thì lực lượng hình sự và Ban Giám đốc Công an thành phố rất ức về cái chuyện để cho Thọ "đại úy" trốn thoát. Tất nhiên trách nhiệm thuộc về ai thì những người đó đã nhận trong vụ án Năm Cam rồi. Nhiều lúc tôi đã nóng lòng nói với anh Tấn (thượng tá Mai Văn Tấn, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự - PV) bộ chúng ta không dám bắt Thọ "đại úy" sao? Để Thọ trốn kéo dài thì Công an thành phố bị tai tiếng, khó chịu lắm. Chúng tôi đã tập trung quyết tâm, các bạn đã biết là đã bắt hụt Thọ một lần ở Trảng Bàng (Tây Ninh) và hậu quả của lần đó là có 7 người, trong đó có Lê Thị Điệu - vợ Thọ, đã bị xét xử về hành vi che giấu tội phạm rồi. Nhưng sau khi Lê Thị Điệu đi tù thì một người tình cũ của Thọ từ trước năm 1995 là Võ Thị Tuyết Mai đã đứng ra lấp khoảng trống thiếu vắng cho Thọ, thành ra bây giờ cũng có tội. Đó là tất cả những chuyện cần phải giải quyết với Thọ "đại úy".
    ==========
    Đoạn tin trên chỉ để tham khảo .
    Tôi muốn được biết là luật VN quy định như thế nào về hành vi che dấu tội phạm ? Các liên hệ : Cha mẹ, vợ chồng, con cái có được miễn trừ không hay cũng phải mạnh dạn tố cáo trước pháp luật như người không liên hệ, quen biết ?
    Và nếu tội phạm xưng tội với 1 chức sắc ở nhà thờ ( Công giáo ) , Chức sắc này có bị tội nếu che dấu, không khai báo không ?
    Thêm nữa, Luật báo chí có quy định nào cho phép báo chí lôi đủ tên tuổi 1 người tình cũ của tội phạm lên báo chỉ vì có liên hệ tình cảm với 1 tội phạm ?
    Liên hệ tình cảm với 1 tội phạm có vi phạm pháp luật không ?
    Ghê quá ! Thế này thì chắc phải chọn bạn mà chơi, quen biết ai cũng phải xin cho đọc cái sơ yếu lí lịch, gặp cô nào cũng phải đề nghị chìa cái chứng minh nhân dân ... trên 18 tuổi . , chưa từng che dấu tội phạm cho ăn chắc !
    Được MagicEyesInParadise sửa chữa / chuyển vào 11:13 ngày 19/08/2004
  9. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Anh Minh Trinh xem đỡ topic này cái nhé.
    http://www.ttvnonline.net/khpl/270421.ttvn
    Quy định về Che dấu tội phạm cũng na ná như Không tố giác tội phạm. Tuy nhiên quy định về che giấu tội phạm nghiêm khắc hơn vì xuất phát từ tính chất của hành vi che dấu nguy hiểm hơn hành vi không tố giác tội phạm.
  10. rakhoi

    rakhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    Bác MinhTrinh
    Ở VN , các tội phạm (hoặc thân nhân của họ) có quyền ... không khai báo không ạ . Em nghe nói , ngày xưa các chiến sĩ cách mạng can trường lắm , đánh mấy cũng chả .... khai thứ gì cả khiến bọn nguỵ quân ngụy quyền tàn ác đến thế mà cũng phải ... phục lăn
    Ngày nay các chiến sĩ CA chắc không ngu như bọn nguỵ quân nguỵ quyền ngày xưa đâu nhể . Các bác ấy có nhiều kinh nghiệm ..... nghiệp vụ nên hỏi một hồi là bọn ngoan cố nào cũng phải khai tất tần tật như các bác í muốn hơhơhơ có cần em dẫn chứng người thật việc thật không ạ
    Các chuyên gia luật của box KHPL có ai rành về tính pháp lý của cái ..... fifth amendment trong hiến pháp của bọn đế quốc mẽo không nhể . hehehehehe luật của bọn mẽo thì chắc nhân dân VN chả thèm biết làm quái gì cho ... rách việc nhể

Chia sẻ trang này