1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thảo luận các bài tập tình huống trong Luật Hình Sự

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi Hai_meo, 03/07/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    hix, cao quá, em mới học luật hình sự phần chung thôi, đành ngồi ngoài nghe ngóng vậy,
    hiện nay đang có 1 số thắc mắc về đồng phạm, post lên đây luôn bác nhé, hay là lập 1 topic riêng ?
  2. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Đúng vậy anh em nên post tthật nhiều các giả định, về Luật Hình sự để tham khảo đê, tôi đang học Luật HÌnh Sự, đẻ còn học hỏi chứ, post nhiều có thưởng nếu ai có tài liệu này xin send cho tôi nhe thanks nhiều lắm, nhất là những ai làm torng toà án
  3. You_know_who_am_I

    You_know_who_am_I Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2003
    Bài viết:
    433
    Đã được thích:
    0

    Nhân nói đến hình sự, trong luật hình, có rất nhiều từ cần định nghĩa rõ ràng để tránh nhầm lẫn và thắc mắc.
    Hôm qua, tớ mới nói chuêỵn với một tên bạn, và hắn hỏi tớ định nghĩa khái niệm "bỏ trốn" trong luật hình là gì? Tớ nói một hồii vẫn ko ra cái định nghĩa hoàn chỉnh nhất.
    VẬy có bác nào học luật hình sâu thì cho tớ xin một cái định nghĩa hoàn chỉnh về từ này được ko ạ????
  4. longlanh

    longlanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0
    đồng ý với ý kiến về tội cướp giật, xét về hành vi, ý định. Đã đủ dấu hiệu cấu thành tội danh cướp giật.
  5. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Dấu hiệu pháplý của tội Cướp giật tài sản:
    - Hành vi phạm tội:
    Hành vi phạm tội của tội cướp giật tài sản là hành vi chiếm đoạ. Khác với tội cướp và tội cưỡng đoạt tài sản, Cấu thành tội phạm tội cướp giật tài sản đòi hỏi người phạm tội phải có hành vi chiếm đoạt. Chiếm đoạt không còn là mục đích hành động mà phải được thực hiện trong thực tế. Hành vi chiếm đoạt ở tội cướp giật tài sản có hai dấu hiệu để phân biệt với những hành vi chiếm đoạt ở các tội phạm khác. Đó là dấu hiệu công khai và dấu hiệu nhanh chóng.
    + Dấu hiệu công khai:
    Dấu hiệu này vừa chỉ tính chất khách quan của hành vi chiếm đoạt vừa thể hiện ý thức chủ quan của người phạm tội. Hành vi chiếm đoạt được coi có tính chất công khai nếu hình thực thực hiện cho phép chủ tài sản có khả năng biết ngay khi hành vi này xảy ra. Ý thức công khai của người phạm tội khi thực hiện hành vi chiếm đoạt có nghĩa: Người phạm tội biết hành vi chiếm đoạt của mình có tính chất công khai và hoàn toàn không có ý định che giấu hành vi đó.
    + Dấu hiệu nhanh chóng:
    Dấu hiệu phản ánh thủ đoạn thực hiện hành vi chiếm đoạt của người cướp giật tài sản. Đó là thủ đoạn lợi dụng sơ hở của chủ tài sản (sơ hở này có thể là có sắn hoặc do người phạm tội chủ động tạo ra) nhanh chóng tiếp cận, nhanh chóng chiếm đoạt tài sản và nhanh chóng lẩn tránh. Thủ đoạn nhanh chóng chiếm đoạt có thể diễn ra dưới những hình thức khác nhau, tuỳ thuộc và đặc điểm của tài sản chiếm đoạt, vị trí, cách thức giũ tài sản cũng như những hoàn cảnh bên ngoài khác. Thông thường hình thức nhanh chóng chiếm đoạt có thể là giật lấy tài sản, giành lấy tài sản và nhanh chóng tẩu thoát. Với thủ đoạn nhanh chóng chiếm đoạt như vậy, người phạm tội mong muốn chủ tài sản không kịp có điều kiện phản ứng ngăn cản việcchiếm đoạt và do vậy hoàn toàn không có ý định dùng bất cử thủ đoạn nào khác để đối phó trực tiếp với chủ tài sản.
  6. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Mấy hôm nay, học hành bê tha quá, chỉ có mấy bài tập giả định mà làm không thuyết phục, kevin post lên đây mong anh em bỏ chút thời gian xem qua và giúp kevin mổ sẽ vấn đề nhé để mai kevin vào lớp có cái để bình luận với anh em trong lớp..
    Bài tập như sau :
    Do nghi ngờ L xúi giục người khác đánh mình, C chuẩn bị 1 gậy gỗ đường kính 1,2cm và bàn với S tìm L để trả thù. Khi gặp L cùng đi với H, C đã có lời nói thách thức gây sự đánh nhau với L và cầm gậy đánh vào L 2 cái trúng vào bả vai trái . bị đánh L lao vào sát người C dùng dao bấm đâm vào tay C gây chảy máu , C bỏ chay , L đuổi theo C, C chạy được 10-12m thì bị vấp ngã , L chạy đến và đâm 1 nhát vào cổ C, C đi được 1 đoạn thì gục xuống chết ngay tại chỗ.
    Về vụ án này có các quan điểm như sau :
    1- L phạm tôi giết người trong trạnng thái bị kích động ( theo điều 95 BLHS )
    2- L phạm tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng ( điều 95-96BLHS)
    3- L phạm tội giết người theo (điều 93 BLHS)
    Câu hỏi là :
    Vui lòng cho biết Ý kiến của bạn và giải thích tại sao mình nhận định quan điểm đó (3 quan điển trên) là đúng, ???
    vui lòng cho hết 3 Ý kiến, kevin thích nguyện biện
  7. MagicEyesinParadise

    MagicEyesinParadise Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2003
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Theo ý kiến của mình thì vụ việc trên nên xem xét xử lí như sau: (tình tiết tặng nặng là dùng hung hí nguy hiểm và có tính chất côn đồ).
    1- Không thể xử theo quan điểm Tội giết người trong trạng thái bị kích động vì trong khi thực hiện hành vi giết người L không được xem là trong trạng thái bị kích động vì trước đó L đã biết C và đã gâp thương tích cho C, L đương nhiên biết C tìm mình để trả thù qua những lời thách thức của C, việc C đánh L là hành vi mà L đã có thể xác định và chuẩn bị từ trước. Mặt khác, hành vi giết người của L là một hành vi rất côn đồ, đuổi cùng giết tận ngay cả khi C đã ngã và không còn khả năng chống cự. Nên không thể xem xét hành vi của L là hành vi giết người khi bị kích động.
    2-Không theo quan điểm "giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng về chính dáng" được vì hành vi của L thể hiện tính hung hãn rõ rệt khi đuổi theo C, đó không thể là lỗi của một người vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Vả lại, khi C đã ngã xuống đất, cũng là lúc mà khả năng phòng vệ của L đã đạt được, L biết và phải biết rằng C đã không còn khả năng phòng vệ và phản công mình, và cần phải chấm dứt ngay hành vi rượt đuổi C.
    Hành vi giết người của L thể hiện rõ tính côn đồ, hung hãn...tâm lí của L khi thực hiện hành vi giết người không chỉ dừng lại ở mức chống trả các hành động của C, không chỉ dừng lại ở hành vi phòng vệ mà đó là hành vi thực hiện ý định, tâm lí trả thù sâu sắc. hậu quả của hành vi là hậu quả chết người có thể được xem xét là nằm ngoài ý muốn của L (có thể thôi bởi vì cần xem xét lần hành hung C đầu tiên của L là vì li do gì, mục đích gì...nếu đó là vì ý định giết người thì đương nhiên xem xét L tội cố ý giết người). Còn nếu không, cần xem xét, đánh giá rõ hơn các hành vi, thái độ của L trong khi thực hiện hành vi giết người để có cơ sở rõ ràng và thuyết phục hơn khi định tội và định khung.
    Do Kevinmitknick....giục vội quá nên mình chỉ phân tích, đánh giá đến đây thôi...tối nay sẽ cùng các bạn bàn tiếp một cách đầy đủ hơn về vụ này nhé!
    Được no-fear sửa chữa / chuyển vào 19:52 ngày 25/04/2004
  8. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    cảm ơn MagicEyesinParadise đã tranh luận, nhưng hình như bạn chưa đưa ra kết luận cho lập trường của riêng bạn, theo bạn là không đồng ý trường hợp 1và 2 : L phạm tôi giết người trong trạnng thái bị kích động ( theo điều 95 BLHS ) và L phạm tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng ( điều 95-96BLHS) đúng không ? thế còn 1 trường hợp còn lại ? có phải là Ý kiến của bạn ?
    Xin cho biết ý kiến của bạn có dẫn chứng Luật,cảm ơn
  9. MagicEyesinParadise

    MagicEyesinParadise Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2003
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Kevin ơi, mình viết tiếp nè...hôm qua do cả nhà đi vắng cả nên mình chưa đưa ra hết được lập trường và lí luận của mình được, hôm nay tiếp tục đưa ra ý kiến của mình để mọi người xem xét và đánh giá nhé.
    1- Tại sao mình không cho đó là trường hợp "Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh"- Điều 95-BLHS.
    + Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là hành vi do có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng cảu nạn nhân (trong Th này là C) đối với người phạm tội (là L) hoặc đối với người thân thích của người đó. Tức là khi phạm tội, nguời phạm tội phải đang ở trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh-Tinh thần bị kích động mạnh là khi người phạm tội không hoàn toàn tự chủ, tự kiềm chế đưọc hành vi của mình. hành vi của người phạm tội diễn ra là do có hành vi trái pháp luật của nạn nhân, và hành vi trái pháp luật của nạn nhân phải là hành vi ngiêm trọng, nếy hành vi trái pháp luật của nạn nhân chưa đến mức nghiêm trọng, nhỏ nhặt, không đến mức gây ra sự căng thẳng, mất tự chủ cho người phạm tội thì không được xem xét để đưa vào trường hợp phạm tội do tinh thần bị kích động mạnh....
    Trong vụ án này, hành vi của C là một hành vi trả đũa do mâu thuẫn từ trước với L, L phải biết hành vi của C xuất phát từ nguyên nhân nào. Vả lại, trước khi đánh 2 gậy vào L, C cũng đã có lời qua tiếng lại, do đó L biết rằng nguyên nhân C đánh L là gì để có thể kiềm chế đưọc hành vi của mình. Thế nhưng ngay lập tức L đã xông vào dùng dao nhọn là một loại hung khí nguy hiểm đâm C với một thái độ hung hãn và quyết liệt (khi C ngã mà vẫn theo để đam tiếp), do đó không thể cho rằng lúc đó L đang trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh mà ta xem đó như là một hành động côn đồ và cố ý. Việc C đánh L là hành vi trái pháp luật nhưng chỉ là lí do để L liên tiếp có các hành động mãnh liệt tân công C chứ không được xem là hành vi nghiêm trọng khiến L lâm vào tình trạng tinh thần bị kích động mạnh.
    2-Không phải là trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng - Điều 96-BLHS.
    Hành vi giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Đ-96) cũng có những đặc điểm tương tự như hành vi giết người theo Điều 93 nhưng có những đặc điểm khác biệt như sau:
    + Hành vi trái pháp luật của nạn nhân có mức độ gây nguy hiểm đáng kể.
    + Người phạm tội phải có hành vi tước đoạt tính mạng của nạn nhân ngay trong khi nạn nhân đang có hành vi trái pháp luật hoặc đe doạ sẽ xảy ra ngay tức khắc.
    + Hnàh vi của người phạm tội là một hành động tự vệ.
    Như vậy trong trường hợp này, hành vi của L là hành vi tước đoạt tính mạng của C bằng dao nhọn nhưng xảy ra sau khi C đã đánh L và bỏ chạy, hành vi dùng dao đâm vào người C của L diễn ra khi C đã bỉ chạy và đã ngã xuống. Vì vậy không thể xem hành vi của L là hành vi phòng vệ được. hnàh vi được xem xét là vượt quá giới hạn phòng vệ chnhs đáng là hành vi phòng vệ rõ ràng quá mức cần thiết...còn hành vi của L là hành vi của một kẻ côn đồ, chỉ biết xông vào đam C chứ không phải là một hành động phòng vệ. Vả lại theo các quy định tại Chỉ thị số 07/TATC ngày 22/12/1983 của TAND TC thì việc phòng vệ và hành vi phòng vệ phải đưọc đặt trong hoàn cảnh cụ thể, trong trường hợp này thì hành vi của C không đến mức gây nguy hiểm cho L, không đến mức để L phải ra tay như vậy.===========>.......
  10. MagicEyesinParadise

    MagicEyesinParadise Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2003
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Như vậy sau khi đưa ra 2 kết luận trên, mình thừa nhận trường hợp giết người cảu L phải được kết luận là hành vi giết người theo quy đinhnt ại Điều 93 BLHS.
    + Hành vi: L đã dùng dao là hung khí nguy hiểm để tấn công C, hành vi này là cố ý vì trong quá trình xô xát, L đã tấn công với tính chất quyết liệt và tấn công tới cùng ngay cả khi C đã ngã.
    + Hậu quả và mối liên hệ nhân quả của tội phạm: Hành vi đâm bằng dao nhọn của L khiến nạn nhân là C chết ngay sau đó, cái chết của C có nguyên nhân trực tiếp là hành vi đâm bằng dao của L.
    + Về mặt chủ quan: Lỗi của L trong hành vi giết người trên được xem xét là lỗi cố ý gián tiếp , vì khi xông vào đâm C với thái độ hung hãn, quyết liệt...L thấy và nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho tính mạng của C vì công cụ ở đay chính là một con dao nhọn, L thấy trước được hành vi của mình là nguy hiểm, thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra nhưng L chấp nhận hậu quả này.
    Có thể nói thêm rằng giả sử hậu quả chết người không xảy ra thì trường hợp này sẽ được xem xét là hành vi Gây thương tích cho người khác.
    + Động cơ, mục đích: Dấu hiệu động cơ và mục đich của tội giết người không phải là dấu hiệu bắt buộc mà nó chỉ có ý nghĩa trong việc định khung hình phạt. trong vụ án này động cơ và mục đích phạm tội có thể là do trả thù và bằng hành vi hung hãn, côn đồ L đã tước đoạt tính mạng của C.
    Qua các phân tích, và bằng quan điểm của mình, khẳng định L phạm tội giết người theo Điều 93 BLHS. Tình tiết tăng nặng định khung mà mình đưa ra chính là tình tiết "phạm tội có tính chất côn đồ" theo Điểm n, khoản 1 Điều 93 BLHS. Có thể có tình tiết giảm nhẹ là do lỗi cố ý gián tiếp.
    Mong nhận được các đóng góp bổ sung của các bạn !

Chia sẻ trang này