1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thảo luận các bài tập tình huống trong Luật Hình Sự

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi Hai_meo, 03/07/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Như vậy là Magic eye tự phủ nhận những gì mình đã nói. Và cách phân tích của bạn khằng định rằng L phạm tội Cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.???
    ---------------------
    * Khi nãy ở hàng net đọc chưa kỹ bài phân tích của MagicEyes, nay về đọc lại thì thấy bạn Magiceye đã phân tích khá đầy đủ. Bỏ qua các phân tích để phân biệt Giết người với Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh và Giết người do vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng, tớ hoàn toàn đồng ý với ý kiến của Magiceye rằng đây là Tội giết người, không phải là cố ý gây thương tích.
    Nhưng theo như tớ được học thì điểm mấu chốt để phân biệt Giết người và cố ý gây thương tích, đó là: vị trí dâm dao. Cùng là hành vi đâm dao, nếu đâm vào đầu, ngực sẽ bị coi là giết người (dù chỉ một nhát) vì đó là nơi trọng yếu của cơ thể, dễ gây nên tử vong; còn nếu đâm vào các vị trí khác như đùi, tay thì sẽ coi là cố ý gây thương tích (khi đó tuỳ mức độ thương tật mà xác định khung hình phạt cho phù hợp).
    Theo tớ, ở đây vị trí cổ là vị trí trọng yếu của cơ thể. Khi L đâm dao, L đã biết được (và phải biết) nếu đâm vào vị trí đó rất dễ gây nguy hiểm đến tính mạng của C. Nhưng L vẫn cứ đâm (dù C đã bỏ chạy).
    - Vậy L phạm tội giết người theo điều 93. Và lỗi của L là lỗi cố ý trực tiếp . L nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.
    - Do L cố ý đến cùng để thực hiện mục đích của mình (C bỏ chạy mà còn đuổi theo đâm tiếp) nên hành vi của L có tính chất côn đồ, phù hợp với điểm n điều khoản 1 điều 93.
    - Kết luận: L phạm tội giết người theo khoản 1, điểm n, điều 93. Lỗi cố ý trực tiếp.
    -------------------
    Thiết nghĩ nếu tình huống này mà cho L đâm vào đầu C thì sẽ rõ ràng hơn. Khi đó sẽ dễ dạng khẳng định L phạm tội giết người chứ không bị nhầm lẫn với Cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 22:17 ngày 27/04/2004
  2. theloner

    theloner Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    Chắc chắn không phải là giết người, vì mục đích cuối cùng của L không phải là giết C mà là cố ý gây thương tích nhưng bỏ mặt jhậu quả , Nếu khởi tố tội giết người thì phải chứng minh được L có ý thức chủ quan từ trước , nhưng ở trường hợp L hoàn toàn không có ý thức rằng sẻ tướt đoạt mạng sống của C , mong muốn cuối cùng của L là gây thương tích cho C mà thôi , khi rượt theo C để đâm L đả thể hiện ý đồ cố ý gây thương tích cho C và khi đâm C, có thể L ý thức được việc đâm vào cổ C có thể dẩn đến tử vong nhưng L bỏ mặc hậu quả về tình tiết này thì chúng ta có thể nhận định L giết người , nhưng về ý thức chủ quan thì L không có , nếu như muốn tước đoạt mạng sống của C thì L phải có chuẩn bị từ trước nhưng trong tình huô`ng này L hoàn toàn bị động ........Hôm nay sau khi tham khảo nhiều ý kiến thì theo tôi đây là cách xử lý được nhiều người ủng hộ nhất . Nói thêm một chút khi xét xử thì nhân thân của bị can rất quan trọng , nếu như nhân thân xấu thì có thể toà xử tội giết người , vì CYGTT dẩn ĐCN hình phạt nhẹ hơn.
  3. MagicEyesinParadise

    MagicEyesinParadise Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2003
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0

    Mình cứ nghĩ rằng đã giải quyết quan điểm của mình rõ ràng rồi, vừa rồi đọc lại những nhận xét của Constancy...cũng thấy mình chưa được chắc chắn lắm trong lập luận. Hì...hôm trước bị Kevin giục vội quá mà...
    Nhưng về cơ bản mình vẫn muốn bảo vệ quan điểm của mình. Bỏ qua việc xác định các trượng hợp 95 và 96, bây giờ xem xét là Giết người theo Điều 93 với lỗi cố ý gián tiếp hay Cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người (104).
    * Khi thực hiện hành vi đâm vào cổ của C khi C đã ngã, L nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm và có thể dẫn đến hậu quả chết người nhưng về hậu quả chết người thì trước khi đâm tuy L không mong muốn điều đó xảy ra nhưng trong tình huống xông vào đâm L biết rõ được điều đó. Nhận thức được hậu quả chết người mà vẫn đâm tức là L đã chấp nhận hậu quả chết người và thực hiện tiếp hành vi của mình. Đó là lỗi cố ý gián tiếp giết người.
    * Còn trường hợp Cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người thì lỗi hành vi là lỗi cố ý trực tiếp, lỗi đối với hậu quả chết người là lỗi vô ý. Tức là khi thực hiện hành vi đâm vào cổ C, L phải không nhận thức được hành vi của mình có thể dẫn đến chết người, L đâm C với hành vi là cố ý gây thương tích, đâm vào đâu cũng vậy (trừ những nơi đặc biệt nguy hiểm) mà L không nghĩ rằng sẽ gây chết người thì mới xem đó là vô ý với hậu quả chết người. Đúng là nếu như đâm vào đầu chẳng hạn, sẽ dễ dàng xem xét hơn, nhưng tình huống thì bao giờ cũng vậy, khó khăn là ở chỗ nó luôn nằm ở giữa, không rõ ràng được. Nếu giả sử như L đâm vào chân C, nhưng đúng vào mạch máu, C mất máu nhiều và chết thì cũng dẽ dàng hơn...đó cũng là lỗi vô ý với hậu quả chết người. Còn trong trường hợp này, L đâm vào cổ, là nơi mà ai cũng có khả năng nhận thức được mức độ nguy hiểm và hậu quả của nó.
    Do dó mình khẳng định đây không phải là hậu quả chết người này là do lỗi vô ý, hậu quả chết người là lỗi cố ý.
    Còn về việc mình nói rằng "giả sử hậu quả chết người không xảy ra thì xem xét vụ án này là Cố ý gây thương tích" là mình chỉ đưa thêm ra các dẫn chứng thôi. Đây mới chính là điểm mấu chốt để phân biệt Tội giết người theo Đ-93 và Tội cố ý gây thương tích chứ không phải như Cons...đã nói.
    Mình sẽ tiếp tục tranh luận với các bạn về đề tài này....
  4. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Khẳng định của bạn là đúng hay sai ? KHi một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhưng lại không biết trước hậu quả hành vi của mình gây ra,có chịu trách nhiệm hình sự hay không ? Cho biết tại sao?
    HÔm nay vào lớp kevin trả lời lung tung, dẫn chứng nhiều lắm để chứng minh câu trả lời của mình là Không đúng không sai ( hì hì hì huề vốn phải không ? ) vì kevin thấy câu hỏi của thấy có vần đề, nếu đúng thì không thể được vì Theo điều 98 BLHS (hõng biết phải không nữa , mới học thôi) thì Nếu người thực hiện hành vi mà không biết trước hậu quả mình gây ra thì ko chịu trách nhiệm hình sự ???
    Nhưng nếu ko chịu thì không xong , vì tỉ dụ như : trong chung cư lầu 5 vô tình A quăng cái chai xuống đất , cái chai rơi xuống, trúng vào đầu của B , đang đi bên dưới B lăng đùng ra chết , hành vi của A không cố ý và cũng không biết là sẽ làm chết B, vậy, vẫn phải truy tố A chứ ?
    CHo nên kevin đưa ra câu trả lời như vậy là amature rồi hix hix không biết thế nào nữa, anh em vui lòng cho Ý kiến luôn vần đề này giùm ,
    Thanks
  5. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    theo em thì còn phụ thuộc vào yêu tố lỗi, lỗi thì có cố ý trực tiếp, cố ý gián tiếp, vô ý do cẩu thả, vô ý do quá tự tin. Trong đó vô ý do cẩu thả thì người gây ra hành vi nguy hiểm cho xã hội không nhận thức được hậu quả nhưng pháp luật buộc họ phải nhận thức được. Còn nếu pháp luật không buộc họ nhận thức được thì dù họ gây ra hậu quả lớn đến đâu họ cũng không có lỗi mà không có lỗi tức là không có tội( vì lỗi là 1 trong 4 yếu tố không thể thiếu để cấu thành tội phạm)
    Lấy ví dụ của bác nhé , nếu A trên 18 tuổi thì pháp luật buộc A phải nhận thức được hành vi quăng chai từ lầu 5 xuống là nguy hiếm, nếu trúng chết B thì A có tội
    Ngược lại nếu A là đứa bé 7 tuổi thì pháp luật không buộc A phải nhận thức được đó là nguy hiểm, cho nên dù B có chết thì A cũng không có tội
  6. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay được học bài:quyết định hình phạt trong trường hợp bị cáo thực hiện nhiều hành vi phạm tội, bài có nói như thế này :.....chủ thể thực hiện 1 hàh vi duy nhất và hành vi này là có dấu hiệu của nhiều tội phạm và các tội phạm ấy đều có tính chất nguy hiểm tương đương nhau thì xử theo nhiều tội
    ví dụ : 1 người được cử ra nước ngoài công tác học tập không trở về nước khi đến hạn thì sẽ xử theo 2 tội :điều 274 và điều 288
    em ngac nhiên quá, vì trước nay cứ ngở rằng 1 hành vi thì chỉ dẫn đến 1 tội thôi chứ. 1 hành vi được thực hiện mà có thể xử nhiều tội cùng một lúc, em thấy thế hơi ...sao sao ấy
    Được satthutinhdoi sửa chữa / chuyển vào 16:31 ngày 02/05/2004
  7. hoa_son

    hoa_son Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2004
    Bài viết:
    680
    Đã được thích:
    0
    Xin hỏi quan hệ với con gái dưới 16 hay 18 tuổi thì chắc chắn đi tù nhỉ. Trên bao nhiêu tuổi người ấy đồng ý thì không sao ?
    Được GDGT_TTVNonline sửa chữa / chuyển vào 05:23 ngày 04/05/2004
  8. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Giữa 16 và 18 tuổi mà đối phương đồng ý thì ko bị đưa ra toà. Duới 16 thì sẽ bị đưa ra toà.
  9. Non_justice

    Non_justice Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2004
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn, tôi đang học ĐH luật có một số vấn đề mong các bạn giúp đỡ cho :
    Vấn đề như sau
    Khẳng định dưới đây là đùng hay sai? tại sao ?
    1.Tất cả các quan hệ xã hộI bị tộI phạm gây thiệt hạI điều là tộI phạm hình sự
    2. ĐốI tượng của tộI giết ngườI Đ 93 BLHS là tính mạng của con ngườI ?
    3. Hậu quả nguy hiểm cho XH là dấu hiệu định tộI trong cấu thành tộI phạm cơ bản của tất cả các tộI,
    4. NgườI gây thiệt hạI cho xã hộI bị cưỡng bức về thân thể , không phảI chịu trách nhiệm hình sự ? Vì hông trực tiếp gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hộI
    5. Hành động phãm tộI và không hành động phạm tộI khác nhau ở tính nguy hiểm cho xã hộI, và hành vi?
    6. CHủ thể của tất cả các tộI chỉ đòi hỏI có 2 dấu hiệu năng lực trách nhiệm hình sự và đạt đủ tuổI chịu trách nhiệm hình sự?
    7. NgườI thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hộI trong khi đang mắc bệnh tâm thần thì không phảI chịu trách nhiệm hình sự ?
    8. MọI trường hợp phạm tộI trong tình trạng say do dùng rượu vẫn phảI chịu trách nhiệm hình sự ?
    9. Phạm tộI trong tình trạng say do dùng rượu là tình tiết tăng nặng TNHS ?
    10. NgườI 15 tuổI không phảI chịu trách nhiệm hình sự về tộI cố ý gây thương tích Đ 104 BLHS ?
    11. NgườI bị mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều hành , hành vi của mình thì không phảI chịu trách nhiệm hình sự ?
    12. LỗI cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp khác nhau ở chỗ ngườI có lỗI đã trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hộI ?
    13. Người không thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hộI của hành vi của mình thì không phảI chịu trách nhiệm hình sự ?
    14. Chuẫn bị phạm tộI và phạm tộI chưa đạt chỉ đặt ra vớI tộI cố ý ?
    15. NgườI chuẫn bị phạm tộI phảI chịu trách nhiệm hình sự về tộI định thực hiện
    16. Phạm tộI chưa đạt thì không phảI chịu trách nhiệm hình sự ?
    17. Phạm tộI chưa đạt chỉ xảy ra đốI vớI các tộI có cấu thành tộI phạm vật chất ?
    18. NgườI chuẩn bị phạm tộI lức đảo chiếm đoạt tài sản (Đ 139 BLHS) không phảI chịu trách nhiệm hình sự ?
    19. Đồng phạm là một tình tiết tăng nặng TNHS ?
    20. Giúp sức bằng việc hứa hẹn trước chỉ bị coi là đồng phạm, khi ngườI hứa hẹn thực hiện lờI hứa sau khi tộI phạm đã thực hiện xong?
    21. Xúi giục ngườI khác thực hiệnhành vi khách quan được mộ tả trong quan hệ tộI phạm là ngườI xúi giục?
    22. Tất cả những ngườiđồng phạm điều phải chịu trách nhiệm về hành vi vượt quá của người hành động khác ?
    23. MọI trường hợp không tố giác tộI phạm, điều phảI chịu trách nhiệm hình sự ?
    24. Cơ sở làm phát sinh quyền phòng vệ chính đánh là hành vi tấn cổng của ngườI có dấu hiệu phạm tộI ?
    25. Sự chống trả của ngườI Phòng vệ có thể nhằm và gậy thiệt hạI cho bất kỳ ngườI nào ?
    26. NgườI trong tình thế cấp thiết phảI gây thiệt hạI nhỏ nhất, thì việc gây thiệt hạI đó mới không bị coi là tộI phạm ?
    27. Che giấu tộI phạm phảI chịu trách nhiệm hình sự về tộI che giấu tộI phạm?
    28. ĐốI vớI ngườI phạm tộI chỉ có thể áp dụng một hình phạt chính ?
    29. Án treo là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt có điều kiện ?
    30. Chỉ ngườI bị kết án 3 năm tù vì một tộI ít nghiêm trọng mớI có thể được xét cho hưởng án treo ? Nếu hộI đủ các căn cứ khác ?
    31. Án treo là hình phạt có nộI dung không tước đoạt tự do như hình phạt cảI tạo không giam giữ?
    32. Phạt tiền không áp dụng vớI ngườI chưa thành niên phạm tộI ?
    33. Điều kiện của án treo và điều kiện xét cho hưởng án treo là 1 ?
    34 . Bắt buộc chữa bệnh là một hình phạt ?

    Nếu ai có thể trả lờI được câu nào, thì xin giúp em nhé, không cần trả lờI trình tự.
  10. longlanh

    longlanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0
    HẦu hết là sai, theo tôi có những câu sau là nhận định đúng:
    - 11,24.

Chia sẻ trang này