1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thảo luận các bài tập tình huống trong Luật Hình Sự

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi Hai_meo, 03/07/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    ái da, em cũng đang học luật hình sự phần chung đây , đọc mấy nhận định bác post lên hứng quá,mà tuần sau lại có giờ thảo luận.....
    Em định thế này, em cùng với bác cùng nhau làm , nếu bác làm 10 câu đầu thì em cũng ráng gánh 10 câu sau, và cứ thế....Post bài lên rồi dựa trên đó các anh chị trong box sẽ hướng dẫn thêm, chứ tứ nhiên bắt họ trả lời họ ngại nghĩ lắm
    mà như chị Long Lanh đã nói, hầu hết là sai nên mình tập trung xem nó sai chỗ nào như thế làm sẽ nhanh hơn
    Nếu bác đồng ý thì cho biết ý kiến
  2. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Bổ sung tí nhé: Có trường hợp trên 16 tuổi, đồng thuận nhưng vẫn bị truy tố hoặc xử lý vi phạm hành chính cần lưu ý là (có tình tiết mua *******). Còn yêu đương nhau thực sự thì ko vấn đề gì... (sửa theo yêu cầu của Magiceyeinparadise)
  3. Non_justice

    Non_justice Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2004
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Có được sự nhiệt tình của anh sátthủtìnhđời thật may mắn quá, em đang làm được vài câu, nhưng không thấy có tự tin lắm, anh satthu làm ơn làm được câu nào post lên câu đó giùm em,
    Em vào đây mà không chào mấy anh em em thiệt tệ bạc quá,
    em tên : Nguyễn Phương THuý
    sinh viên Luật : Văn Bằng 2 - học tại TPHCM
    sinh năm: 1980
    quê quán : Cà Mau
    mong được làm quen với các anh chị em trong diễn đàn này .
  4. MagicEyesinParadise

    MagicEyesinParadise Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2003
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
  5. nthm

    nthm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    220
    Đã được thích:
    0
    Mình trả lời trước nếu câu nào sai thì các bác sửa luôn hộ iem cái nhẩy.
    c1:sai
    Chỉ những hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm đến các QHXH được BLHS quy định mới là tp hình sự
    c2:sai
    đối tượng của tội giết người đ93 là con người(tính mạng con người là khách thể của tp này)
    c3:sai
    hậu quả không đòi hỏi trong CTTP hình thức
    c5: sai
    khác nhau ở cách thức thể hiện hành vi
    c6:sai
    Đối với những tội có chủ thể dặc biệt thì ngoài 2 dấu hiệu trên còn có thêm những dấu hiêu khác . vi dụ đ94 tội giết con mới đẻ
    c7Đúng
    c8:sai
    trong trường hợp họ bị ép buộc uống rượu, vì việc đặt mình vào tình trạng đó không phải là do ý chí chủ quan của họ
    c10:sai
    người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu TNHS về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng . trong truờng hợp này nếu NCTN phạm tội thuộc k3,4 đ104 thì vẫn phải chịu TNHS
    c12:sai
    khác ở sự thấy trước hậu quả và mongmuốn hậu quả xảy ra ( cố ý trực tiếp) với để mặc hậu quả xảy ra( cố ý gián tiếp)
    c13: sai
    Đ10 Lỗi vô ý
    c15: sai
    chỉ phải chịu TNHS về tội định thực hiện nếu đó là tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
    c16:sai
    phải chịu TNHS về phạm tội chưa đạt
    c18:sai
    phải chịu TNHS nếu chuẩn bị phạm tội thuộc k3,4đ139
    c20: sai
    Giúp sức đặc biệt là giúp sức về tinh thần " lời hứa hẹn trước" có thể xảy ra trước hoặc trong khi tp được thực hiện. Luật HSVNkhông đòi hỏi lời hứa hẹn đó phải thực hiện trong thực tế, trong trường hợp người thực hành tự ý nửa chừng chấm dứt tp , phạm tội chưa đạt ...thì tuỳ từng trường hợp người thực hành dừng lại ở giai đoạn nào thì đồng phạm phải chịu TNHS ở giai đoạn đó.
    c21: sai
    có thể là người xúi giục hoặc người chỉ huy...
    c22: sai
    Nhũng người đồng phạm không phải chịu TNHS về hành vi vượt quá của người đồng phạm khác( thường là người thực hành) vì nó nằm ngoài sự bàn bạc của đồng bọn, mang tính chất thoái quá.
    c23: sai
    Theo k2đ22BLHS người không tố giác là ông , bà , cha , me, con cháu, anh chi em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tôi thì chỉ chịu TNHS trong trường hợp không tố giác các tội XPANQG hoặc các tội khác là đặc biệt nghiêm trọng.
    c25:sai
    người có hành vi phòng vệ phải chống trả lại đúng người có hành vi tấn công
    c26:sai
    Luật chỉ đòi hỏi thiệt hại gây ra phải nhỏ hơn thiêt hại cần bảo vệ, chứ không đòi hỏi là thiệt hại nhỏ nhất.
    c27:sai
    chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong các trường hợp quy địnhtại đ313
    c28:sai
    Đối với mỗi tp , người pt chỉ phải chịu một hình phạt chính nhưng nếu người phạm tội phạm nhiều tội thì mỗi tội có những hình phạt chính khác nhau
    c29:đúng
    án treo không phải là hình phạt mà chỉ là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiên.
    c30:sai
    Những người phạm tội nghiêm trong hoặc rất nghiêm trọng cũng có thể được hưởng án treo
    ví dụ: tội bức tử nếu phạt tù 3 năm trong khung hình phạt từ 2_7 năm thì vẫn có thể cho hưởng án treo.
    c31:sai
    Án treo không phải là hình phạt
    c32:sai
    Người CTN phạm tội nếu từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nhưng có thu nhập hoặc có tài sản riêng thì tuỳ theo từng tội hình phạt tiền được áp dụng
    c34:sai
    bắt buộc chữa bệnh không phải là hình phạt mà chỉ là biện pháp tư pháp.
  6. MagicEyesinParadise

    MagicEyesinParadise Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2003
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Ặc, xin lỗi mọi người về sự chậm trễ hôm nay, bận quá. Xin đưa ra kết quả của tôi về mấy câu hỏi này nhé.
    Trước khi đưa ra khẳng định của mình tôi phải khẳng định trước một câu rằng hầu hết các câu hỏi được POST ở trên có sai lầm nghiêm trọng về mặt ngôn từ, thậm chí có câu hỏi đọc xong chẳng hiểu hỏi cái gì. Xin được vừa trả lời vừa chỉnh lại câu nha.
    1-Tất cả các quan hệ xã hộI bị tộI phạm gây thiệt hạI điều là tộI phạm hình sự
    Câu này sai.
    Theo điều 8 BLHS, tội phạm là những hành vi nguy hiểm cho xã hội ....xâm phạm đến các quan hệ xã hội, trật tự pháp luật XHCN được quy đinh trong BLHS...chứ không phải là các quan hệ xã hội.
    Câu này đọc lại cho đúng là: "Tất cả các hành vi xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ, được quy định trong BLHS do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện...là tội phạm".
    2-. ĐốI tượng của tộI giết ngườI Đ 93 BLHS là tính mạng của con ngườI ?
    Câu này sai.
    Không có đối tượng của tội giết người mà chỉ có đối tượng của hành vi giết người. Theo quy định tại Điều 93, đối tượng của hành vi giết người là con người cụ thể.
    Câu này sửa lại là: "Đối tượng của hành vi giết người theo Điều 93-BLHS là tính mạng của một con người cụ thể".
    3-. Hậu quả nguy hiểm cho XH là dấu hiệu định tộI trong cấu thành tộI phạm cơ bản của tất cả các tộI.
    Câu này chưa thể hiểu, ai sửa lại câu hỏi hộ tôi cái.
    4-NgườI gây thiệt hạI cho xã hộI bị cưỡng bức về thân thể , không phảI chịu trách nhiệm hình sự ? Vì hông trực tiếp gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hộI.
    Câu này sai.
    Người gây ra thiệt hại cho xã hội trong trường hợp bị cưỡng bức về thân thể, về tinh thần...không phải chịu trách nhiệm hình sự do hành vi của họ là đúng. Nhưng không phải là do hậu quả nguy hiểm đó họ không trực tiếp gây ra mà xét về mặt chủ quan của hành vi (yếu tố lỗi), họ không có lỗi với hành vi của mình, vì khi thực hiện họ không có quyền được lựa chọn hành vi, hành vi của họ không xuất phát từ ý chí chủ quan. Túm lại, họ không có lỗi thì họ không phải chịu trách nhiệm hình sự chứ không phải là do hậu quả như thế nào.
    VD: Một người bị người khác khống chế, bắt phải cầm súng bắn vào người khách trong khi họ hoàn toàn không muốn, không thể làm khác được do khống chế thì họ không phải chịu dù họ bắn có trúng hay không, bắn trúng có chết hay không.
    Câu này nên chỉnh lại bằng cách bỏ đoạn sau đi, "NgườI gây thiệt hạI cho xã hộI bị trong trường hợp bị cưỡng bức về thân thể, không có khả năng chống cự thì không phảI chịu trách nhiệm hình sự ".
    5-Hành động phạm tộI và không hành động phạm tộI khác nhau ở tính nguy hiểm cho xã hộI, và hành vi?
    Ặc, câu này chỉnh lại đã rồi nói sau.
    "Hành vi phạm tội bằng hành động và không hành động khác nhau ở tính nguy hiểm cho xã hội"
    Vẫn sai. Tính nguy hiểm cho xã hội của một hành vi không được đánh giá bằng việc thực hiện bằng hành động hay không hành động mà được xem xét trên nhiều góc độ khác nhau. Ví dụ như: quan hệ xã hội bị xâm phạm; tính chất, mức độ của hành vi, mức độ lỗi, động cơ, mục đích phạm tội...
    Nếu đem so sánh 2 cái này, thì nên so sánh với một chỉ tiêu khác ví dụ như so sánh thái độ, tầm hiểu biết của người phạm tội khi thực hiện hành vi.
    6-Chủ thể của tất cả các tộI chỉ đòi hỏI có 2 dấu hiệu năng lực trách nhiệm hình sự và đạt đủ tuổI chịu trách nhiệm hình sự?
    Câu này sai.
    Chủ thể của tội phạm phải có năng lực trách nhiệm hình sự và phải đạt độ tuổi nhất định là đúng nhưng không phải là ở tất cả các tội. Có những cấu thành tội phạm yêu cầu về mặt chủ thể những dấu hiệu khác, đặc biệt. Ví dụ như: Các tội về tham ô, tham nhũng phải do các chủ thể đặc biệt là người có chức, có quyền. Các tội chỉ có những người có chức vụ, quyền hạn: "Tội cố ý làm trái các quy định trong quản lí kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" thì phải là người có chức vụ, quyền hạn trong lĩnh vực kinh tế.
    7-NgườI thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hộI trong khi đang mắc bệnh tâm thần thì không phảI chịu trách nhiệm hình sự ?
    Câu này đúng, vì người tâm thần là đối tượng không có khả năng nhận thức và điều khiển hanh vi của mình. Họ không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình.
    8-MọI trường hợp phạm tộI trong tình trạng say do dùng rượu vẫn phảI chịu trách nhiệm hình sự ?Câu này sai.
    Câu này sai hoàn toàn vì trường hợp người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng thì sao nhỉ !
    Điều 14 - BLHS chỉ quy định là "Người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích khác thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự" (Chuyển từ tình tiết giảm nhẹ sang, khi BLHS 1999 thay thế BL 1985) chứ không quy định là mọi trường hợp phạm tội trong tình trạng say đều phải chịu TNHS. Người trong tình trạng say phạm tội nhưng họ vẫn có có thể được miến TNHS khi họ có các điều kiện miễn TNHS.
    9-Phạm tộI trong tình trạng say do dùng rượu là tình tiết tăng nặng TNHS ?
    Câu này sai.
    Phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt trong một số tội phạm. Điều 48-BLHS quy định các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự mà không có tình tiết này.
    10-NgườI 15 tuổI không phảI chịu trách nhiệm hình sự về tộI cố ý gây thương tích Đ 104 BLHS ?
    Câu này sai.
    Người 15 tuổi (thuộc trường hợp luật quy định là trên 14 và dưới 16 tuổi) phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Cố ý gây thương tích (Điều 104) nếu thuộc trường hợp phạm tội rất nghiêm, cố ý hoặc đặc biệt nghiêm trọng (Khoản 2 - Điều 12). Phạm tội với lỗi cố ý theo các khoản 3 (rất nghiêm trọng), và khoản 4 (đặc biệt nghiêm trọng)....của Điều 104 thì phải chịu trách nhiệm hình sự.
    11-. NgườI bị mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì không phảI chịu trách nhiệm hình sự ?
    Câu này giống câu 7.
    12-LỗI cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp khác nhau ở chỗ ngườI có lỗI đã trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hộI ? Câu này sai. Theo điều 9-BLHS.
    * Lỗi cố ý trực tiếp là lỗi của người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi và mong muốn hậu quả xảy ra.
    * Lỗi cố ý gián tiếp là lỗi của người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức đẻ mặc hậu quả xảy ra.
    Như vậy chúng khác nhau ở việc người phạm tội đã thấy rõ hậu quả hoặc có thể thấy trước hậu quả, khác nhau ở chỗ người phạm tội mong muốn hậu quả xảy ra hoặc không mong muốn nhưng để mặc cho xảy ra.
    Hậu quả có thể do họ trực tiếp gây ra, hoặc gián tiếp gây ra mà không ảnh hưởng tới việc xác định lỗi của họ.
    =========>.......
  7. MagicEyesinParadise

    MagicEyesinParadise Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2003
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    14-Chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt chỉ đặt ra với tội cố ý.Câu này sai.
    Chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt được xác định trong các giai đoạn phạm tội. Trong luật hình sự Việt nam, vấn đề các giai đoạn thực hiện tội phạm chỉ đặt ra với các tội cố ý trực tiếp. Với lỗi cố ý gián tiếp hay vô ý, do người phạm tội không mong muốn tội phạm xảy ra nên không thể quy định việc "chuẩn bị" hay "chưa đạt" để buộc họ phải chịu TNHS về điều chưa xảy ra hoặc họ không mong muốn xảy ra.
    Do đó câu này chỉnh lại là "Chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt chỉ đặt ra với tội cố ý trực tiếp".
    15-NgườI chuẫn bị phạm tộI phảI chịu trách nhiệm hình sự về tộI định thực hiện.
    Câu này sai.
    NgườI chuẫn bị phạm tộI không phải chịu TNHS về tội định thực hiện nếu tội đó là tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng. Họ chỉ phải chịu TNHS trong trương hợp tội đó là rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Đoạn 2 - Điều 17.
    16-Phạm tộI chưa đạt thì không phảI chịu trách nhiệm hình sự ?
    Câu này sai.
    Điều 18 -BLHS quy định rất rõ: "Người phạm tội chưa đạt phải chịu TNHS về tội phạm chưa đạt"
    17-Phạm tộI chưa đạt chỉ xảy ra đốI vớI các tộI có cấu thành tộI phạm vật chất ?
    Câu này sai.
    Có 3 dấu hiệu của phạm tội chưa đạt :
    a. Người phạm tội đã bắt đàu thực hiện tội phạm, nghiã là hành vi chưa thoả mãn hết các dấu hiệu trong CTTP.
    b.Không thực hiện được hành vi đến cùng.
    c.Nguyên nhân của việc không thực hiện được đến cùng là vì những nguyên nhân khách quan. Bản thân người phạm tội vẫn mong muốn được thực hiện hành vi đến cùng.
    *CTTP vật chất là CTTP có các dấu hiệu cảu mặt khách quan là hành vi, hậu quả, mối quan hệ nhân quả...
    *CTTP hình thức là CTTP có dấu hiệu cảu mặt khách quan là hành vi nguy hiểm.
    Quy định 2 CTTP này là quy định hậu quả có phải là dấu hiệu bắt buộc hay không.
    Như vậy hậu quả của tội phạm không ảnh hưởng tới việc xác định hành vi có thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt hay không. Nên không xét hành vi phạm tội chưa đạt thuộc CTTP vật chất hay CTTP hình thức.
    {=====> Chà mệt quá, hôm nay đi làm về muộn, bây giờ vẫn chưa ăn cơm nên phải ăn đã, có thực mới vực được đạo mà. Đành phải xin lỗi mọi người để đến mai vậy}
  8. MagicEyesinParadise

    MagicEyesinParadise Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2003
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Khi gõ bằng Word xong mình paiste vào thì không hiện lên Font Viet được thì làm thế nào được nhỉ, chăng biết làm thế nào, chiều nay đi công tác dưới hải phòng rồi...Chẳng biết Các Mod và Admin có sửa lại dùm được không, nhưng vì không có thời gian online để gõ lại nên đành phải POST như thế này vậy. ...Ai đó có thể sửa được thì sửa dùm cái nhá, không thì bảo mình để mình send qua mail cũng được.
    Tiếp tục...=======.>
    ---------------------
    18- Người chuẩn bị phạm tội chiếm đoạt tài sản (Điều 139 BLHS) không phải chịu TNHS.
    Câu này sai.
    Hành vi chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 139 cấu thành tội phạm khi thỏa mãn những dấu hiệu là: tài sản trị giá từ 500.000 VNĐ trở lên,gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt, đã bị kết án về tội chiếm đoạt mà chưa được xoá án tích. Nhưng trong các trường hợp người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở mức độ rất nguy hiểm (khoản 3) hoặc đặc biệt nguy hiểm (khoản 4) thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội theo quy định tại đoạn 2,Điều 17 BLHS.
    19-Đồng phạm là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.
    Câu này sai.
    Theo quy định tại Điều 48 (Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự) thì Đồng phạm không phải là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Tại điểm a, khoản 1 Điều 48 có quy định tình tiết tăng nặng là Phạm tội có tổ chức.
    Phạm tội có tổ chức là một hình thức đặc biệt của đồng phạm trong đó có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. Đặc điểm có sự cấu kết chặt chẽ đó vừa thể hiện đặc điểm của dấu hiệu chủ quan vừa thể hiện đặc điểm của dấu hiệu khách quan;vừa thể hiện sự liên kết về mặt chủ quan vừa thể hiện mức độ phân hoá vai trò,nhiệm vụ cụ thể về mặt khách quan của những người đồng phạm. Phạm tội có tổ chức thường được hình thành với phng hớng hoạt động có tính chất lâu dài, bền vững, trong đó có tồn tại quan hệ chỉ huy-phục tùng; có sự chuẩn bị chu đáo, đầy đủ về mọi mặt cho việc thực hiện cũng nh che giấu tội phạm với cac phương pháp tinh vi, xảo quyệt?Do vậy, phạm tội có tổ chức tuy là một dạng của đồng phạm nhng nó có tính chất và mức độ nguy hiểm hơn nhiều so với đồng phạm thông thường, do đó Luật HS mới xem đây không chỉ là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự mà còn là tình tiết tăng nặng định khung trong nhiều tội phạm cụ thể nh ở tội Giết người (93), cướp tài sản (133)?
    Các hình thức đồng phạm khác không phải là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Luật hình sự xem đồng phạm là hình thức phạm tội đặc biệt. Quy định về đồng phạm để nhằm mục đich phân hoá vai tròvà trách nhiệm của từng người trong trường hợp phạm tội nhiều người. C sở và phạm vi TNHS trong đồng phạm có tính chất khác với các trường hợp riêng lẻ và vì vậy có những điều luật riêng quy định bổ sung về TNHS của đồng phạm cũng như của từng loại người đồng phạm và quy định các nguyên tắc xử lí có tính chất riêng biệt cho loại tội phạm này.
    20-Giúp sức bằng việc hứa hẹn trước chỉ bị coi là đồng phạm khi người hứa hẹn trước thực hiện lời hứa sau hi tội phạm được thực hiện xong.
    Câu này sai.
    Trong đồng phạm, hứa hẹn trước được xem là là trường hợp đặc biệt của giúp sức (thực tiễn xét xử từ trước tới nay và đã được thừa nhận) với ý nghĩa giúp sức bằng tinh thần rằng sẽ che giấu người phạm tội,che giấu tang vật, hoặc sẽ tiêu thụ các vật do phạm tội mà có sau khi tội phạm đã được thực hiện xong. Lời hứa hẹn trước tuy không tạo ra những điều kiện thuận lợi cụ thể nhng lại có tác đọng tích cực đến quá trình thực hiện tội phạm, củng cố thêm quyết tâm thực hiện tội phạm hoặc quyết tâm thực hiện đến cùng của người phạm tội, hành vi phạm tội có thể xy ra,tiếp tục xy râhy dừng lại đều do nh hởng rất lớn của lời hứa hẹn này. Lời hứa hẹn trước được xem là một dạng giúp sức về tinh thần. Luật hình sự Việt nam không đòi hỏi sự hứa hẹn của người giúp sức phải được thực hiện vì sự thực hiện lời hứa là việc làm xảy ra sau khi tội phạm đã được thực hiện, không còn ý nghĩa quyết định nữa.
    21-Xúi giục người khác thực hiện hành vi khách quan được mô t trong quan hệ tội phạm là người xúi giục.
    Câu này sai.
    Được xem là hành vi của người xúi giục trong đồng phạm khi thỏa mãn các yêu cầu sau:
    ? Người xúi giục có tác động đến tư tưởng, ý chí của người thực hiện TP, khiến họ phạm tội (tác gi tinh thần của tội phạm).
    ? Hành vi xúi giục phải trực tiếp,nghĩa là kẻ xúi giục phải nhằm vào một hoặc một số người nhất định. Việc kêu gọi, hô hào mà không hướng tới những người xác định thì không phải là hành vi xúi giục.
    ? Hành vi xúi giục phải cụ thể,tức là phải nhằm gây ra việc thực hiện một tội phạm nhất định. Việc truyền bá,gieo rắc tư tưởng xấu cho một số người để họ đi vào con đường phạm tội cũng hông phải là hành vi xúi giục, mà là dấu hiệu của một số tội khác như: tội dụ dỗ, ép buộc?
    ? Có thể nói thêm về mặt chủ quan của người xúi giục là có ý định rõ ràng thúc đẩy người khác phạm tội. Những người có lời nói, việc làm có thể ảnh hưởng tới việc phạm tội của người kác mà không có ý định thúc đẩy thì không phải là người xúi giục.
    Như vậy, dù có trường hợp xúi giục người khác thực hiện hành vi khách được mô tả trong các CTTP thì cũng không hẳn đã là hành vi của người xúi giục. Chỉ là hành vi của người xúi giục phải thỏa mãn các điều kiện trên.
    Ví dụ : Anh A vì ghét anh C nên khi thấy anh B đánh nhau với anh C thì nói một câu rằng ?oLấy dao chém chết nó đi?, câu nói này là câu nói xuất phát từ sự thù ghét của A với C chứ không phaỉ xuất phát từ mong muốn muốn B giết C, do đó không xem đây là lời xúi giục.
    22-Tất cả những người đồng phạm đều phải chịu TNHS về hành vi vượt quá của người đồng phạm khác.
    Câu này sai.
    Ngoài các nguyên tắc chung khi xác định TNHS của một tội phạm thì có 3 nguyên tắc riêng biệt để xác định trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm. Đó là:
    ? Nguyên tắc chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm
    ? Nguyên tắc phải chịu trách nhiệm độc lập về viêc cùng thực hiện vụ đồng phạm.
    ? Nguyên tắc cá thể hoá TNHS của những người đồng phạm
    Trong đó, nguyên tắc thứ 2 ?oChịu trách nhiệm đọc lập về việc cùng thực hiện đồng phạm? có nội dung: Trong đồng phạm,tuy tất cả phải chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm mà họ đã thực hiện nhưng do TNHS là trách nhiệm cá nhân (không có TNHS của tập thể nhá) nên việc xác định TNHS vẫn phải dựa trên cơ sở là hành vi cụ thể của mỗi người. Nguyên tắc này được thể hiện ở chỗ:
    - Những người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm về hành vi vượt quá của những người đồng phạm khác. Hành vi vượt quá của một người nào đó là hành vi nằm ngoài ý định chung của những người còn lại, hành vi đó có thể cấu thành tội phạm khác hoặc cấu thành tình tiết tăng nặng định khung. (thường thì hành vi vợt quá là của người thực hành).
    - Việc miễn trách nhiệm HS hoặc miễn hình phạt đối với người này không loại trừ TNHS của những người khác.
    - Hành vi của người tổ chức, xúi giục hay giúp sức dù chưa đạt đến việc phạm tội vẫn phải chịu TNHS.
    - Sự tự ý nửa chừng chấm dứt việc thực hiện tội phạm của người đồng phạm này không lọai trừ TNHS của người đồng phạm khác.
    23-Mọi trường hợp không tố giác tội phạm đều phải chịu TNHS.
    Câu này sai.
    Tại khoản 1 Điều 22 quy định về TNHS của việc không tố giác tội phạm, người có hành vi không tố giác sẽ phải chịu TNHS về tội không tố giác tội phạm theo Điều 313. Tuy nhiên tại Điều 313 cũng chỉ quy định một số trường hợp khi không tố giác mới là tội ?okhông tố giác tội phạm?, tức là phải không tố giác các tội được quy định tại Điêu 313 mới phải chịu TNHS. Nếu có tội phạm được thực hiện không phải là các tội được quy định tại Điều 313 thì người không tố giác không phỉ chịu TNHS.
    Tại khoản 2 Điều 22 quy định: Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ?. chỉ phải chịu TNHS trong các trường hợp không tố giác các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tộikhác là tội đặc biệt nghiêm trọng quy định tịa Điều 313.
    Nh vậy, ngoài các tội đó thì những người là ông, bà, cha mẹ, con cháu?sẽ không phải chịu TNHS không tố giác tội phạm khi con cháu mình phạm tội.
    24-Cơ sở làm phát sinh quyền phòng vệ chính đáng là hành vi tấn công của người có dấu hiệu phạm tội.
    25-Sự chống trả của người phòng vệ có thể nhằm và gây thiệt hại cho bất kì người nào.
    Hai câu trên sai.
    Cơ sở của quyền phòng vệ chính đáng: Theo Điều 15 BLHS thì cơ sở làm phát sinh quyền phòng vệ chính đáng là sự tấn công đang hiện hữu xâm phạm đến lợi ích của NN, tập thể, quyền hoặc lợi ích chính đáng của công dân.
    Như vậy chỉ có thể nói đến phòng vệ chính đáng khi có hành vi của con người đang hoặc đe doạ gây ra nguy hiểm cho XH. Hành vi tấn công có thể cấu thành tội phạm hoặc không vì đó không phải là điều kiện bắt buộc vì vẫn có những hành vi tuy không phải là tội phạm nhưng vẫn đòi hỏi phải được ngăn chặn. Hành vi tấn công của người khác là cơ sở của quyền phòng vệ chính đáng nhưng chỉ khi nào nó còn đang xảy ra hoặc đe doạ sẽ xảy ra ngay tức khắc.
    Nội dung và phạm vi của quyền phògn vệ chính đáng: Khi đã có cơ sở của quyền phògn vệ chính dáng thì người phòng vệ có quyền chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi tấn công (Điều 15). Theo quy định tịa Điều 15 thì sự chống trả của người phòng vệ phải nhằm vào chính kẻ tấn công, vào chính người đang gây ra hoặc đe doạ gây ra nguy hiểm cho XH vì có như vậy mới đạt được mục đích của phòng vệ chính đáng là ngăn chặn sự tấn công, hạn chế thiệt hại. Sự chống trả có thể nhằm trực tiếp vào kẻ tấn công cũng như có thể nhằm vào công cụ và phương tiện phạm tội của họ.
    (Như vậy thì trong phòng vệ chính đáng không phải muốn đánh ai thì đánh, câu hỏi này chuối quá).
    26-Người trong tình thế cấp thiết phải gây thiệt hại nhỏ nhất thì mới không bị coi là tội phạm.
    ặc?ặc?.Đọc K1-Điều 16 nhá. 1?Tình thế cấp thết là là tình thế của người vì muốn tránh nguy cơ đang thực tế đe doạ lợi ích của?..mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cầm ngăn ngừa. Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.
    Người ta đã quy định rõ ràng là ?othiệt hại nhỏ hơn? mà. Bảo là thiệt hại gây ra là ?onhỏ nhất?, biết thế nào là nhỏ nhất? Nhỏ nhất nhưng lại lớn hơn thiệt hại cần ngăn chặn thì mục đich của trường hợp tình thế cấp thiết không còn nữa, vậy thì ngăn chặn làm gì ! Nhỏ nhất mà lớn hơn thiệt hại cần ngăn chặn tức là vợt quá giới hạn trong tình thế cấp thiết, và vì vậy vẫn phải chịu TNHS trong trường hợp vượt quá giới hạn.
    27- Che giấu TP phải chịu TNHS về tội che giấu TP.
    Câu này chính là một câu sai lòi ra, ặc?giống câu 23.
    28- Đối với người phạm tội chỉ có thể áp dụng một hình phạt chính.
    Câu này nên sửa lại là ?oĐối với người thực hiện một tội phạm, thì chỉ áp dụng một hình phạt chính? . Hình phạt chính được tuyên độc lập và mỗi tội phạm chỉ tuyên 1 hình phạt chính.(khoản 3 Điều 28). Câu bạn hỏi là sai trong trường hợp một người phạm nhiều tội, phải áp dụng từng hình phạt khác nhau cho mỗi tội và sau đó tổng hợp hình phạt xem người đó phải thực hiện những gì.
    Ví dụ là tội 1: phạt 1 triệu+tội thứ 2: tù 3 năm+tội thứ 3:tù 5 năm =8 năm tù và phạt 1 triệu đồng. Không được cả phạt tiền cả phạt tù nếu như chỉ có 1 tội?.
    ???..
    Oa?còn lại mấy câu này ai làm hộ đi, mỏi tay quá?mai lại bận công tác.OKIE?
    ------------------------
    Như sỹ !
    Được no-fear sửa chữa / chuyển vào 17:13 ngày 06/05/2004
  9. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Kinh khủng quá, hic, bác làm tỉ mỉ đến thế thì ....bái phục, bái phục
    trích:
    7-NgườI thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hộI trong khi đang mắc bệnh tâm thần thì không phảI chịu trách nhiệm hình sự ?
    Câu này đúng, vì người tâm thần là đối tượng không có khả năng nhận thức và điều khiển hanh vi của mình. Họ không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình
    --------------
    theo em câu này ý nói đến năng lực chịu trách nhiệm hình sự,1 người rơi vào tình trạng không có năng lực chịu trách nhiệm hình sự thì sẽ không chịu trách nhiệm hình sự, có 2 tiêu chuẩn để đánh giá 1 người có rơi vào tình trạng này hay không :
    1-tiêu chuẩn về y học: bệng tâm thần , các bệng khác....
    2- tiêu chuẩn về tâm lí :gồm mất khả năng nhận thức hành vì và mất khả năng điều khiển hành vi
    Tiêu chuẩn 1 là tiêu chuẩn cần, tiêu chuẩn thứ 2 mới là tiêu chuẩn đủ : tức là 1 người có bệnh tâm thần mà vẫn có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi thì vẫn chịu tnhs, dĩ nhiên có khả năng tới đâu thì chịu trách nhiệm tới đó
    em nghe ở đâu đó nói rằng 30% dân số VN bị tâm thần, nhẹ nhất là bị tâm thần hoang tưởng, kế đến là tâm thần chu kì...

  10. Non_justice

    Non_justice Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2004
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    úi da, mấy anh nhiệt tình quá,
    em xin phép mấy anh có trách nhiệm trong diễn đàn này phong chức cho anh MagicEyesinParadise và anh nthnm nhé, riêng em em xin cấp cho 2 anh huân chương Lao động hạng nhứt, huân chương vì sự nghiệp hạng nhì nhân đây em có thêm mấy câu nữa không kém phần quan trọng mong mấy anh tiếp tục xem qua cho :
    CÁC CÂU HỎI ÔN THI MÔN LUẬT HÌNH SỰ
    Câu 1 : tạI sao có thể nói dấu hiệu tính nguy hiểm cho xã hộI là dấu hiệu quan trọng nhất của tộI phạm?
    ??????????????????????????????????.
    Câu 2 : Các căn cứ của sự phân lọai tộI phạm trong khoảng 2-3 điều 8 BLHS ngườI áp dụng luật hình sự căn cứ vào đâu để phân biệt và xác định được tộI ít nghiêm trọng tộI nghiêm trọng tộI rất nghiêm trọng và tộI đặc biệt nghiêm trọng ?
    ??????????????????????????????????.
    Câu 3 : Cơ sở của sự phân lọai cấu thành tộI phạm ? các lọai cấu thành tộI phạm ?
    ??????????????????????????????????.
    Câu 4: Phân biệt khách thể của tộI phạm ? đốI tượng tác động của tộI phạm ? mốI quan hệ giữa khách thể của tộI phạm vớI đốI tượng tác động của tộI phạm ?
    Câu 5 : Các đặc điểm và hình thức thể hiện của hành vi khách quan của tộI phạm ?
    ??????????????????????????????????.
    Câu 6 : NgườI có năng lực trách nhiệm hình sự theo bộ luật Hình sự Việt Nam ? là ngườI như thế nào ?
    ??????????????????????????????????.
    Câu 7 : TuổI chịu TNHS và cơ sở của quy định BLHS VN
    ??????????????????????????????????.
    Câu 8 : NgườI thực hiện hành vi nguy hiểm cho XH trong khi mắc bệnh tâm thần
    có chỊu TNHS không ? tạI sao ?
    ??????????????????????????????????.
    Câu 9 : Sự khác nhau giữa phạm tộI chưa đạt và việc tự ý nữa chừng chấm dứt hành vi phạm tộI ?
    ??????????????????????????????????.
    Câu 10 : Các dấu hiệu của hành vi Đồng Phạm ?
    ??????????????????????????????????.
    Câu 11 : Khái niệm ngườI thực hành các dạng ngườI thực hành ? phân biệt dạng ngườI thực hành thứ 2 vớI ngườI xúi giục ?
    ??????????????????????????????????.
    Câu 12: Phân biệt trường hợp che giấu tộI Phạm thứ 2 là đồng phạm vớI trường hợp che giấu tộI phạm cấu thành tộI phạm độc lập ?
    ??????????????????????????????????.
    Câu 13 : tạI sao phạm tộI có tổ chức được BLHS VN quy định là tình tiết tăng nặng THHS ?
    ??????????????????????????????????.
    Câu 14 : Cơ sở nộI dung và phạm vi của phòng vệ chính đáng ?
    ??????????????????????????????????.
    Câu 15 : sự khác nhau giữa hình phạt chính và hình phạt bổ sung ?
    ??????????????????????????????????.
    Câu 16 : Phân tích các đặc điểm của hình phạt theo luật hình sự việt Nam.
    ??????????????????????????????????.
    Câu 17 : Những điều giống nhau và khác nhau giữa cảI tạo không giam giữ và án treo,
    ??????????????????????????????????.
    Câu 18 : Tính chất pháp lý của án treo,?
    ??????????????????????????????????.
    Câu 19 : TNHS của ngườI được hưởng án treo đã vi phạm điều kiện của án treo
    ??????????????????????????????????.
    Câu 20 : NgườI chưa thành niên phạm tộI phảI chịu trách nhiệm hình sự, có thể phảI chịu những hình phạt và biện pháp tư pháp nào?
    ????????????

Chia sẻ trang này