1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thảo luận các bài tập tình huống trong Luật Hình Sự

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi Hai_meo, 03/07/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. MagicEyesinParadise

    MagicEyesinParadise Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2003
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Ặc, ặc...ông bạn Non_jutice này làm khó nhau quá, 34 câu hỏi trên chưa trả lời được hết mà đã thêm 20 câu này nữa, ặc...để anh em trong BOX giải quyết hết mấy câu trên đã...Tuy đã đưa ra lí luận của mình để trả lời giúp cậu các câu hỏi trên nhưng trong đó, sau khi đọc lại mình vẫn thấy còn thiếu sót lắm, vì vậy hãy để những người khác cùng tham gia làm cho hết những câu còn lại cũng như giải quyết các vấn đề cho triệt để đã. Có một số câu hỏi trong 34 câu hỏi đó bây giờ trong lí luận vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau chưa có được sự thống nhất. Mình cũng mong muốn qua đây mọi người cùng nhau đưa ra quan điểm của mình về các vấn đề đó, sau đó bạn là người hỏi, bạn sẽ phải tổng hợp ý kiến của mọi người để rút ra ý kiến của mình. Có như vậy, việc học và tìm hiểu về LHS mới đạt được hiệu quả cao, tránh đi tình trạng người hỏi chỉ hỏi, người trả lời cứ trả lời ...cuối cùng thì mọi vấn đề đi qua mà chẳng ai rút ra được một điều gì.
    ------
    Ví dụ như câu hỏi về người chưa thành niên phạm tội có bị áp dụng hình phạt chính là phạt tiền hay không. Tuy luật quy định người chưa thành niên từ 14-16 tuổi thì tuỳ vào tình hình tài chính mà Toà án đưa ra quyét định có áp dụng hay không. Tuy nhiên ở tuổi 14-16 (nếu đi học thì mới học tầm lớp 8-lớp 10), đại đa số ở Việt nam là còn phụ thuộc vào bố mẹ, kể cả việc có tài sản do được thừa kế thì ở VN vẫn rất hiếm, vậy thì quy định như vậy có hợp lí không. Luật Lao động thì lại quy định một số đọ tuổi lao động, có lao động thì mới có tài sản riêng, tuổi đó là 15...vậy thì ở đây cần xem xét rât nhiều khía cạnh để có thể đưa ra được phán quyết hợp lí. Như vậy thì việc áp dụng các quy định này sẽ rất khác nhau ở từng nơi.
    Mong răng mọi người hãy chung sức để giải quyết các vấn đề đó.
    ---------
    (à này....NTHM là con gái, đang học ĐH Luật HN, còn longlanh là con trai, mấy ông này gọi nhau tùm lum cả...ặc...ặc...)
    ------
    Tối nay mình se tranh thủ out khỏi nhà nghỉ, để post nốt mấy câu còn lại.
    -------
    Thân ái !
  2. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Tớ nghĩ bạn Non_justice cũng nên tham gia trả lời các câu hỏi mà bạn đã đưa ra, bởi lẽ, đây là phần câu hỏi ôn thi môn Luật Hình sự mà bạn vừa học xong.
    Không nên thụ động post cả lên trên này cho mọi người trả lời, bạn cũng thử cùng với Magic, nthm, satthutinhdoi thảo luận trao đổi và thống nhất. Chứ chưa hết 34 câu này bạn lại post 20 câu khác như thế kia mà không tham gia thì việc học ôn môn Luật hình sự của bạn cũng không hiệu quả đâu.
    Vài lời đóng góp về cách làm việc, mong các bạn tiếp thu.
  3. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    phần 20 câu sau
    Câu 5 : Các đặc điểm và hình thức thể hiện của hành vi khách quan của tộI phạm ?
    có 3 đặc điểm và 2 hình thức:
    Đđ1: phải nguy hiểm đáng kể cho xả hội, đăc điểm này xuất phát từ tính chất nguy hiểm của tội phạm
    đđ2: nó phải trái pháp luật hình sự vì xuất phát từ 1 nguyên tắc của luật hình sự là : có luật có tội , không có luật không có tội
    đđ3 : hành vi khách quan phải nằm trong sự kiểm soát của ý thức và sự điều khiển của ý chí
    2 hình thức là hành động phạm tội và không hành động phạm tội
    Câu 6 : NgườI có năng lực trách nhiệm hình sự theo bộ luật Hình sự Việt Nam ? là ngườI như thế nào ?
    bLHS 99 không qui định năng lực trách nhiệm hình sự là gì mà chỉ qui định tình trạng không có năng lực chịu trách nhiệm hình sự(điều 13) và tuổi chịu trách nhiệm hình sự (điều 12). Từ qui định này người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự là người ở 1 độ tuổi nhất định và là người nhận thức được và điều khiển được hành vi của mình
    Câu 7 : TuổI chịu TNHS và cơ sở của quy định BLHS VN
    Việc xác định tuổi chịu trách nhiệm hình sự dựa vào 2 tiêu chuẩn
    1- sự phát triển về nhận thức của con người
    2- yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm của xã hội
    Theo BLHS 99: người từ đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu TNHS về những tội rất nghiêm trọng do cố ý hay đặc biệt nghiêm trọng. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm (đ12 BLHS)
    Câu 8 : NgườI thực hiện hành vi nguy hiểm cho XH trong khi mắc bệnh tâm thần
    có chỊu TNHS không ? tạI sao ?
    K1 điều 13 BLHS qui định tình trạng không có năng lực chịu TNHS là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc 1 bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hay khả năng điều khiển hành vi
    từ đây ta có thể thấy dấu hiệu d8ể xác minh 1 người không có nămh lực chịu TNHS là mắc bệnh và mất khả năng nhận thức hay điều khiển . Trong đó dấu hiệi 1 là yêu cầu tiền đề, dấu hiệu 2 là yêu cầu đủ. Vì thế 1 người tâm thần có khả năng chịu TNHS hay không tùy thuộc vào khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của họ tới đâu
    Câu 9 : Sự khác nhau giữa phạm tộI chưa đạt và việc tự ý nữa chừng chấm dứt hành vi phạm tộI ?
    Khác nhau về giai đoạn :
    Phạm tội chưa đạt là 1 giai đoạn trong các giai đoạn thực hiện tội phạm, nó bao gồm phạm tội chưa đạt hoàn thành và phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành.
    Tự ý nữa chừng chấm dứt phạm tội chỉ xảy ra ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hay phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành
    Khác nhau về bản chất
    Về phạm tội chưa đạt : nguyên nhân cản trở việc thực hiện tội phạm là nguyên nhân ngoài ý muốn của chủ thể
    Tự ý nửa chừng chấm dứt phạn tội : là do ý muốn chủ quan của người phạm tội
    Khác nhau về hậu quả :
    Phạm tội chưa đạt vẫn bị truy cứu TNHS và mức độ TNHS được xác định theo khoảng 3 điều 52
    Tự ý nửa chừng :được muễn truy cứu TNHS về tội định phạm
  4. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Câu 10 : Các dấu hiệu của hành vi Đồng Phạm ?
    đồng phạm là 1 dạng tội phạm nên nó bao gồm các dấu hiệu khách quan của 1 tội phạm, tuy nhiên đồng phạm là 1 tội phạm đạc biệt nên ngoài những dấu hiệu chung nó còn những dấu hiệu riêng
    Về số lượng :ít nhất từ 2 người trở lên và phải cố ý cùng thực hiện 1 tội phạm
    Về hành vi phải được thực hiện thông qua các hoạt động chung của các đồng phạm , thể hiện ở chỗ hành vi của mỗi đồng phạm đều nguy hiểm cho xã hội và được thực hiện bởi 1 mối liên kết thống nhất với nhau , có thể thống nhất với nhau về hành vi , có thể thống nhất với nhau về hậu quả chugn
    về hậu quả: phải là thiệt hại do hoạt động chung của các đồng phạm gây ra
    về dấu hiệu chủ quan: đòi hỏi phải có sự cùng cố ý
    Câu 11 : Khái niệm ngườI thực hành các dạng ngườI thực hành ? phân biệt dạng ngườI thực hành thứ 2 vớI ngườI xúi giục ?
    Khái niệm điều 20 BLHS:nói chung phải xem xét hành vi khách quan là hành vi gì , người nào thực hiện hành vi đó , người đó chính là người thực hành
    Có 2 dạng người thực hành: tự mình thực hiện hành vi khách quan hay thực hiện thông qua hành vi của người khác hay sử dụng các công cụ phương tiện kĩ thuật
    phân biệt dạng ngườI thực hành thứ 2 vớI ngườI xúi giục ?
    người xúi dục là người kích động dụ dỗ người khác thực hiện tội phạm, và người khác này là người có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự
    Người thực hành dạng 2 rất khác với người xúi dục ở chỗ họ cũng thực hiện tội phạm thông qua hành vi của người khác, nhưng người khác này lại không có năng lực chịu TNHS: ví dụ sai khiến trẻ em, người mắc bệnh tâm thần phạm tội
    Câu 12: Phân biệt trường hợp che giấu tộI Phạm thứ 2 là đồng phạm vớI trường hợp che giấu tộI phạm cấu thành tộI phạm độc lập ?
    Hành vi che dấu tội phạm khi được thực hiện cũng giống như hành vi che dấu của người giúp sức trong vụ án đồng phạm , chỉ khác nhau ở chỗ hành vi của người giúp sức là hành vi của người có hứa hẹn trước , còn hành vi che dấu tội phạm thì che dấu không hứa hẹn trước
    Câu 13 : tạI sao phạm tộI có tổ chức được BLHS VN quy định là tình tiết tăng nặng THHS ?
    Đây là hình thức đồng phạm rất nguy hiểm, như đã biết các đồng phạm có mối liên hệ với nhau, nếu liên hệ lỏng lẻo thì là đồng phạm thường, còn liên hệ chặt chẽ là đồng phạm có tổ chức
    Sự cấu kết chặt chẽ làm gia tăng tính nguy hiểm của hành vi phạm tội nên nên đây là tình tiết tăng nặng TNHS
    Câu 14 : Cơ sở nộI dung và phạm vi của phòng vệ chính đáng ?
    các cở sở để phát sinh quyền phòng vệ chính đáng là :
    1- phải có sự tấn công và sự tấn công này là nguy hiểm đáng kể và trái pháp luật
    2-Sự tấn công này phải đang diễn ra
    3-sự tấn công này phải xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, tập thể, của mình hay của người khác
    Về phạm vi:việc phòng vệ là nhằm mục đích gạt bỏ sử tấn công cho nên chỉ được gây thiệt hại cho đối tượng đang có hành vi tấn công
  5. nthm

    nthm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    220
    Đã được thích:
    0
    Đính chính
    C7: người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh tâm thần thì không bị chịu TNHS
    Câu này sai.
    Người bị bệnh tâm thần nhưng khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội vẫn có khả năng nhận thức và khả năng diều khiển hành vi của mình thì vẫn phải chịu TNHS
  6. MagicEyesinParadise

    MagicEyesinParadise Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2003
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay xin nói tiếo chuyện với mọi người về cái câu "Án treo" cái...mình thấy Án treo cũng con fnhiều vấn đề để anh em ta phải bàn lắm. Xin vừa trả lời câu hỏi của Non_Jútice vừa nói đến Án treo nha.
    -------
    Theo các văn bản pháp luật hình sự nước ta từ sau cách mạng tháng 8-1945, án treo đã đưọc ghi nhận tịa Điều 10 Sắc lệnh số 21/SL ngày 14-2-1946 về tổ chức Toà án Quân sự: "Khi phạt tù, Toà án có thể cho tội nhân được hưởng án treo nếu có những lí do đáng khoan hồng"...Với sự quy định cảu văn bản này thì có thể hiểu án treo là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt có điều kiện. Tuy nhiên trong thực tế áp dụng quy định này thì nhiều khi chúng ta coi đó như là một hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù giam. Điều này được khẳng định tại thông tư số 19/TATC nagỳ 2/10/1974: "Án treo phải được xem là hình thức xử lí nhẹ hơn tù giam".
    Theo quy đinh tại Bộ luật HS hiện nay thì án treo được hiểu là biện pháp miễn chấp hành hình phạt có điều kiện. Cụ thể, theo Điều 80: "Khi xử phạt tù không quá 3 năm, căn cứ vào nhân thân cảu người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Toà án cho hưởng án treo và ấn định htời gian thử thách từ một năm đến năm năm".
    Án treo thể hiện tính nhân đạo của Luật hình sự Việt nam, có tác dụng khuyến khích người phạm tội bị kết án tự tu dưỡng và lao động tại cộng đồng với sự giúp đỡ tích cực và gần gũi của gia đình và xã hội...
    Có 4 căn cứ để cho người bị kết án tù đuwọc hưởng án treo là:
    * Mức phạt tù: án là không quá 3 năm, không kể tội gì...kể cả phạm nhiều tội mà tổng hợp Hp không quá 3 năm cũng thuộc diện được xem xét cho hưởng án treo (tất nhiên là phải xem xét một cách thận trọng và chặt chẽ hơn). Mức hình phạt không quá 3 năm này phải phù hợp với tính chất và mức độp nguy hiểm của hành vi phạm tội, tránh tình trạng cố ý giảm nhẹ để còn dưới 3 năm để được hưởng án treo hoặc vì có căn cứ cho hưởng án treo từ trước mà bỏ lọt tội phạm.
    * Nhân thân người phạm tội. Nhân thân để xét hưởng án treo alf tương đối tốt (tương đối thôi vì không ai là người tốt trên đời này cả, ặc ặc...chỉ có người chưa bị phát hiện ra điểm xấu-tạm thời tốt thui)
    * Có nhiều tình tiết giảm nhẹ. Là các tình tiết trong Điều 46 và các trượng hợp cụ thể cảu từng vụ án. Có nhiều là có từ 2 tình tiết trở lên.
    *Thuộc trường hợp không cần bắt chấp hành hình phạt tù. Dựa trên 3 cái ở trên để quyết định có thuộc trường hợp không buộc này hay không, Tào án đối chiếu với các điều kiện khác như yêu cầu phòng chống tội phạm tại địa phương, của xã hội trong từng thời kì...
    ------------
    Như vậy khẳng định rằng án treo là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện là hoàn toàn chính xác theo quy định của PLHS hiện nay.
    ------------
    Sẽ tiếp tục POST các câu khác sau nhé. Các bạn khác cố gắng giúp tớ nhé, mays hôm nay bận quá !
  7. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Câu 1 : tạI sao có thể nói dấu hiệu tính nguy hiểm cho xã hộI là dấu hiệu quan trọng nhất của tộI phạm?
    khi làm luật hình sự , điều đầu tiên nhà làm luật quan tâm đến là xác định lợi ích của giai cấp thống trị, và sau đó là xem xét xem hành vi nào là nguy hiểm đáng kể cho nhj74ng lợi ích ấy
    Đó là cơ chế làm luật của bất kì nhà nước nào . Luật hình sự là công cụ sắc bén để bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị và của xã hội cho nên tính nguy hiểm xâm hại đến các lợi ích cần bảo vệ là dấu hiệu quan trọng nhất của tội phạm
    Câu 2 : Các căn cứ của sự phân lọai tộI phạm trong khoảng 2-3 điều 8 BLHS ngườI áp dụng luật hình sự căn cứ vào đâu để phân biệt và xác định được tộI ít nghiêm trọng tộI nghiêm trọng tộI rất nghiêm trọng và tộI đặc biệt nghiêm trọng ?
    căn cứ vào tính chất nguy hiểm của hành vi, mà tính chất nguy hiểm của hành vi lại căn cứ vào mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy
    Theo đó các nhà làm luật chia tội phạm thành :
    Tội ít nghiêm trọng là tội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là 3 năm tù
    tội nghiêm trọng là tội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là 7 năm tù
    tội rất nghiên trọng là tội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là `15 năm tù
    tội đặc biệt nghiên trọng là tội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên 15 năm tù, chung thân hay tử hình
    Câu 3 : Cơ sở của sự phân lọai cấu thành tộI phạm ? các lọai cấu thành tộI phạm ?
    có nhiều cơ sở phân loại khác nhau, mỗi cơ sở phân loại thì có các loại cấu thành khác nhau
    1 -căn cứ vào mức độ nguy hiểm của tội phạm , ta có : cấu thành cơ bản , cấu thành tăng nặng, cấu thành giảm nhẹ
    2- căn cứ vào dấu hiệu mặt khách quan : ta có cấu thành vật chất cấu thành hình thức
    Câu 4: Phân biệt khách thể của tộI phạm ? đốI tượng tác động của tộI phạm ? mốI quan hệ giữa khách thể của tộI phạm vớI đốI tượng tác động của tộI phạm
    Khách thể gồm khách thể chung , khách thể chung được qui định ở khoảng 1 điều 8
    Phân tích khách thể chung ta có khách thể loại : tổng cộng có 18 khách thể loại tương ứng với 18 loại tội phạm được qui định trong BLHS
    Mỗi khách thể loại lại bao gồm nhiều khách thể trực tiếp , mỗi khách thể trực tiếp tương ứng với 1 tội
    Khách thể trực tiếp là những quan hệ xã hội cụ thể, nó lại bao gồm khách thể , chủ thể vật thể, đó là những bộ phận của khách thể , tội phạm xâm phạm vào bộ phận nào của khách thể thì ta gọi bộ phận đó là đối tượng tác động của tội phạm
    Tội phạm tác động vào đối tượng tội phạm làm cho khách thể trược tiếp bị tổn thương, khách thể trực tiếp bị tổn thương kéo theo khách thể loại bị tổn thương kéo theo khách thể chung bị tổn thương
    ------------------------
    đây là ý kiến của em về mấy câu hỏi , có gì sai mong các bác sữa dùm
    còn 6 câu cuối, em chưa học tới nên ko biết làm, chắc phải dành cho người khác
  8. khpl

    khpl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2004
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    MỘt người có suy nghỉ phạm tội, nhưng chưa hành động và chưa có kết quả thì có bị phạm tội hay không ? có ai có thể quả quyết được suy nghỉ phạm tội của một người hay không ? Nếu có tại sao ở Việt Nam chưa nghe nói về vấn đề này ? Nhà tâm lý học, hay thôi miên học ? nếu có thì những chứng cứ thuộc (phầm mềm) đó có hợp lý hay không ?
    Như vậy hành vi chưa thể hiện ra ngòai có bị coi là có tội hay không ? chứng minh ?
  9. MagicEyesinParadise

    MagicEyesinParadise Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2003
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Trước khi đưa ra lập luận xin nói với bạn KHPL rằng, luật hình sự Việt nam không hề quy định "những gì trong suy nghĩ " của một người là tội phạm.
    * Ngay tại Điều 8 Bộ Luật hình sự đã quy định rất rõ ràng tội phạm là "hành vi nguy hiểm cho xã hội"...Hành vi nguy hiểm này có thể được thực hiện bằng dạng hành động (làm một điều gì đó) hoặc không hành động (không là một điều gì đó).
    * Chưa hành động, chưa có kết quả thì không ai phải chịu tội cả vì tất cả đang nằm trong suy nghĩ của họ...mà khoa học hiện nay và chắc là về sau nữa không thể chứng minh được trong đầu một người đang nghĩ gì. Nếu có ai đó biết được một người đang nghĩ gì thì cũng chỉ là suy đoán, mà suy đoán được thì xác suất cũng chỉ là rất nhỏ, không ai đọc được ý nghĩ người khác một cách chính xác, đó chỉ là suy đoán mang tính chủ quan. Luật hình sự quy định việc xác định một hành vi có là tội phạm hay không là phải dựa trên những chứng cứ khách quan (hành vi khách quan), dựa trên những gì thực tế đã xảy ra, không thể căn cứ vào tính chủ quan của một người nào đó được.
    Như vậy, những gì đang là suy nghĩ chưa thể là căn cứ để xác định một hành vi tội phạm. Một người được xem là có hành vi phạm tội khi họ có hành vi nguy hiểm, gây thiệt hại (or đe doạ gây thiệt hại) đến các quan hệ Xh được PLHS bảo vệ. Còn nếu đang là suy nghĩ thì...cho họ nghĩ thoải mái. Mọi người cũng có quyền được suy nghĩ về việc mình có thực hiện hành động phạm tội hay không chứ. Ví dụ như trong trường hợp một người biết chính xác người khác là người đã giết con mình...chắc chắn trong đầu họ có suy nghĩ về việc phạm tội, tuy nhiên việc thực hiện hành động phạm tội để trả thù hay không là tuỳ thuộc vào ý thức của họ, họ có thể có hoặc không trả thù do nhận thức của họ về hành vi của mình. Nếu họ nhận thức được hành vi trả thù là tội phạm mà vẫn thực hiện bằng những hành vi của mình thì lúc đó PLHS mới xem xét hành vi của họ có là tội phạm hay không. Còn họ nhận thức được rằng hành vi trả thù chẳng mang lại ý nghĩa gì mà chỉ là thêm thù oán và dừng lại ở trong suy nghĩ thì họ chẳng bao giờ phải chịu trách nhiệm hình sự cả.
    {Ngay như chúng ta mỗi ngày đi qua, chắc chắn là có hàng triệu triệu suy nghĩ nguy hiểm ặc ặc...mà có ai bắt chúng ta bỏ tù đâu..ví dụ như khi ra đường gặp 1 người nào đó.._^ - ^_..khối ông có suy nghĩ phạm tội nhưng đã dừng lại đúng lúc...ặc ặc..}
    * Những gì chưa thể hiện ra ngoài tức là cũng chưa thể hiện tính nguy hiểm cho xã hội, và vì vậy điều đó không được xem là tội phạm.
    --------------
    Cắt nghĩa được vài dòng vậy thội, mong bà con cho thêm ý kiến.
    --------------
    Các MOD nhà mình cho cái TOPIC này vào "Hỏi đáp Luật hình sự " để anh em dễ theo dõi và trả lời tập trung hơn. Okie?
    --------------
  10. rakhoi

    rakhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0

    Bác cho tớ hỏi thêm nhá
    Nếu tớ có tư tưởng .... ********* hay phản cách mạng thì là có tội trước pháp luật không nhể ?

Chia sẻ trang này