1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thảo luận các bài tập tình huống trong Luật Hình Sự

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi Hai_meo, 03/07/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. MagicEyesinParadise

    MagicEyesinParadise Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2003
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Nếu tư tưởng đang nằm trong đầu của người đó, tức là nó chưa thể hiện ra bên ngoài bằng các hành vi cụ thể thì dù là tư tưởng gì cũng không phải là tội phạm hay vi phạm pháp luật nào.
    Tư tưởng ********* có thể thể hiện ra bên ngoài bằng các hành vi cụ thể như: tuyên truyền, gieo rắc tư tưởng xấu cho những người khác hoặc tự mình thực hiện các hành vi chống đối chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước hoặc cũng có thể được thể hiện dưới những dạng không hành động như: không thực hiện các hành vi được pháp luật quy định là phải làm như : không nộp thuế, không thực hiện các chính sách của Nhà nước...Chỉ khi nào tư tưởng đó được thể hiện bằng các hành vi cụ thể này mới được xem là trái pháp luật.
  2. Non_justice

    Non_justice Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2004
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Các bạn giúp nhe:
    câu hỏi :
    Câu 1 :tại sao giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì được coi là 1 cấu thành giảm nhẹ đặc biệt của tội giết người ?
    Câu 2 : thế nào là Tội Phạm vật chất ? và tội phạm hình thức ?
    Câu 3 : A thi đỗ ĐH được bố mua cho cái laptop,Mặc dù không biết xài laptop nhưng A mang ra vô trường, chơi games, và cốt ý để khoe,A thấy B một sinh viên học trên 1 khoá , rành về vi tính nên học hỏi một số điều , kho chi cho A xong, B có nhã Ý muốn mượn, và thế là B lấy luôn ?
    hỏi đây là hành vi chiến đoại tài sản hay là cướp hay là ..........? tại sao ? giải thích
    câu 4 : A đang đi xe máy thì bị chết máy, thấy B đi ngược chiều A nhờ B xem hộ cái xe, B xem qua và sửa, thì xe chạy ngon lành, B nói để B chạy thử xem xe thế nào vì sợ tiếp tục chết máy, A đồng ý, và đưa xe cho B chạy thử B phóng 1 phát giơ tay god bye,
    hỏi B phạm tội gì ?
    câu 5 : A mang 1 xe Dream tàu vào bãi gởi xe, sau đó thấy phiếu gởi xe tráo vào 1 xe dream Nhật, và mang ra ngoài , khi mang ra ngoài thì bị phát hiện .. Hỏi A tội gì ?
    trải lời gấp giùm tôi nhe ..
  3. You_know_who_am_I

    You_know_who_am_I Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2003
    Bài viết:
    433
    Đã được thích:
    0
    Xin góp vài câu trả lời, nhất là quá ư là bái phục bác MagicEyes, satthu... bỏ bao nhiêu công sức trả lời mấy chục câu hỏi mà bạn Non-justice đưa ra, ặc ặc. Tớ ko fải chuyên gia như mấy bác nên ko trả lời = lí luận đâu.
    To bác NJ: thế này ko fải là cách tốt nhất để ôn thi đâu nếu bác chỉ post câu hỏi lên và chờ ngườ khác trả lời giùm. Bác nên tự trả lời trước, và xin mọi người góp ý cho, như thế bác sẽ nhớ lâu hơn rất nhiều đấy.
    TỘi phạm (có cấu thành) vật chất: chỉ được coi là tội phạm khi có hậu quả xảy ra (ví dụ giết người).
    Tội pham (có cấu thành) hình thức: chỉ cần có hành vi, chưa cần hậu quả xảy ra. (ví dụ sản xuất hàng giả).
    Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, Đ137.
    Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Đ139
  4. MagicEyesinParadise

    MagicEyesinParadise Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2003
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Trích từ:
    --------------------------------------------------------------------------------
    câu 5 : A mang 1 xe Dream tàu vào bãi gởi xe, sau đó thấy phiếu gởi xe tráo vào 1 xe dream Nhật, và mang ra ngoài , khi mang ra ngoài thì bị phát hiện .. Hỏi A tội gì ?
    --------------------------------------------------------------------------------
    Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Đ139
    Ái chà, cái câu này chưa hẳn là tội 139 đâu nhé. Ở đây có một chi tiết cần được xác minh làm rõ là "Thấy phiếu gởi xe tráo vào xe Dream Nhật". Chúng ta cần xác định việc này anh A khi thấy có thể troá được hay là do người ghi số xe (bảo vệ) vô tình trao nhầm cho anh ta. Nếu A là người tự mình có ý thức tráo số vé xe từ số mình sang số khác thì đó là tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 139 (Điều này khó xảy ra lắm vì số xe muôn trùng, vả lại mỗi người mỗi vé cầm rồi anh ta làm thế nào để tráo được đây?)
    "A mang xe vào bải gửi xe, thấy phiếu gửi xe tráo vào xe Dream"...nếu theo tình tiết này thì việc số xe bị tráo nằm ngoài ý thức của A, tức là việc số xe bị tráo này là do vô tình đối với A (do người ghi số), và A chắc chắn chỉ phạt hiện ra điều này khi trở ra lấy xe. Như vậy, tình tiết này không cấu thành tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản được (bằng thủ đoạn...chiếm đoạt tài sản). Tội này là tội công nhiên chiếm đoạt rùi.
  5. Non_justice

    Non_justice Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2004
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    làm ơn bình luận giùm luôn đi MagicEyesinParadise, ly luận để có người tranh luận chứ
  6. MagicEyesinParadise

    MagicEyesinParadise Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2003
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0

    Ơ...câu này mình chỉ post bổ sung ý kiến thôi mà, đâu có gì đâu.
    * Thứ nhất: Việc tráo vé xe mà do anh A làm, thì đó là tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139), vì hành vi tráo vé xe máy là một thủ đoạn gian dối để lấy xe của người khác. Việc này nằm trong ý thức của A.
    * Nếu việc vé xe bị tráo là do vô tình, tức là có thể do anh bảo vệ - người ghi số xe khi nhận gửi đưa nhầm thì việc này nằm ngoài ý thức của A, tức là A không tạo ra điều kiện thuận lợi này. Việc vé xe bị tráo không do A tạo ra nhưng A đã lấy điều kiện này để làm điều kiện thuận lợi cho mình nhằm chiếm đoạt tài sản. Hành vi này cấu thành tội Công nhiên chiếm đoạt tài sản. Điều 137.
    Ở đây còn có vấn đề về câu hỏi nữa. Xin được nhắcc lại câu hỏi như sau: "A mang xe Dream tàu vào bãi gửi xe, thấy vé xe tráo vào xe Dream Nhật..."...ở đây, trong câu hỏi có một từ dùng chưa được hợp lí cho lắm đó la từ: "THẤY" ...tại sao tác giả câu hỏi lại dùng từ thấy? Thấy vé xe tráo vào xe khác...hành vi thấy vé xe tráo vào xe khác tức là phải sau khi anh A này quay ra bãi xe, nhìn lại vé xe của mình mới "thấy" vé xe tráo vào xe khác...như vây thì rõ ràng anh A không cố ý thay vé xe. Hôm qua đã tranh luận với YOU-KNOW...về chữ này rùi.
    Thống nhất, nếu dùng từ "lấy vé xe tráo vào xe Dream " thì hợp lí hơn và đương nhiên trường hợp này là tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Còn nếu dùng từ "thấy"...thì sẽ là tội Công nhiên chiếm đoạt tài sản
  7. You_know_who_am_I

    You_know_who_am_I Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2003
    Bài viết:
    433
    Đã được thích:
    0
    Câu này hôm qua đã nói với magiceyes rồi.
    Tơ đọc vội nên đọc ngay là "lấy"
    Vì chỉ có từ lấy mới có ý nghĩa trong câu này.
    Còn nếu dùng từ thấy thì câu này phải sửa là "thấy phiếu gởi xe bị đổi/tráo vào 1 xe dream Nhật". Thực ra, dùng từ "tráo" ở đây cũng có vẻ ko hợp lý lắm, nhưng là trường hợp có thể xảy ra, vì có thể một người nào đó, vì mục đích ko trong sáng, đổi vé xe thì cũng coi là tráo.
  8. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    cho hỏi phân biệt rõ ràng giữa tội chiếm đoạt tài sản và tội trộm tội cướp .v.v.v mấy cái này mập mờ quá .... cho luôn ví dụ
    tỉ dụ như : Chị A đang đi chợ, mua vàng đang đi vào chợ thì B đi thẳng đến trước mặt, tán vào mặt chị A cái boooôôôôoooooốoooo..................p .....pppp.pppp c và chưởi chị A rất lớn giữa chợ
    - Đồ con quỹ mày đi chợ không lo đi chợ về cho sớm bày đặt lê la già chuyện, về nhà biết tay tao ......
    Vừa nói anh ta giật cái túi trên tay chị A và đi một lèo trước sự chứng kiến của bao nhiêu người,
    Vậy hỏi: anh ta phạm tội gì ? cướp ? hay công khai chiếm đoại tài sản ? hay là lừa gạt ?
  9. longlanh

    longlanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0

    Cái này để đễ nhớ nên tôi xin trả lời ngắn thôi nhé, tựa như công thức ấy..
    Trong nhóm tội "cướp" thì gồm: cướp và cướp giật, phân biệt ở chỗ: cướp-> đe doạ dùng vũ lực, hoặc dùng vũ lực chiếm đoạt TS. cướp giật-> chiếm đoạt TS và nhanh chóng tẩu thoát.
    Còn về "chiếm đoạt" thì tôi cho rằng bạn hỏi về hành vi: công nhiên chiếm đoạt TS và lừa đảo chiếm đoạt TS, phải không nào? nếu là công nhiên chiếm đoạt thì dấu hiệu là: lợi dụng người bị hại đang ở trong tình trạng không thể tự bảo vệ TS của mình( VD: đang "cuổng trời" tắm trên bãi biển, quần áo để trên bờ), ra tay công nhiên chiếm đoạt TS( cứ xem như người bị hại biết là mình đang chiếm đoạt TS nhưng không thể ngăn chặn, giữ dìn), nhưng cứ tự nhiên lấy, tuy nhiên nếu lúc đó, kẻ chiếm đoạt chỉ cần nhăn mặt... gầm gừ... có vẻ như đe doạ nạn nhân--> đấy là cướp) hoặc đơn giản hơn là tự nhiên như chỗ không người, tiến tới lấy tài sản của người khác.
    Còn lừa đảo chiếm đoạt TS thì dấu hiệu là: phải có hành vi gian dối, có âm mưu từ trước( người bị hại tự trao TS cho kẻ chiếm đoạt), hoặc được giao tài sản rồi lấy, bỏ trốn..
    Hành vi mà bạn nêu trên là dấu hiệu của tội cướp.
    Nếu để phân tích kỹ cho mỗi tội thì rất dài( ở trong mấy cuốn "bình luận khoa học BLLHS" rất chi tiết), đang lười, thông cảm hén.
  10. nguyenvantruongvn

    nguyenvantruongvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    825
    Đã được thích:
    0
    hi` trước tiên tôi chào các chú các bác các cô các cậu trong bõ pháp ly
    tôi xin góp ý thế này nhé khi dùng các từ ngữ pháp luật phải chính xác không dùng từ nếu giả sử...
    các tội danh cung vậy chỉ có tội công nhiên chiếm đoạt thôi
    để phân biệt tội này với tội khác chúng ta cần tìm hiểu và phân biệt điều kiện cấu thành tội phạm đó
    ví dụ ở trong trường hợp kevinmitknick đã nêu thì cần làm rõ là cưóp hay cướp giật
    tội cướp thì có biểu hiện dùng vũ lực hoặc de doạ dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác để chiếm đoạt tài sản của người khác ( người này phải lo sợ đưa tài sản cho kẻ phạm tội hành động này diễn ra trong một thời gian nhất định)
    còn tội cướp giật thì điều kiện bắt buộc là phải có hành vi giằng giật và nhanh chóng tẩu thoát
    Được nguyenvantruongvn sửa chữa / chuyển vào 09:49 ngày 16/05/2004

Chia sẻ trang này