1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thảo luận các bài tập tình huống trong Luật Hình Sự

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi Hai_meo, 03/07/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. mannistelrooy

    mannistelrooy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2004
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    Tôi vẫn muốn quay trở lại tình huống trước của Kevinmitknick . Tôi vẫn giữ quan điểm là tội Cướp tài sản.Vì:
    Thứ nhất, đây ko phải là tội Cướp giật vì nó có một vài điểm đặc trưng sau: Không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực or sử dụng bất cứ một thủ đoạn nào nhằm uy hiếp tinh thần người có tài sản. Như vậy rõ ràng hành vi " tát vào mạt" nan nhân, dù là với mục đích gì thì cũng là đẻ nạn nhân và mọi ngưòi ko bắt hắn. Vì mục đích cuối cùng và có chủ đích từ trước là chiếm đoạt tài sản; Đặc điểm thứ hai là người bị hại biết ngay khi bị giật tài sản. Trong tình huống cụ thể này, dù có hành vi Giật xảy ra nhưng đã có sự chuyển hoá bởi đã có sử dụng vũ lực.
    Thứ hai, ko phải tội Công nhiên chiếm đoạt tài sản Vì: ko sử dụng vũ lực; hậu quả là ko xâm phạm đến quan hệ nhân thân(trong các tình tiết định khung hình phạt ko có tình tiết về tính mạng sức khoẻ).Đây là những điểm nổi bật của tội này.
    Thứ ba, đối với tội Cướp tài sản:Về lí luận:
    Về dấu hiệu khách thể: Xâm phạm đến 2 khách thể : QH nhân thân và QH sở hữu, việc xâm hại đến Qh nhân thân là phương tiện để chiếm đoạt tai sản.
    Về dấu hiệu khách quan: Đối với hành vi dùng vũ lực hoặc đe doa dung vũ lực ngay tức khắc thì đây là tội có Cấu thành hình thức. Liên hệ đến tình huống: Ngay sau khi "tát" và "giật túi sách" đã cấu thành tội Cướp rồi mà chưa cần xét đến việc anh ta nói gì sau đó.
    Về dấu hiệu thuộc mặt chủ quan: Ý đò chiếm đoạt tài sản là có trước.Việc sử dụng vũ lực là nhằm thực hiện ý đồ
    Từ việc phân tích này tui khẳng định lại: Đây là CƯỚP TÀI SẢN.
    Mong các bác cho ý kiến.
  2. rakhoi

    rakhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    hehehehehe tớ xin phép được lôi topic này lên để .... chuẩn bị tư tưởng nhá
    Các bác có biết văn kiện nào quy định những loại tư tưởng nào được xếp vào hạng ********* và phản cách mạng không ạ . Một trong những tư tưởng ... xấu mà bác MagicEyesinParadise nêu ra là các tư tuởng thuộc loại "chống đối chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước" mà khi được thể hiện bằng hành vi cụ thể như: " tuyên truyền, gieo rắc tư tưởng xấu cho những người khác " thì là vi phạm pháp luật . Không biết tớ hiểu vậy có đúng không nhể
    Vậy các tư tưởng thuộc loại chỉ trích, phê bình, ủng hộ, phản đối (nêu các mặt xấu , tốt) các chế độ , chính sách của Đảng , nhà nước thì có bị coi là tư tưởng ********* không nhể ??? . Những người tuyên truyền các tư tưởng này có bị qui là vi phạm pháp luật hay không ?
    Tớ không có ý ... nhắc khéo bác MinhTrinh đâu đấy nhá
  3. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Này này Rakhơi . Đừng có Tưng tửng à quên tư tưởng vu cáo đấy nhá . Tớ luôn luôn chấp hành nghiêm chỉnh chính sách nhà nước đấy cậu a .
    Làm mất hết hứng đọc sách rồi ! Mà quái lạ thật, sao anh em hay nhạy cảm sớm thế không biết, chỉ mới định đọc sách chứ có đọc truyên ma đâu !
    Thôi, tạm ngưng vụ đọc sách lại nhé, khi nào anh em bớt nhạy cảm và suy đoán thì mới dám viết .
  4. MagicEyesinParadise

    MagicEyesinParadise Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2003
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Mình cũng chẳng nhớ nổi đọc mấy cái "tư tưởng xâu" kia ở đâu để mà nói cho bạn...nhưng ngày còn học về Luật hình sự, đến phần riêng về các tội phạm cụ thể...Nhóm tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, chế độ xã hội chủ nghĩa....thì được nghe về một số hành vi thể hiện ra bên ngoài của những tội phạm đó..nhiều lắm nhưng chỉ nhớ được một số thôi. Vả lại để tìm hiểu về các tội phạm này thì mình nghĩ theo dõi các báo như AN NINH, PHÁP LUẬT...có các chuyên mục lật lại các vụ án xưa thì có nhiều vụ ta được tìm hiểu về những vấn đề này. Đọc nhiều vụ thì tự nhiên trong đầu sẽ hình dung được thế nào là những tư tưởng chống đối, tư tưởng *********...Còn lại thì đọc thêm chút tài liệu...hiểu được đến đâu hay đến đó thôi bởi vì anh em học luật ra chẳng mấy khi được làm ăn ở lĩnh vực này nên cũng chỉ tìm hiêu thôi, không nghiên cứu kĩ lắm.
  5. MagicEyesinParadise

    MagicEyesinParadise Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2003
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Bạn lí luận thế này thì đúng là Tôị cướp giật tài sản rồi. Không xem việc tát vào mặt và la lối là dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực mà đó chỉ là nhằm đánh lạc hướng suy nghĩ của nạn nhân. Hành vi "giật" đã diễn ra nên mục đích đánh lạc hướng này bị triệt tiêu ngay khi hành vi giật xảy ra.
    Hành vi chiếm đoạt "giật đồ" này công khai, nhanh chóng...thoả mãn các dấu hiệu của Tội cướp giật tài sản. Xin được POST lại nội dung của tội này do bạn CONSTANCY đã nói ở các phàn trước để bạn hiểu kĩ hơn nhé :
    --------------------
    - Hành vi phạm tội:
    Hành vi phạm tội của tội cướp giật tài sản là hành vi chiếm đoạt. Khác với tội cướp và tội cưỡng đoạt tài sản, Cấu thành tội phạm tội cướp giật tài sản đòi hỏi người phạm tội phải có hành vi chiếm đoạt. Chiếm đoạt không còn là mục đích hành động mà phải được thực hiện trong thực tế. Hành vi chiếm đoạt ở tội cướp giật tài sản có hai dấu hiệu để phân biệt với những hành vi chiếm đoạt ở các tội phạm khác. Đó là dấu hiệu công khai và dấu hiệu nhanh chóng.
    + Dấu hiệu công khai:
    Dấu hiệu này vừa chỉ tính chất khách quan của hành vi chiếm đoạt vừa thể hiện ý thức chủ quan của người phạm tội. Hành vi chiếm đoạt được coi có tính chất công khai nếu hình thực thực hiện cho phép chủ tài sản có khả năng biết ngay khi hành vi này xảy ra. Ý thức công khai của người phạm tội khi thực hiện hành vi chiếm đoạt có nghĩa: Người phạm tội biết hành vi chiếm đoạt của mình có tính chất công khai và hoàn toàn không có ý định che giấu hành vi đó.
    + Dấu hiệu nhanh chóng:
    Dấu hiệu phản ánh thủ đoạn thực hiện hành vi chiếm đoạt của người cướp giật tài sản. Đó là thủ đoạn lợi dụng sơ hở của chủ tài sản (sơ hở này có thể là có sắn hoặc do người phạm tội chủ động tạo ra) nhanh chóng tiếp cận, nhanh chóng chiếm đoạt tài sản và nhanh chóng lẩn tránh. Thủ đoạn nhanh chóng chiếm đoạt có thể diễn ra dưới những hình thức khác nhau, tuỳ thuộc và đặc điểm của tài sản chiếm đoạt, vị trí, cách thức giũ tài sản cũng như những hoàn cảnh bên ngoài khác. Thông thường hình thức nhanh chóng chiếm đoạt có thể là giật lấy tài sản, giành lấy tài sản và nhanh chóng tẩu thoát. Với thủ đoạn nhanh chóng chiếm đoạt như vậy, người phạm tội mong muốn chủ tài sản không kịp có điều kiện phản ứng ngăn cản việcchiếm đoạt và do vậy hoàn toàn không có ý định dùng bất cử thủ đoạn nào khác để đối phó trực tiếp với chủ tài sản.
    -------------------------------
    Như vậy thì không thể xem đây là tội Cướp tài sản mà là Cướp giật !
  6. nambinhduong

    nambinhduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/02/2004
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Xin chào mọi người!
    Có ai biết thông tin về GSTS Nguyễn Ngọc Hoà và các kết quả ngiên cứu Luật hình sự không? Trang Web cá nhân của ông bị khoá hay bi hack rồi? cảm ơn đã lưu tâm.
  7. rakhoi

    rakhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    Bác MinhTrinh
    Bác cứ dập dừng như thế này thì mọi người chắc phải rớt tim ra ngoài vì hồi hộp mất . Cơ mà ai cũng muốn thảo luận cái chuyện bác đang úp úp mở mở nhưng chắc ai cũng đang ..... uốn lưỡi nên tới giờ tớ cũng chả biết các bác đang muốn bàn luận về những ..... cơ mật đại sự giề . Chán nhể
    to MagicEyesinParadise
    Cậu nói vầy thì tớ cũng đến thấy... huề tiền Thôi thì mình bàn đến những chuyện .... cụ thể trước mắt xem cái khái niệm trong đầu của các bác ở đây về "thế nào là những tư tưởng chống đối, tư tưởng *********..." nó như thế nào nhể
    Tớ uốn lưỡi trước nhá . Mọi "hành vi" mà tớ đề cập nơi đây đều là kiểu ..... "mồm miệng đỡ chân tay" thôi nhé . Mọi "hành vi" đều chỉ ở nơi cơ bắp miệng hoặc từ trong đầu chạy thẳng xuống bàn phím (tức là cũng chỉ dùng đến đôi tay một tẹo trong việc diễn tả tư tưởng chứ không phải dùng đôi tay để biến tư tưởng thành hành động cụ thể hơhơhơ ngôn ngữ pháp luật ... khó hiểu tệ ) Rõ rồi chứ nhể
    Các "hành vi" thuộc loại thắc mắc/tìm hiểu/mổ xẻ/tranh luận về các chính sách/chế độ/đường lối của Đảng và nhà nước để hiểu rõ hơn các khía cạnh tốt /xấu của các chính sách/chế độ/đường lối đó có được coi là xâm phạm an ninh quốc gia hay chống đối chế độ XHCN hay không ? Khi thắc mắc/tìm hiểu/mổ xẻ/tranh luận thì tất nhiên phải trình bày ý kiến của mình cho người khác , vậy việc trình bày ý kiến đó có được coi là truyên truyền ủng hộ/chống phá Đảng và nhà nước hay không ?
    lấy một cái ví dụ cho nó đỡ trừu tượng nhể . Bộ TTVH (??) vừa ra qui định cấm kinh doanh Karaoke chẳng hạn . Báo chí lên tiếng , các anh em ham vui như bác MinhTrinh và các thành viên offline box khpl cũng nhiệt liệt phê bình phản đối ..... và do đó bộ TTVH rút lại quyết định cấm kinh doanh karaoke thế là việc lên tiếng phê bình/chỉ trích/phản đối quyết định cấm kinh doanh karaoke đã góp phần giúp bộ TTVH làm việc phù hợp hơn với nguyện vọng của đa số quần chúng (đại khái là thế )
    Bây giờ giả sử như bộ TTVH vẫn khăng khăng giữ quyết định cấm kinh doanh karaoke của mình . Các sinh viên , quần chúng nhân dân ưa thích karaoke nếu không được nghe các lời phê bình chỉ trích của báo chí và bác MinhTrinh cùng các thành viên họp offline của box hkpl thì chắc cũng vui lòng chấp nhận quyết định này nhưng nay vì đã nghe được nhiều lời chỉ trích , vạch ra những bất cập , sai trái của quyết định cấm kinh doanh karaoke , lại biết rằng có nhiều người trong quần chúng có cùng quan điểm với mình nên nhất quyết xuống đường ngồi lì ở các quán karaohê để đòi quyền .... hát . Công an không giữ được trật tự nên xảy ra xô sát ẩu đả .... gây rối loạn an ninh trật tự và làm thiệt hại tài sản XHCN
    Như vậy trong trường hợp thứ hai việc lên tiếng phê bình chỉ trích quyết định cấm kinh doanh karaoke của báo chí và các anh em yêu thích Karaoke đã góp phần vào việc tuyên truyền chống phá lại đường lối , chính sách của nhà nước và gây bất ổn xã hội (xâm phạm an ninh quốc gia) hơhơhơ toàn là những tội nặng ký cả
    Đứng về phương diện pháp luật các bác nghĩ thế nào về quyền ăn nói của những người yêu thích Karaoke trong trường hợp trên .
    Bác MinhTrinh và các thành viên offline có quyền chỉ trích , vạch ra những sai trái của quyết định cấm kinh doanh karaoke hay không ? xin lưu ý là trong thời điểm bác MinhTrinh và các thành viên offline chỉ trích và vạch ra những sai trái của quyết định cấm kinh doanh karaoke , không ai có thể đoán trước kết quả của việc phê bình chỉ trích sẽ như thế nào .
    Bác MinhTrinh và các thành viên offline là người có công giúp bộ TTVH làm việc phù hợp hơn với nguyện vọng của quần chúng hay là có tội trong việc gây bất an trong xã hội . Điều này có lẽ tuỳ vào kết quả của việc phê bình chỉ trích . Nhưng có thể quy kết công/tội cho bác MinhTrinh và các thành viên offline hay không khi việc làm cụ thể của bộ TTVH (rút lại quyết định) và của những người thích Karaoke (biểu tình , gây bạo loạn để đòi quyền hát) nằm ngoài sự kiểm soát của bác MinhTrinh và các thành viên offline
    Không biết tớ diễn đạt đã đầy đủ chưa ạ
    TB heheheheheh viết xong thì được đọc những lời .... khai lộ của bác MinhTrinh . hơhơhơ vẫn thấy kỳ bí khó hiểu quá đi mất . Nếu các bác thấy thắc mắc trên của tớ cùng loại với những điều bác MinhTrinh vừa phi lộ thì cứ .... gom giang sơn về một cõi nhá
  8. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Nhà bác Ra Khơi .
    Ai can u, Ai van u , u tha cho mi nhé .
    Sao công hay tội lại cứ cái đầu này mà chụp đây hả trời ... Làm như thế " mẹ đĩ " treo nick , hết cho lên đây vung vít thì có phải đời mất vui đi không !
    Chuyện cấm Karaoke nếu xảy ra cũng chỉ là quy định cấp Bộ, mà ngay cả đến Bộ trửng cũng còn đang bị " quay " tít thò lò kia thì nhà em mới dám nhỏ nhẹ đưa ý kiến chứ chuyện đụng chạm đến húy hay này nọ thì chỉ cỡ bác Thái Hồng Anh mới đủ can đảm mó " dế " ngựa .
    Vậy thì xin nhà bác bớt bớt lại một tí cho nhà em nhờ ...trời đang ở mùa hè đẹp lắm , đang định đưa vợ con cưỡi xế bốn bánh ...xem hoa - mà Canada nó cũng lạ , nó cũng sợ bị đi cải tạo hay sao đó nên cũng biết nịnh khéo chế độ ta - cứ đến ngày sinh của Hồ chủ tịch thì là nó mở lễ hội đi xem hoa Tulip của nữ hoàng để mọi người tấp nập lái xe đi Ottawa dù xăng tăng gía chóng mặt , ở Thủ đô nước này, một bên là Đại sứ quán mình, xa xa là tượng bà mẹ VN bồng con chạy vắt chân lên cổ - Đọc bài của bác làm nhà em tự nhiên thấy lạnh teo cả lại, không hứng thú đi nữa rồi đó, cái tội này của bác không khéo mẹ đĩ nhà em cũng có thể kết tội ********* cho bác được
    Mà không phải chỉ mới là tư tưởng chống phá đâu, cái này rõ ràng là : Tay chân thay mồm miệng gây tiếng xấu cho người .
    Được minhtrinh sửa chữa / chuyển vào 05:00 ngày 21/05/2004
  9. MagicEyesinParadise

    MagicEyesinParadise Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2003
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Ái da, không ngờ cái câu hỏi của ông bạn Rakhơi này bây giờ chuyển hoá nhanh vậy...cũng hay đây. Tuy anh em tôi thú thực rằng chưa từng làm mấy vụ về các tội này (tội xâm phạm an ninh quốc gia, đe doạ chế đọ XHCN, chống phá cách mạng...) thậm chí chưa từng được cầm trong tay hồ sơ vụ nào để mà nghiền ngẫm rồi để có thể nói cho Rakhơi biết thế nào là các tư tưởng *********. Tuy nhiên hôm nay, với vốn hiểu biết kém cỏi này, Magic cũng xin được nói với Rakhơi, anh Minh cùng mọi người vài suy nghĩ về mấy vấn đề này.
    --------
    --------
    Các hành vi mà Rakhơi nói đến ở trên, dù là đã được đưa ra trao đổi, bàn bạc với người khác cũng chưa thể coi đó là những tư tưởng thuộc vào loại tư tưởng xấu để mà có thể truy cứu những người này vào các Tội tại chương I-BLHS được. Bởi vì có một điều dễ hiểu và đơn giản rằng ở bất kì một chế độ nào, một nhà nước nào cũng có những sai lầm trong quá trình hoạch định chính sách, đường lối...và vì vậy, sẽ không thể tránh khỏi việc người dân hay một số người nào đó lên tiếng chỉ trích những sai lầm. Tuy nhiên những đóng góp mà người dân đưa ra đối với chính sách, đường lối của nhà cầm quyền luôn luôn được quy định nằm trong một "khuôn khổ" nhất định. Cái "khuôn khổ" này chính là các quy định của pháp luật mà chúng ta được học, được tìm hiểu, được dạy dỗ và được tuyên truyền...đó chính là các quy định về quyền của công dân đối với việc góp ý về chính sách, đưòng lối, pháp luật...của Nhà nước. Cái "khuôn khổ" này cũng cho chúng ta biết để mà góp ý như thế nào là đúng; góp ý, mổ xẻ,tranh luận lúc nào và ở đâu...có giới hạn. Điều này nhằm tránh tình trạng có những người tranh cãi, thắc mắc, mổ xẻ các vấn đề không phải nhằm mục đích đóng góp trên tinh thần xây dựng mà nhằm mục đích khác...các mục đích khác này rất có thể là việc gây xôn xao dư luận, tạo ra những tư tưởng không tốt của người dân đối với chính sách, chế độ của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là đối với một số đông người dân nghèo, ít có cơ hội tiếp xúc nhanh với các thông tin, với tư tưởng của Đảng và Nhà nước.
    Các "hành vi" thuộc loại thắc mắc/tìm hiểu/mổ xẻ/tranh luận về các chính sách/chế độ/đường lối của Đảng và nhà nước nếu được thực hiện một cách hợp pháp, công khai và dân chủ thì chẳng ai có thể nói được chúng ta cả vì chúng ta là công dân của một nước, chúng ta có quyền góp ý vào bất cứ chính sách nào bởi vì xét cho cùng Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, quyền lợi cuối cùng là của người dân, chính sách, chế độ, đường lối, pháp luật,...là phục vụ người dân. Chúng ta được làm những điều này nhưng không được thực hiện nó với một tư tưởng không phải là xây dựng, đóng góp mà là phá rối, chống đối.
    ---------
    --------
    Còn chuyện về việc Cấm kinh doanh KARAOKE này thì đây mới chỉ dừng lại ở việc Bộ VHTT mới có văn bản đệ trình lên Chính phủ thôi chứ Bộ đâu có ra quyết định? Việc một cơ quan Nhà nước đệ trình cấp trên, Chính phủ một văn bản để nhằm điều chỉnh một vấn đề nào đó mà mình cho là đang bất hợp lí, không còn phù hợp hoặc nó đang gây ra những sự bất bình trong nhân dân...là một chuyện bình thường thôi. Quan trọng là những cơ quan có thẩm quyền khi nhận được các văn bản đệ trình này họ sẽ quyết định ra sao. Cấm một hình thức kinh doanh như thế này đâu chỉ Bộ VHTT muốn là làm được, cái gì cũng phải có đầu, có đuôi, có trình tự - thủ tục cả chứ ai muốn làm gì thì ra quyết định thì loạn mất á...Còn phải lấy ý kiến của nhiều cơ quan ban ngành liên quan, rồi của người dân...lúc đó mà Rakhơi có đóng góp ý kiến thì thoải mái, chẳng ai bảo gì, cái gì sai, không hợp lí thì nói...không sợ...miễn là không quá đáng va dù sao khi nói thì cũng nên.....vuốt mặt..nể mấy cái mụn...
    [/quote]
    --------------
    To: anh Minh...hì...bác cứ nói chuyện với mọi người về vấn đề bác thấy là khúc khắc...ấy...khúc mắc và băn khoăn đi. Em đã nói ở trên là chúng ta được làm những gì mà pháp luật không cấm, được nói lên tiếng nói của mình miễn sao không vi phạm pháp luật, không có tư tưởng chống đối trong đó là được.(tất nhiên uốn lưỡi bảy lần trước khi nói vẫn hơn bác nhểy...) Hi`...còn chuyện em và Rakhơi tìm mấy cái tội có tư tưởng "xấu" kia là bàn luận thôi, có ai truy cứu hay đe doạ gì bác đâu...Còn nếu mà bác thích...em sẵn sàng truy cứu bác...mặc dù bác chẳng phạm tội gì ...vì bọn em là những người mà công việc chủ yếu là buộc tội và gỡ tội mà..hì...!
    ------------
  10. rakhoi

    rakhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    hơhơhơ nhớ ngày nào bác MinhTrinh tứ đầu thọ định nhưng vẫn ung dung , rung đùi , vừa cười, vừa nói, mà vẫn chối biến được tội ..... táy máy với trẻ vị thành niên . Vậy mà vừa đụng đến quyền ..... hát karaoke , bác MinhTrinh đã " tự nhiên thấy lạnh teo cả lại" rồi . Thế mới biết cái vấn đề tư tưởng nó là sợi chỉ đỏ cực kỳ khó hiểu và rất dễ .... nhạy củm
    to MagicEyesinParadise
    Mượn cái quan điểm của cậu về việc những hành vi thuộc loại thắc mắc/tìm hiểu/mổ xẻ/tranh luận về các chính sách/chế độ/đường lối của Đảng và nhà nước " dù là đã được đưa ra trao đổi, bàn bạc với người khác cũng chưa thể coi đó là những tư tưởng thuộc vào loại tư tưởng xấu để mà có thể truy cứu những người này vào các Tội tại chương I-BLHS được" tớ bóp bụng .... mổ xẻ thêm tí nữa nhớ
    Nếu cho rằng " bất kì một chế độ nào, một nhà nước nào cũng có những sai lầm trong quá trình hoạch định chính sách, đường lối...và vì vậy, sẽ không thể tránh khỏi việc người dân hay một số người nào đó lên tiếng chỉ trích những sai lầm." (tớ không dám dùng từ nặng như vậy . Chỉ dám nói nhà nước cũng có thể có những sai lầm thôi nhé ) và đòi hỏi rằng "những đóng góp mà người dân đưa ra đối với chính sách, đường lối của nhà cầm quyền luôn luôn được quy định nằm trong một "khuôn khổ" nhất định. "
    Vậy ai có quyền đặt ra những "khuôn khổ" nào sẽ được coi là hợp lý và .... hợp pháp, nhất là trong trường hợp "đặc biệt là đối với một số đông người dân nghèo, ít có cơ hội tiếp xúc nhanh với các thông tin, với tư tưởng của Đảng và Nhà nước." hay nói một cách khác khi dân trí còn .... thấp. Nếu chỉ dựa vào nhà nước để đặt ra những "khuôn khổ" này thì liệu có dẫn đến trường hợp mọi "khuôn khổ" đều có lợi cho nhà nước (hay những cá nhân , tổ chức nắm quyền nhà nước) hay không ?
    Và khi thắc mắc/tìm hiểu/mổ xẻ/tranh luận về các chính sách/chế độ/đường lối của Đảng và nhà nước thì ai có thẩm quyền để xác định khi nào thì những thắc mắc/tìm hiểu/mổ xẻ/tranh luận đó là "xây dựng, đóng góp" và khi nào thì nó trở thành "phá rối, chống đối. "
    Lấy ví dụ nhể . nếu các bạn trong box khpl cùng nhau đi ... hát karaoke và cậu nhận xét rằng: "bác MinhTrinh hát hơi bị .... dở " . Người nghe có thể hiểu đó là lời phê bình " xây dựng, đóng góp " để bác MinhTrinh về luyện giọng thêm hoặc cũng có thể hiểu rằng đó là lời "phá rối , chống đối " để khuyên cả nhóm lần sau nên đi ... nhậu chứ đừng đi hát hò nữa . Hiểu như thế nào là còn tuỳ phần lớn vào cảm tính của mỗi người . Mà các bác trong box khpl thì chắc chẳng thể dùng cảm tính để xét đoán lời phê bình , nhận xét của người khác đâu nhể . Nhất là khi việc "xét đoán " đó lại rất quan trọng cho quyết định lần tới họp mặt ở đâu , hay xa hơn một tẹo có thể khiến bác MinhTrinh .... lạnh teo cả người
    Thêm cái ví dụ nữa nhể . Giả như nhà cậu ở gần quán karaoke suốt ngày bị ồn ào bởi tiếng nhạc và lời ca của .... bác MinhTrinh nên cậu khiếu nại với các cơ quan liên hệ để xin dẹp bỏ quán karaoke , nhưng không ai thèm giải quyết vì việc mở quán karaoke không vi phạm pháp luật . Cậu bèn viết thư nhờ báo chí kêu gọi tẩy chay các quán karaoke vì đó chỉ là thứ vui chơi .... xa xỉ , xướng ca vô loài, không có cũng không làm ai chết đói . Nhưng báo chí cũng không thèm đăng vì cho rằng dư luận xã hội sẽ không ủng hộ lời kêu gọi tẩy chay của cậu , đăng báo chỉ tốn tiền giấy mực . Vậy cậu có quyền bỏ tiền túi để mở một tờ báo để quảng bá những quan điểm của cậu để coi trong xã hội có ai cũng bị nhũng tiếng hát giống bác Minhtrinh ... tra tấn như cậu và có thể đồng tình với cậu hay không ? Hành vi "bỏ tiền túi để ra báo" tuyên truyền những quan điểm mà cậu cho là đúng trong trường hợp này có nằm trong những "khuôn khổ" của luật pháp hay không ???
    hơ hơ hơ mấy hôm nay cứ lôi bác MinhTrinh ra làm ví dụ mãi (mà cơ khổ , tớ chỉ biết có bác MinhTrinh là có thể .... chọc được thôi ) Nên không biết sợi chỉ đỏ của bác MinhTrinh có rớt xuống ... cổ tớ không mà sao tớ thấy người cứ .... lâng lâng vầy nè Thôi thì tạ lỗi với bác trước nhá

Chia sẻ trang này