1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thảo luận các bài tập tình huống trong luật kinh tế.

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi satthutinhdoi, 21/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Thảo luận các bài tập tình huống trong luật kinh tế.

    câu 1 Công ty TNHH A kí hợp đồng kinh tế với công ty cổ phần B về việc xây dựng nhà xưởng cho B , hợp đồng kinh tế có vô hiệu hay không và cách xử lí, nếu
    1-Khi kí kết và khi xảy ra tranh chấp thì A vẫn chưa đang kí kinh doanh ngành nghề xây dựng công nghiệp
    2- KHi kí kết A chưa đăng kí kinh doanh ngành nghề xây dựng công nghiệp nhưng trước thời điểm tranh chấp xảy ra A đã đăng kí bổ sung ngành nghề này
    3- Phó giám đốc công ty A kí hợp đồng kinh tế và không có giấy ủy quyền nhưng công ty A có công văn yêu càu công ty B thanh toán đúng hạn, công văn do giám đốc công ty A kí

    Câu 2: cũng với hợp đồng kinh tế đó, điều 20 là điều khoảng thỏa thuận trọng tài , khi hợp đồng kinh tế vô hiệu toàn bộ thì điều khoảng trọng tài có vô hiệu hay không , tại sao ?
    Điều 20 có ghi:" khi tranh chấp xảy ra thì thì cơ quan giải quyết tranh chấp là trọng tài thương mại theo pháp luật Việt Nam". vậy khi các bên đưa đơn kiện lên trung tâm trọng tài thương mại quốc tế thì trung tâm trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết hay không
    Nếu có tranh chấp về hiệu lực pháp lí của điều khoảng trọng tài thì giải quyết thế nào

    câu 3 : Toà án có quyền can thiệp vào qui trình tố tụng của trọng tài hay không ? tại sao ?

    Đây là bài thi của em đấy, em chỉ nhớ mang máng đề thôi, post lên để cùng nhau thảo luận cho vui
  2. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Tạm thời tớ trả lời trước 2 ý này:
    1. Điều khoản trọng tài là độc lập với Hợp đồng. Hợp đồng vô hiệu thì chưa chắc điều khoản trọng tài đã vô hiệu trừ phi nó rơi vào các trường hợp vô hiệu theo quy định của pháp luật.
    2. Khi thoả thuận về điều khoản tên trọng tài giải quyết thì các bên phải nói rõ là trung tâm trọng tài đó là trung tâm nào. Ví dụ: "Khi xảy ra tranh chấp thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp là trung tâm trọng tài kinh tế Sài Gòn/ hoặc trung tâm trọng tài quốc tế thuộc phòng thương mại và công nghiệp Việt
    Nam"
    Vì vậy, theo ý kiến của mình, trong trường hợp này Trung tâm trọng tài thương mại nào đó (mà đề bài nêu ra) không có thẩm quyền giải quyết vụ việc trên.
    Với kiến thức về kinh tế còn nhớ được thì tớ tạm giải quyết trường hợp này như thế. Có gì về xem lại tài liệu rồi vào sửa sai. :)
  3. You_know_who_am_I

    You_know_who_am_I Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2003
    Bài viết:
    433
    Đã được thích:
    0
    Theo tớ, trường hợp này chấp nhận được, nhưng chưa nhớ ra nó được quy định trong văn bản nào => không giải thích được.
    Cái này cons đã trả lời. Nhưng làm sao tớ vẫn nghĩ rằng cái HĐ này đã vô hiệu tòan bộ thì mọi điều khỏan đều vô hiệu. Nếu tranh chấp phát sinh thì 2 bên đâm đơn ra tòa án mà kiện. Chắc không đúng.
    tham khảo Điều 5. Thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp trong trường hợp có thoả thuận trọng tài
    Trong trường hợp vụ tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài, nếu một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu.

    Theo tớ, TA chỉ có quyền can thiệp vào quá trình tố tụng trọng tài nếu được yêu cầu (chọn trọng tài viên trong TH 2 bên không chọn được và áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời).
  4. You_know_who_am_I

    You_know_who_am_I Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2003
    Bài viết:
    433
    Đã được thích:
    0

    Bây giờ là cái bài thi hôm chủ nhật vừa rồi của tớ, ai có hứng thú giải giúp xem tớ làm đúng đến đâu nhá.
    Trong phiên tòa sơ thẩm vụ án kinh tế, luật sư của bị đơn đòi thay đổi thành phần HĐXX với những lí do sau:
    1) Chủ tọa phiên tòa là anh trai luật sư bên nguyên
    2) Thư ký phiên tòa là vợ một thẩm phán
    3) Hội thẩm là bạn học phổ thông với nguyên đơn.
    HỎi:
    1. Những yêu cầu trên của luật sư có hợp pháp không? Tại sao
    2. Nếu HĐXX từ chối yêu cầu của luật sư, luật sư cùng với bị đơn bỏ về thì phiên tòa có tiếp tục không? Tại sao?
    Không nhó chính xác từng câu chữ, nhưng nó đại khái thế.
  5. nguoithep

    nguoithep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2004
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Để trả lời câu 2,3 của Sát thủ tình trường thì các bạn đọc Nghị Quyết 04 ngày 27/5/2003 của HĐTP toà án nhân dân tối cao nhé.
  6. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    To bác nguoithep:
    em có đọc cái Nghị quyết đó rồi, hình như chỉ áp dụng đối với các vụ án kinh tế được đem ra sử tại toà thôi, trong khi ngoài toà kinh tế trọng tài thương mại cũng là 1 phương thức giải quyết tranh chấp . Giả sử điều khoảng trọng tài không vô hiệu, các tranh chấp trên được giải quyết bằng con đường trọng tài thì trọng tài sẽ giải quyết như thế nào,có vô hiệu hay không ?
    Em đọc pháp lệnh trọng tài thương mại và các văn bản hướng dẫn thi hành thì không thấy có điều nào nói về trường hợp này. Chẳng lẽ cùng 1 tình huống mà đem ra trọng tài thì sử khác đem ra toà kinh tế thì sử khác ??
  7. hoakhongtim

    hoakhongtim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2003
    Bài viết:
    593
    Đã được thích:
    0
    Vậy thì satthu tham khảo Nghị quyết 05/2003/HĐTP TANDTC ra sau cái NQ 04 chút xíu thôi. Nói chung là 2 NQ này giải quyết cả 3 câu hỏi đó.
    Nếu điều khoản trọng tài có hiệu lực thì các bên tiếp tục thoả thuận tiếp việc thành lập hội đồng trọng tài theo trung tâm trọng tài hoặc theo lựa chọn của các bên. Nói chung sự thoả thuận ý chí định đoạt của các bên là quan trọng. Nếu thoả thuận trọng tài có hiệu lực thì các bên vẫn có thể giải quyết bằng con đường TA theo NQ 05, nếu thoả thuận trọng tài kg có hiệu lực thì các bên vẫn có thể giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trên cơ sỏ thoả thuận.
    PLTTTM là luật chuyên ngành hơn so với tố tụng kinh tế, chỉ giải quyết các tranh chấp thương mại thôi. HKT nghĩ rằn nó khác đi cũng là đương nhiên.
  8. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Theo em yêu cần 1 và 2 của luật sư được chấp nhận , CLPL: điều 18 pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế
    Yêu cầu 3 chắc không được chấp nhận vì :vì bản học phổ thông không thể là người thân thích. Em cũng không rõ lắm định nghĩa người thân thích phải là người thế nào, hình như phải trong phạm vi 3 đời thì phải
    Về câu số 2, em hiểu lầm câu hỏi , khi lên net thì mới biết ý câu hỏi hỏi khác, mà mình lại kông mang tài liệu:(, để về nhà suy nghĩ thêm.
    To Hoakhongtim: bạn đọc nghị quyết 05, nó chỉ trả lời cho câu hỏi 2 lớn, chứ nó đâu có trả lời cho câu 2và 3 của câu 1 lớn đâu nhỉ ?
    Được satthutinhdoi sửa chữa / chuyển vào 09:21 ngày 04/07/2004
  9. zeroo

    zeroo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    272
    Đã được thích:
    0
    Cho tôi chen ngang cái nhé: Đây là một tình huống mà tôi đang suy nghĩ chưa biết giải quyết thế nào, nhờ các luật sư "bình loạn" nhé:
    Công ty tôi (Doanh nghiệp nhà nước) hiện muốn ký hợp đồng mua dịch vụ với một công ty cổ phần (CTCP), công ty này vừa mới được cấp đăng ký kinh doanh xong, nhưng lại chưa có con dấu vì đang làm thủ tục đăng ký về dấu má với cơ quan công an.
    Chúng tôi buộc phải sử dụng ngay dịch vụ của CTCP này vì nhiều lý do, thời gian cũng không cho phép chờ đến khi CTCP này có con dấu chính thức rồi mới ký hợp đồng. Vì vậy chúng tôi đã ký với CTCP này một văn bản theo dạng bản ghi nhớ thỏa thuận (Memorandom of Understanding - MOU), các nôi dung của MOU này thì y như một hợp đồng bình thường, nhưng không đóng dấu và từ thời điểm ký MOU, CTCP đó đã thực hiện việc cung cấp dịch vụ cho Cty tôi, nhưng công ty tôi chưa thể thanh toán vì chưa có hợp đồng.. Trong MOU nay cũng có ghi nội dung: Khi nào CTCP có con dấu chính thức thì các bên sẽ ký Hợp đồng kinh tế, các dịch vụ do CTCP cung cấp trong khoảng thời gian từ khi ký MOU đến khi ký Hợp đồng sẽ thuộc đối tượng của Hợp đồng đó.
    Tôi biết trong khoảng thời gian hai bên chưa ký đưọc hợp đồng thì sẽ có một số rủi ro nhất định cho từng bên, nhưng không biết có cách nào hay hơn.
    Theo các bạn thì Cty tôi làm như vậy có đúng với các quy định của pháp luật không? hoặc có cách nào ổn hơn để giải quyết vấn đề này không?

  10. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Trả lời tiếp câu hỏi thứ 2 của chị Youknow nhé :Căn cứ vào điều 23 và điều 19 của pháp lệnh thủ tục giải quuyết các vụ án kinh tế thì các bên đương sự chỉ có quyền yêu cầu thay đổi hội đồng xét xử thôi, còn quyền quyết định cuối cùng vân thuộc về HĐXX ,vì vậy nếu bị đơn cùng luật sư của bị đơn bỏ về thì coi như tự đánh mất quyền trình bày ý kiến và tranh tụng của mình, còn phiên tòa vẫn được tiến hành
    Tuy nhiên dù bản án đã có hiệu lực thì nhữnng người có thẩm quyền theo điều 74 PLTTGQ các vụ án kinh tế vẩn có quyền kháng cáo kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm và căn cứ để kháng cáo kháng nghị là có vi phạm nghiên trọng thủ tục tố tụng theo điều 75 của pháp lệnh
    --------------
    Em làm thì thế, bác thấy thế nào thì cho ý kiến nhá

Chia sẻ trang này