1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thảo luận các bài tập tình huống trong luật kinh tế.

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi satthutinhdoi, 21/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    EM cứ tưởng con dấu chỉ là để khẳng định giá trị pháp lí của văn bản thôi ấy nhỉ, thiếu con dấu nhưng doanh nghiệp đã có giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh thì hợp đồng đâu có vô hiệu
  2. You_know_who_am_I

    You_know_who_am_I Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2003
    Bài viết:
    433
    Đã được thích:
    0
    Tớ thì tớ trả lời thế này:
    Câu 1:
    Yêu cầu 1 và 3 có thể được chấp nhận, vì đó là dấu hiệu cho thây sự ko vô tư (trường hợp 3 hơi confuse 1 tí, nhưng mà giải thích sao đó trong bài, giờ ko nhớ nữa ).
    Yêu cầu 2 thì tớ cho là vô lí, vì chả có quy định nào bắt thư ký ko được là vợ thẩm phán cả, hay là tớ chưa đọc hết các quy định, sót ở đâu đó thì chỉ cho tớ với nhé. Satthu lấy ở đ18-PL GQ các vụ án KT hử, để tớ trích ra nhé. Satthu giải thích giùm trường hợp này nhé.
    Điều 18. Thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Thư ký Toà án, người giám định, người phiên dịch
    1- Thẩm phán, Hội thẩm phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi, nếu:
    a) Đồng thời là đương sự, người đại diện hoặc người bảo vệ quyền lợi của đương sự, người thân thích của đương sự, người làm chứng trong vụ án;
    b) Đã tham gia cùng một vụ án với tư cách là Kiểm sát viên, Thư ký Toà án, người giám định, người phiên dịch;
    c) Đã tham gia giải quyết cùng một vụ án với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm, trừ các thành viên của Uỷ ban Thẩm phán và Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Uỷ ban Thẩm phán Toà án cấp tỉnh, thì được tham gia xét xử nhiều lần cùng một vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm;
    d) Trong một Hội đồng xét xử mà Thẩm phán, Hội thẩm là người thân thích với nhau;
    đ) Có căn cứ cho thấy họ có thể không vô tư khi làm nhiệm vụ.
    2- Kiểm sát viên, Thư ký Toà án, người giám định, người phiên dịch phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi, nếu:
    a) Đã tham gia tố tụng cùng một vụ án ở cấp xét xử khác;
    b) Có căn cứ quy định tại các điểm a, đ khoản 1 Điều này.

    Câu 2:
    Nếu đây là lần triệu tập đầu tiên thì phiên toà sẽ phải hoãn để triệu tập 1 lần nữa, vì Đ49 nói.
    1- Hội đồng xét xử hoãn phiên toà khi:
    a) Đương sự vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng

    Theo tớ, việc vắng mặt này là có lí do chính đáng, vì yêu cầu ko được chấp nhận và chứng minh ở trên là yêu cầu có lí, chả biết có đúng ko nữa.
    Nếu đây là lần triệu tập thứ 2 thì phiên toà vẫn tiếp tục, và bị đơn cứ việc đi mà kháng cáo
  3. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    To chị YK:
    yêu cầu 1 thì được chấp nhận, yêu cầu 2 đúng là em đọc linh tinh, hiểu sai đề bài
    Còn yêu cầu 3 theo em thì không được chấp nhận , vì nó không rơi vào trường hợp của điều 18, còn chị làm thế nào . chị ráng nhớ thử xem
    Còn câu 2 ,thì luật sư và bị đơn tự ý bỏ về chứ ạ, chứ đâu phải vắng mặt đâu nhỉ ??
  4. Baodq

    Baodq Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    406
    Đã được thích:
    0
    Bạn nào có Nghị quyết 05/2003/HĐTP TANDTC thì cho mình xin với. Cám ơn nhiều nhé
  5. hbb

    hbb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2004
    Bài viết:
    1.894
    Đã được thích:
    0
    Vào góp vui cùng cậu satthu một chút .. Tớ không rành mấy cái văn bản luật cho lắm.. đọc thì có đọc nhưng không nhớ số má chỉ dựa vào thực tế thôi nhé ...
    Câu 1 :
    1. Hợp đồng vô hiệu : hiển nhiên
    2. Hợp đồng vô hiệu : vì đăng ký chỉ là đăng ký.. chưa được thừa nhận chính thức thì cũng không có tác dụng gì
    3. Đây là trường hợp rất đặc biệt bởi nó chính là một vụ án rất nổi tiếng của giới Ngân hàng Hà Nội. Ngân hàng VP Bank, Công ty VIDAMCO và Công ty Taxi gì đó ... đang tranh tụng nhưng chưa đi đến hồi kết. Tuy nhiên, theo những thông tin như cậu nói thì hợp đồng này vô hiệu. Còn phân tích sâu hơn thì phải có thêm giả thuyết
    Câu 2 :
    Điều khoản trọng tài luôn độc lập với hợp đồng. Luật pháp thế giới cũng theo quan điểm này. Điều 10 Pháp lệnh trọng tài thương mại qui định thoả thuận trọng tài vô hiệu trong những trường họp sau đây:
    Tranh chấp phát sinh không thuộc hoạt động thương mại được qui định tại Khoản 3 Điều 2 của Pháp lệnh này. Đó là mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý thương mại; ký gửi; thuê, cho thuê; thuê mua; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; li xăng; đầu tư; tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác; vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ và các hành vi thương mại khác theo qui định của pháp luật.
    Người ký thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền ký kết theo qui định của pháp luật.
    Một bên ký kết thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
    Thoả thuận trọng tài không qui định hoặc qui định không rõ đối tượng tranh chấp, tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp mà sau đó các bên không có thoả thuận bổ sung.
    Thoả thuận trọng tài không được lập theo qui định tại Điều 9 của Pháp lệnh này.
    Bên ký kết thoả thuận trọng tài bị lừa dối, đe doạ và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài vô hiệu; thời hiệu yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài vô hiệu là 6 tháng, kể từ ngày ký kết thoả thuận trọng tài, nhưng phải trước ngày hội đồng trọng tài mở phiên họp đầu tiên giải quyết vụ tranh chấp qui định tại Điều 30 của Pháp lệnh này.
    Cách ghi " trọng tài thương mại theo pháp luật VN " như vậy đươc chấp nhận chỉ có điều bắt buộc phải xử theo Luật VN.
    Câu 3 : Toà án không được can thiệp vào hoạt động trọng tài. Chỉ trừ những trường hợp cần phán quyết của toà án hỗ trợ cho trọng tài như thi hành phán quyết trọng tài, lệnh phong toả tài sản có nguy cơ bị phá hoại, tẩu tán hoặc bắt giữ người có liên quan có ý định bỏ trốn ... trước khi trọng tài xét xử vi TT kô có quyền này ..
    Được hbb sửa chữa / chuyển vào 15:17 ngày 23/12/2004
  6. hbb

    hbb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2004
    Bài viết:
    1.894
    Đã được thích:
    0
    Pháp luật chưa điều chỉnh truờng hợp này. Tuy nhiên, có một cách đảm bảo chắc chắn nhất là có giấy uỷ quyền của Hội đồng Cổ đông cho Giám đốc .. đảm bảo an tâm đến 99%. 1 % còn lại là chữ ký giả nên phải yêu cầu lấy ngay Điều lệ Công ty
  7. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    trích từ bài bác hbb :
    về trường hợp 3, thì có cái nghị quyết số 04 của HĐTP TANDTC ngày 27/05/2003 qui định về vấn đề này :
    trích :
    "2. Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 8 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế thì hợp đồng kinh tế bị coi là vô hiệu toàn bộ khi: "Người ký hợp đồng kinh tế không đúng thẩm quyền...".
    Để phù hợp với tinh thần quy định tại Điều 154 Bộ Luật Dân sự thì hợp đồng kinh tế không bị coi là vô hiệu toàn bộ, nếu người ký kết hợp đồng kinh tế không đúng thẩm quyền nhưng trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế, người mà theo quy định của pháp luật có thẩm quyền ký kết hợp đồng kinh tế đó (sau đây gọi tắt là người có thẩm quyền) chấp thuận. Được coi là người có thẩm quyền chấp thuận nếu người đó đã biết hợp đồng kinh tế đã được ký kết mà không phản đối.
    Được coi là người có thẩm quyền đã biết mà không phản đối khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
    a) Sau khi hợp đồng kinh tế đã được ký kết, có đầy đủ căn cứ chứng minh rằng người ký kết hợp đồng kinh tế đã báo cáo với người có thẩm quyền biết hợp đồng kinh tế đã được ký kết (việc báo cáo đó được thể hiện trong biên bản họp giao ban của Ban giám đốc, biên bản cuộc họp của Hội đồng thành viên hay Hội đồng quản trị, có nhiều người khai thống nhất về việc báo cáo là có thật...).
    b) Người có thẩm quyền thông qua các chứng từ, tài liệu về kế toán, thống kê biết được hợp đồng kinh tế đó đã được ký kết và đang được thực hiện (đã ký trên hóa đơn, phiếu xuất kho, các khoản thu chi của việc thực hiện hợp đồng kinh tế hoặc trên sổ sách kế toán của pháp nhân...).
    c) Người có thẩm quyền có những hành vi chứng minh có tham gia thực hiện quyền và nghĩa vụ phát sinh theo thỏa thuận của hợp đồng kinh tế (ký các văn bản xin gia hạn thời gian thanh toán, cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, ký các văn bản duyệt thu, chi hay quyết toán đối chiếu công nợ liên quan đến việc thực hiện hợp đồng kinh tế...).
    d) Người có thẩm quyền đã trực tiếp sử dụng các tài sản, lợi nhuận có được do việc ký kết, thực hiện hợp đồng kinh tế mà có (sử dụng xe tô để đi lại, để kinh doanh mà biết do việc ký kết, thực hiện hợp đồng kinh tế đó mà có; sử dụng trụ sở làm việc do việc ký kết, thực hiện hợp đồng kinh tế thuê tài sản...)."
    như thế trường hợp 3 không vô hiệu dù có vi phạm về thẩm quyền kí kết
  8. longlanh

    longlanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0
    Theo quy định của luật doanh nghiệp thì thời điểm bắt đầu kinh doanh của doanh nghiệp bắt đầu kể từ khi doanh nghiệp đó đuợc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (thậm chí có truờng hợp trước khi được cấp giấy phép kinh doanh), vì vậy doanh nghiệp có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh... có nghĩ là có đầy đủ quyền mà pháp luật cho phép doanh nghiệp hoạt động (ký hợp đồng, chuyển quyền sở hữu...) cũng như chịu mọi trách nhiệm về các họat động của công ty trước các đối tác cũng như trước pl.
    Theo các quy định này thì chúng ta hoàn toàn có thể ký hợp đồng với doanh nghiệp đã được cấp phép kinh doanh. Nhưng thực tế việc này gặp một trở ngại, theo quy định của luật kế toán, các chứng từ kế toán chỉ được chấp nhận khi nó có đủ con dấu của doanh nghiệp và chữ ký hợp lệ của người đủ thẩm quyền ký kết hợp đồng cho công ty. Nếu ký hợp đồng với công ty này thì việc xem xét tính hợp pháp của hợp đồng thì hợp đồng này hoàn toàn có hiệu lực, tuy nhiên khi thực hiện việc cung cấp các chứng từ kế toán để hoàn tất các nghĩa vụ về thuế thì hợp đồng này không được coi là chứng từ kế toán hợp lệ.
    Mà có một thắc mắc nhỏ là: tại sao doanh nghiệp này thực hiện việc xin con dấu và mã số thuế chậm thế nhỉ, nếu cần thực hiện nhanh thì chỉ trong 3 ngày là có con dấu liền mà?? :))
  9. Trully_Madly_Deeply

    Trully_Madly_Deeply Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2004
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    Chỗ này hình như cũng có một vấn đề cần được chúng ta xem xét. Đó là trong thời gian "chờ đói" cấp phép kinh doanh, cấp giấy CN KD mà chúng ta kí kết các hợp đồng với một pháp nhân khác thì giá trị của hợp đồng này thế nào? Mổ xẻ chỗ này được chúng ta cũng sẽ có được một số kiến thức cơ bản đẻ lách luật đấy. Bà con xem xét vấn đề này nhé !
  10. longlanh

    longlanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0
    Trong thời gian chờ cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp, thì cá nhân đại diện cho các thành viên sang lập cty có thể được uỷ quyền để ký hợp đồng như: thuê nhà, mua trang thiết bị... nhân danh cty. Tuy nhiên nếu việc đăng ký kinh doanh không thực hiện được thì cá nhân được đại diện ký hợp đồng đó phải thực hiện đầy đủ các thoả thuận trong hợp đồng đã ký, và hợp đồng này đuợc xem như một dạng hợp đồng dân sự. (luật doanh nghiệp 99)
    Bạn có thể nêu rõ bạn định "lách" vào khe nào vậy, có thể nêu rõ hơn đuợc không nào, chúng ta sẽ thảo luận tiếp.

Chia sẻ trang này