1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thảo luận (cãi nhau) một số vấn đề nhỏ của vật lí

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi RAGNAROK, 03/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Thảo luận (cãi nhau) một số vấn đề nhỏ của vật lí

    Vì có bác Mr_Hoang mời nên tôi mở chủ đề này để "cãi nhau" tí cho vui, cũng lf để nâng cao kiến thức cũng rất tốt
    Yêu cầu duy nhất của tôi là nếu có bài của vlv xuất hiện trong này thì hoặc tungsin xoá họ hoặc nếu ko làm ơn khoá topic hộ tôi, yêu cầu duy nhất đấy, vì tôi ko muốn topic này sẽ bj làm bẩn.

    Mở đầu là mấy câu hỏi của Mr_Hoang
    Trích từ:
    RAGNAROK thông cảm , đã bảo là tìm người để "cãi lộn" thì phải đặt câu hỏi kiểu đó mới có cơ hội cãi chứ .

    Thật ra thì lý thuyết vật lý mình cũng chỉ hiểu sơ sơ thôi, không có sâu rộng gì nên cũng chẳng thể có 1 phát kiến vĩ đại như VLV để mà tranh luận với bác được.

    Không hỏi đố nhau thì chỉ còn 1 trò thôi, thử cùng nhau tìm cách giải thích định luật 1 Kepler:

    Tại sao quỹ đạo các hành tinh là ellip chứ không phải là tròn ?

    Hay là thử tìm bàn xem liệu ánh sáng là hạt chuyển động theo dạng sóng hay là sóng cô đọng thành hạt hay là cứ chấp nhận bừa là lưỡng tính sóng hạt ?

    Như vậy thì chẳng phải đố nhau gì nữa phải không?


    Để mai có nhiều thời gian sẽ trả lờ bác từng câu một nhé
  2. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Trả lời bác Mr_Hoang một chút:
    1- quĩ đạo các hành tinh là elip, nói một cách đơn giản là do hấp dẫn ko phải là lực hút đến từ một phía, không phải Mặt Trời hút các hành tinh trong khi nó ko bị tác động, mà là lực hút cũng là tương tác tương đương đối với cả 2 bên. Mặt Trời còn chịu tương tác ko nhưũng với các hành tinh khác mà còn với một hệ thống so rất phức tạp trong Ngân Hà, mặt khác khối lượng của nó lớn hơn rất nhiều lần các hành tinh con. Nếu chỉ có Mặt Trời và 1 hành tinh thì cả 2 sẽ chuyển động quanh tâm lực chug của 2 thiên thể (có công thức tính, chưa có điều kiện post lên), vì vài lí do đã nêu mà việc Mặt trời cùng chuyển động theo quĩ đạo quanh tâm lực là ko thể. Ở đây tất nhiên cũng có những phương trình tính ra tâm sai quĩ đạo các hành tinh để mà kết luận nó là elip, nhưng mà lâu lắm ko động vào nên ... quên rồi, có gì bác chỉ giáo thêm
    2 - câu về ánh sáng này thì ... bác cứ đùa, cái sóng ánh sáng hay sóng điện từ nào cũng chỉ cho thấy xác xuất có mặt của hạt photon thôi, chả có gì giống với sóng biển cả nên câu hỏi của bác đưa ra cả 3 lưạc chọn thì tôi đều ko dám chọn mà chỉ có thể nói như trên
  3. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411
    Bàn về Kepler (Giả sử hệ mặt trời chỉ có trái đất và mặt trời)
    như vậy theo bác vì bản thân mặt trời quay quanh tâm khối lượng của hệ MT_TĐ nên quỹ đạo của trái đất so với mặt trời là elip ?
    Vậy khi quay quanh tâm khối lượng của hệ thì quỹ đạo của mặt trời là tròn hay elip ?
  4. nguyenhhdang

    nguyenhhdang Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/02/2006
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    0
    sóng điện từ hay ánh sáng theo tui bản chất chỉ là sóng thôi. theo tui biết khi quan sát hiện tượng hấp thu sóng của nguyên tử thấy năng lượng nguyên tử hấp thu được là những phần e=hf mà kết luận á s có tính chất hạt. tui xét lại vấn đề, nguyên tử hấp thu á s theo phần hf là do các nguyên nhân, quan hệ bên trong n tử và như vậy á s không có bản chất hạt. tui có thấy khối nước các phi công vũ trụ uống có hình dạng ổn đinh xung quanh khối cầu và khi chiếu sóng viba vào giọt nước thấy có các giọt nước nhỏ hơn văng ra.
  5. nguyenhhdang

    nguyenhhdang Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/02/2006
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    0
    sóng điện từ hay ánh sáng theo tui bản chất chỉ là sóng thôi. theo tui biết khi quan sát hiện tượng hấp thu sóng của nguyên tử thấy năng lượng nguyên tử hấp thu được là những phần e=hf mà kết luận á s có tính chất hạt. tui xét lại vấn đề, nguyên tử hấp thu á s theo phần hf là do các nguyên nhân, quan hệ bên trong n tử và như vậy á s không có bản chất hạt. tui có thấy khối nước các phi công vũ trụ uống có hình dạng ổn đinh xung quanh khối cầu và khi chiếu sóng viba vào giọt nước thấy có các giọt nước nhỏ hơn văng ra.
  6. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.183
    Đã được thích:
    5.579
    Mấy bác cứ yên tâm là vlv không dám chui đầu vô những vấn đề có liên quan đến định lượng chính xác, đạo hàm, tích phân, vector. KA KA KA.
    Nói thêm về vụ quỹ đạo hình ellipse một tí. Ngày xưa nghe các thầy cũng giải thích theo kiểu ảnh hưởng của các thiên thể khác làm cho quỹ đạo méo đi, tuy nhiên tớ thấy cũng không thuyết phục lắm. Nếu đơn giản hóa hệ chỉ còn 1 mặt trời và 1 hành tinh và giả sử lực tương tác với các thiên thể khác không đáng kể, khối lượng mặt trời rất lớn so với hành tinh nên khối tâm gần như trùng với tâm mặt trời. Khi đó có thể chọn mặt trời làm hệ quy chiếu quán tính và giải phương trình vi phân F=ma (F và a có hướng đó, ku vlv khỏi chui vào ) để tìm phương trình quỹ đạo. Tất nhiên giải phương trình vi phân thì cần có điều kiện biên (biết được vận tốc và vị trí của hành tinh tại thời điểm t=0 tự chọn). Quỹ đạo hành tinh chỉ tròn khi và chỉ khi tại t=0 vector vận tốc vuông góc với vector bán kính và F(0)=mv(0)^2/r(0). Trong tự nhiên thì điều kiện này rất ít khi thỏa mãn, còn trong các điều kiện khác thì sao? Có thể hành tinh sẽ bị hút luôn về phía mặt trời hoặc là chuyển động theo quỹ đạo conic. Quỹ đạo sao chổi là một VD tốt cho trường hợp này.
  7. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411
    Bản thân mình cũng không tin là vì ảnh hưởng của các hành tinh khác trong hệ mặt trời làm cho quỹ đạo TĐ có hình elip. Vì các hành tinh có chu kỳ quỹ đạo khác với TĐ, khả năng các hành tinh có tác động lên TĐ theo chu kỳ là rất khó.
    VD: Khi TĐ ở vị trí a, cái hành tinh khác ở vị trí b, c, d, .... hợp lực tác dụng của các hành tinh khác lên TĐ kéo trái đất ra xa MT 1 chút. Tương tự TĐ ở vị trí a1, các hành tinh ở vị trí b1, c1, d1 kéo TĐ lại gần mặt trời 1 chút, tạo nên sự sai khác trong quỹ đạo của trái đất. Nhưng khi TĐ về lại vị trí a cái hành tinh khác chắc chắn không có mặt ở cái vị trí b, c, d lần nữa rồi đấy, do sai khác về chu kỳ.
    Mình đang tìm cách xây dựng phương trình khoảng cách TĐ-MT hay TĐ-tâm khối lượng của hệ mặt trời. Hy vọng có thể tìm ra câu trả lời về quỹ đạo TĐ.
  8. KTY

    KTY Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2004
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    Chuyện qũy đạo hành tinh được ông Newton giải từ lâu rồi mà. Còn trên đại học thì dùng phương trình lagrange(?) để giải cũng rất đơn giản.
  9. king_hung

    king_hung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2003
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi nghĩ nguyên nhân gây ra sự hiểu nhầm là mọi người cứ liên tưởng đến quĩ đạo tròn rất thuờng hay đề cập trong các ví dụ đơn giản như hòn đá đuợc nối với một tâm cố định. Sợi dây có tác dụng cân bằng lực bảo đảm cho hòn đá way tròn. Nhưng lực hấp dẫn thì phức tạp hơn và lời giải tổng quát là đường conic như bạn werty98 đã nói hoặc là đường thẳng trong một số trường hợp đặc biệt. Tùy theo động năng W của vật thể (tính thêm thế năng thì chính xách hơn) thì ta có nếu W nhỏ thì được elipse, roài tới parabol roài hyperbol. Đường tròn là trường hợp đặc biệt của elipse, con parabol la` trường hợp giới hạn giữa elipse voi hyperbol.
  10. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.183
    Đã được thích:
    5.579
    Hình như quỹ đạo conic chỉ đúng với trường hợp có thể chọn mặt trời làm hệ quy chiếu quán tính (phải thỏa các điều kiện giả sử tớ đã nói ở trên). Trong trường hợp khối lượng hành tinh là đáng kể thì phải xét chuyển động khối tâm của hệ, có khi ra kết quả khác không chừng.

Chia sẻ trang này