1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thảo luận (cãi nhau) một số vấn đề nhỏ của vật lí

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi RAGNAROK, 03/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7

    À nhân vụ đọc thấy vlv gân cổ cãi về định lượng, tớ lại nhớ về một vấn đề có ở chương trình vật lý phổ thông nhưng rất ít được chú ý. Đó là việc tính toán sai số của các phép đo gián tiếp.
    VD cụ thể: giả sử cần đo độ cứng k của 1 lò xo. Cách đo đơn giản là dùng 1 lực kế kéo lò xo ra một đoạn l (đo bằng thước thẳng) rồi đọc trị số lực kéo F. Giả sử sai số của phép đo thước thẳng là a%, sai số của phép đo lực là b%. Công thức tính độ cứng lò xo là k = F / l, hỏi sai số tối đa của độ cứng lò xo tính được là bao nhiêu?
    Sai số tối đa của k tính được từ a, b, l, F. Hồi đi học rất nhiều thầy dạy học sinh làm theo kiểu delta k (%)= delta F (%) + delta l (%), hoàn toàn không đúng tí nào. Đâu là phương pháp tổng quát cho vấn đề này?
    Thế này nhé:
    giá trị k sẽ dao động trong khoảng từ (F-deltaF)/(l+deltal) đến (F+deltaF)/(l-deltal). Vậy thì sai số lớn nhất ở đây là: [(F+deltaF)/(l-deltal)]-(F/l) Lấy cái này chia cho F/l thì được sai số tương đối là (a+b)/(1-b). do B rất nhỏ nên coi như 1-b = 1, và sai số tương đối sẽ xấp xỉ a+b, bạn đồng ý chưa!
  2. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Lẫn a thành b, thông cảm!
  3. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Cái hệ thống của bác không có tác dụng vì khi hoả tiễn tăng tốc bao nhiêu thì nó đẩy cái lò xo đi bấy nhiêu, cùng vận tốc, do đó cái lò xo không nén lại đuọc.
    chỉ khi nào cái lò xo ở giữa con tàu và một vật thể có khối luợng thì con tàu tăng tốc lò xo mới bị nén lại.
  4. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Nếu hệ nối liền như thế thì trong mọi trường hợp vận tốc của cả hệ vẫn chỉ là vận tốc của cái tên lửa đẩy, gia tốc cũng thế. Khi tăng tốc cho tên lửa đẩy thì đúng là lò xo có bị nén lại, nhưng gia tốc của cả hệ đó vẫn chỉ là gia tốc của cái tên lửa, trừ khi lò xo đứt bất ngờ và cái tàu bị lực đàn hồi tiếp thêm gia tốc đẩy ra.
    2 tuần mới vào, dạo này ở đây nhiều trò vui các bác nhỉ (à em ko nói các bác trong topic này, nói mấy topic khác cơ)
  5. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    ================================
    Hệ trên gồm 1 tên lửa đẩy, 1 lò so và 1 con tầu. Vì lò so có bị nén nên khoảng cách tương đối giữa tầu và tên lửa không cố định, do vậy gia tốc của chúng khác nhau. Thường thì hệ như vậy sẽ xuất hiện dao động hình sin.
    Nếu biết khối lượng của tầu, tên lửa (lò so coi m=0) thì có thể tính được tần số dao động.
    Còn hệ quy chiếu thì có lẽ lấy theo bất kỳ thiên thể nào đều đúng vì sự thay đổi vị trí tương đối giữa các thiên thể là quá chậm để có thể tạo ra một gia tốc a* đáng kể tác dụng vào hệ quy chiếu cho bài toán đặt ra.
  6. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Nếu gia tóc của tên lửa là đều thì lò so bị nén đều, thế thì có sự khác nhau về gia tốc kia nữa không?
  7. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    ======================================
    Nếu gia tốc là đều : đây là một điều kiện mà bài toán ban đầu chưa đưa ra. Tiếp đó, điều đó không thực tế vì tốc độ của con tầu sẽ tăng tới vô hạn.
  8. royalgia

    royalgia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2006
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn, bạn Werty98.
    Mình rất cám ơn các bạn đã cùng vào thảo luận.
    Thực ra mình đưa ra thí nghiệm trên cốt chỉ để chắc chắn rằng là tạo được một lực F tác dụng lên phi thuyền. Và lực F này có thể kiểm soát được thông qua lò xo.
    Theo mình thì bạn RAG và Haidef đều đúng. Trường hợp của bạn RAG là trường hợp đặc biệt. Nói chung hệ như này thường là hệ dao động, nhất là trong vũ trụ.
    Khi tên lửa không hoạt động thì lò xo sẽ co dãn quanh vị trí tự nhiên. Tức deltal và -deltal. Vị trí 0 là vị trí trạng thái lò xo tự nhiên.
    Khi tên lửa làm việc thì vị trí 0 sẽ cách vị trí 0 bên trên một đoạn deltax .
    ***********************
    Tuy nhiên cái mà mình nhắm tới lại không phải vấn đề dao động của hệ mà là vấn đề hệ quy chiếu mà bạn Werty98 và mình đang trao đổi.
    Nói tóm lại mình muốn biết cái gì quy định một hệ quy chiếu là quán tính hay phi quán tính.
    Theo bạn Werty thì muốn biết hệ quy chiếu "Cách đơn giản nhất để phân biệt hệ quy chiếu là quán tính hay phi quán tính là để ý xem lực quán tính có xuất hiện hay không. Nếu không có lực quán tính tác dụng, hệ quy chiếu đã chọn là quán tính và ngược lại. Bạn có thể dẫn tới câu hỏi là vậy hệ quy chiếu gắn với cái gì để là quán tính? Cái này tùy thuộc vào quy mô của chuyển động đang xét. Nếu xét chuyển động của những vật nhỏ trên bề mặt trái đất thì có thể chọn trái đất làm hệ quy chiếu quán tính."
    Bạn nói đến quy mô của chuyển động???Quy mô này phải chăng do khối lượng quy định( khối lượng trái đất) ? Tức là tôi đứng cạnh một anh khổng lồ A tôi hoàn toàn có thể tin tưởng coi anh A là một hệ quán tính cho dù đối với một anh đại khổng lồ khác B, ( A coi B là khổng lồ ) anh A lại là một hệ phi quán tính?
    Điều này dẫn đến khối lượng phi thuyền không phải là cố định. ? Có nghĩa là khối lượng quanh ta quy định khối lượng của ta?. Ta nặng hay ta nhẹ còn phụ thuộc vào mật độ vật chất quanh ta và khoảng cách tới chúng? Nếu ta đứng một mình, ta không có ý nghĩa gì?
    Hì đối với tôi bắt đầu thấy rối rồi. Tôi có cảm giác VLV có cái gì đó có lý trong mấy vụ cân đo khối lượng .
    Mong bạn Werty và các bạn khác ra tay gỡ rối cho tôi.
    Chúc các bạn vui, khoẻ, có ích.
  9. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.183
    Đã được thích:
    5.579
    Theo quan điểm của thuyết tương đối tổng quát, khối lượng hay nói chính xác hơn là hiện tượng quán tính của vật thể được gây ra bởi sự có mặt của tất cả vật chất trong vũ trụ. Nếu vật thể chỉ tồn tại đơn độc mình nó thì sẽ không có hiện tượng quán tính xảy ra, nghĩa là không có khối lượng.
    Việc chọn hệ quy chiếu quán tính gắn với Trái Đất, hệ Mặt trời hay trung tâm thiên hà ... đều là không chính xác. Tuy nhiên, nếu quy mô của chuyển động đang xét là rất nhỏ so với quy mô của mốc chọn làm hệ quy chiếu thì sai số là không đáng kể.
    Một điều tớ cần nhấn mạnh ở đây để tránh gây khó hiểu cho mọi người: khi đề cập đến hệ quy chiếu quán tính và phi quán tính tức là đang áp dụng cơ học cổ điển của Newton, do đó không nên dùng những kiến thức vật lý hiện đại để bắt bẻ ổng mà tội nghiệp
    Nhân đây xin mời mọi người cụng ly để chúc mừng sự kiện admin vừa tiễu trừ được nghiệp chướng của võ lâm
  10. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0

    Hệ trên gồm 1 tên lửa đẩy, 1 lò so và 1 con tầu. Vì lò so có bị nén nên khoảng cách tương đối giữa tầu và tên lửa không cố định, do vậy gia tốc của chúng khác nhau. Thường thì hệ như vậy sẽ xuất hiện dao động hình sin.
    Nếu biết khối lượng của tầu, tên lửa (lò so coi m=0) thì có thể tính được tần số dao động.
    Còn hệ quy chiếu thì có lẽ lấy theo bất kỳ thiên thể nào đều đúng vì sự thay đổi vị trí tương đối giữa các thiên thể là quá chậm để có thể tạo ra một gia tốc a* đáng kể tác dụng vào hệ quy chiếu cho bài toán đặt ra.
    [/quote]
    ______________________________________________________
    Không thể có dao động đuợc. vì cùng 1 lò xo không thể dao động với 2 tần số khác nhau.
    Đầu này (omega)^2 = k / M1
    Đầu kia (omega)^2 = k / M2
    Nếu hoả tiễn tăng tốc, lò xo sẽ bị nén lại, (chừng nào còn gia tốc lò xo còn bị nén) đến khi hoả tiễn hết tăng tốc thì lò xo dãn ra bình thuờng , và có vân tốc mới.

Chia sẻ trang này