1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thảo luận (cãi nhau) một số vấn đề nhỏ của vật lí

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi RAGNAROK, 03/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411
    Vậy có bác nào giúp mình trình bày lại toàn bộ việc chứng minh quỹ đạo hình elip của hành tinh được không ?
  2. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.184
    Đã được thích:
    5.582
    Muốn xem cách giải của Newton thì phải đọc Principia thôi:
    http://www.archive.org/details/newtonspmathema00newtrich
    Ke ke ke lão Newton chứng minh theo kiến thức của thời ổng, rồng rặc các định lý hình học đọc phát ớn luôn à.
    Ngoài ra còn có cách chứng minh kiểu khác dùng mômen động lượng, nhưng có vẻ không tổng quát cho lắm:
    http://www.lightandmatter.com/html_books/2cl/ch05/ch05.html
    Tớ nói chung chỉ tâm đắc làm theo kiểu giải phương trình vi phân F=ma, vừa tổng quát lại vừa phổ cập. Hồi đại cương học toán giải tích nhiều biến tớ đã làm bài này rồi, cũng chả mấy phức tạp. Hồi đấy cũng mê toán lý lắm, tiếc là lên chuyên ngành thì vứt sạch.
  3. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    yêu cầu bạn nguyenhhdang vào đây thì đừng có nói cái câu "theo tôi ..." nhé
    Ở đây chúng ta chỉ bàn và thảo luận, giải đáp về những kiến thức đã được thừa nhận, chúng tôi ko cần ai sáng tạo hay tự suy đoán thêm cái gì chống lại những cái đã có đâu.
  4. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.184
    Đã được thích:
    5.582
    Cái quyển sách scan Principia của ông Newton nặng khiếp, mấy chục MB. Để tớ up lên mấy trang ổng chứng minh về quỹ đạo conic:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Lão Newton chỉ chứng minh theo chiều ngược: nếu một vật chuyển động theo 1 trong 3 đường conic thì lực hướng tâm (hướng về 1 tiêu điểm) tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách.
  5. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    bác có file đầy đủ ko, cho em xin phát, em chua được đọc cái quyển này
  6. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.184
    Đã được thích:
    5.582
    Link quyển Principia tớ đã cho ở trên, có 2 format: PDF và DJVU.
  7. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    cái file pdf hơn 70MB, khiếp quá
    ...
    còn ai nghĩ ra cái gì tán phét cho vui nữa ko, bận quá chưa nghi ra cái gì cả, nếu Mr_Hoang rỗi việc thì tán chuyện tí, tiện thể chia buồn với bác vì bị nhà bác học vlv gọi là "con vẹt" nhé, thế có chết ko cơ chứ :))
  8. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411
    Bài chứng minh của Newton mình hiểu như sau nếu quỹ đạo chuyển động có dạng elip (conic), thì hành tinh cần có 1 lực hướng tâm từ 1 trong 2 tâm của elip (conic).
    Như vậy thì mệnh đề được chứng minh như sau:
    Quỹ đạo các hành tinh là đường conic suy ra có lực hấp dẫn hướng tâm. Chiều ngược lại chắc gì chứng minh (lý thuyết)được?
  9. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411
    Bàn chơi về thuyết tương đối của Anh-sờ-tanh đi. Thuyết tương đối cho rằng không tồn tại lực hấp dẫn (VLV khoái lắm đây ) mà cho rằng trường không gian-thời gian là 1 trường gọi là trường hấp dẫn (môi trường ASC ) và sự tồn tại của 1 khối lượng sẽ làm thay đổi trường naỳ, và bất cứ khối lượng khác sẽ chịu tác dụng của trường không-thời bị thay đổi này và trượt dần về khối lượng kia (tất nhiên khối lượng kia cũng sẽ chịu 1 sự trượt tương tự). Nói ra thì khó hiểu thật (mình cũng chẳng hiểu lắm )
    Đọc cái pdf này đi, hy vọng các bạn hiểu kỹ hơn mình
    http://einstein.stanford.edu/content/education/gpb_ed_guide.pdf
    "When a smaller mass passes near a larger mass, it accelerates towards the larger mass because spacetime itself is curved toward the larger mass. The smaller mass is not ?oattracted? to the larger mass by any force. The smaller mass simply follows the structure of curved spacetime near the larger mass. For example, the massive Sun curves spacetime around it, a curvature that reaches out to the edges of the solar system and beyond. The planets orbiting the Sun are following the curvature of spacetime by the Sun."
    Được Mr_Hoang sửa chữa / chuyển vào 22:09 ngày 06/07/2006
  10. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.184
    Đã được thích:
    5.582
    Thuyết tương đối hẹp tớ còn theo được, chứ thuyết tương đối rộng e không dám bàn với mấy bác. Muốn hiểu thuyết tương đối rộng thì phải nắm được hình học Ri-man, mà mấy cái thứ phi Euclide này tớ dốt lắm. Không hiểu bản chất toán học mà bàn lung tung về hiện tượng và hệ quả không khéo lại giống ku thợ vườn vui thì chết.

Chia sẻ trang này